You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 7

Thời gian kiểm tra: 3h00 đến 5h00, ngày 30/9/2023


Câu 1: Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học (1,5 điểm)
1.1. Nguyên tử hydrogen là một hệ 1 hạt nhân – 1 electron. Electron này có thế hấp thụ năng
lượng của bức xạ điện từ (có thể hiểu là ánh sáng), và bị kích thích từ mức năng lượng ở trạng
thái cơ bản (n = 1) lên các mức năng lượng cao hơn. Biểu thức liên hệ giữa năng lượng bức xạ
điện từ và sự chuyển dịch các mức năng lượng.
hc −18 1 1
=2, 18. 10 ( 2 − 2 )
λ nt nc
Trong đó h là hằng số Plank, h = 6,626.10-34 J.s
c là tốc độ ánh sáng, c = 3.108 m/s
λ là bước sóng ánh sáng, có đơn vị mét.
nt (n thấp) ứng với mức năng lượng ban đầu.
nc (n cao) ứng vơí mức năng lượng sau khi bị kích thích.
a) Tính bước sóng của bức xạ điện từ khi chiếu vào thì electron bị kích thích từ n = 1 lên n = 3.
b) Khi chiếu vào bức xạ điện từ có λ=¿486,31 nm, electron bị kích thích từ n = 2 lên mức năng
lượng nc cao hơn. Tính nc trong trường hợp này.
c) Năng lượng ion hóa là năng lượng cần để kích thích electron từ n = 1 lên n = ∞ . Tính bước
1
sóng của bức xạ điện từ để ion hóa nguyên tử hydrogen. Cho rằng: 2
≈ 0.

1.2. Ở trạng thái khí, các kim loại IA tồn tại dưới dạng M2 như Li2, Na2, K2,...
a) Viết cấu hình electron chung của nhóm IA. Từ đó giải thích sự tạo thành liên kết trong M 2.
b) Cho bảng số liệu về năng lượng liên kết trong M2:
Phân tử Li2 Na2 K2 Rb2 Cs2
Năng lượng 108 78,2 49,8 47,3 43,5
liên kết
(kJ/mol)
Dựa vào xu hướng thay đổi bán kính trong bảng tuần hoàn, hãy giải thích vì sao đi từ Li 2 đến
Cs2 năng lượng liên kết giảm dần.
c) Kim loại kiềm có khả năng tan trong ammonia lỏng, tạo thành “bể electron” được dùng trong
các phản ứng khử hợp chất hữu cơ. Khi đó các kim loại kiềm sẽ nhường electron tạo thành M +,
mức độ tan trong ammonia sẽ được đánh giá qua khả năng tạo thành ion M +. Dựa vào xu hướng
thay đổi năng lượng ion hóa trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp độ tan của các kim loại kiềm
trong ammona lỏng theo chiều giảm dần.

Câu 2: Liên kết hóa học – Tinh thể (1 điểm)


2.1. a) Ở nhiệt độ thường, AlCl3 có xu hướng dime hóa thành Al2Cl6
bền hơn. Vẽ công thức cấu tạo của Al2Cl6, biết rằng có các cầu nối Cl
tạo bởi liên kết cho nhận.
b) Sắp xếp các phân tử sau theo chiều có nhiệt độ sôi giảm dần: F 2, HF,
Cl2, HCl và giải thích.
2.2. Perovskite là tên gọi chung của các vật liệu gốm có cấu trúc tinh thể như hình bên:

a) Màu đỏ là oxygen, màu xanh là A, màu đen là B. Xác định công thức phân tử của các hợp
chất có mạng kiểu perovskite.

