You are on page 1of 16

ĐỀ GIỚI THIỆU CỦA BẮC NINH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

THPT CHUYÊN – DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2022


MÔN: HOÁ HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2 điểm): CTNT – PT – ĐLTH


1/ Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (mô hình VSEPR), dự đoán dạng hình
học của các ion và phân tử sau: BeH2, BCl3, NF3, SiF62-, NO2+, I3-.
2/ So sánh và giải thích khả năng tạo thành liên kết π của C và Si.
3/ Trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể người, oxi phân tử có thể chuyển thành anion O 2-. Anion này
là chất oxi hóa mạnh, có khả năng phá hủy tế bào. Tuy nhiên, một số loại enzym trong cơ thể người có
tác dụng xúc tác để chuyển O2- thành các chất không độc hại. NO được biết là một chất khí độc, khi
vào cơ thể người, nó dễ dàng kết hợp với O2- để tạo thành anion X-. Anion này cũng là một tác nhân oxi
hóa mạnh, có khả năng phá hủy protein, ADN và lipit, gây các bệnh về tim, bệnh Alzheimer, bệnh đa
xơ cứng, … Vẽ giản đồ obitan phân tử của O2- và của NO. Dựa trên giản đồ obital phân tử đã vẽ, hãy
lập luận về sự hình thành X- từ O2- và NO.

Câu 2 (2,0 điểm): Tinh thể


A là hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố X và Y, tỉ lệ bán kính ion X và Y
trong tinh thể là rY : rx = 1,772. Tế bào tinh thể A có độ đặc khít là
68.27%, được mô tả ở hình bên, dạng hình hộp chữ nhật với a = b = 4.59
Å. Khối lượng riêng của A là 4.32 g/cm3. A được sử dụng như chất phụ
gia cho kem chống nắng, đồng thời A có vai trò to lớn trong nền công
nghiệp luyện kim, đặc biệt trong ngành hàng không
1. Xác định bán kính ion X, Y trong A. Xác định công thức chất A.
2. X có thể thu được từ quặng chứa A theo sơ đồ sau:
A → XCl4 → X(thô) → XI4 → X (tinh).
a) Viết các phản ứng trong sơ đồ với đầy đủ điều kiện.
b) Bước cuối cùng trong sơ đồ điều chế là quan trọng nhất: XI4 ⇌ X + 2I2 (4)
Cân bằng được thiết lập ở 13000C, hằng số cân bằng KC = 0,86 M.
Trong một bình thể tích 10 L chứa 20 mol tinh thể XI4. Bơm không khí và hơi nước nóng vào bình cho
đến khi nhiệt độ đạt 13000C. Tính khối lượng kim loại X thu được và độ chuyển hoá của phản ứng khi
hệ đạt cân bằng.

Câu 3 (2 điểm): Phản ứng hạt nhân


Có 3 chuỗi phóng xạ tự nhiên và 1 chuỗi phóng xạ nhân tạo. Sau các chuyển hóa phóng xạ
alpha và beta, các chuỗi kết thúc với sự tạo thành các đồng vị bền. Giản đồ dưới đây biểu diễn một
trong các chuỗi đó.

Biết rằng trong chuỗi này, X4 = X1 (X là loại phân rã). Phân rã phóng xạ tuân theo quy luật động học
phản ứng bậc nhất: dN/dt = -λN, trong đó λ là hằng số phân rã, N là số hạt nhân phóng xạ ở thời điểm
t.
1/ Xác định chu kì bán rã T1/2 của nguyên tố C (theo năm), biết rằng trung bình thì mỗi giây có 1 trong
số 7.24∙1012 nguyên tử C bị phân rã.
2/ Xác định nguyên tố C, sau đó là D, E, F - sử dụng các dữ kiện bổ sung sau:
+ sau 500 năm, từ 1 gam C xảy ra phân rã α thì có 9.333∙10-6 mol helium được tạo thành;
+ khối lượng nguyên tử của C lớn gấp 2.533 lần trị số điện tích hạt nhân.
3/ Trong tự nhiên, chỉ có 7 khoáng chất của nguyên tố I được biết đến. Hai trong số chúng là IAsSx và
I4Hg3SbxAs8S20, có hàm lượng I lần lượt là 60 % và 28.6 %.
Xác định các nguyên tố I và J, biết khối lượng nguyên tử của I lớn gấp 2.580 lần điện tích hạt nhân
của nó.
4/ Một mẫu phóng xạ nặng 3 gam chứa các đồng vị A1 (35 % về khối lượng, T1/2 = 2.1 ngày) và A2
(65 % về khối lượng, T1/2 = 4.4 ngày). Số khối của A1 lớn hơn 1 amu so với số khối của A, còn số khối
của A2 ít hơn 3 amu so với A. Xác định đồng vị A - "tổ tiên" của chuỗi phóng xạ này, biết rằng sau 12
giờ kể từ khi điều chế thì độ phóng xạ của mẫu là 4.61∙105 Curie (1 Curie = 3.7∙1010 phóng xạ/giây).
Độ phóng xạ của mẫu chứa nhiều đồng vị được tính theo tổng độ phóng xạ thành phần. Khối lượng
nguyên tử của A lớn gấp 2.548 lần trị số điện tích hạt nhân.
Xác định các hạt nhân B, G, H, K.

Câu 4 (2 điểm): Nhiệt hóa học


1/ Một dung dịch gồm 2,895 g axit cacboxylic yếu X (X no, đơn chức) trong 500 g nước có nhiệt độ
đông đặc là 0,146oC. Biết rằng nếu hòa tan 0,957 g saccarozơ vào 100 g nước thì dung dịch này có
nhiệt độ đông đặc là 0,052oC. Hãy xác định axit, Ka và độ điện ly  của axit trong dung dịch trên.
2/ Cho bảng số liệu sau:

Chất H3PO4(dd) H+(dd) OH-(dd) H2O(l)


H2PO (dd) HPO (dd) PO (dd)
-1288 -1296 -1292 -1277 0 -230 -286
(kJ.mol-1)
S0(J,K-1.mol-1) 158 90 -33 -220 0 -11 70

a/ Hãy tính của phản ứng trung hòa từng nấc axit ortho – photphoric bằng kiềm mạnh:
OH- + H3PO4 H2PO + H2O (1)
OH- + H2PO HPO + H2O (2)
OH- + HPO PO + H2O (3)
b/ Xác định các hằng số phân ly của axit ortho – photphoric ở điều kiện chuẩn
c/ Cho các dung dịch axit ortho – photphoric và kiềm NaOH đều có nồng độ 0,1M. Hãy xác định thể
tích của mỗi dung dịch để khi trộn chúng với nhau thu được dung dịch có thể tích 25 mL và tỏa ra 90
jun nhiệt.

