You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH


Người soạn: Đỗ Thu Hiền KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
0989.261.865 THPT CHUYÊN – DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2016
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ GIỚI THIỆU

Câu 1 (Cấu tạo nguyên tử, phân tử. Định luật HTTH)
1. Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10-19 C; nguyên tử của nguyên
tố Y có khối lượng bằng 1,8.10-22 gam. Xác định X, Y và dựa trên cấu hình electron, hãy cho biết
(có giải thích) mức oxi hóa bền nhất của X và Y trong hợp chất
2. Cho 2 nguyên tố X và Y. X thuộc chu kì 2, Y thuộc chu kì 4. Trong bảng dưới đây có ghi các
năng lượng ion hóa liên tiếp In (n= 1,….,6) của chúng (theo kJ.mol-1)
I1 I2 I3 I4 I5 I6
X 1086 2352 4619 6221 37820 47260
Y 590 1146 4944 6485 8142 10519
1- Xác định X và Y?
2- Tính l của bức xạ phải dùng để có thể tách được electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử Y?
3- Tính năng lượng của ion X+ và nguyên tử X?
Câu 2 (Tinh thể)
Chất rắn Rb2S Có cấu trúc mạng tinh thể Florit ngược, biết rRb+= 1,48Å; rS2-= 1,82Å
a/ Vẽ và mô tả ô mạng cơ sở của Rb2S. Tính số ion Rb+, S2- chứa trong ô mạng tế bào cơ sở đó.
b/ Số phối trí của Rb+, S2- bằng bao nhiêu? Vì sao?
c/ Hãy xác định thông số mạng, tính khối lượng riêng của Rb2S. Biết MRb = 85,47g/mol; MS=
32,06 g/mol
Câu 3 (Phản ứng hạt nhân )
134
Cs và 137Cs là sản phẩm phân hạch của nhiên liệu urani trong lò phản ứng hạt nhân. Cả hai đồng
vị này đều phân rã β- với thời gian bán hủy là t1/2(134Cs) = 2,062 năm và t1/2(137Cs) = 30,17 năm.
a) Viết phương trình phản ứng hạt nhân biểu diễn các phân rã phóng xạ của 134Cs và 137Cs, tính
năng lượng (ra eV) được giải phóng trong phân rã của 134Cs dựa vào các số liệu dưới đây
Đồng vị Nguyên tử khối (u)
134
55 Cs 133,906700
134
56 Ba 133,904490

b) Trong một mẫu nước thu được sau sự cố của nhà máy điện hạt nhân người ta phát hiện được
hai đồng vị nói trên của Cs với hoạt độ phóng xạ tổng cộng 1,92 mCi. Khối lượng 137Cs có trong
mẫu nước này là 14,8 = µg.
- Sau bao nhiêu năm thì hoạt độ phóng xạ tổng cộng của 2 đồng vị này trong mẫu nước đã cho
chỉ còn bằng 80,0 µCi? Tính tỉ số khối lượng của 134Cs và 137Cs tại thời điểm đó. Giả thiết rằng
thiết bi đo chỉ đo được các hoạt độ phóng xạ β- lớn hơn 0,1 Bq.
Cho: 1Ci = 3,7.1010 Bq; vận tốc ánh sáng c = 2,997925.108ms-1;
1eV = 1,60219.10-19J; số Avogađro NA= 6,02.1023; 1 năm = 365 ngày.
Câu 4: (Động học) Ở nhiệt độ cao hơn 100oc SO2Cl2 đã chuyển sang thể hơi và phân hủy theo PT:
SO2Cl2(k) → SO2(k) + Cl2 (k).
Người ta cho SO2Cl2 vào một bình rỗng (không có không khí) nút kín và theo dõi biến
thiên áp suất trong bình theo thời gian ở nhiệt độ 375 K:
Thời gian (s) 0 2500 5000 7500 10000
P(áp suất tổng cộng, atm) 1,000 1,053 1,105 1,152 1,197
a) Tìm bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ khi biểu diễn tốc độ phản ứng qua áp suất riêng
phần của SO2Cl2
b) Nếu thực hiên thí nghiệm trên ở 385 K thì sau 1h áp suất tổng cộng bằng 1,55 atm.
Tính năng lượng hoạt động hóa của phản ứng
Câu 5(Nhiệt hoá học)
Khi đốt cháy 3,9 g hơi benzen ở 250C, 1atm và thể tích không đổi với một lượng oxi dư toả ra
163400 J sản phẩm là CO2(k) và H2O(l).
1. Hãy tính nhiệt toả ra khi đốt cháy 7,8g hơi benzen và oxi dư trong bom nhiệt lượng kế ở
250C sản phẩm là CO2(k) và H2O(l).
2. Tính nhiệt đô của ngọn lửa benzen cháy ở áp suất 1,0 atm, 25 0C trong 2 trường hợp sau
đây:
a) Trong không khí (20% oxi và 80% nito về thể tích)
b) Trong oxi nguyên chất
C p (CO2 khí) = 26,80 +42,3.10-3T (J/mol.K)
0

