You are on page 1of 2

BÀI TẬP HOÁ LÝ

I. Động học hình thức


1. Năng lượng hoạt hoá có phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất không, hãy giải thích?
2. Giải thích tại sao bậc phản ứng thay đổi khi điều kiện phản ứng thay đổi?
3. Một loại thuốc ở nhiệt độ thường phân hủy rất chậm nhưng khi phân hủy lại tạo ra sản phẩm
độc đối với cơ thể. Thuốc chỉ được dùng khi hàm lượng thuốc trong chế phẩm không dưới 99,9%.
Người ta nghiên cứu theo phương pháp lão hóa cấp tốc ở nhiệt độ 600C và 700C. Tại 2 nhiệt độ
này người ta xác định được hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy của thuốc có giá trị tương ứng
là 3,12.10-5/ngày và 9,02.10-5/ngày. Tính hạn dùng của thuốc.
4. Nghiên cứu quá trình thủy phân homatropine (thuốc kháng cholinergic) trong môi trường HCl
0,10M ở nhiệt độ 800C được cho ở bảng sau:
t (giờ) 0 1,62 4,62 7,22 10,62
Nồng độ thuốc (mol/l) 9,30.10-4 8,56.10-4 7,34.10-4 6,38.10-4 5,32.10-4
a. Chứng minh rằng phản ứng thủy phân trong điều kiện trên tuân theo qui luật động học của phản
ứng bậc 1.
b. Tính hằng số tốc độ phản ứng ?
5. Ở 25 oC etyl axetat bị thuỷ phân trong môi trường axit HCl dư. Thể tích V của xút cần để trung
hoà 25 ml hỗn hợp phản ứng sau thời gian t được cho dưới đây:
t (phút) 0 21 75 119 
V (ml) 24,4 25,8 29,3 31,7 47,2
Bằng phương pháp thế và phương pháp đồ thị, hãy chứng tỏ phản ứng trên là bậc 1.
6. Sự nhiệt phân etan có hằng số tốc độ thay đổi theo nhiệt độ như sau:
T (K) 823 833 843 853 863 873 883 893
-5 s-1
k.10 ( ) 2,5 4,7 8,2 12,3 23,1 35,3 57,6 92,4
Xác định năng lượng hoạt hoá và thừa số Arrhenius.

II. Phản ứng dây chuyền và quang hoá


1. Nêu các giai đoạn của phản ứng quang hoá. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của giai
đoạn hấp thụ photon?
2. Nêu các định luật cơ bản của quang hoá: Grothus – Draper, Van’t Hoff, định luật đương lượng
quang hoá Einstein.
3. So sánh phản ứng dây chuyền và phản ứng quang hoá.
4. Về hình thức axetaldehit phân huỷ nhiệt theo phương trình:
500oC
CH3CHO ⎯→ CH4 + CO
Phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc với sự tham gia của CH3• như sau:
(1) CH3CHO ⎯→ CH3• + CHO•
(2) CH3• + CH3CHO ⎯→ CH4 + CH3CO•
(3) CH3CO• ⎯→ CH3• + CO
(4) 2CH3• ⎯→ C2H6
Hãy áp dụng nguyên lí nồng độ dừng, viết phương trình tốc độ tạo CH4.
5. Phản ứng H2 + Br2 → 2HBr được cho là tuân theo cơ chế sau:
(1) Br2 → 2Br•
(2) Br• + H2 → HBr + H•
(3) H• + Br2 → HBr + Br•
(4) 2Br• → Br2
Hãy viết biểu thức tốc độ tạo HBr.
6. Động học của phản ứng giữa Cl2 và HCOOH trong pha khí được mô tả bằng phương trình:
𝑑[𝐶𝑙2 ]
− = 𝑘[𝐶𝑙2 ][𝐻𝐶𝑂𝑂𝐻]
𝑑𝑡
Cơ chế phản ứng như sau:
Cl2 → 2Cl• ko
Cl + HCOOH → HCl + COOH
• • k1
Cl2 + COOH• → HCl + CO2 + Cl• k2

Cl + M → MCl k3

(Dấu chỉ gốc hoạt động, M là phân tử thành bình)
Từ cơ chế hãy rút ra phương trình động học trên. Biểu diễn k thông qua ko, k1, k2 và k3.
7. Một bình thạch anh chứa hỗn hợp 10% clo trong benzen được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước
sóng 313 nm trong 35 phút. Sản phẩm phản ứng là hexaxiclohexan (C6H6Cl6). Hiệu suất lượng tử
của phản ứng là 55,35. Năng lượng qua bình phản ứng chứa benzen nguyên chất là 4,681x108 erg;
còn năng lượng đi qua bình phản ứng trong thời gian phản ứng diễn ra là 0,425x108 erg. Tính
lượng C6H6Cl6 tạo thành.

You might also like