Câu 5 (2 điểm): Cân bằng hóa học trong pha khí


Ở điều kiện thường, Selen là chất rắn, phân tử gồm 8 nguyên tử selen. Selen bay hơi, tạo ra pha
khí gồm các dạng Sen cân bằng nhau (n = 2 8). Biết sinh nhiệt của Se8(k) là
. Biết hiệu ứng nhiệt (kcal.mol-1) của các quá trình:
Phản ứng 3Se2(k) Se6(k) 2Se4(k) Se8(k) 2Se2(k) Se4(k) Se6(k) 2Se3(k)
-71,4 -35,5 -31,7 53,4
1/ Xác định sinh nhiệt của Se6(k) và Se3(k) theo đơn vị kcal.mol-1. So sánh hai giá trị và giải thích.
2/ Năng lượng trung bình mỗi liên kết trong phân tử Se6(k) là 49,4 kcal.mol-1. Xác định năng lượng liên
kết trong phân tử Se2(k)
3/ Trong một thí nghiệm điều chế hơi selen, người ta nung selen thì thu được hỗn hợp các phân tử với
áp suất tương ứng như sau:
Phân tử Se8(k) Se7(k) Se6(k) Se5(k) Se4(k) Se3(k) Se2(k)
P(kPa) 12 10 9,8 8,7 6,1 2 1,5
Xác định số nguyên tử trung bình trong phân tử khí
4/ Giá trị sẽ thay đổi như thế nào nếu:
i/ Tăng áp suất
ii/ Tăng nhiệt độ

Câu 6 (2 điểm): Động hóa học hình thức


Các este bị thuỷ phân trong môi trường nước và quá trình này được xúc tác bởi cả acid và base.
1/ Dung dịch ban đầu được điều chế bằng cách trộn khoảng 20 mL este metyl axetat (khối lượng riêng
𝜌este = 0.933 kg/L), 980 mL nước và một lượng xúc tác axit sunfuric (pH ~ 2, được duy trì không đổi,
bỏ qua thể tích axit). Sự phụ thuộc của nồng độ metyl axetat trong nước theo thời gian cho trong bảng
sau:
Thời gian, phút 10 150 400 720 1010
[MeCOOMe], M 0.269 0.246 0.211 0.173 0.144

Hãy xác định bậc phản ứng theo este và tính hằng số tốc độ biểu kiến của phản ứng này.
2/ Khi thuỷ phân metyl axetat có mặt base (dư 50%) thì thu được các dữ kiện sau:

Thời gian (phút) 0 0,5 1 1,75


[MeCOOMe] 0,500 0,338 0,246 0,165
r (M.s-1) 7,39.10-3 3,91.10-3 2,40.10-3 1,35.10-3

Hãy xác định bậc phản ứng của este trong trường hợp này và tính hằng số tốc độ (với thứ nguyên).

Câu 7 (2 điểm): Dung dịch và phản ứng trong dung dịch


Để tạo vị chua cho nước coca – cola, người ta thường thêm H 3PO4 với hàm lượng photpho là 160
mg trong một lít nước này. Ngoài ra, tổng lượng CO2 được nén vào 1 chai chứa 330,0 mL nước coca –
cola là 1,10 gam.
1. Giả thiết toàn bộ CO2 tan trong nước coca – cola. Tính độ chua (pH) của nước coca – cola trong chai.
2. Sau khi mở nắp chai coca – cola rồi để cân bằng trong không khí thì pH của nước coca – cola thay
đổi như thế nào? Giải thích.
3. Tính thể tích (theo mL) dung dịch NaOH 5,00.10–3 M cần cho vào 10,0 mL nước coca – cola ở ý (2) để
thu được dung dịch có pH = 8,00. Bỏ qua ảnh hưởng của CO2 trong không khí đến thí nghiệm.
4. Men răng có thành phần chủ yếu là hydroxyapatit Ca10(PO4)6(OH)2 (M = 1004 gam.mol–1). Men
răng được duy trì bởi trạng thái hoà tan – lắng đọng của Ca10(PO4)6(OH)2 vì trong nước bọt có chứa
canxi và photphat. Tuy nhiên, độ tan của hydroxyapatit ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi độ axit của
dung dịch mà nó tiếp xúc. Khi tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể gây ra hiện tượng mòn
men răng.
Bình thường, nước bọt chứa khoảng 1,0 mM ion canxi và 3,0 mM photpho (ở các dạng của
photphat) và pH của nước bọt khoảng 7,0 (được quyết định bởi các dạng tồn tại của photphat).
a. Xác định nồng độ của các dạng tồn tại chính của photphat trong nước bọt.
b. Xác định tích số tan Ksp của Ca10(PO4)6(OH)2 dựa vào cân bằng hòa tan – lắng đọng của men răng
trong nước bọt ở trạng thái bình thường.
c. Một cậu bé thích uống coca – cola. Hãy cho biết, khi cậu bé ngậm 30,0 mL coca - cola và 10,0 mL
nước bọt có sẵn trong miệng (ở trạng thái bình thường) thì men răng có bị tan ra hay không? Giải
thích.
Cho biết: Ở 298 K, H3PO4 có: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
(CO2 + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33;
CO2(dd) ⇌ CO2(k) KH = 30,2 atm.M-1;
Ca2+ + H2O ⇌ CaOH+ + H+ *β = 10–12,60.
Hàm lượng CO2 trung bình trong không khí là 0,0385% về số mol; áp suất khí quyển là 1,0 atm;
các thành phần khác trong nước coca – cola không ảnh hưởng đến kết quả tính toán.