b) Một loại gốm chứa A là Sr. Xác định B, biết tinh thể của loại gốm này có a = 3,905 Å, và
khối lượng riêng d = 5,13 g/cm³. Cho MSr = 87,62 g/mol.
Câu 3: Năng lượng hóa học – Cân bằng hóa học pha khí (1,5 điểm)
3.1. Thạch cao nung (CaSO4.0,5H2O) được sản xuất bằng cách dehydrate hóa một phần thạch
cao sống (CaSO4.2H2O) trong lò nung ở 400K:
CaSO4.2H2O(s) → CaSO4.0,5H2O(s) + 1,5 H2O(g) (*)
a) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (*) theo kJ/mol ở 298K, cho biết phản ứng thu hay tỏa
nhiệt.
b) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (*) theo kJ/mol ở 400K theo biểu thức của định luật
Kirchhoff:
∆ H r (T 2 )=∆ H r (T 1 )+ ( T 2−T 1 ) . ∆ C p , r. 10-3 (kJ/mol)
° ° °

Trong đó: ∆ C °p ,r (J/K.mol) là biến thiên nhiệt dung riêng của phản ứng (tính giống như biến
thiên enthalpy, lưu ý nhân các hệ số)
c) Tính lượng nhiệt (kJ) cần cung cấp cho phản ứng để 1kg thạch cao sống chuyển hóa thành
thạch cao nung ở 400K.
d) Người ta sử dụng năng lượng tỏa ra từ khi đốt cháy nhiên liệu methane CH 4 để cung cấp
nhiệt cho quá trình sản xuất thạch cao nung. Tính khối lượng (kg) methane cần dùng để 1kg
thạch cao sống chuyển hóa thành thạch cao nung ở 400K. Biết biến thiên enthalpy phản ứng
cháy hoàn toàn của methane là -802,34 kJ/mol.
Cho biết các số liệu nhiệt động ở 298K sau:
H2O(g) CaSO4.2H2O(s) CaSO4.0,5H2O(s)
∆ H (kJ/mol) -241,82 -2021,00 -1575,00
°
f

C p (J/K.mol) 33,58 186,00 120,00


°

3.2. Khi đun nóng đến nhiệt độ cao, PCl5 bị phân hủy theo phương trình:
PCl5(g) ⇌ PCl3(g) + Cl2(g)
a) Thực hiện thí nghiệm ở nhiệt độ T với ban đầu chỉ có 0,5M PCl 5. Sau khi đạt cân bằng thì
thành phần hỗn hợp thu được có 0,2M Cl2. Tính Kc của phản ứng ở nhiệt độ T.
b) Đề xuất cách để tăng hiệu suất tạo Cl 2 bằng cách thay đổi áp suất, nhiệt độ. Biết rằng phản
ứng có biến thiên enthalpy dương.
c) Thêm 0,1M PCl5 vào hỗn hợp cân bằng ở ý a). Tính thành phần cân bằng mới sau khi thêm
PCl5.
Câu 4: Tốc độ phản ứng (1,5 điểm)
Người ta thực hiện thí nghiệm nghiên cứu động học của quá trình phân hủy một loại kháng sinh
HR bằng H2O2 thành các sản phẩm không độc hại.
2HR + H2O2 → 2R2 + P + H2O
Tiến hành thí nghiệm như sau: Cho vào bình phản ứng một dung dịch chứa HR 8,96.10 -3 M và
H2O2 3,0M trong dung dịch đệm để ổn định pH hệ. Hỗn hợp được chiếu tia tử ngoại để phản
ứng xảy ra. Sau mỗi khoảng thời gian nhất định, một lượng nhỏ hỗn hợp phản ứng được lấy ra
để xác định nồng độ của HR. Kết qủa thu được như sau:
Thời gian 0 12 62 96 160
(phút)
Nồng độ HR 8,96.10-3 8,5.10-3 7,7.10-3 7,3.10-3 6,5.10-3
(M)

