You are on page 1of 9

Mẫu 13-TC MSHV:……….

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ LONG AN


KHOA LÍ LUẬN CƠ SỞ

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Diễm Nhi


Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thuận Mỹ

BÀI THU HOẠCH


NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

Thuộc Phần học: Phần VII


Lớp: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính,
khóa: 135 (C135)

Long An, tháng 11 năm 2020


NỘI DUNG
1. Địa điểm nghiên cứu: tại tỉnh Vĩnh Long
2. Nội dung nghiên cứu: Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục - đào tạo theo hướng hiện đại.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khái quát vị trí và tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục - đào tạo theo hướng hiện đại:
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn,
cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo
dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người
học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.

Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội
và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách
quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú
trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Đổi mới hệ
thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ
và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và
đào tạo.

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào
tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các
vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc

1
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và
các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào
tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng
thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất
nước.

3.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

3.2.1. Ưu điểm

Ngành Giáo dục đã tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt sâu sắc trong
toàn ngành về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, đồng thời cụ thể hóa các
quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Trên cơ sở đó, tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh ban hành các Chương trình hành động, Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch
để phát triển giáo dục nói chung và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi
mới căn bản và toàn diện GDĐT nói riêng. Kết quả triển khai thực hiện đạt được
những ưu điểm nổi bật như sau:
- Hệ thống các trường mầm non, phổ thông được chuẩn hóa. Quy mô
trường lớp tiếp tục phát triển hợp lý, đảm bảo nhu cầu đến lớp của học sinh. Cơ
sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại
hóa. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng hàng năm.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và
chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan
tâm, góp phần tích cực nâng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ. Chế
độ, chính sách đối với đội ngũ NG và CBQL thực hiện đúng quy định của nhà
nước.
- Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ, trình độ dân trí được nâng
lên. Bước đầu chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển năng lực và phẩm chất người học. Chỉ đạo thực hiện tốt học đi đôi với
hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội.
2
- Chú trọng giáo dục toàn diện, làm tốt giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn.
- Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quan tâm chỉ đạo. Kết quả
phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì vững
chắc. Nhiều đơn vị cấp xã, huyện đạt chuẩn mức độ 2 và 3. Năm 2016, tỉnh
được Bộ GDĐT công nhận hoàn thành phổ cập GDMNT5T. Cơ hội tiếp cận
giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối
tượng chính sách; bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

- Các kỳ thi, kiểm tra do địa phương tổ chức được đổi mới theo hướng
đánh giá năng lực, phẩm chất người học và phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở, tạo
được sự đồng tình cao trong và ngoài ngành. Kỳ thi THPT quốc gia được thực
hiện nghiêm túc theo các chủ trương đổi mới của Bộ GDĐT.
- Công tác phân luồng HS sau TN THCS được quan tâm thực hiện với lộ
trình cụ thể. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT được thực hiện
linh hoạt, phù hợp với thực tế địa phương. Việc xây dựng xã hội học tập đạt kết
quả khá tốt.
- Công tác quản lý giáo dục có nhiều biện pháp đổi mới để nâng cao hiệu
lực và hiệu quả quản lý. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tăng nhanh số
cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài so với năm 2013. Công nghệ thông tin được
ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục.
- Công tác nghiên cứu khoa học trong giáo viên và học sinh được quan
tâm, đạt được một số kết quả nhất định. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
tại địa phương được quan tâm và đã đạt được một số kết quả bước đầu.