Câu 8 (2 điểm): Phản ứng oxi hóa khử. Pin điện và điện phân
Pin điện hoá sau đây dựa trên phản ứng ở pha rắn và hoạt động thuận nghịch ở 1000K dưới
dòng khí O2. Các ion F- khuếch tán thông qua CaF2 (r) ở 1000 K.
(-) MgF2 (r), MgO (r) | CaF2 (r)| MgF2 (r) , MgAl2O4(r), Al2O3(r) (+)
Các nửa phản ứng:
Ở điện cực âm: MgO(r) + 2 F- MgF2 (r) + ½ O2 (k) +2e
Ở điện cực dương: MgF2 (r) + Al2O3(r) +½ O2 (k) +2e MgAl2O4(r) + 2F-
1/ Viết phương trình phản ứng tổng cộng khi pin hoạt động. Viết phương trình Nernst cho mỗi nửa pin
và cho cả pin. Tính suất điện động của pin ở 1000K. Coi áp suất O2(k) là như nhau ở 2 điện cực. Nồng
độ F- là bằng nhau ở 2 điện cực và được duy trì bởi dòng khuếch tán ion F - thông qua CaF2 (r). Biết
rằng, E0 (ở 1000 K) của phản ứng là 0,1529V
2/ Tính ∆G0 của phản ứng (ở 1000 K).
3/ Sức điện động chuẩn của pin trong khoảng nhiệt độ từ 900 K đến 1250 K là:
E0 (V) = 0,1223 + 3,06. 10-5T. Giả thiết ∆H0, ∆S0 là hằng số, tính các giá trị này.
Câu 9 (2 điểm): Halogen, oxi, lưu huỳnh
1/ Cho 58 mg một oxit kim loại MO2, dung dịch HCl đặc và dung dịch KI được chuẩn bị trong các
dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Khí CO2 giúp điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt của dung dịch HCl đặc trên phễu. Ống nghiệm A được
đậy kín như hình vẽ, sau đó được đun sôi trong khoảng 30 phút. Trong suốt thời gian này, khí CO 2 vẫn
được duy trì để đẩy HCl xuống còn sản phẩm thoát ra trong phản ứng sẽ được chưng cất dần sang bình
B và C. Kết thúc thí nghiệm, toàn bộ dung dịch trong bình C được chuyển sang bình eclen B. Sau đó
chuẩn độ dung dịch trong bình eclen B bằng dung dịch Na2S2O3 0,1 M cho đến khi dung dịch nhạt
màu, thêm ít hồ tinh bột vào rồi chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn. Thể tích dung dịch
Na2S2O3 đã dùng trong phép chuẩn độ trên là 4,85 mL.
a/ Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
b/ Xác định kim loại trong oxit MO2 đã dùng.
2/ Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch chứa Fe 2(SO4)3; FeSO4; MgSO4; CuSO4 lần lượt tác
dụng với dung dịch BaS và dung dịch bão hòa H2S.
Biết: E0 của Fe3+ / Fe2+ = 0,771V; S / S2- = - 0,48V; pKa của H2S = 7,02; 12;90
pKs của Fe(OH)3 = 37; FeS = 17,2.

Câu 10(2 điểm): Đại cương hữu cơ (quan hệ giữa cấu trúc và tính chất)
1.Cho hai phân tử naphthalene và phenanthrene.

a. Đối với phân tử naphthalene, Giải thích tại sao độ dài liên kết C2-C3(1.42 Å) lớn hơn độ dài liên
kết C1- C2 (1.36 Å).
b. Chỉ ra và giải thích liên kết có độ dài ngắn nhất trong phân tử phenanthrene.
c. Phản ứng của phenanthrene với dung dịch Br2 tạo hợp chất C14H10Br2. Viết cấu trúc sản phẩm thu
được
2. Cho các hợp chất sau:.

Giải thích các vấn đề sau


a. Hợp chất A tồn tại chủ yếu dạng enol B
b. Hợp chất C là hợp chất thơm
c. D làm mất Br- tạo thành cacbocation dễ hơn dẫn xuất E
d. So sánh tính axit của F và G
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (2 điểm): CTNT – PT – ĐLTH


1/ Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (mô hình VSEPR), dự đoán dạng hình
học của các ion và phân tử sau: BeH2, BCl3, NF3, SiF62-, NO2+, I3-.
2/ So sánh và giải thích khả năng tạo thành liên kết π của C và Si.
3/ Trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể người, oxi phân tử có thể chuyển thành anion O 2-. Anion này
là chất oxi hóa mạnh, có khả năng phá hủy tế bào. Tuy nhiên, một số loại enzym trong cơ thể người có
tác dụng xúc tác để chuyển O2- thành các chất không độc hại. NO được biết là một chất khí độc, khi
vào cơ thể người, nó dễ dàng kết hợp với O2- để tạo thành anion X-. Anion này cũng là một tác nhân oxi
hóa mạnh, có khả năng phá hủy protein, ADN và lipit, gây các bệnh về tim, bệnh Alzheimer, bệnh đa
xơ cứng, … Vẽ giản đồ obitan phân tử của O2- và của NO. Dựa trên giản đồ obital phân tử đã vẽ, hãy
lập luận về sự hình thành X- từ O2- và NO.
HD
1/ BeH2 (AX2Eo): dạng thẳng BCl3 (AX3Eo): tam giác đều phẳng
NF3 (AX3E1): chóp tháp tam giác SiF62- (AX6Eo): bát diện đều
NO2+ (AX2Eo): đường thẳng I3- (AX2E3): đường thẳng
2/ Khả năng tạo lk pi của C dễ dàng và mạnh hơn của Si do nguyên tử C thuộc chu kì 2 có độ âm điện
lớn hơn, bán kính nhỏ hơn; Si ở chu kì 3, mặc dù cùng nhóm với C nhưng có bán kính lớn hơn nên mật
độ electron trên AO – p của C lớn hơn của Si. Do bán kính nhỏ hơn và mật độ electron lớn hơn nên sự
xen phủ giữa các AO – p của C hiệu quả hơn, tạo lk bền  C có thể tạo thành lk pi ở cả dạng đơn chất
và hợp chất, còn Si hầu như không có khả năng này.
3/
+ Vẽ giản đồ MO của O2- và của NO
+ Cấu hình electron của O2- và của NO:
O2-:
NO:
+ Từ giản đồ ta thấy, electron độc thân thuộc (MO – plk) có năng lượng lớn nên trong phân
tử NO, N có độ âm điện nhỏ hơn oxi sẽ đóng góp electron nhiều hơn vào MO – plk. Khi tạo lk giữa
NO và O2-, hai electron độc thân trên của hai phân tử sẽ tham gia ghép đôi với nhau, ở phân
tử NO sự xen phủ xảy ra ở phía nguyên tử N  lk O2- - NO

