You are on page 1of 9

Mẫu 13-TC MSHV:……….

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ LONG AN


KHOA ………………..

Họ và tên học viên:……..


Đơn vị công tác:……

BÀI THU HOẠCH


NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

Thuộc Phần học: Phần VII


Lớp: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính,
khóa: ...

Long An, tháng …. năm 202…


NỘI DUNG (Tối đa 5 - 7 trang) (8điểm)
1. Địa điểm nghiên cứu: tại tỉnh Vĩnh Long.
2. Nội dung nghiên cứu: Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo
theo hướng hiện đại.

3. Kết quả nghiên cứu


3.1. Khái quát đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng của công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-
đào tạo theo hướng hiện đại ở địa phương, cơ sở (0.5 - 1 trang), (1đ)

3.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở dịa phương, cơ sở nơi đi thực tế.
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông
Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL. Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long là 152.573 ha, trong đó,
113.582 ha đất nông nghiệp, chiếm 74,44% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
Trong đó, nhiều nhất là đất trồng lúa 64.500 ha, chiếm 42,27%. Ngoài ra, có
45.356 ha đất trồng cây lâu năm, chiếm 29,73%; 2.300 ha đất nuôi trồng thủy
sản. Diện tích đất phi nông nghiệp là 38.991 ha chiếm 25,56% diện tích đất toàn
tỉnh. Từ 2016-2020, 7.149 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông
nghiệp.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt
1.022.791 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu
Long), mật độ dân số đạt 687 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt
gần 169.862 người, chiếm 16,6% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt
852.929 người, chiếm 83,4% dân số.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4
năm 2019, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Trong đó dân tộc Kinh có 997.792 người, người Khmer có 21.820 người, người
Hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm,
Mường,...
Đào tạo nghề ngày càng gắn với nhu cầu của người sử dụng và tìm việc
làm. Ước đến năm 2020, toàn tỉnh có 75% lao động có chuyên môn kỹ thuật qua
đào tạo. Duy trì tạo việc làm mới bình quân hàng năm trên 20.000 lao động,
1
trong đó có hơn 1.300 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Mạng lưới
đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 03 trưòng đại học, 03 trường cao
đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp, 2 trường trung cấp dạy nghề, dạy
nghề có 30 cơ sở dạy nghề. Cùng với đó, tạo thêm việc làm mới cho 25.242 lao
động, đạt 126,21% kế hoạch và tăng 8,82% so với năm 2018; thu nhập bình
quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 50,65 triệu đồng.
Mạng lưới giáo dục phổ thông có 128 trường mẫu giáo, 214 trường tiểu
học, 89 trường THCS, và 31 trường THPT. Toàn tỉnh đã có 22 trường mẫu giáo,
mầm non (tỷ lệ 18,18%); 80 trường Tiểu học (tỷ lệ 37,38%); 24 trường THCS
(tỷ lệ 27%) và 04 trường THPT (tỷ lệ 12,9%) được công nhận đạt chuẩn và đạt
chuẩn quốc gia.
Năm 2019, nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long duy trì đà tăng trưởng, tổng
sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 6,22%.
Để đáp ứng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Long tập trung đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế; trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tiếp tục đầu tư và khuyến khích
xã hội hoá để đầu tư cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp, phấn đấu
hết năm 2020 có 55% trường đạt chuẩn quốc gia và 100% đơn vị đạt chuẩn quốc
gia về phổ cập bậc trung học, phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi; có 75% lao động có
chuyên môn kỹ thuật, trong lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 55%.
Nhận thức sâu sắc được vấn đề trên Tỉnh ủy Vĩnh Long và Chính quyền
đã quan tâm, khẳng định vai trò của công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục – đào tạo theo hướng hiện đại là một bộ phận không thể tách rời của quá
trình xây dựng, phát triển. Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu để phát
triển Vĩnh Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của
quá trình tăng trưởng kinh tế hiện tại và tương lai.
Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo hướng
hiện đại ở địa phương, cơ sở.

2
-Vai trỏ, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục –
đào tạo theo hướng hiện đại hiện nay.

-Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới căn bản,
toàn diện của giáo dục – đào tạo theo hướng hiện đại hiện nay..

3.2. Thực trạng về đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục – đào tạo theo hướng hiện đại ở địa
phương, cơ sở hiện nay (2 - 3 trang), (3đ)

