You are on page 1of 6

BÀI THU HOẠCH

lớp bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường học
năm 2022
-----

I. CÂU HỎI VIẾT THU HOẠCH:


Câu 1: (05 điểm)
- Qua học tập, nghiên cứu những nội dung cốt lõi và vấn đề mới trong các
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, thứ năm Ban Chấp Hành Trung ương khóa XIII
của Đảng, anh/chị tâm đắc nội dung nào nhất? Vì sao? (04 điểm)
- Liên hệ thực tiễn các nội dung trên tại đơn vị các anh/chị đang công tác?
(01 điểm)
Câu 2: (05 điểm)
- Để triển khai và thực hiện có hiệu quả chuyên đề năm 2022 “Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ,
thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính
trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh” tại đơn vị công tác, theo anh/chị cần tập trung thực hiện
những nội dung, giải pháp gì? (04 điểm)
- Liên hệ thực tiễn bản thân nhằm thực hiện tốt nội dung trên trong thời gian
tới. (01 điểm)
II. NỘI DUNG VIẾT THU HOẠCH:
Câu 1:

Qua học tập, nghiên cứu những nội dung cốt lõi và vấn đề mới trong các Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tư, thứ năm Ban Chấp Hành Trung ương khóa XIII của
Đảng, tôi tâm đắc nhất nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người” vì phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một
đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi
thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững.
Nhiệm vụ:
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh
giáo dục và đào tạo, cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
2

 Coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên
gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ
đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ
và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.
 Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động,
cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực
hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành,
lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài;
đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
 Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và
xã hội.
 Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện
phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát
triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát,
hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng
và dạy nghề trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất
lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã
hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường,
khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.
 Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả
các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà nước tăng đầu tư,
đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục.
Đề xuất giải pháp:
Để nâng cao chất lượng giáo dục, các giải pháp cần được ngành giáo dục triển
khai đồng bộ, đó là:
 Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá
và tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
 Kiểm tra và phân loại học sinh đầu năm học, qua đó chỉ đạo bồi dưỡng phụ
đạo học sinh yếu kém ngoài giờ lên lớp. Xác định các nguyên nhân học sinh bỏ
học và áp dụng các biện pháp vận động tạo điều kiện về hỗ trợ kinh tế để giảm tỉ lệ
học sinh bỏ học.
3

 Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên các môn học thực hiện dạy học theo
chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chỉ đạo dạy
học hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức
kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ đạo vận dụng các phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo khuyến khích khả năng tự học của
học sinh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý; tổ chức dạy học sát
đối tượng; sử dụng hợp lý Sách giáo khoa khắc phục dạy học theo lối đọc - chép.
Qua đó từng bước làm thay đổi cách dạy của giáo viên.
 Trong kiểm tra đánh giá cũng cần thực hiện đổi mới. Đảm bảo đánh giá sát,
đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh
biết tự đánh giá năng lực của mình; thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá,
xếp loại học sinh của Bộ đã ban hành.
 Cần tổ chức xây dựng và duy trì nguồn học liệu mở với các dữ liệu bám sát
chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông, cập nhật thường
xuyên để phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá.
 Tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo
viên: Bồi dưỡng giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; bồi dưỡng hướng dẫn ra
đề kiểm tra đánh giá.
 Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị trường học cho trường học. Về thiết bị
dạy học cần được tăng cường bổ sung hàng năm đáp ứng yêu cầu giảng dạy; các
phòng học được củng cố đầu tư sửa chữa đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh;
phòng bộ môn đáp ứng được yêu cầu phục vụ khai thác, sử dụng của giáo viên.
Sách giáo khoa được phát hành đầy đủ, kịp thời đến địa phương trong dịp hè để
chuẩn bị năm học mới.

CÂU 2:
Để triển khai và thực hiện có hiệu quả chuyên đề năm 2022 “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, thật
sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị
vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh” tại đơn vị công tác cần tập trung thực hiện những nội dung, giải
pháp đó là:
Cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung, giá trị và
ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh nghiên
cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn
4

với việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của công tác xây dựng,
chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên…
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện
nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị.
Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với giảng dạy, làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ đơn vị.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong
trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội.
Đẩy mạnh tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh với các cuộc vận động, phong trào thi đua của các cấp,
các ngành.
Làm cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức sâu sắc và tự giác thực
hiện bổn phận, trách nhiệm của bản thân, gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với
nhân dân, “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách
nhiệm với dân”.
Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động “Toàn Đảng, toàn dân khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước”, với quyết tâm “sánh vai với các cường quốc” như mong
ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò của báo chí và hệ thống thông tin
đại chúng, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông nhằm đạt hiệu
quả cao nhất trong công tác tuyên truyền.
Nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh trong cản bộ, giáo viên, nhân viên, nhất là người đứng
đầu. Trước hết là các đồng chí Hiệu trưởng, Hiệu phó, Chủ tịch công đoàn, các tổ
trưởng chuyên môn theo phương châm cán bộ có chức vụ càng cao càng phải
gương mẫu.
Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây
dựng ý chí, khát vọng phát triển của bản thân và của cơ quan, đơn vị. Không
ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, tự giác nêu gương
cần, kiệm, liêm, chính, lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm.
Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp
với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác tu dưỡng, rèn
luyện, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”, thường
xuyên “tự soi”, “tự sửa”.
Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng, chỉnh đốn
đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện từ sớm,
5

kịp thời ngăn chặn vi phạm nội quy trường học, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm
cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được
thực hiện nghiêm túc, thực sự đi vào nền nếp, thực chất, hiệu quả.
Phát huy vai trò giám sát của ban thanh tra nhân dân trong thực hiện quy định của
nhà trường. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh các giáo viên, nhân viên vi phạm.
Khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những tấm gương tiêu biểu.
Liên hệ thực tiễn bản thân nhằm thực hiện tốt nội dung trên trong thời
gian tới:  Bản thân luôn cố gắng tự bồi dưỡng mang lại kết quả cao nhất trong bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên. Luôn trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, mạnh dạn học hỏi và luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học. Công tác
chuyên môn:
Thực hiện đúng qui chế chuyên môn:
Luôn có ý thức nghiêm túc, tự giác trong việc cải tiến lề lối làm việc, nâng
cao năng suất lao động. Thực hiện nghiêm túc và tuân thủ đúng theo các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Chấp hành nghiêm túc quy chế của ngành, quy định cơ quan, đơn vị, đảm bảo số
lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động (Đảm bảo tham gia đầy đủ các buổi họp
cơ quan, tổ chuyên môn, đảm bảo đúng giờ, tuyệt đối không bỏ tiết - quên tiết…).
Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện:
Với đối tượng là học sinh khá giỏi: Rèn luyện kĩ năng tư duy, sáng tạo thông
qua các câu hỏi để mở rộng và đào sâu khai thác kiến thức chuyên môn, chủ động
nỗ lực tạo điều kiện tối đa để HS phát huy tính chủ động và tự học – tự rèn…
Đối với học sinh yếu kém: Đảm bảo HS nắm được những kiến thức cơ bản nhất
theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Giảng giải cụ thể những, đàm thoại, thảo luận nhóm,
phân công HS khá hỗ trợ giúp đỡ HS yếu... v.v
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Công Huyền Tôn Nữ Tường Vân


6

You might also like