You are on page 1of 3

Kiểm tra

-thời gian: 120 phút-

Câu 1: Pin mặt trời chế tạo từ nguyên tố X có khả năng chuyển năng lượng ánh
sáng mặt trời thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ. X có cấu
trúc tinh thể lập phương tâm diện với cạnh a của ô mạng cơ sở bằng 5,34 A0. Nếu
a
mỗi ô mạng cơ sở được chia thành 8 hình lập phương con với cạnh 2 thì có thêm 4
nguyên tử X chiếm 4 tâm của 4 hình lập phương con. Mỗi nguyên tử X trong tinh
thể liên kết với 4 nguyên tử X gần nhau nhất bằng các obitan lai hoá sp3. Khối
lượng riêng của X là 2,45 (gam/cm3).

1. Tính phần trăm thể tích của tế bào bị chiếm bởi các nguyên tử.

2. Xác định tên nguyên tố X.

Lấy số Avogađro NA = 6,022.1023 nguyên tử/mol

Câu 2: 1. Có một họ phóng xạ bắt đầu từ 221Fr và kết thúc bằng 209Bi.

a) Hãy hoàn thành dãy chuyển hóa trên.

b) Trong dãy này có một hạt nhân bền, hãy cho biết đó là hạt nhân nào?
222
2. 86 Rn ở trạng thái khí là phần còn lại khi Ra phóng xạ hạt . Chu kì bán hủy của

222
Ra là 1620 năm, của 86 Rn là 3,82 ngày.

a) Viết phương trình biểu diễn quá trình biến đổi hạt nhân trên.

1
b) Tìm thể tích khí Rn (1 atm, 25oC) nằm cân bằng bền với 1,0 gam Ra. Biết 1 năm
có 365,25 ngày; hằng số khí R = 0,08205 L.atm.K-1.mol-1.

Câu 3: 1. Nước thải của một nhà máy xử lý nước thải có pH = 7,88 và chứa tổng
lượng photpho nguyên tố là 2,0 mg trong 1 lít gồm axit photphoric,
dihydrophotphat, hidrophotphat và photphat. Hằng số axit của axit photphoric:
pKa1 = 2.23; pKa2 = 7.21; pKa3 = 12.32.

Các dạng nào của phopho có nồng độ cao nhất ở pH đã đề cập ở trên? Tính nồng độ
của chúng?

2. Dung dịch A gồm KCN 0,120M; NH3 0,150M và KOH 0,005M. Tính thể tích
dung dịch HCl 0,210M cần cho vào 50,00 ml dung dịch A để pH của hỗn hợp thu
được bằng 9,24. Cho biết pKa của HCN là 9,35; của NH4+ là 9,24.

Câu 4: Cho các số liệu nhiệt động học sau:

Chất CO2(k) H2O(k) CH4(k) N2(k) H2O(l)

∆H0f (kJ.mol- -393,5 -241,8 -74,9 0 -285,9


1
)

Cp (J.K-1. 37 33 35 29 75
mol-1)

1. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H1) cho quá trình sau trong điều kiện đẳng nhiệt ở 298K
và 1 bar:

CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 298K) + 2H2O(k, 298K)

2. Tính hiệu ứng nhiệt (∆H2), cho quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở
1 bar (coi nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ).
2
CH4(k, 298K) + 2 O2(k, 298K) → CO2(k, 498K) + 2H2O(k, 498K)

3. Trong một máy hơi nước, ngọn lửa của metan sẽ đốt nóng hơi nước trong bình
chứa. Trong bom phản ứng chứa 1 mol metan và 10 mol không khí (2 mol oxi và 8
mol nitơ). Giả sử tất cả các khí đưa vào (metan và không khí) đều có nhiệt độ
298K, các sản phảm đều có nhiệt độ 498K và phản ứng là hoàn toàn. Toàn bộ
lượng nhiệt này được truyền cho một lượng nước lỏng là 200 gam. Hãy tính nhiệt
độ cuối cùng của lượng nước này (biết nước ban đầu ở thể lỏng, nhiệt độ 250C).

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 13,44 gam một muối sunfua của kim loại M hoá trị II,
bằng lượng oxi vừa đủ thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan A bằng dung dịch
H2SO4 13,720% (vừa đủ) thu được dung dịch muối nồng độ 20,144%, làm lạnh
dung dịch này đến t0C thấy tách ra 12,50 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà
có nồng độ 14,589%.

a) Xác định kim loại M và công thức của tinh thể T. Biết trong các phản ứng trên
M có hoá trị không đổi.

b) Tính độ tan của muối trong dung dịch bão hoà ở t0C.

-thí sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học-

You might also like