3.2.1. Ưu điểm
Ngành Giáo dục đã tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt sâu sắc trong toàn
ngành về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, đồng thời cụ thể hóa các quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trên cơ
sở đó, tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các
Chương trình hành động, Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch để phát triển giáo dục nói
chung và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT
nói riêng. Kết quả triển khai thực hiện đạt được những ưu điểm nổi bật như sau:
- Hệ thống các trường mầm non, phổ thông được chuẩn hóa. Quy mô trường lớp
tiếp tục phát triển hợp lý, đảm bảo nhu cầu đến lớp của học sinh. Cơ sở vật chất, thiết
bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia tăng hàng năm.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất
lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, góp
phần tích cực nâng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ. Chế độ, chính sách
đối với đội ngũ NG và CBQL thực hiện đúng quy định của nhà nước.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ, trình độ dân trí được nâng lên.
Bước đầu chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng
lực và phẩm chất người học. Chỉ đạo thực hiện tốt học đi đôi với hành; lý luận gắn với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Chú trọng giáo dục toàn diện, làm tốt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn.
- Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quan tâm chỉ đạo. Kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì vững chắc. Nhiều
đơn vị cấp xã, huyện đạt chuẩn mức độ 2 và 3. Năm 2016, tỉnh được Bộ GDĐT công
nhận hoàn thành phổ cập GDMNT5T. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất
là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; bảo đảm bình đẳng
giới trong giáo dục và đào tạo.
- Các kỳ thi, kiểm tra do địa phương tổ chức được đổi mới theo hướng đánh giá
năng lực, phẩm chất người học và phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở, tạo được sự đồng tình
cao trong và ngoài ngành. Kỳ thi THPT quốc gia được thực hiện nghiêm túc theo các
chủ trương đổi mới của Bộ GDĐT.
- Công tác phân luồng HS sau TN THCS được quan tâm thực hiện với lộ trình
cụ thể. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT được thực hiện linh hoạt,
phù hợp với thực tế địa phương. Việc xây dựng xã hội học tập đạt kết quả khá tốt.
3
- Công tác quản lý giáo dục có nhiều biện pháp đổi mới để nâng cao hiệu lực và
hiệu quả quản lý. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tăng nhanh số cơ sở giáo
dục được đánh giá ngoài so với năm 2013. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng
rãi trong các cơ sở giáo dục.
- Công tác nghiên cứu khoa học trong giáo viên và học sinh được quan tâm, đạt
được một số kết quả nhất định. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương
được quan tâm và đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Nhìn chung, qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, giáo dục
Vĩnh Long đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Từng bước xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản
lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo
đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.

3.2.2. Hạn chế


Công tác quản lý giáo dục và đào tạo ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu
cầu, nhất là yêu cầu về thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Một bộ
phận đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và
phát triển giáo dục, chưa mạnh dạn và chủ động trong thực hiện đổi mới. Vẫn còn tình
trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các trường mầm non và phổ thông.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học mô ̣t số nơi còn thiếu và lạc hậu,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục: phòng thực hành, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa
đồng bộ và còn thiếu do nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế.
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tuy có nâng lên nhưng chất lượng giáo dục ở
một số đơn vị chưa xứng tầm, khai thác chưa hiệu quả cơ sở vật chất, thiếu quan tâm
bổ sung trang thiết bị và đầu tư chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều
trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đến thời điểm công nhận lại không đáp
ứng tiêu chuẩn theo quy định.
Chất lượng giáo dục phổ thông vẫn còn có sự chênh lệch giữa các địa bàn
trong tỉnh. Công tác giáo dục mũi nhọn tuy có sự đầu tư nhưng chất lượng thiếu ổn
định, số học sinh đạt giải quốc gia một số năm chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Hoạt động
nâng cao chất lượng toàn diện vẫn còn những hạn chế.
Một số CSGD chưa tích cực, chủ động trong thực hiện kiểm định chất lượng
giáo dục. Báo cáo tự đánh giá chưa sâu, chưa làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, kế
hoạch cải tiến chất lượng chưa cụ thể. Vẫn còn trường chưa thực hiện đăng ký kiểm
định chất lượng theo kế hoạch đề ra.
Kết quả giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
phục vụ phát triển kinh tế địa phương nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp

4
phục vụ cho các Đề án lớn của tỉnh còn hạn chế. Kết quả phân luồng học sinh sau tốt
nghiệp THCS còn hạn chế.

Nguyên nhân của những thành tựu trên:

Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại:


Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát
triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" đôi lúc
còn lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình
phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Vĩnh Long là địa phương còn khó khăn về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã
hội nên mức chi thường xuyên, chi đầu tư cho ngành giáo dục đôi lúc chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển. Kinh tế - xã hội các địa bàn trong tỉnh phát triển chưa đồng
đều dẫn đến có sự chênh lệch về chất lượng giáo dục.
Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa chủ đô ̣ng trong đổi mới
công tác quản lý; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; chưa kịp thời cập
nhật nội dung, phương pháp, kiến thức mới trong quản lý và giảng dạy nên hiệu quả
chưa cao.

3.2.3. Nhận xét đánh giá chung

- Được, chưa được.

- Rút ra những vấn đề qua nghiên cứu.

