You are on page 1of 4

HClass I-2k8 TEST LẦN 1

Thời gian làm bài: 180 phút


Câu 1: (3 điểm)
a)
1. Sự phân li của phân tử clo là một quá trình thu nhiệt, ΔH = 243,6 kJ.mol-1. Sự phân li có thể
cũng xảy ra bởi ánh sáng. Ở bước sóng bao nhiêu thì sự phân li xảy ra?
2. Ánh sáng có thể làm xảy ra quá trình phân li khi chiếu vào một hỗn hợp gồm khí clo và hiđro,
hiđro clorua được hình thành. Hỗn hợp được chiếu với đèn thủy ngân UV (λ = 253,6 nm).
Đèn có công suất tiêu thụ là 10W. Một lượng 2% năng lượng cung cấp được hấp thụ bởi hỗn hợp
khí (trong một bình 10 L). Trong 2,5 giây chiếu xạ, 65 mmol của HCl được sinh ra. Hiệu suất
lượng tử bằng bao nhiêu?
3. Tính động năng của electron bị tách ra từ quá trình ion hóa ion Li 2+ ở trạng thái cơ bản bằng
một photon có tần số 5,00.1016 s-1.
-
4. Sắp xếp năng lượng ion hóa của các tiểu phân sau đây theo thứ tự từ thấp đến cao O, O 2, O2 ,
O2+. Giải thích.

b)
1. Sửhọc
hình dụngcủamô hình
các ionvề
vàsự đẩytửnhau
phân sau:của
BeHcác, BCl
cặp electron hóa
, NF , SiF 2-,trịNO
(mô+,hình
I -. VSEPR), dự đoán dạng
2 3 3 3
6 2
2. So sánh và giải thích khả năng tạo thành liên kết π của C và Si.
-
3. Trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể người, oxi phân tử có thể chuyển thành anion O2 . Anion
này là chất oxi hóa mạnh, có khả năng phá hủy tế bào. Tuy nhiên, một số loại enzym trong cơ thể
người có tác dụng xúc tác để chuyển O 2- thành các chất không độc hại. NO được biết là một chất
khí độc, khi vào cơ thể người, nó dễ dàng kết hợp với O 2- để tạo thành anion X-. Anion này cũng
là một tác nhân oxi hóa mạnh, có khả năng phá hủy protein, ADN và lipit, gây các bệnh về tim,
bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng, … Vẽ giản đồ obitan phân tử của O2- và của NO. Dựa trên
giản đồ obital phân tử đã vẽ, hãy lập luận về sự hình thành X- từ O2- và NO.

Câu 2: (2 điểm)
1. Người ta đưa 3,6 gam một hiđrocacbon X (khí) cùng một lượng dư oxi vào một bom nhiệt kế
ban đầu chứa 600 gam nước tại 200C. Sau phản ứng xong nhiệt độ của nhiệt lượng kế lên tới
280C, thấy có 11 gam CO2 (khí) và 5,4 gam H2O (lỏng) tạo thành.
Cho biết: - Nhiệt sinh chuẩn của CO2 (khí) là -393,51 kJ/mol; của H2O (lỏng) là 285,83 kJ/mol.
- Nhiệt dung riêng của nước là 4,184 J/g.K
- Biến thiên nội năng của phản ứng trên là kJ/mol
a) Xác định công thức phân tử của X và tính nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế.
b) Xác định nhiệt sinh chuẩn của X.
2. Hoá lỏng 1mol khí oxi ở -1830C bằng cách nén ở áp suất 1 atm. Oxi sau khi đã hoá lỏng được
làm lạnh ở áp suất không đổi đến nhiệt độ nóng chảy là -2180C, sau đó được hoá rắn thuận
nghịch và chất rắn sau đó được làm lạnh đến -2630C. Hãy tính DH (hệ) và DS (hệ) của toàn bộ quá
trình trên.
Cho: Cp (l) = 54 J.K-1.mol-1; Cp (r) = 41 J.K-1.mol-1; DH (hoá hơi) = 6,82 kJ.mol-1; DH (nóng chảy)
= 0,42 kJ.mol-1.
Câu 3: (3 điểm)
Khi đun nóng đến nhiệt độ cao PCl5; bị phân huỷ theo phương trình:

