You are on page 1of 2

1.2.

Tìm hiểu vai trò thiết kế và tổ chức dạy học nội dung hình học cho học
sinh lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực.
- Đối với học sinh lớp 3, quá trình thiết kế giảng dạy hình học cần bắt đầu bằng
việc xây dựng nền tảng hình học cơ bản. Điều này giúp học sinh hiểu và làm quen
với các khái niệm, thuật ngữ và nguyên tắc hình học cơ bản.
- Hình học có thể được tích hợp với các môn học khác như toán, khoa học, nghệ
thuật và ngôn ngữ để thể hiện sự liên quan và tầm quan trọng của nó đối với cuộc
sống hàng ngày và các lĩnh vực khác.
Năng lực là thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền
tảng tạo nên nhân cách của một con người. Do vậy, trong mọi thời đại, các chương
trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội
dung giáo dục… nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách. Trong đó việc hình
thành phẩm chất và năng lực con người (đức, tài) được quan tâm nhấn mạnh. Qua
các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và
phẩm chất, năng lực nói riêng của con người với tư cách là thành viên trong xã hội
cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại.
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng
đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu như
trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp
người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó
vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Dạy học còn cần phải phù hợp với từng đặc
điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó, những phát triển năng lực người học
trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân
cách con người.
Dạy học theo phát triển năng lực cho học sinh là phát triển những khả năng đảm
bảo hướng tới phát triển năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với
những kỹ năng, kiến thức cơ bản, hiện đại và thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí,
thể, mỹ ; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được
trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống
hàng ngày; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên.
Thông qua hình thức tổ chức giáo dục và các phương pháp giáo dục, phát huy tiềm
năng và tính chủ động của mỗi học sinh. Đồng thời có những phương pháp đánh
giá phù hợp giá phù hợp với mục tiêu giáo dục đặt ra. Định hướng nhằm phát triển
tối đa tiềm năng vốn có của từng đối tượng học sinh khác nhau, dựa trên các đặc
điểm tâm - sinh lí, nhu cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác
nhau của từng học sinh. Giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp các
kỹ năng, kiến thức... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một cách hiệu
quả nhất các vấn đề xảy ra trong học tập và đời sống hàng ngày, được thực hiện
ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng sống. Phát triển năng
lực là phát triển khả năng hoàn thành nhiệm vụn đặt ra, phát triển nhân cách, trong
đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của các nhân đóng vai trò quyết định.
Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm qua các hoạt động
được trải nghiệm qua các kỹ năng và thuộc tính cá nhân như hứng thú, niềm tin, ý
chí…. Phát triển năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của từng học sinh.
Như chúng ta đều biết và thừa nhận rằng mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự
khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân. Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những
cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất với mỗi
học sinh thay vì giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức như ở mô hình dạy học truyền
thống.

You might also like