3.3. Những vấn đề rút ra qua nghiên cứu thực tế (1,5 - 2 trang), (3 đ)
Qua nghiên cứu, bản thân rút ra bài học, kinh nghiệm, giải pháp và kiến
nghị gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo hướng hiện đại ở trường THPT An Ninh,
huyện Đức Hòa – nơi tôi đang công tác trong thời gian tới như sau:
3.3.1. Bài học kinh nghiệm

3.3.2. Giải pháp


*đối với lãnh đạo đơn vị trường THPT An Ninh
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương, sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, sở, ngành và tổ chức chính trị-xã
hội đối với giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong toàn ngành các quan điểm, mục tiêu, nhiệm
5
vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW; Chương trình hành độ ng của
Tỉnh Ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tiếp tục thực hiện công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và phát triển đảng
viên trong ngành theo hướng phát triển số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu
chuẩn để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong từng cơ sở giáo dục.
Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh, các cơ quan
thông tin đại chúng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông nhằm tạo
sự đồng thuận, tin tưởng của xã hộ i đối với sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân
cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII
về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân;, nêu gương
các tấm gương người tốt, việc tốt, các hành động đẹp. Nâng cao hiệu quả hoạt động
tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản
lý, giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh.
Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
- Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện các yếu tố cơ bản
của giáo dục và đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học;
chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục
phổ thông mới
Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng toàn diện,
tích hợp và các hoạt động gắn với nâng cao hiệu quả phân luồng, hướng nghiệp
Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục
thường xuyên; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng,
thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập
suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức dạy học tích cực. Đa dạng hóa
các hình thức dạy học. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nâng cao
hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; xây dựng và thực hiện giáo dục
STEM phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của địa phương.
Tăng cường công tác truyền thông, tạo bước chuyển trong nhận thức của toàn
ngành về chương trình GDPT 2018.
Đảm bảo đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục và nhân viên triển khai thực hiện
chương trình GDPT 2018.
Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện chương trình GDPT 2018.

6
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình,
sách giáo khoa GDPT trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Tổng hợp, đánh giá kết quả
thực hiện hàng năm, báo cáo về cơ quan trực tiếp quản lý.
- Đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ,
thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo,
coi trọng quản lý chất lượng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
thực thi chính sách, pháp luật, các văn bản chỉ đạo của ngành; Xử lý nghiêm và công
khai đối với các vi phạm.
Triển khai các chương trình bồi dưỡng thường xuyên CBQL giáo dục các cấp,
tiêu chuẩn CBQL phòng, sở GDĐT. Thực hiện đúng quy định về công tác quy hoạch
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục chủ chốt ở các cấp, các cơ sở giáo dục để
tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và chất
lượng đội ngũ kế thừa.
Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và
đào tạo.
Đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người
đứng đầu cơ sở giáo dục.
Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
phát triển hệ thống trường THPT chuyênnhằm tạo nguồn đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
Gắn kết chặt chẽ phát triển GDĐT với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và đáp ứng yêu
cầu phát triển, chú trọng quản lý chất lượng đầu ra.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học.
Tuyên truyền, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và CBQL tích cực tham gia nghiên
cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý.
Nhân rộ ng thực hiện dạy học STEM trong giáo dục phổ thông, phát hiện và bồi
dưỡng những học sinh có năng lực và say mê nghiên cứu khoa học.
Khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.
- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và
đào tạo
quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học nhằm tạo điều kiện và
đảm bảo quyền lợi cho công dân Việt Nam đi học nước ngoài.
Tăng cường quản lý đối với chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học và
trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động tư vấn du
học.
3.4. Đề xuất, kiến nghị (01 trang), (1 đ)

7
Để góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo hướng hiện đại ở địa phương, cơ sở, bản
thân có những đề xuất và kiến nghị như sau:
3.4.1 Đối với trường Chính trị Long An
3.4.2 Đối với Sở Giáo dục – đào tạo Long An

+ Tăng cường xây dựng CSVC trường học, tạo chuyển biến rõ rệt của các trường
TH trong việc xây dựng, cải tạo cảnh quan nhà trường; tăng cường xây dựng CSVC
nhà trường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đẩy nhanh xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia phấn đấu năm 20.... có .....% số trường THCS và 20% số
trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Với nhà trường và với địa phương nơi công tác


HÌNH THỨC (2 điểm)
Bài thu hoạch đảm bảo kết cấu theo hướng dẫn (1 đ).
Bài thu hoạch được in trên giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), phần nội
dung được in trên hai (02) mặt, tổng độ dài nội dung (5 - 7) trang; sử dụng kiểu
chữ (font) Times New Roman thuộc mã Unicode, cỡ (size) 14; giãn dòng đặt ở chế
độ 1,5 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2 cm. Số trang đánh ở
giữa, phía dưới mỗi trang giấy (1 đ).

* Lưu ý quan trọng:


- Bài thu hoạch được in 02 mặt, trên giấy A4 trắng. KHÔNG ĐÓNG BÌA
CỨNG HOẶC BÌA KÍNH, chỉ cần bấm phía lề trái.
- Mỗi học viên nộp 2 bản.
- Trình bày theo mẫu thống nhất được cung cấp.

You might also like