3.2.2. Hạn chế

Công tác quản lý giáo dục và đào tạo ở một số địa phương chưa đáp ứng
yêu cầu, nhất là yêu cầu về thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới.
Một bộ phận đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa theo kịp yêu cầu
đổi mới và phát triển giáo dục, chưa mạnh dạn và chủ động trong thực hiện đổi
3
mới. Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các trường mầm non và
phổ thông.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học mô ̣t số nơi còn thiếu và lạc
hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục: phòng thực hành, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng
dạy học chưa đồng bộ và còn thiếu do nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất
còn hạn chế.
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tuy có nâng lên nhưng chất lượng giáo
dục ở một số đơn vị chưa xứng tầm, khai thác chưa hiệu quả cơ sở vật chất,
thiếu quan tâm bổ sung trang thiết bị và đầu tư chuyên môn để nâng cao chất
lượng giáo dục. Nhiều trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đến thời
điểm công nhận lại không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
Chất lượng giáo dục phổ thông vẫn còn có sự chênh lệch giữa các địa bàn
trong tỉnh. Công tác giáo dục mũi nhọn tuy có sự đầu tư nhưng chất lượng thiếu
ổn định, số học sinh đạt giải quốc gia một số năm chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Hoạt
động nâng cao chất lượng toàn diện vẫn còn những hạn chế.
Một số CSGD chưa tích cực, chủ động trong thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục. Báo cáo tự đánh giá chưa sâu, chưa làm rõ những mặt mạnh,
mặt yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng chưa cụ thể. Vẫn còn trường chưa thực
hiện đăng ký kiểm định chất lượng theo kế hoạch đề ra.
Kết quả giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế địa phương nhưng nguồn nhân lực
chất lượng cao trực tiếp phục vụ cho các Đề án lớn của tỉnh còn hạn chế. Kết
quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS còn hạn chế.

3.2.3. Nhận xét đánh giá chung

Nhìn chung, qua 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết, giáo dục tỉnh nhà
đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về
chất lượng, hiệu quả GD- ĐT; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Từng bước xây dựng nền giáo
4
dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt học tốt, quản lý tốt. Qua đó, giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng
sáng tạo, sống tốt và làm việc hiệu quả.

3.3. Những vấn đề rút ra qua nghiên cứu thực tế

3.3.1. Bài học kinh nghiệm

Để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo theo hướng hiện đại cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao
nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân
nhằm nâng cao nhận thức về đầu tư, quan tâm, chăm lo phát triển GD- ĐT.
Chú trọng làm tốt công tác xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên
vững mạnh về tư tưởng, đủ phẩm chất nhà giáo, có ý thức chấp hành pháp luật,
đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo chuyên môn đáp ứng yêu cầu thời kỳ công
nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Song song đó, tích cực thực hiện tốt việc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới
các cơ sở GD- ĐT, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo; đồng thời, tiếp tục
đẩy mạnh việc thực hiện huy động nguồn lực xã hội, xã hội hóa nhằm chăm lo
cho sự nghiệp giáo dục.
Ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối
sống, kỹ năng sống cho học sinh. Theo đó, quan tâm giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống lồng ghép vào các hoạt động của trường, của lớp. Tổ
chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi là sân chơi
lành mạnh, tạo môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Tăng cường công tác
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục hình thành
nhân cách cho học sinh.

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại:

- Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW,
Chương trình hành động số của BTV tỉnh ủy và kế hoạch của tỉnh về thực hiện đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận
5
thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và học sinh toàn
ngành và sự đồng thuận của xã hội trong việc đầu tư, quan tâm, chăm lo phát triển
GD&ĐT.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục theo mục tiêu của Nghị
quyết số 29-NQ/TW; trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối
sống, kĩ năng sống; giáo dục pháp luật, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân;
giáo dục thể chất và hướng nghiệp cho học sinh; kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy
người và dạy nghề; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện
và hiện đại.

- Đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả
GD&ĐT, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; khắc phục
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tăng cường kĩ năng thực hành,
vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn ; đa dạng hóa cca1
hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa
học của học sinh.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về quy định
đánh giá học sinh tiểu học.

- Đổi mới căn bản và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí giáo dục, coi
trọng quản lí chất lượng và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đẩy mạnh phân
cấp quản lí, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, các
cơ sở giáo dục theo Nghị định số 16/ 2015/NĐ-CP của chính phủ. Đổi mới mạnh
mẽ công tác kiểm tra; tăng cường kiểm tra đột xuất và những vấn đề bức xúc, dễ
xảy ra sai phạm, xử lí nghiêm các sai phạm, thông báo công khai trước công luận,
giữ vững trật tự, kỉ cương trong ngành.