1.
Cho m gam PCl5 vào một bình dung tích V, đun nóng bình đến nhiệt độ T (K) để xảy ra phản
ứng phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất trong bình bằng P. Hãy thiết lập biểu thức Kp
theo độ phân li a và áp suất P. Thiết lập biểu thức Kp theo , m và V.
2.
Trong thí nghiệm thực hiện ở nhiệt độ T, người ta cho 83,3 gam PCl5 vào bình dung tích V1.
Sau khi đạt trạng thái cân bằng đo được P = 2,700 atm. Hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so với
hiđro
bằng 68,826. Tính và Kp.
3.
Trong thí nghiệm 2 giữ nguyên lượng PCl5 và nhiệt độ như ở thí nghiệm V1 nhưng thay dung
tích là V2 thì đo được áp suất cân bằng là 0,500 atm. Tính tỉ số .
4.
Trong thí nghiệm 3 giữ nguyên lượng PCl5 và dung tích bình V1 như ở thí nghiệm 1 nhưng hạ
nhiệt độ của bình tới thì đo được áp suất cân bằng là 1,944 atm. Tính Kp và . Từ
đó cho biết phản ứng phân li PCl5 thu nhiệt hay tỏa nhiệt. Cho
; các khí đều là khí lí tưởng.

Câu 4: (3 điểm)
i)
1. Hợp chất Na2O, CdS và ZrI4 tất cả đều có anion kết tinh dạng lập phương tâm diện còn cation
chiếm hốc tứ diện. Tỉ lệ hốc tứ diện bị chiếm trong mỗi trường hợp là bao nhiêu?
2. Cấu trúc của NiO giống như cấu trúc của NaCl. Ion O2- được sắp xếp mạng lưới lập phương
tâm mặt, tất cả các hốc bát diện được chiếm bởi ion Ni2+.
Khối lượng riêng của NiO là 6,67g/cm3.
Nếu xử lí NiO với Li2O và O2 tạo thành tinh thể trắng có thành phần LixNi1-xO là chất bán dẫn tốt.
Phương trình: 1/2x Li2O + (1-x)NiO + 1/4x O2 → LixNi1-xO
Cấu trúc của LixNi1-xO giống như của NiO, tuy nhiên một số nguyên tử Ni được thay thế bởi các
nguyên tử Li và một số ion Ni2+ được oxi hóa để thiết lập sự trung hòa điện tích.
Một chất bán dẫn với khối lượng riêng là 6,21 g/cm3 được tạo ra.
a) Tính x (giả sử: thể tích của ô mạng cơ sở không thay đổi).
b) Tính phần trăm của ion Ni3+ theo tất cả các ion niken trong tinh thể bán dẫn.

ii)

A là hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố X và Y, tỉ lệ bán kính ion X


và Y trong tinh thể là rY : rx = 1,772. Tế bào tinh thể A có độ đặc
khít là 68.27%, được mô tả ở hình bên, dạng hình hộp chữ nhật với
a = b = 4.59 Å. Khối lượng riêng của A là 4.32 g/cm3. A được sử
dụng như chất phụ gia cho kem chống nắng, đồng thời A có vai trò
to lớn trong nền công nghiệp luyện kim, đặc biệt trong ngành hàng
không
1. Xác định bán kính ion X, Y trong A. Xác định công thức chất A.

2. X có thể thu được từ quặng chứa A theo sơ đồ sau:


A XCl4 X(thô) XI4 X (tinh).
a) Viết các phản ứng trong sơ đồ với đầy đủ điều kiện.
b) Bước cuối cùng trong sơ đồ điều chế là quan trọng nhất: XI4 X + 2I2 (4)
Cân bằng được thiết lập ở 13000C, hằng số cân bằng KC = 0,86 M.
Trong một bình thể tích 10 L chứa 20 mol tinh thể XI4. Bơm không khí và hơi nước nóng vào
bình cho đến khi nhiệt độ đạt 13000C. Tính khối lượng kim loại X thu được và độ chuyển hoá
của phản ứng khi hệ đạt cân bằng.

Câu 5: (3 điểm)
Xét sự thủy phân của este metyl axetat ở 250C trong các môi trường sau:
Trường hợp 1: Trong môi trường kiềm, khi tăng nồng độ kiềm lên gấp đôi thì tốc độ phản ứng
tăng lên hai lần. Nhận xét này cũng được thấy khi tăng nồng độ của este lên hai lần.
Trường hợp 2: Phản ứng thuỷ phân được thực hiện trong môi trường đệm
Trường hợp 3: Người ta tiến hành phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit HCl 0,05M dư.
Động học của phản ứng được nghiên cứu bằng cách chuẩn độ 25ml hỗn hợp phản ứng bằng dung
dịch NaOH ở từng thời điểm t với kết quả như sau :
t [phút] 0 21 75 119 ¥
VNaOH [cm3] 24,4 25,8 29,3 31,7 47,2
1. Hãy viết phương trình động học của phản ứng. Cho biết bậc của phản ứng trong từng trường
hợp.
2. Trong TH1: Nếu cho 0,01 mol xút và 0,01 mol este vào 1lit nước (xem như thể tích thay đổi
không đáng kể). Sau 200 phút thì 3/5 lượng este chưa bị phân huỷ. Tính hằng số tốc độ phản ứng
k1
3. Trong TH 3: Hãy tính hằng số tốc độ phản ứng k3 và thời gian để este phân huỷ hết 50%. Từ
đó hãy so sánh giá trị k1 và k3