Câu 2 (2,0 điểm): Tinh thể


A là hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố X và Y, tỉ lệ bán kính ion X và Y
trong tinh thể là rY : rx = 1,772. Tế bào tinh thể A có độ đặc khít là
68.27%, được mô tả ở hình bên, dạng hình hộp chữ nhật với a = b = 4.59
Å. Khối lượng riêng của A là 4.32 g/cm3. A được sử dụng như chất phụ
gia cho kem chống nắng, đồng thời A có vai trò to lớn trong nền công
nghiệp luyện kim, đặc biệt trong ngành hàng không
1. Xác định bán kính ion X, Y trong A. Xác định công thức chất A.
2. X có thể thu được từ quặng chứa A theo sơ đồ sau:
A → XCl4 → X(thô) → XI4 → X (tinh).
a) Viết các phản ứng trong sơ đồ với đầy đủ điều kiện.
b) Bước cuối cùng trong sơ đồ điều chế là quan trọng nhất: XI4 ⇌ X + 2I2 (4)
Cân bằng được thiết lập ở 13000C, hằng số cân bằng KC = 0,86 M.
Trong một bình thể tích 10 L chứa 20 mol tinh thể XI4. Bơm không khí và hơi nước nóng vào bình cho
đến khi nhiệt độ đạt 13000C. Tính khối lượng kim loại X thu được và độ chuyển hoá của phản ứng khi
hệ đạt cân bằng.
HD
1. Trong một ô mạng cơ sở có:
1+ 8.1/8 = 2 nguyên tử X.
2 + 4.1/2 = 4 nguyên tử Y.
nên A có công thức dạng XY2 và trong mỗi ô mạng cơ sở có 2 đơn vị XY2.
*) xét mặt cắt như hình vẽ

mà rY = 1,772.rX.
⟹ Vô cơ sở = a.b.c = a2.c = a2. 0,707.(2rX + 2rY) = 4,592. 2.0,707.2,772 rX = 82,59 rX. (1)
2.V X +4 V Y
Mặt khác, độ đặc khít của ô mạng cơ sở ρ =
V ô cơ sở
1 4 3
⟹ Vô cơ sở = . . π .(24,256.r X ) = 148,75.r 3X (2)
0,6827 3
Từ (1) và (2) suy ra rX= 0,745 Å ⟹ rY = 1,32 Å
m N.MA 23
4 ,32.6,0223 .1 0 .61, 52.1 0
−24
Khối lượng riêng của A : d= = ⟹ M A= = 80,026 g.mol-1.
V N A .V 2
⟹ A là TiO2.
2. sơ đồ TiO2 → TiCl4 → Ti(thô) → TiI4 → Ti (tinh).
a) Phương trình phản ứng
1. TiO2 + 2Cl2 + 2C → TiCl4 + 2CO
2. TiCl4 + 2Mg → 2MgCl2 + Ti.
o
3. Ti + I2 20 0 TiI4 (hơi)

o
4. TiI4 (hơi) 130 0 →, dây Ti Ti(rắn) + 2I2 (hơi)
b).
o
TiI4 (hơi) 130 0 →, dây Ti Ti(rắn) + 2I2 (hơi)
TTCB 20-x x 2x (mol)
2
4x
Suy ra: = 0,86; nên x = 5,57 (mol)
10.(20−x )
Khối lượng Ti thu được là 5,57 . 48 = 267,36 gam.
Độ chuyển hoá của phản ứng là: 5,57:20 = 27,85 %

Câu 3 (2 điểm): Phản ứng hạt nhân


Có 3 chuỗi phóng xạ tự nhiên và 1 chuỗi phóng xạ nhân tạo. Sau các chuyển hóa phóng xạ alpha và
beta, các chuỗi kết thúc với sự tạo thành các đồng vị bền. Giản đồ dưới đây biểu diễn một trong các
chuỗi đó.

Biết rằng trong chuỗi này, X4 = X1 (X là loại phân rã). Phân rã phóng xạ tuân theo quy luật động học
phản ứng bậc nhất: dN/dt = -λN, trong đó λ là hằng số phân rã, N là số hạt nhân phóng xạ ở thời điểm
t.
1/ Xác định chu kì bán rã T1/2 của nguyên tố C (theo năm), biết rằng trung bình thì mỗi giây có 1 trong
số 7.24∙1012 nguyên tử C bị phân rã.
2/ Xác định nguyên tố C, sau đó là D, E, F - sử dụng các dữ kiện bổ sung sau:
+ sau 500 năm, từ 1 gam C xảy ra phân rã α thì có 9.333∙10-6 mol helium được tạo thành;
+ khối lượng nguyên tử của C lớn gấp 2.533 lần trị số điện tích hạt nhân.
3/ Trong tự nhiên, chỉ có 7 khoáng chất của nguyên tố I được biết đến. Hai trong số chúng là IAsSx và
I4Hg3SbxAs8S20, có hàm lượng I lần lượt là 60 % và 28.6 %.
Xác định các nguyên tố I và J, biết khối lượng nguyên tử của I lớn gấp 2.580 lần điện tích hạt nhân
của nó.
4/ Một mẫu phóng xạ nặng 3 gam chứa các đồng vị A1 (35 % về khối lượng, T1/2 = 2.1 ngày) và A2
(65 % về khối lượng, T1/2 = 4.4 ngày). Số khối của A1 lớn hơn 1 amu so với số khối của A, còn số khối
của A2 ít hơn 3 amu so với A. Xác định đồng vị A - "tổ tiên" của chuỗi phóng xạ này, biết rằng sau 12
giờ kể từ khi điều chế thì độ phóng xạ của mẫu là 4.61∙105 Curie (1 Curie = 3.7∙1010 phóng xạ/giây).
Độ phóng xạ của mẫu chứa nhiều đồng vị được tính theo tổng độ phóng xạ thành phần. Khối lượng
nguyên tử của A lớn gấp 2.548 lần trị số điện tích hạt nhân.
Xác định các hạt nhân B, G, H, K.

HD

1/ Theo đề bài, ta có, dN/dt = -λN   T1/2 = ln2. 7,24.1012 (giây) = 1,59.105
(năm)
Câu 4 (2 điểm): Nhiệt hóa học
1/ Một dung dịch gồm 2,895 g axit cacboxylic yếu X (X no, đơn chức) trong 500 g nước có nhiệt độ
đông đặc là 0,146oC. Biết rằng nếu hòa tan 0,957 g saccarozơ vào 100 g nước thì dung dịch này có
nhiệt độ đông đặc là 0,052oC. Hãy xác định axit, Ka và độ điện ly  của axit trong dung dịch trên.
2/ Cho bảng số liệu sau:

Chất H3PO4(dd) H+(dd) OH-(dd) H2O(l)


H2PO (dd) HPO (dd) PO (dd)
-1288 -1296 -1292 -1277 0 -230 -286
(kJ.mol-1)
S0(J,K-1.mol-1) 158 90 -33 -220 0 -11 70

a/ Hãy tính của phản ứng trung hòa từng nấc axit ortho – photphoric bằng kiềm mạnh:
OH- + H3PO4 H2PO + H2O (1)
OH- + H2PO HPO + H2O (2)
OH- + HPO PO + H2O (3)
b/ Xác định các hằng số phân ly của axit ortho – photphoric ở điều kiện chuẩn
c/ Cho các dung dịch axit ortho – photphoric và kiềm NaOH đều có nồng độ 0,1M. Hãy xác định thể
tích của mỗi dung dịch để khi trộn chúng với nhau thu được dung dịch có thể tích 25 mL và tỏa ra 90
jun nhiệt.
Hướng dẫn:
1/ Xác định hằng số nghiệm lạnh của nước Kf.
Đường saccarozơ tan trong nước không bị phân ly, nên ta có:

Axit hữu cơ no đơn chức có công thức RCOOH, có khối lượng mol M.

