You are on page 1of 3

1.

Giáo dục

Khái niệm: Quá trình tiếp thu kiến thức, phát triển kỹ năng và học hỏi về thế giới, bản thân.

Hình thức: Giảng dạy trực tiếp, giảng dạy trực tuyến, nghiên cứu và đào tạo.

Vai trò:

Đối với cá nhân: Phát triển năng lực tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo,
khả năng thích ứng.

Đối với xã hội: Nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã
hội công bằng, văn minh.

Kết luận: Giáo dục là quá trình quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội.

2. Giáo dục chất lượng

Khái niệm: Giáo dục đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu, pháp luật và nhu cầu xã hội.

Vai trò:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển toàn diện cho học sinh.

Kết luận: Giáo dục chất lượng là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng xã hội hiện đại, văn minh

3. Yếu tố:
- Mục tiêu giáo dục là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục. Một nền giáo dục chất
lượng thì cần phải có mục tiêu giáo dục rõ ràng, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Chúng cần
đảm bảo tổng quan gần như tất cả các lĩnh vực của đời sống, đảm bảo thiết kế sao cho vừa cả
điều kiện chung (chương trình khung) là phần cứng do cơ quan chủ quản cấp trên đã phê
duyệt và thống nhất.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo cả về quy mô, cơ
cấu và chất lượng đào tạo. Nó tác động đến chất lượng đào tạo thông qua các công việc như:
khuyến khích & kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng, tạo ra môi trường bình đẳng cho
các cơ sở đào tạo cùng phát triển, huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng, mở
rộng hợp tác quốc tế. Và nó cũng đồng thời là sự kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo.

- Giáo dục cũng được coi là việc truyền lại kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì vậy mà
những người truyền thụ kiến thức là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng giáo
dục. Một nền giáo dục chất lượng cần có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, làm việc
bằng cái tâm và nhiệt huyết. Giáo viên cần có trình độ chuyên môn cao, vừng vàng về kiến
thức, kỹ năng sư phạm, yêu nghề và phải chắc chắn là một người tận tâm tận tình, làm việc
bằng cả sự tâm huyết để hướng những học vị đi đến con đường đúng đắn.
- Một nền giáo dục chất lượng cần có chương trình và sách giáo khoa, giáo trình hiện đại,
phù hợp với các tiết học và đồng thời là đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Chương trình đào
tạo là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng,
phẩm chất đạo đức, phạm vi,... Nó là chuẩn mực để đánh giáo chất lượng đào tạo trong các
đơn vị nhà trường. Vì vậy chúng cần phải xây dựng bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống,
xây dựng theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Ngoài những yếu tố trên, phương pháp dạy học cũng là một yếu tố then chốt quyết định hiệu
quả giáo dục. Một nền giáo dục chất lượng cần có phương pháp dạy học hiện đại, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với giáo viên, thời gian và kinh nghiệm
giảng dạy là một vốn quý, có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Giáo viên cần thiết kế những phương pháp giảng dạy làm sao cho hiệu quả, mang tính
kích thích tâm thế học tập của học sinh. Mục tiêu của việc giảng dạy là phải làm cho kiến
thức của người dạy thành kiến thức của người học. Điều này có mối liên hệ mật thiết với
phương pháp giảng dạy.

- Môi trường giáo dục là yếu tố góp phần hình thành một nền giáo dục chất lượng. Nó có thể là
môi trường xã hội hoặc môi trường kinh tế,... Chúng tác động đến chất lượng giáo dục. bao
gồm: Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế,... Và chúng đều đòi hỏi về chất lượng đào tạo
giáo dục của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của thị trường, khu vực và trên thế giới. Hoặc gần
gũi hơn, giáo dục chất lượng cần cho học sinh một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh,
an toàn để giúp phát huy toàn diện mọi lĩnh vực và góc cạnh của học sinh
-

Giáo dục khai phóng (liberal education) là một quan niệm giáo dục tập trung vào con người và sự
tự do.

Học để “làm người” => Trở thành con người tự do/tự trị

“giáo dục khai phóng là triết lý giáo dục trao cho mỗi cá nhân quyền tự do trong tư tưởng nghiên
cứu tìm tòi và đào sâu suy nghĩ về một vấn đề, hiện tượng mà không bị cản trở bởi những lý lẽ giáo
điều, những hệ ý thức và các quan niệm có sẵn”

Người tiếp nhận nền giáo dục khai phóng sẽ sở hữu khối kiến thức bao quát rộng lớn, kĩ năng linh
hoạt và khả năng tự nhận thức mạnh mẽ rõ ràng về các hệ giá trị, những luân lý đạo đức và
quyền công dân.

giáo dục khai phóng - cng là trung tâm =>Trao cho cng quyền tự do học tập và nghiên cứu => giúp
cng tự nhận thức, tự tìm ra tiềm năng của bản thân => phát triển thành một cng thực thụ (tự do,
không lệ thuộc vào các yto chính trị, kinh tế) =>giáo dục để thành người

vai trò nhà trường và thầy cô: dẫn dắt…

người học: tự học, tự nhận thức


giáo dục học sinh trở thành những công dân toàn diện, có trách nhiệm với xã hội với các kĩ năng
và trí sáng tạo được phát huy hết khả năng. Từ đây có thể từng bước tạo nên một nền giáo dục chất
lượng được cải thiện và nâng cao theo thời gian.

You might also like