You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÀI TIỂU LUẬN


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Hương


Ngày tháng năm sinh: 21/11/1999
Nơi sinh: Ninh Bình
Lớp: NVSP Giáo viên Tiểu học- Tiếng Anh K02.2021

Năm: 2021
Mở đầu

Gần đây GS. Nguyễn Lân Dũng đã có bài viết “Chúng ta nên tự hào hay lo lắng về thực
trạng nên giáo dục nước nhà!?” [1]. Trước câu hỏi của GS. Nguyễn Lân Dũng thật khó
có câu trả lời chính xác, tôi chỉ xin mạo muội trả lời ngắn gọn là: Chúng ta có thê tự hào
vê những con sõ mà nên giáo dục đã đạt được trong những năm vừa qua nhưng thực sự lo
lắng vê thực trạng của nên giáo dục hiện nay của nước nhà. Tại sao lại vậy? vì khi nhìn
vào nhừng dừ liệuvê sõ học sinh được đến trường trong độ tuổi đi học, sô sinh viên và sổ
lượng các trường đại học cao đẳng hiện cúng ta đang có; số huy chương vàng, bạc, đồng
của các kỳ thi Olympic quốc tê; nhìn vào đánh giá của PISA; vê kẽt quả thi tốt nghiệp
phổ thông hàng năm, vê sô học sinh giỏi và xuất sắc của mỗi trường, mỗi huyện mỗi
tỉnh,..., không tự hào sao được. Nhưng nhìn vào chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta
đào tạo ra thì không thê không lo ngại. Chính vì thê Trung ương mới có Nghị quyết số 29
— NQ/TW vê “đỗi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điêu kiện kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế”âầ được hội nghị trung ương 8, khóa XI thôngqua. Đê cuộc đõi mới
lân này mang lại hiệu quả chúng tôi thây cân phải lưu ý mây điếm:

- Muốn đổi mới phải biết thực trang của nên giáo dục của nước ta hiện nay đang yêu
kém ở những điếm nào.
- Đâu là giải pháp căn cơ đê có thê tạo nên sự chuyên đổi một các cơ bản và toàn
diện nên giáo dục nước nhà.

Sau đây chúng tôi xin trình bày một sổ nhận định và quan điếm của mình vê hai nôi dung
trên.
I. Nội dung và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

1. Thực hiện nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển
nhanh giáo dục và đào tạo”

Như ta đã biết phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững.

Vì vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển
nhanh giáo dục và đào tạo, chúng ta cần phải thực hiện tốt 5 vấn đề sau:

- Một là, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ
chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học,
công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của
công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.
- Hai là, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động,
cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực
hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành,
lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài;
đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
- Ba là, phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và
xã hội.
- Bốn là, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực
hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao.
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà
soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao
đẳng và dạy nghề trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao
chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm
xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường,
khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.

- Năm là, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất
cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà
nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo
phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó
khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào khuyến
học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa
và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục.

2. Liên hệ địa phương (........), đơn vị cơ sở (Trường THCS, THPT) về cách thức, giải
pháp thực hiện “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển nhanh giáo
dục và đào tạo”

a/ Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương:

Để nâng cao chất lượng giáo dục TH, các giải pháp cần được ngành giáo dục,
triển khai đồng bộ, đó là: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới
kiểm tra đánh giá và tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá. Cụ thể:

+ Sở giáo dục rà soát, kiểm tra và phân loại học sinh đầu năm học, qua đó chỉ đạo bồi
dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém ngoài giờ lên lớp. Xác định các nguyên nhân học sinh
bỏ học và áp dụng các biện pháp vận động tạo điều kiện về hỗ trợ kinh tế để giảm tỉ lệ
học sinh bỏ học.

+ Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên các môn học thực hiện dạy học theo chuẩn kiến
thức kỹ năng của chương trình GDPT. Chỉ đạo dạy học hiệu quả, đổi mới phương pháp
dạy học: Chỉ đạo các Phòng GDĐT tổ chức các hội thảo về đổi mới PPDH, KTĐG ở từng
địa phương, cơ sở giáo dục. Chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương
trình giáo dục phổ thông. Chỉ đạo vận dụng các PPDH phát huy tính tích cực, sáng tạo
khuyến khích khả năng tự học của học sinh. Tăng cường ứng dụng CNTT hợp lý; tổ chức
dạy học sát đối tượng; sử dụng hợp lý SGK khắc phục dạy học theo lối đọc- chép. Qua đó
sẽ từng bước làm thay đổi cách dạy của GV tạo ra không khí phấn khởi trong các nhà
trường trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai.
+ Trong kiểm tra đánh giá cũng cần thực hiện đổi mới. Căn cứ vào yêu cầu của Bộ về đổi
mới KTĐG, Sở GDĐT Gia Lai, phòng GDĐT thành phố Pleiku cần kịp thời tổ chức
hướng dẫn các trường quy trình ra đề kiểm tra đánh giá các môn học đảm bảo tỉ lệ: Nhận
biết 50%, thông hiểu và vận dụng 50%. Chỉ đạo việc đảm bảo đánh giá sát, đúng trình độ
học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng
lực của mình; thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ đã
ban hành.

