You are on page 1of 6

A .

Các con đường giáo dục


1.Khái quát chung về con đường giáo dục :
Giáo dục là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp
của nhà giáo dục nhằm hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ theo mục đích
giáo dục được xác định. Những nội dung giáo dục cơ bản trong nhà trường được thực
hiện thông qua các con đường giáo dục. Con đường giáo dục là một khái niệm rộng
bao gồm trong đó sự tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục, việc vận dụng tổng
hợp các phương pháp, cách thức tổ chức các quá trình giáo dục, trong đó học sinh
được thực hiện hoạt động một cách chủ động, tích cực và sáng tạo nhằm lĩnh hội có
kết quả hệ thống giá trị xã hội, đồng thời góp phần sáng tạo ra các giá trị mới cho xã
hội.
1.1.Các con đường giáo dục :
Các con đường giáo dục có thể được hình thành ở mọi môi trường, mọi hệ thống
giáo dục, nhưng trước hết trong hệ thống giáo dục chính quy. Trong môi trường nhà
trường, một số con đường giáo dục được quan tâm tổ chức là :

1.1.1.Con đường dạy học :


 Dạy học là một hoạt động mà trong đó học sinh tự giác, tích cực độc lập hoàn
thành nhiệm vụ học tập đã được xác định dưới sự tổ chức của giáo viên nhằm phát
triển nhân cách theo các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, dạy học được coi là một con
đường giáo dục mang lại hiệu quả cơ bản nhất. Theo quan điểm của các nhà khoa học
giáo dục hiện nay, dạy học là một dạng hoạt động diễn ra theo một quá trình, được
gọi là quá trình dạy học. Quá trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người
dạy và người học; trong đó người dạy đóng vai trò chủ đạo, người học đóng vai trò
chủ động, tích cực nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học. Nhìn ở bình
diện tổng quát, dạy học là con đường giáo dục có vị trí vai trò quan trọng nhất trong
toàn bộ hoạt động giáo dục được tổ chức cho người học, giúp cho thế hệ trẻ không
chỉ chiếm lĩnh hệ thống tri thức khoa học, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn, rèn
luyện hệ thống kỹ năng và kỹ xảo tương ứng, phát triển năng lực trí tuệ mà còn hình
thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, các phẩm chất nhân cách tốt đẹp. 
Ví dụ: Học sinh tiểu học khi học Đạo đức sẽ tự ý thức được việc mình phải làm và
những việc không nên làm. Điều đó được thể hiện ở việc kính trọng ông bà cha mẹ,
đi thưa về bẩm, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách người học và sự tiến bộ của xã hội, dạy học đã cho thấy sự
phát huy tính giáo dục của con đường dạy học:
 Dạy học được coi là con đường thuận lợi nhất giúp cho người học trong một khoảng
thời gian ngắn nhất có thể lĩnh hội được một khối lượng tri
 Mục đích kinh tế: qua hoạt động lao động, người học làm ra sản phẩm. Qua kết quả
đạt được trong lao động, người học ý thức được giá trị của bản thân trong công cuộc
xây dựng và phát triển xã hội. Ngoài ra, hoạt động lao động của người học còn có
hiệu quả kinh tế bao nhiêu thì giá trị của nó đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách càng lớn bấy nhiêu.
 Mục đích giáo dục được coi là mục đích cơ bản của hoạt động lao động. Hoạt động
lao động, nhất là lao động sản xuất có giá trị giáo dục người học một cách toàn diện.
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, trong và bằng lao động người học thu được nhiều kết quả
giáo dục:
 Giúp cho người học có cơ hội thuận lợi để vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có liên
quan đã được học và mở rộng, đào sâu làm cho chúng phong phú, vững chắc hơn;
 Giúp người học rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo và thói quen lao động; biết làm một số
công việc trước mắt và chuẩn bị cho việc tham gia lao động sau này;
 Giúp người học hình thành và phát triển nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động;
 Giúp người học nhận thức và cảm nhận cái đẹp trong lao động, sản phẩm lao động,
người lao động. Người học có cơ hội để sáng tạo ra cái đẹp thông qua lao động:

  VD: Trong hoạt đồng trồng rau hàng tháng của lớp, các em có cơ hội tự chăm
sóc các luống rau của lớp và cảm thấy hạnh phúc khi thấy các cây rau lớn lên
từng ngày nhờ vào công chăm sóc của bản thân và các bạn trong lớp.