a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ 12-160 phút.
b) Tính bậc của phản ứng và hằng số tốc độ k. Biết rằng nống độ H 2O2 quá dư, không ảnh
hưởng đến tốc độ phản ứng (tức bậc theo nó bằng 0)
c) Tính nồng độ HR còn lại sau 2 giờ tiến hành thí nghiệm.
d) Khi để lâu, HR có khả năng phân hủy thành các chất hữu cơ độc hại. Nồng độ HR an toàn là
10-6 M. Tính thời gian (phút) để hỗn hợp trong thí nghiệm trên an toàn.
Câu 5: Cân bằng ion trong dung dịch – Phương án thực hành chuẩn độ (1,5 điểm)
5.1. Cho dung dịch A gồm 0,01M CH3COOH.
a) Tính pH của dung dịch A. Biết rằng pKa = 4,76.
b) Cho 10mL dung dịch NaOH 0,005M vào 10mL dung dịch A. Cho biết thành phần giới hạn
thu được có đặc điểm gì ? Tính pH của dung dịch thu được.
c) Thêm 5mL dung dịch HCl 0,01M vào 5mL dung dịch A. Tính độ điện li của CH3COOH.
5.2. Tiến hành thí nghiệm chuẩn độ dung dịch HCl chưa rõ nồng độ bằng dung dịch NaOH
0,01M sử dụng chỉ thị phenolphtalein. Lấy 10mL dung dịch HCl cho vào bình tam giác, rồi nhỏ
vài giọt chất chỉ thị và lắc đều. Chuẩn độ 10mL dung dịch HCl trên thì cần dùng hết 15,06mL
dung dịch NaOH trên.
a) Viết phương trình chuẩn độ và tính nồng độ dung dịch HCl.
b) Nêu sự chuyển màu của chất chỉ thị trong thí nghiệm chuẩn độ trên.
c) Dung dịch chuẩn NaOH đựng trong dụng cụ gì ? Người ta lấy 10mL dung dịch HCl từ mẫu
bằng dụng cụ gì ?
Câu 6: Halogen (1,5 điểm)
Sục khí A có màu vàng lục vào dung dịch KOH ở điều kiện thường thu được muối B chứa
oxygen. Mặt khác, sục A vào dung dịch KOH đun nóng lại thu được muối C cũng chứa oxygen.
Để điều chế khí X, người ta sục khí A vào dung dịch muối sodium Y gồm 2 nguyên tố (Na
chiếm 77,67%), dung dịch thu được chứa muối sodium Z. Điện phân dung dịch của Z có màng
ngăn thu được khí A.
a) Xác định A, B, C, X, Y, Z. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Khí A có khả năng phản ứng fluorine tạo thành các hợp chất lưỡng nguyên tố F, G, H tùy vào
điều kiện. Xác định F, G, H biết rằng chúng chỉ chứa một nguyên tử nguyên tố có trong A và
phần trăm khối lượng fluorine lần lượt là 34,86%, 61,62%, 72,80%.
c) Từ muối Z có thể sản xuất acid J theo phương pháp sulfate (cho Z rắn phản ứng với H 2SO4
đặc). Xác định J, viết phương trình xảy ra. Giải thích vì sao không thể sản xuất acid tương ứng
từ muối Y theo phương pháp này.
Câu 7: Nitrogen – Sulfur (1,5 điểm)
7.1. Cho chuỗi phản ứng sau:
N2 → NO → NO2 → HNO3 →NH4NO3 → N2O
a) Viết phương trình phản ứng minh họa.
b) Khí U có mùi khai là sản phẩm khử thu được khi cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3
loãng. Viết phương trình phản ứng.
c) Khi hòa tan sodium vào U lỏng thu được chất I. Cho I phản ứng với N2O thu được U, muối
sodium P và U. Xác định I, P biết P chỉ chứa 2 nguyên tố và sodium chiếm 35,38%.
7.2. Xét sự phân hủy của đơn chất lưu huỳnh Sx, người ta thực hiện thí nghiệm sau:
Cho 3,2g đơn chất Sx vào một bình không có không khí, dung tích 1L. Đun nóng để A bay hơi
hoàn toàn. Kết quả theo dõi nhiệt độ và áp suất như sau:
Nhiệt độ (℃ ) Áp suất (atm)
444,6 0,73554
900 4,80930
1500 14,53860
Xác định thành phần định tính hơi A ở các nhiệt độ. Biết phương trình khí lý tưởng: P.V =
n.R.T (R = 0,082, T = t + 273)
----------------------------Hết----------------------------

You might also like