C0p (N2 khí) = 27,10 +6,00.10-3T (J/mol.K)


∆H0 bay hơi của nước lỏng ở 373K là 40,66kJ/mol;
C0p của nước lỏng là 75,3 J/mol.K;
C0p của nước khí là 30,2+1,00.10-2T (J/mol.K);
Câu 6: (Halogen, cân bằng trong pha khí)
1. Cho dãy năng lượng liên kết của các Halogen như sau:
F2 Cl2 Br2 I2.
-1
Elk(kJ.mol ) 155,0 240,0 190,0 149,0
Hãy giải thích tại sao năng lượng liên kết của F2 không tuân theo quy luật của các halogen khác?
2. Ở 12270C và 1 atm, 4,5% phân tử F2 phân ly thành nguyên tử.
a) Tính Kp, G0 và S0 của phản ứng sau:
F2(k) 2F(k) Biết EF - F = 155,0 kJ/mol
b) Ở nhiệt độ nào độ phân ly là 1%, áp suất của hệ vẫn là 1atm.
Câu 7: (Oxi lưu huỳnh)
1. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp ion – electron:
a) KMnO4 + KNO2 + H2SO4  KNO3 + ….
b) H2SO4đ + HI 
c) P + H2SO4đ  SO2 + ….
d) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 
e) KMnO4 + C6H12O6 + H2SO4  CO2 +……
2. Muối X của kim loại kiềm thổ, là một chất rắn màu trắng, không tan trong H 2O và các dung
dịch axit, nó kết tinh ở dạng không có nước. Trong thực tế nó được sử dụng để uống hoặc bơm
vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn
đoán hệ tiêu hóa. X là gì? Viết PTPU xảy ra khi cho X tác dụng nhiều lần với dung dịch Xôđa
đậm đặc, tách lấy kết tủa thu được cho phản ứng với dung dịch HCl dư được dung dịch A.
Dung dịch A có ion kim loại kiềm thổ không? Nếu có hãy trình bày cách tìm ion kim loại đó
trong dung dịch A?
Câu 8: (Phản ứng oxi hóa – khử, điện phân)
1. Tính sức điện động của pin:
Pt, H2 (1atm) ∣ HCl 0,02M, CH3COONa (0,04M) ∣ AgCl, Ag
Cho: E 0 V ; K CH COOH  1,8.105.
AgCl/ Ag  0,222 3

2. Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp
CuSO4 và NaCl cho tới khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Ở anốt thu được
0,448 lít khí (ở đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al 2O3.
a. Tính khối lượng của m.
b. Tính khối lượng catốt tăng lên trong quá trình điện phân.
Câu 9: (Cân bằng axit-bazơ và kết tủa)
Cho dung dịch A gồm có HCOONa 0,1M và Na2SO3 xM. pHA= 10,4
1. Tính x
2. Thêm 14,2ml dung dich HCl 0,6M vào 20ml dung dịch A được dung dịch B. Tính pHB.
3. Trộn 1ml dung dịch A với 1 ml dung dịch MgCl2 0,001M
a. Có Mg(OH)2 tách ra không?
b. Nếu có Mg(OH)2 tách ra, hãy tính pH và độ tan của Mg(OH)2 trong hỗn hợp thu được.
Cho: pKaHCOOH = 3,75; của H2SO3 là 1,76 và 7,21; *MgOH+ = 10-12,6; pKs Mg(OH)2 = 10,95.

You might also like