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, Đề
án “Xóa mù chữ giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn. Tiếp tục mở rộng mô hình
trường học mới Việt Nam.

6
- Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu điều chỉnh, bổ sung các đề án, kế
hoạch và quy hoạch phát triển GD&ĐT cho phù hợp với việc thực hiện đổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia
của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ
sở GD&ĐT.

 3.4. Đề xuất, kiến nghị:


* Trường Chính trị Long An
- Tham mưu Tỉnh ủy Long An tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng,
nghiệp vụ về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT cho đội ngũ CBQL, GV trên
địa bàn tỉnh.
- Đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ
CBQL, GV theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả công tác bồi dưỡng.
- Tổ chức cho các lớp bồi dưỡng công tác đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT
theo hướng hiện đại tọa đàm cũng như đi thực tế tại một số đơn vị làm tốt công
tác này để học tập trao đổi kinh nghiệm.
* Chính quyền địa phương, đơn vị công tác
- Đối với Chính quyền cấp huyện, xã cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục
địa phương; cần phải quán triê ̣t sâu sắc đến từng giáo viên, học sinh toàn bô ̣
nghị quyết 29- NQ/TW từ đó làm chuyển biến nhâ ̣n thức của đô ̣i ngũ giáo viên,
học sinh là yếu tố quyết định đến chất lượng của viê ̣c đổi mới căn bản và toàn
diê ̣n giáo dục.
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo
hướng hiện đại, ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tập
trung quy hoạch Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức
lối sống đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh; thực hiện tốt việc luân chuyển, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại…Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong trường học;
nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; thực hiện tốt quy
chế dân chủ; thường xuyên thanh tra theo chuyên ngành nhằm phát hiện, khắc

7
phục những yếu kém trong Giáo dục, đồng thời biểu dương khen thưởng xứng
đáng và kịp thời những điển hình tiên tiến.
-Trường Tiểu học Thuận Mỹ:
+ Nhà trường cần xây dựng kế hoạch và thực hiê ̣n các biê ̣n pháp để nâng cao
chất lượng đô ̣i ngũ giáo viên.
+ Cần thường xuyên triển khai dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn để phát
huy năng lực tư duy của người học, lồng ghép nô ̣i dung giáo dục giá trị truyền
thống, bản sắc văn hóa của quê hương, đất nước. Nên tổ chức cho các em có
những buổi tham quan thực tế, trải nghiê ̣m sáng tạo cho các em. Đô ̣ng viên
khuyến khích các em tham gia các cuô ̣c thi sáng tạo khoa học kỹ thuâ ̣t ở các cấp
để khơi dâ ̣y niềm say mê nghiên cứu khoa học.
+ Nhà trường nên có ngân hàng đề đã được kiểm định đáp ứng yêu cầu đổi mới
để thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c kiểm tra, đánh giá. Ma trâ ̣n đề kiểm tra được xây dựng
theo các mức đô ̣ nhâ ̣n thức.
+ Nhà trường tiếp tục kêu gọi, huy đô ̣ng các nguồn vốn từ các tổ chức xã hô ̣i
như các cựu học sinh thành đạt, các cơ quan ban nghành, tổ chức kinh doanh, từ
thiê ̣n, phụ huynh…. để trang bị đầy đủ các  thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng
dạy như máy chiếu, phòng nghe, các thiết bị và hóa chất phục vụ cho thực hành,
thí nghiê ̣m
+ Nhà trường nên xây dựng các khu thực hành, học tâ ̣p thực tế cho học sinh như
vườn sinh học, phòng tâ ̣p đa năng, thành lâ ̣p các câu lạc bô ̣ về nhiều lĩnh vực
như văn học, toán học, thơ ca, lịch sử, thể dục thể thao trong nhà trường để các
em có cơ hô ̣i thể hiê ̣n năng lực của bản thân và giúp các em yêu thích các môn
học hơn, yêu trường, yêu lớp hơn.

You might also like