Câu 6: (3 điểm)
(m chỉ trạng thái kích thích của hạt nhân) là đồng vị phóng xạ nhân tạo được sử dụng phổ
biến trong y học. Đồng vị này có thể được tổng hợp bằng cách chiếu xạ nơtron vào đồng vị bền
G. Phản ứng tổng hợp và các quá trình phân rã liên quan được mô tả trong sơ đồ sau:

1. Xác định các đồng vị G, L, Q, R.


2. Sau khi điều chế, L được đưa lên vật liệu thích hợp dưới dạng . Cho NaCl qua vật liệu này
thu được dung dịch X. Xác định dạng tồn tại hóa học của và Q trong dung dịch X.
3. Dung dịch chứa (ở dạng tồn tại hóa học như trong dung dịch X) có nồng độ 10-9M được
sử dụng trong y học. Tính độ phóng xạ riêng (Bq.L-1) của dung dịch này.
4. Lấy 1,0 ml dung dịch ở ý 3.3 mới được điều chế trộn với 4,0 ml dung dịch có chứa sẵn các
dược chất cần thiết được dung dịch Y. Biết giới hạn an toàn của liều bức xạ trung bình trên cơ
thể người là 5 µJ.kg-1.giờ-1. Tính thể tích (ml) tối đa của dung dịch Y có thể tiêm vào cơ thể một
bệnh nhân có cân nặng 65kg.
Câu 7: (3 điểm)
Để tạo vị chua cho nước coca – cola, người ta thường thêm H3PO4 với hàm lượng photpho là 160
mg trong một lít nước này. Ngoài ra, tổng lượng CO 2 được nén vào 1 chai chứa 330,0 mL nước
coca – cola là 1,10 gam.
1. Giả thiết toàn bộ CO2 tan trong nước coca – cola. Tính độ chua (pH) của nước coca – cola
trong chai.
2. Sau khi mở nắp chai coca – cola rồi để cân bằng trong không khí thì pH của nước coca – cola
thay đổi như thế nào? Giải thích.
3. Tính thể tích (theo mL) dung dịch NaOH 5,00.10–3 M cần cho vào 10,0 mL nước coca – cola ở
ý (2) để thu được dung dịch có pH = 8,00. Bỏ qua ảnh hưởng của CO 2 trong không khí đến thí
nghiệm.
4. Men răng có thành phần chủ yếu là hydroxyapatit Ca10(PO4)6(OH)2 (M = 1004 gam.mol–1).
Men răng được duy trì bởi trạng thái hoà tan – lắng đọng của Ca 10(PO4)6(OH)2 vì trong nước bọt
có chứa canxi và photphat. Tuy nhiên, độ tan của hydroxyapatit ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay
đổi độ axit của dung dịch mà nó tiếp xúc. Khi tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể
gây ra hiện tượng mòn men răng.

Bình thường, nước bọt chứa khoảng 1,0 mM ion canxi và 3,0 mM photpho (ở các dạng của
photphat) và pH của nước bọt khoảng 7,0 (được quyết định bởi các dạng tồn tại của photphat).
a. Xác định nồng độ của các dạng tồn tại chính của photphat trong nước bọt.
b. Xác định tích số tan Ksp của Ca10(PO4)6(OH)2 dựa vào cân bằng hòa tan – lắng đọng của men
răng trong nước bọt ở trạng thái bình thường.
c. Một cậu bé thích uống coca – cola. Hãy cho biết, khi cậu bé ngậm 30,0 mL coca - cola và 10,0
mL nước bọt có sẵn trong miệng (ở trạng thái bình thường) thì men răng có bị tan ra hay không?
Giải thích.
Cho biết: Ở 298 K, H3PO4 có: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
(CO2 + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33;
CO2(dd) ⇌ CO2(k) KH = 30,2 atm.M-1;
Ca2+ + H2O ⇌ CaOH+ + H+ *β = 10–12,60.
Hàm lượng CO2 trung bình trong không khí là 0,0385% về số mol; áp suất khí quyển là 1,0
atm; các thành phần khác trong nước coca – cola không ảnh hưởng đến kết quả tính toán.

You might also like