+ Bộ GDĐT cần tổ chức xây dựng và duy trì nguồn học liệu mở với các dữ liệu bám sát
chuẩn kiến thức kỹ năng của CTGDPT đưa trên Website của Bộ và cặp nhật thường
xuyên để phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá. Sở GDĐT, Phòng GDĐT, Trường THCS,
GV sẽ tiếp cận và chủ động triển khai chủ trương này.

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai chuẩn bị đánh giá định kỳ kết quả học tập của học
sinh nhằm góp phần điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
và tạo cơ sở thực tiễn cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông tiếp theo.

+ Phối hợp với các Dự án mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý, giáo viên: Bồi dưỡng giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; bồi
dưỡng hướng dẫn ra đề kiểm tra đánh giá cho các Phòng GD ĐT huyện, thị xã, thành
phố, đôn đốc chỉ đạo việc bồi dưỡng cho giáo viên ở địa phương.

+ Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học cho các trường THCS, THPT. Cụ thể: Về
thiết bị dạy học cần được tăng cường bổ sung hàng năm đáp ứng yêu cầu giảng dạy; các
phòng học được củng cố đầu tư sửa chữa đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh; phòng
bộ môn đáp ứng được yêu cầu phục vụ khai thác, sử dụng của giáo viên. Sách giáo khoa
THCS,THPT được phát hành đầy đủ, kịp thời đến địa phương trong dịp hè để chuẩn bị
năm học mới. Tỷ lệ trường phổ thông có thư viện và tủ sách giáo khoa dùng chung trên
địa bàn phải đạt theo chuẩn của Bộ GDĐT. Ngoài thiết bị dạy học tối thiểu, cần kiến nghị
với địa phương bố trí kinh phí mua sắm các thiết bị dạy học ngoài danh mục tối thiểu
phục vụ cho công tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Phấn đấu hầu hết các trường
THCS, THPT trong toàn thành phố có máy tính, máy chiếu để phục vụ công tác quản lý
và giảng dạy; các trường THPT, THCS thường xuyên duy trì nối mạng internet để giáo
viên khai thác tư liệu phục vụ cho dạy – học.

b/ Xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học (20...- 20....) và năm học tiếp theo:

Sang năm học mới, giáo dục TH ở Địa phương cần tiếp tục duy trì và thực hiện có
hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc
vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phát huy kết quả 5 năm thực hiện
cuộc vận động “Hai không”, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong
các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trung học của địa phương.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Cụ thể:

+ Bồi dưỡng giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp theo chương trình bồi dưỡng hè,
bồi dưỡng thường xuyên; tăng cường NCKH sư phạm ứng dụng; quan tâm xây dựng và
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học ở trường TH; nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

+ Tăng cường xây dựng CSVC trường học, tạo chuyển biến rõ rệt của các trường TH
trong việc xây dựng, cải tạo cảnh quan nhà trường; tăng cường xây dựng CSVC nhà
trường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đẩy nhanh xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia phấn đấu năm 20.... có .....% số trường THCS và 20% số trường THPT
đạt chuẩn quốc gia.

+ Thực hiện phổ cập giáo dục: Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Hội nghị tổng
kết ............. năm thực hiện phổ cập giáo dục THCS; tiếp tục củng cố, nâng cao chất
lượng tỉ lệ đạt chuẩn PCGDTHCS, thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có
điều kiện) giai đoạn .............; chỉ đạo các địa phương phấn đấu 100% số xã trên phạm vi
toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 20…

c/ Liên hệ bản thân và giải pháp đề xuất:

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục địa phương bản thân
tôi có những đề xuất và giải pháp cụ thể sau :

+ Mỗi cán bộ GV phải không ngừng phấn đấu thực hiện tốt Nghị quyết của đảng uỷ các
cấp về giáo dục từ trung ương đến địa phương. Mỗi cá nhân cần xác định được trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn học tập đổi
mới theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, tự học và trau dồi kiến thức, kĩ năng,
nghiệp vụ chuyên môn.

+ Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo, ưu tiên hàng
đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tập trung quy hoạch Đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức lối sống đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh;
thực hiện tốt việc luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…cán bộ quản lý trường học gắn
với giải quyết chính sách theo Nghị định 132 của chính phủ. Tăng cường công tác xây
dựng Đảng trong trường học; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào
tạo; thực hiện tốt quy chế dân chủ thường xuyên thanh tra theo chuyên ngành nhằm phát
hiện, khắc phục những yếu kém trong Giáo dục, đồng thời biểu dương khen thưởng xứng
đáng và kịp thời những điển hình tiên tiến.

+ Đối với Chính quyền cấp huyện, xã cần quan tâm hơn nữa công tác xã hội, giáo dục địa
phương.

II. Những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học:

Trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu
học “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự
phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào
giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết
trong học tập và sinh hoạt”.

  Trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, mục tiêu của giáo
dục tiểu học “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học Trung học cơ sở”.

   Như vậy, trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo
dục tiểu học không chỉ chú ý chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu “cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để
học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” mà còn chú ý yêu cầu “phát triển phẩm chất và
năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và
những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.

Kế hoạch giáo dục:

1. Các môn học

1.1. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc

Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở
lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học
và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật);
Hoạt động trải nghiệm.

1.2. Các môn học tự chọn

  Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
  So với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, ở chương trình giáo dục phổ
thông mới, môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc với tên gọi
mới là Tin học và Công nghệ; môn Thể dục có tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất;
Ngoại ngữ 1 là môn bắt buộc; làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các
trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.

  Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lí sức khỏe
và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và
văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng
đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện
tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc
sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần. Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là
rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập
thể chất đa dạng như rèn kĩ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục,
các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong
hoạt động. 

  Nổi bật nhất lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động trải nghiệm. Hoạt
động trải nghiệm ở tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học cơ sở và
trung học phổ thông là các hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp
12. Là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện,
tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác
những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác
nhau để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời
sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những
kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng
sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

  Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát
triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của học sinh trong các mối quan hệ với bản
thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp được triển khai qua bốn mạch nội dung
hoạt động chính: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động
hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Ở tiểu học, nội dung Hoạt động trải
nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện, hoạt động
phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội
và tìm hiểu một số nghề gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung
và hình thức phù hợp với lứa tuổi.
2. Thời lượng giáo dục

  Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học
từ 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế
hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

 BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC

(Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT)


Nội dung giáo dục Số tiết/năm học

Lớp 1 Lớp 2 Lớp Lớp 4 Lớp 5


3

1. Môn học bắt buộc

Tiếng Việt 420 350 245 245 245

Toán 105 175 175 175 175

Ngoại ngữ 1 140 140 140

Đạo đức 35 35 35 35 35

Tự nhiên và Xã hội 70 70 70

Lịch sử và Địa lí 70 70

Khoa học 70 70

Tin học và Công nghệ 70 70 70

Giáo dục thể chất 70 70 70 70 70

Nghệ thuật (Âm nhạc, 70 70 70 70 70


Mĩ thuật)

2. Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm 105 105 105 105 105

3. Môn học tự chọn

Tiếng dân tộc thiểu số 70 70 70 70 70

Ngoại ngữ 1 70 70

Tổng số tiết/năm học 875 875 980 1050 1050

Số tiết trung bình/tuần 25 25 28 30 30


3. Định hướng về phương pháp và đánh giá kết quả:
      3.1. Định hướng về phương pháp giáo dục:
      Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích
cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn
hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề
để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng
lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm
năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. 
      Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động
luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết
những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập
và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.
      Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường
thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò
chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh
hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm
việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc
lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình
thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
      3.2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục:
      Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị
về mức độ đạt chuẩn (yêu cầucần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để
hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển
chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
      Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các
môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn
bắt buộc. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
      Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua
đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục. Kết quả các môn học tự chọn được sử
dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả
quá trình học tập.
      Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả
đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và
của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ
chức. 
      Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi,
không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học
sinh và xã hội.

4. Điều kiệm thực hiện chương trình:


      Trường phổ thông được đổi mới căn bản và toàn diện về tổ chức, hoạt động và cơ sở
vật chất, đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu sau để thực hiện chương trình:

- Tổ chức và quản lý nhà trường

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

- Xã hội hoá giáo dục

- Bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy học

III. Kết luận:

  Trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa do Bộ GDĐT phát hành, giáo viên thiết kế
Kế hoạch dạy học trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học kết hợp đổi mới đánh giá học
sinh tiểu học là yếu tố rất quan trọng. 
      Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài hòa cả
phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “chăm học, chăm
làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “hợp tác, tự quản, tự học và giải
quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học,
giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó các em được
hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động
trải nghiệm với các nội dung phù hợp để chính các em được tham gia, được tự hoàn thiện
bản thân mình.

You might also like