Vì axit yếu, nên phân ly không đáng kể, nên:


Từ nhiệt độ đông đặc của dung dịch axit, ta có:

Nồng độ ban đầu của axit: xét cân bằng:


2/
a/ Đối với phản ứng (1): (1) = (H2O) + ( H2PO ) - (H3PO4) - (OH-)
= -64 (kJ/mol)
(1) = S0(H2PO ) + S0(H2O) – S0(OH-) – S0(H3PO4) =
(1) = -T = - 67,874 (kJ/mol)
Đối với phản ứng (2): (2) = (H2O) + ( HPO )- (H2PO ) - (OH-)
= - 52 (kJ/mol)
(2) = S0(HPO ) + S0(H2O) – S0(OH-) – S0(H2PO ) =
(2) = -T = - 39,484 (kJ/mol)
Đối với phản ứng (3): = (H2O) + ( PO ) - (HPO )- (OH-)
= - 41 (kJ/mol)
(3) = S0(PO ) + S0(H2O) – S0(OH-) – S0(HPO )=
(3) = -T = - 9,412 (kJ/mol)
b/ Ta có phản ứng: H + OH-
+
H2O (4)
(4) = (4) - T (4) = [- 286 – 0 – (- 230)] – 298.[70 – 0 – (- 11)].10-3
= - 80,138 (kJ/mol)

Mặt khác, hay


Nên ta có, Kpu(1) = 7,9.1011; Kpu(2) = 8,34.106; Kpu(3) = 44,651; Kpu(4) = 1,115.1014
Các phương trình phân li từng nấc của axit H3PO4 là

Như vậy,

c/ Gọi thể tích dung dịch H3PO4 0,1M đã dùng là V(mL), thì thể tích dung dịch NaOH 0,1M là (25 –
V) mL.
Xét 4TH sau:
TH1: chỉ xảy ra phản ứng (1), khi đó, n(OH-) < n(H3PO4) hay V > 12,5 mL
OH- + H3PO4 H2PO + H2O (1)
-4
Mol: 10 (25-V) 10-4(25-V)
Theo đề bài, ta có Q = 10-4(25 – V).64.103 = 90J, suy ra V = 10,9375 < 12,5 (loại)
TH2: xảy ra hai phản ứng (1) và (2), khi đó, n(H3PO4) < n(OH-) < 2n(H3PO4) hay 8,33 < V < 12,5
OH- + H3PO4 H2PO + H2O (1)
Mol: 10-4V 10-4V 10-4V
OH- + H2PO HPO + H2O (2)
Mol: 10-4(25-V)- 10-4V 10-4V
3 -4 3 -4
Theo đề bài: Q = 64.10 .10 V + 52.10 .10 .(25-2V) = 90J, suy ra V = 10 mL (thỏa mãn)
TH3: xảy ra cả ba phản ứng (1), (2) và (3), sau (3), OH- hết tức 6,25 < V < 8,33
OH- + H3PO4 H2PO + H2O (1)
Mol: 10-4V 10-4V 10-4V
OH- + H2PO HPO + H2O (2)
Mol: 10-4V 10-4V 10-4V
OH- + HPO PO + H2O (3)
Mol: 10-4(25 – 3V)
Theo đề bài: Q = 64.103.10-4V + 52.103.10-4V + 41.103.10-4(25 – 3V) = 90J, suy ra V = 17,857(loại)
TH4: xảy ra cả ba phản ứng (1), (2), (3) và sau (3) OH- dư, tức V < 6,25
Theo đề bài: Q = 10-4V.(64 + 52 + 41).103 = 90, suy ra V = 5,732ml (thỏa mãn)

Câu 5 (2 điểm): Cân bằng hóa học trong pha khí


Ở điều kiện thường, Selen là chất rắn, phân tử gồm 8 nguyên tử selen. Selen bay hơi, tạo ra pha
khí gồm các dạng Sen cân bằng nhau (n = 2 8). Biết sinh nhiệt của Se8(k) là
. Biết hiệu ứng nhiệt (kcal.mol-1) của các quá trình:
Phản ứng 3Se2(k) Se6(k) 2Se4(k) Se8(k) 2Se2(k) Se4(k) Se6(k) 2Se3(k)
-71,4 -35,5 -31,7 53,4
1/ Xác định sinh nhiệt của Se6(k) và Se3(k) theo đơn vị kcal.mol-1. So sánh hai giá trị và giải thích.
2/ Năng lượng trung bình mỗi liên kết trong phân tử Se6(k) là 49,4 kcal.mol-1. Xác định năng lượng liên
kết trong phân tử Se2(k)
3/ Trong một thí nghiệm điều chế hơi selen, người ta nung selen thì thu được hỗn hợp các phân tử với
áp suất tương ứng như sau:
Phân tử Se8(k) Se7(k) Se6(k) Se5(k) Se4(k) Se3(k) Se2(k)
P(kPa) 12 10 9,8 8,7 6,1 2 1,5
Xác định số nguyên tử trung bình trong phân tử khí
4/ Giá trị sẽ thay đổi như thế nào nếu:
i/ Tăng áp suất
ii/ Tăng nhiệt độ
Hướng dẫn chấm
1/ Xét quá trình:

Như vậy: 4/3. =


= 40,5 + 35,5 + 2.31,7 + 4/3.(-71,4) = 44,2 kcal.mol-1
Suy ra, = 33,15 kcal.mol-1
Xét quá trình:

Như vậy: 8/3. = = 8/6.33,15 + 8/6.53,4


Suy ra, = 43,275 kcal.mol-1.
Nhận xét: > do phân tử Se3(k) có dạng tam giác, các góc bị biến dạng, chịu sức căng
lớn nên phân tử kém bền
2/ Phân tử Se6(k) có cấu tạo lục giác đều nên quá trình 3Se2(k) Se6(k) có:

