You are on page 1of 5

*Cấu trúc :

- Chủ thể tham gia thực hiện : Đội ngũ GV nhà trường
- Chủ thể quản lí : Hiệu trưởng nhà trường
- Phương thức quản lí : Tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Sản phẩm : Kế hoạch giáo dục mới trên cơ sở điều chỉnh chương trình giáo dục hiện hành
- Phạm vi : Chỉ trong phạm vi nhà trường
- Tính chất : Liên tục thay đổi, phát triển qua từng năm
- Tài liệu : Giáo án của GV; tài liệu lưu hành nội bộ của tổ chuyên môn

*Quy trình phát triển chương trình nhà trường:

1.Phân tích bối cảnh :


- Là việc xác định, xem xét tất cả các yếu tố như: sứ mạng, tầm nhìn củanhà trường, môi trường
giáo dục, nguồn nhân lực, đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương, đặc điểm học sinh, cơ sở vật
chất, nguồn tài chính, khả năng xã hội hóagiáo dục, xu thế hướng nghiệp của học sinh… để có
thể đưa ra các quyết định phù hợp về mục tiêu, cấu trúc, nội dung của chương trình giáo dục
nhà trường.
2.Phân tích chương trình hiện hành :
- Cần xác định rõ phạm vi của hai lĩnh vực:
- Phân tích, đánh giá khái quát CTGD phổ thông:
Để phân tích, đánh giá khái quát chương trình GDPT đảm bảo tính chính xác, thuyết phục, làm
cơ sở cho những định hướng phát triển CTNT, cần phải bámsát các văn bản chỉ đạo.
- Phân tích, đánh giá cụ thể chương trình các môn học của GDPT:
Để phân tích, đánh giá cụ thể chương trình các môn học hiện hành đạt yêu cầu chất lượng, làm
cơ sở cho việc điều chỉnh cấu trúc, nội dung các chương trình môn học trong quy trình phát
triển chương trình nhà trường.
3. Phân công công việc :
- Phát triển chương trình bảo trì nhà trường hỏi có sự cố tham gia với mức độ khác nhau, ở
những điểm khác nhau của nhiều thành phần trong và bên ngoài nhà trường. Vì vậy cần phải có
công cụ phân tích kế hoạch mới có thể làm việc cho các bộ phận.
4. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học :
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹnăng của môn học
hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạtđược… là
- Bên cạnh việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, việc xác định thái độ và giá trị là bộ phận
không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông

Kiến Thức

Mục Tiêu
Kỹ năng tư duy
Thái độ
Yêu cầu chuẩn
hànhphải:
động
- Nêu được mức độ yêu cầu, căn bản
- Mọi người học phải đáp ứng
- Dựa trên thang mục tiêu
- Cơ sở cho đánh giá kết quả người học đạt
5.Thiết kế chương trình nhà trường :
Bước 1: Hiệu trưởng chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn của nhà trường triển khaithực hiện nhiệm vụ theo
những định hướng sau :

+ Bám sát CT giảm tải của Bộ GD&ĐT

+ Rà soát nội dung CT

+ Cấu trúc, Sắp xếp lại ND dạy học của từng môn học
+ Thực hiện ktra , đánh giá theo những ND dạy học đã điều chỉnh

Bước 2 : Các tổ/nhóm chuyển môn triển khai và đưa ra đề xuất điều chỉnh cấu trúc , ND dạy học

* Quy trình cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của các tổ/nhóm chuyên môn
- Các tổ/nhóm chuyên môn xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soátchương trình sách giáo
khoa hiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học,chương trình môn học.
- Triển khai, phân công thực hiện việc cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy họccủa chương trình môn.

- Tổ chức thực hiện.

- Nghiệm thu , triển khai.

* Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn


- Tích hợp trong phạm vi hẹp: Đây là hình thức tích hợp theo hướng gắn kết các nội dung có liên
quan của các phân môn trong môn học; đồng thời tùy theo đặc trưng môn học lồng ghép thích
hợp các nội dung phát triển bền vững như môitrường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kỹ năng
sống, dân số, sức khỏe sinh sản…vào nội dung dạy học.
VD: Tích hợp các môn Đại số, Hình học, Lượng giác trong môn Toán
- Tích hợp phạm vi rộng: Là hình thức tích hợp các môn học độc lập theogiáo dục truyền thống
thành một môn học mới.
VD: Tích hợp các môn học Vậy lý, Hóa học, Sinh học thành KHTN…
- Tích hợp các nội dung/vấn đề/kỹ năng/ năng lực trong một môn học hoặcnhiều môn học để
tạo ra những chủ đề tích hợp liên môn.
Gồm các hình thức:
+ Các nội dung dạy học chưa được xây dựng trong chương trình các môn học hiện hành .
+ Các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhautrong các môn học của
chương trình.
+ Nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đấtnước.
VD: Chủ đề Cách mạng tháng 8
* Thiết kế nội dung, phương pháp dạy học tích hợp chương trình môn họcvới chương trình giáo
dục địa phương : Đưa ND CT GD địa phương vào các môn học nhằm tạo điều kiện HS gắn những
kiến thức đã được học trọng nhà trường vs những vấn đề kinh tế, VH, XH đang đặt ra cho mỗi
đơn vị địa phương.
* xây dựng các chủ đề tự chọn theo hướng dạy học phân hóa : DH phân hóa là định hướng về
nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng,
nhằm đảm bảo yếu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu
và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có
của mỗi học sinh.
* Thiết kế một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục : C ăn cứ vào đặc
trưng khác biệt giữa môn học và HĐ GD để chuyển đổi
* Thiết kế bổ sung các hoạt động GD khác :
+ HĐ GD tập thể
+ HĐ GD theo chủ đề theo tháng, trong hè
+ HĐ GD hướng nghiệp, Dạy nghề phổ thông , GD lồng ghép trong các môn học
- HĐ ngoại khóa trong năm học và trong hè .
6. Thực hiện chương trình nhà trường :
- Xây dựng kế hoạch giáo dục. Kế hoạch giáo dục này sẽ thể hiện đầy đủ nộidung dạy học (các
nội dung điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế, các chủ đề dạy họctích hợp liên môn, dạy học tự
chọn) và các hoạt động giáo dục (hoạt động giáo dụcchuyển đổi từ nội dung dạy học, hoạt động
giáo dục được thiết kế bổ sung.
- Tổ chức thực hiện theo Kế hoạch giáo dục đã xây dựng.
7. Đánh giá, điều chỉnh.
- Loại hình: Đánh giá hiệu quả
- Mục tiêu: Xác định hiệu quả của kế hoạch giáo dục theo định hướng pháttriển năng lực của
học sinh của nhà trường, làm cơ sở cho những quyết định tiếptục hay chỉnh sửa trong thời gian
tới.
- Nội dung: Đánh giá nhằm trả lời hai câu hỏi:
+ Chương trình nhà trường được xây dựng có đem lại kết quả như mongmuốn (có đạt được
mục tiêu đã xác định ) hay không?
+ Cần cải tiến, hoàn thiện chương trình như thế nào?
- Mô hình đánh giá:

Giai đoạn Mục tiêu của quá trình đánh giá Phương pháp phù hợp
1 Các đặc trưng và mục tiêu của chương trình Phán xét của chuyên gia
Phán xét của chuyên gia
2 Chuyển hóa các mục tiêu của chương trình Phán xét của chuyên gia
thành các hoạt độngdự kiến (1->2)
3 Từ các hoạt động dự kiến thành các hoạt Phán xét và nhận xét
động thực tế (2->3)
4 Các kết quả thực tế (1 ->4 và 3 -> 4) Phán xét và nhận xét

- Tiêu chí đánh giá:


+ Đánh giá văn bản chương trình :
+ Đánh giá điều kiện thực hiện chương trình
+ Đánh giá kết quả đầu ra của chương trình
-Chu kì đánh giá : Sau mỗi kì hoặc sau mỗi năm học

You might also like