3/ Vì được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên tỉ lệ về áp suất cũng chính là tỉ lệ về số mol.
Vì vậy, phân tử khối trung bình của phân tử khí Selen là
= 475,5 g.mol-1.
Suy ra, = 6,02
4/ Tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí nên phân tử selen có khối
lượng phân tử lớn sẽ chiếm ưu thế, vì vậy, sẽ tăng
Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, phá vỡ liên kết tạo ra các phân tử
selen có khối lượng phân tử nhỏ hơn, vì vậy, giảm

Câu 6 (2 điểm): Động hóa học hình thức


Các este bị thuỷ phân trong môi trường nước và quá trình này được xúc tác bởi cả acid và base.
1/ Dung dịch ban đầu được điều chế bằng cách trộn khoảng 20 mL este metyl axetat (khối lượng riêng
𝜌este = 0.933 kg/L), 980 mL nước và một lượng xúc tác axit sunfuric (pH ~ 2, được duy trì không đổi,
bỏ qua thể tích axit). Sự phụ thuộc của nồng độ metyl axetat trong nước theo thời gian cho trong bảng
sau:

Thời gian, phút 10 150 400 720 1010


[MeCOOMe], M 0.269 0.246 0.211 0.173 0.144

Hãy xác định bậc phản ứng theo este và tính hằng số tốc độ biểu kiến của phản ứng này.
2/ Khi thuỷ phân metyl axetat có mặt base (dư 50%) thì thu được các dữ kiện sau:

Thời gian (phút) 0 0,5 1 1,75


[MeCOOMe] 0,500 0,338 0,246 0,165
r (M.s-1) 7,39.10-3 3,91.10-3 2,40.10-3 1,35.10-3

Hãy xác định bậc phản ứng của este trong trường hợp này và tính hằng số tốc độ (với thứ nguyên).
Hướng dẫn:
1/ Vì không có nồng độ của este tại thời điểm ban đầu nên ta chọn t = 10 phút là thời điểm so sánh với
các thời gian khác
Giả sử phản ứng là bậc 1

Ta có: và

Từ đó suy ra
Lấy t1 cố định, thay đổi t2 theo bảng dữ liệu, được kết quả sau

t2 150 400 720 1010


k (min-1) 6,384.10-4 6,227.10-4 6,217.10-4 6,249.10-4

Hằng số k xấp xỉ nhau  giải sử đúng  Phản ứng thủy phân este trong môi trường ax có bậc 1 đối
với este.
Hằng số tốc độ biểu kiến của phản ứng = (k1 + k2 + k3 + k4) / 4 = 6,27.10-4 (min-1)
2/ Phương trình luật tốc độ phản ứng thủy phân este trong mt bz: r = k(Ceste)a.(COH-)b
Co(este) = 0,5M; Co(OH-) = 0,75M (OH- dùng dư 50%), bổ sung vào bảng số liệu, ta có:

Thời gian (phút) 0 0,5 1 1,75


[MeCOOMe] 0,500 0,338 0,246 0,165
[OH-] 0,750 0,588 0,496 0,415
r (M.s-1) 7,39.10-3 3,91.10-3 2,40.10-3 1,35.10-3

Từ pt động học: lnr = lnk + a.lnCeste + b.lnCOH-



Lấy ba thời điểm t = 0; t = 0,5 và t = 1, ta được 2 pt
Ln(7,39/3,91) = a.ln(0,5/0,338) + b.ln(0,75/0,588) (1)
Ln(7,39/2,4) = a.ln(0,5/0,246) + b.ln(0,75/0,496) (2)
Giải hệ pt được a = 1; b = 1  Bậc phản ứng là 2

Khi đó,  k1 = 19,71.10-3 (M-1.s-1); k2 = 19,67.10-3; k3 = 19,67.10-3; k4 = 19,72.10-3


kpư = (k1 + k2 + k3 + k4)/4 = 19,69.10-3 (M-1.s-1)

Câu 7 (2 điểm): Dung dịch và phản ứng trong dung dịch


Để tạo vị chua cho nước coca – cola, người ta thường thêm H 3PO4 với hàm lượng photpho là 160
mg trong một lít nước này. Ngoài ra, tổng lượng CO2 được nén vào 1 chai chứa 330,0 mL nước coca –
cola là 1,10 gam.
1. Giả thiết toàn bộ CO2 tan trong nước coca – cola. Tính độ chua (pH) của nước coca – cola trong chai.
2. Sau khi mở nắp chai coca – cola rồi để cân bằng trong không khí thì pH của nước coca – cola
thay đổi như thế nào? Giải thích.
3. Tính thể tích (theo mL) dung dịch NaOH 5,00.10–3 M cần cho vào 10,0 mL nước coca – cola ở ý (2)
để thu được dung dịch có pH = 8,00. Bỏ qua ảnh hưởng của CO2 trong không khí đến thí nghiệm.
4. Men răng có thành phần chủ yếu là hydroxyapatit Ca10(PO4)6(OH)2 (M = 1004 gam.mol–1). Men
răng được duy trì bởi trạng thái hoà tan – lắng đọng của Ca10(PO4)6(OH)2 vì trong nước bọt có chứa
canxi và photphat. Tuy nhiên, độ tan của hydroxyapatit ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi độ axit của
dung dịch mà nó tiếp xúc. Khi tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể gây ra hiện tượng mòn
men răng.
Bình thường, nước bọt chứa khoảng 1,0 mM ion canxi và 3,0 mM photpho (ở các dạng của
photphat) và pH của nước bọt khoảng 7,0 (được quyết định bởi các dạng tồn tại của photphat).
a. Xác định nồng độ của các dạng tồn tại chính của photphat trong nước bọt.
b. Xác định tích số tan K sp của Ca10(PO4)6(OH)2 dựa vào cân bằng hòa tan – lắng đọng của men
răng trong nước bọt ở trạng thái bình thường.
c. Một cậu bé thích uống coca – cola. Hãy cho biết, khi cậu bé ngậm 30,0 mL coca - cola và 10,0
mL nước bọt có sẵn trong miệng (ở trạng thái bình thường) thì men răng có bị tan ra hay không? Giải
thích.
Cho biết: Ở 298 K, H3PO4 có: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
(CO2 + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33;
CO2(dd) ⇌ CO2(k) KH = 30,2 atm.M-1;
Ca2+ + H2O ⇌ CaOH+ + H+ *β = 10–12,60.
Hàm lượng CO2 trung bình trong không khí là 0,0385% về số mol; áp suất khí quyển là 1,0 atm;
các thành phần khác trong nước coca – cola không ảnh hưởng đến kết quả tính toán.
HD:
1/ Thành phần ban đầu của dung dịch:

Do H3PO4 có Ka1 >> Ka2 >> Ka3; (C.Ka1)H3PO4 >> (C.Ka1)H2CO3; (C.Ka1)H3PO4 >> KW nên có thể bỏ
qua cân bằng phân li nấc 2, 3 của H3PO4; bỏ qua sự phân li của H2CO3 và H2O. Do vậy pH của dung
dịch được quyết định bởi sự phân li nấc 1 của H3PO4.
Xét cân bằng:
H3PO4 H2PO4 + H+ Ka1 = 10–2,15
C 5,16.10–3
[ ] (5,16.10–3 – h) h h

Giải phương trình:


2/ Sau khi mở nắp chai coca–cola, khí CO2 thoát ra ngoài. Tại thời điểm CO2 trong nước cân bằng với CO2

trong không khí thì nồng độ CO2 còn lại là nồng độ của H3PO4
không thay đổi.
Do CO2 đóng góp H+ không đáng kể, pH quyết định bởi sự phân li nấc 1 của H3PO4 nên khi nồng độ
CO2 giảm cũng không làm thay đổi pH của dung dịch.
Chú ý: có thể tính pH của dung dịch khi cân bằng với không khí. Tại thời điểm cân bằng với không
khí:

Kết quả: pH của dung dịch vẫn là 2,46.


(Nếu thí sinh tính được nồng độ còn lại của CO 2 là 1,27.10-5 (M) và lập luận nồng độ CO2 giảm nên
pH giảm nhưng không đáng kể thì cho 1/4 điểm)
3/ Gọi V là thể tích dung dịch NaOH cần cho vào 10,0 mL nước coca–cola:
Thành phần ban đầu của dung dịch sau khi trộn là:

Do C(CO2) << C(H3PO4) nên coi như ảnh hưởng của CO2 là không đáng kể.
+ Tại pH = 8,0 thì thành phần chính của hệ gồm H2PO4 và HPO42.
Phản ứng:
(1)/ H3PO4 + OH- H2PO4- + H2O
(2)/ H2PO4- + OH- HPO42- + H2O

Trong đó:
Giả sử sự phân li của H2PO4 và HPO42 không đáng kể.

Mặt khác

+ Kiểm tra lại giả thiết:

Giả thiết hợp lí. Thể tích dung dịch NaOH là 19,20 mL.
(Nếu thí sinh tính cả phản ứng của CO2 với NaOH thì V = 19,22 (mL)  19,20 mL)
4/ Tại pH = 7, dạng tồn tại chính của P là H2PO4- và HPO42- , tính toán được: [H2PO4−] = 1,856.10–3 M;
[HPO42−] =1,144.10–3 M; [PO43-] = 1,826.10-9M  Ks = 2,7.10–94.
Sau khi coca trộn với nước bọt: Dung dịch gồm: C(H2PO4−) = 4,64.10–4 M; C(HPO42−) =2,86.10–4 M;
C(H3PO4) = 3,87.10–3 M; C(Ca2+) = 2,5.10–4 M.
TPGH gồm: C(H2PO4−) = 1,036.10–3 M; C(H3PO4) = 3,584.10–3 M; C(Ca2+) = 2,5.10–4 M; pH = 2,62.
[Ca2+] = 2,5.10–4 M; [PO43−] = 4,62.10−3.a = 1,77.10−17 M; [OH−] = 10−11,38. [Ca2+]10.[PO43−]6.[OH−]2 =
5,096.10−160 < Ks Men răng có tan ra.

Câu 8 (2 điểm): Phản ứng oxi hóa khử. Pin điện và điện phân
Pin điện hoá sau đây dựa trên phản ứng ở pha rắn và hoạt động thuận nghịch ở 1000K dưới
dòng khí O2. Các ion F- khuếch tán thông qua CaF2 (r) ở 1000 K.
(-) MgF2 (r), MgO (r) | CaF2 (r)| MgF2 (r) , MgAl2O4(r), Al2O3(r) (+)
Các nửa phản ứng:
Ở điện cực âm: MgO(r) + 2 F- MgF2 (r) + ½ O2 (k) +2e
Ở điện cực dương: MgF2 (r) + Al2O3(r) +½ O2 (k) +2e MgAl2O4(r) + 2F-
1/ Viết phương trình phản ứng tổng cộng khi pin hoạt động. Viết phương trình Nernst cho mỗi nửa pin
và cho cả pin. Tính suất điện động của pin ở 1000K. Coi áp suất O2(k) là như nhau ở 2 điện cực. Nồng
độ F- là bằng nhau ở 2 điện cực và được duy trì bởi dòng khuếch tán ion F - thông qua CaF2 (r). Biết
rằng, E0 (ở 1000 K) của phản ứng là 0,1529V
2/ Tính ∆G0 của phản ứng (ở 1000 K).
3/ Sức điện động chuẩn của pin trong khoảng nhiệt độ từ 900 K đến 1250 K là:
E0 (V) = 0,1223 + 3,06. 10-5T. Giả thiết ∆H0, ∆S0 là hằng số, tính các giá trị này.
Hướng dẫn:
1/ Các nửa phản ứng:
Ở điện cực dương: MgF2 (r) + Al2O3(r) +½ O2 (k) +2e MgAl2O4(r) + 2F- (1)
Ở điện cực âm: MgO(r) + 2 F- MgF2 (r) + ½ O2 (k) +2e (2)
Phản ứng tổng cộng khi pin hoạt động là:
Al2O3(r) + MgO(r) MgAl2O4(r)
Phương trình Nernst cho:

+ Nửa phản ứng ở cực dương:

+ Nửa phản ứng ở cực âm:

+ Phản ứng tổng cộng:


Vì nồng độ của ion F- và áp suất của O2 là như nhau ở cả hai điện cực của pin nên

2/
3/

Vậy,

Câu 9 (2 điểm): Halogen, oxi, lưu huỳnh


1/ Cho 58 mg một oxit kim loại MO2, dung dịch HCl đặc và dung dịch KI được chuẩn bị trong các
dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Khí CO2 giúp điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt của dung dịch HCl đặc trên phễu. Ống nghiệm A được
đậy kín như hình vẽ, sau đó được đun sôi trong khoảng 30 phút. Trong suốt thời gian này, khí CO 2 vẫn
được duy trì để đẩy HCl xuống còn sản phẩm thoát ra trong phản ứng sẽ được chưng cất dần sang bình
B và C. Kết thúc thí nghiệm, toàn bộ dung dịch trong bình C được chuyển sang bình eclen B. Sau đó
chuẩn độ dung dịch trong bình eclen B bằng dung dịch Na2S2O3 0,1 M cho đến khi dung dịch nhạt
màu, thêm ít hồ tinh bột vào rồi chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn. Thể tích dung dịch
Na2S2O3 đã dùng trong phép chuẩn độ trên là 4,85 mL.
a/ Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
b/ Xác định kim loại trong oxit MO2 đã dùng.
2/ Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch chứa Fe 2(SO4)3; FeSO4; MgSO4; CuSO4 lần lượt tác
dụng với dung dịch BaS và dung dịch bão hòa H2S.
Biết: E0 của Fe3+ / Fe2+ = 0,771V; S / S2- = - 0,48V; pKa của H2S = 7,02; 12;90
pKs của Fe(OH)3 = 37; FeS = 17,2.
Hướng dẫn:
1/ a. phương trình phản ứng 2MO2 + 4HCl  2MCln +(4 – n)Cl2 + 2H2O
Cl2 + 2I-  I2 + 2Cl-
I2 + I-  I3-
(hoặc viết gọn: Cl2 + 3I-  2Cl- + I3- )
I3- + 2S2O32-  3I- + S4O62-
b/ Theo bảo toàn electron: n(MO2).(4 – n) = n(Cl2).2 = n(I3-).2 = n(S2O32-).1
n(MO2) = 4,85.0,1.1/(4 – n) = 0,485 / (4 – n) (mmol)
Vì MO2 là chất oxi hóa nên n < 4; n nguyên  n nhận các giá trị = 1; 2; 3
Ta có bảng:
n 1 2 3
M 326,8 207,2 87,6
Kết luận Loại Pb Loại
Vậy, kim loại trong oxit là Pb
2/
+ Tác dụng với dung dịch BaS
Ba2+ + SO42-  BaSO4 (1)
2+ 2-
Mg + S + H2O  Mg(OH)2 + H2S (2)
Cu2+ + S2-  CuS (3)
Fe3+ td với S2- xảy ra phản ứng ax – bz hay pư oxi hóa khử thì ta xét đến hằng số cân bằng của
các pư sau:
2Fe3+ + 3S2-  2FeS + S có K1 = 1017,2x2.102(0,771 +0,48)/0,0592 = 1076,6
2Fe3+ + 3S2- + 6H2O  2Fe(OH)3 + 3H2S có K2 = Ks-2.Kw6.(Ka1.Ka2)-3 = 1049,76
Ta có: K1 >> K2 nên Fe3+ td với dd S2- chủ yếu theo phản ứng:
2Fe3+ + 3S2-  2FeS + S (4)
Fe2+ + S2-  FeS (5)
+ Tác dụng với dung dịch H2S
2Fe3+ + H2S  2Fe2+ + 2H+ + S (6)
2+ +
Cu + H2S  CuS + 2H (7)

Câu 10(2 điểm): Đại cương hữu cơ (quan hệ giữa cấu trúc và tính chất)
1.Cho hai phân tử naphthalene và phenanthrene.

(a) Đối với phân tử naphthalene, Giải thích tại sao độ dài liên kết C2-C3(1.42 Å) lớn hơn độ dài liên
kết C1- C2 (1.36 Å).
(b) Chỉ ra và giải thích liên kết có độ dài ngắn nhất trong phân tử phenanthrene.
(c) Phản ứng của phenanthrene với dung dịch Br2 tạo hợp chất C14H10Br2. Viết cấu trúc sản phẩm thu
được
2. Cho các hợp chất sau:.
Giải thích các vấn đề sau
a.Hợp chất A tồn tại chủ yếu dạng enol B
b.Hợp chất C là hợp chất thơm
c.D làm mất Br- tạo thành cacbocation dễ hơn dẫn xuất E
d. So sánh tính axit của F và G

Gợi ý
1.(1 điểm)
a. 0,25(0,125 vẽ 3 cấu trúc CH + 0,125 nhận xét)
-Các cấu trúc cộng hưởng của naphthalene,

-Liên kết C1-C2 là liên kết đôi ở 2 trong số 3 cấu trúc cộng hưởng, trong khi đó liên kết C2-C3 là liên
kết đôi chỉ xuất hiện ở một cấu trúc cộng hưởng. Vì vậy, liên kết C1-C2 có đặc điểm liên kết đôi nhiều
hơn C2-C3, do đó độ dài liên kết C1-C2 ngắn hơn
(b)( 0,5 điểm= 0,375 đ viết 5 cấu trúc CH+ 0,125 nhận xét, kết luận)
Xét cấu trúc cộng hưởng của phenanthrene

-Liên kết C9-C10 là liên kết đôi xuất hiện ở 4 trong số 5 cấu trúc cộng hưởng. Không có liên kết nào
trong phân tử có đặc điểm này. Vì vậy C9-C10 được mong đợi có nhiều đặc điểm liên kết đôi nhất, do
vậy có độ dài ngắn nhất
(c)0,25( 0,125 đ mỗi cấu trúc sp)
Ở phần b, nhận thấy liên kết C9-C10 có đặc điểm liên kết đôi nhiều nhất nên phản ứng Br2 xảy ra tại
vị trí này
2. (1,0 điểm) 4 ý, mỗi ý 0,25 điểm bao gồm cả giải thích
a..B tạo cộng hưởng thành hệ thơm nên B ưu thế hơn A

b.Cặp e trên N cho vào hệ thống giúp cho mỗi vòng đều có 6eπ thỏa mãn Huckel

c.Cation sinh ra từ D có được sự ổn định từ nhiều hệ thơm hơn so với E(cũng có thể giải thích cation D
có nhiều cộng hưởng nên bền hơn)

d. Anion xiclopentadienyl có năm cấu trúc cộng hưởng tương đương nhau

Còn anion indenyl tuy có nhiều cộng hưởng hơn nhưng những cấu trúc khiến cho hệ thơm
benzen bị phá vỡ làm giảm đi tính bền của hệ khiến cho nó trở nên ít ưu thế hơn

Thế nên dù có nhiều cộng hưởng hơn, nhưng sự thiếu ổn định trong các cộng hưởng( phá vỡ hệ thơm
vòng benzen) khiến cho anion indenyl kém bền hơn xiclopentadienyl, nên xiclopentadien có tính axit
ao hơn inden G

You might also like