 Giúp người học phát triển được ý thức rèn luyện thể chất. Hoạt động lao động muốn
phát huy được tác dụng phải tuân thủ các yêu cầu sư phạm đã được qui định:
 Tổ chức cho người học tự giác, tích cực tham gia nhiều hình thức lao động đa dạng
phong phú tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục;
 Đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong hoạt động lao
động, đảm bảo hiệu quả lao động;
 Kích thích tính tích cực, năng động, sáng tạo của người học trong hoạt động lao
động;
 Kết hợp hợp lí hoạt động lao động đơn giản với hoạt động lao động kĩ thuật;
 Thống nhất được trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lao
động;
 Lao động, sản phẩm của lao động phải đảm bảo mục đích sư phạm, ý nghĩa xã hội, ý
nghĩa giáo dục, ý thức thực tiễn, hình thành thái độ, ý thức lao động đúng đắn, nhận
thức được quyền lợi và nghĩa vụ lao động của người công dân, hướng nghiệp, tinh
thần lập thân lập nghiệp... 

 1.1.2. Con đường hoạt động xã hội:


  Nhà trường là nơi chuẩn bị cho người học bước vào cuộc sống xã hội. Việc chuẩn bị
này chỉ được thực hiện tốt khi nhà trường gắn liền với xã hội, tức là nhà trường tổ
chức cho người học tham gia các hoạt động xã hội . Từ đó, cá nhân mỗi em học sinh
được đóng góp những phần nhỏ bé, nhằm giúp đỡ san sẻ khó khăn cho các bạn, giúp
các em hình thành được tình thương người và lòng yêu thương, biết chia sẻ.
 Giúp cho người học có cơ hội mở rộng quan hệ xã hội, nhờ đó người học học hỏi
được kinh nghiệm từ người khác cũng như rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Con đường
hoạt động xã hội muốn phát huy được tác dụng giáo dục tích cực đối với học sinh thì
cần phải có điều kiện nhất định:
 Nội dung hoạt động cần phong phú có liên quan đến nhiều lĩnh vực;
 Hoạt động xã hội được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với
những đặc điểm tâm - sinh lí của người học;
 Những hoạt động xã hội gắn với cộng đồng, trước hết là gắn với cộng đồng địa
phương, tạo nên sự gắn bó giữa các em với cộng đồng;
 Người học phát huy được tính tự quản, không phụ thuộc vào giáo viên;
 Trong quá trình tiến hành những hoạt động xã hội, cần có sự hỗ trợ, sự phối hợp giữa
các tổ chức xã hội, các đoàn thể xã hội;
 Các hoạt động cần mang lại hiệu quả rõ rệt, cụ thể, thiết thực; tránh phô trương nhận
thức, lãng phí tiền của, thời gian, sức lực... 

 1.2. Con đường hoạt động tập thể :


 Trong cuộc sống xã hội, dù trong hoàn cảnh đổi mới nào thì đối tượng giáo dục của
nhà giáo dục vẫn là cá nhân và tập thể người học. Con người vẫn phải tồn tại và phát
triển trong các tập thể. Cho nên giáo dục người học trong tập thể và bằng tập thể đã
được coi là nguyên tắc giáo dục cơ bản trong nhà trường chúng ta. Giáo dục người
học trong tập thể và bằng tập thể tức là đưa người học vào các hoạt động tập thể mà
giáo dục, coi tập thể và hoạt động tập thể là môi trường và phương tiện để giáo dục
người học. Tác dụng giáo dục của hoạt động tập thể đối với sự hình thành và giáo dục
nhân cách:
 Con đường hoạt động tập thể giúp người học chuyển hóa được một cách tự giác
những yêu cầu của nhà trường, của xã hội thành những yêu cầu của bản thân, tập thể;
tự giác thực hiện các yêu cầu đó nhằm hình thành những hành vi và thói quen tương
ứng. Giờ vậy, cả tập thể cũng như mỗi thành viên sẽ điều chỉnh thành vi ứng xử của
mình cho phù hợp với những yêu cầu chuẩn mực đã được quy định. Qua hoạt động
tập thể, các thành viên vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể của giáo dục. Trong
mối quan hệ tập thể - thành viên, tập thể được coi là chủ thể của quá trình giáo dục;
 Con đường hoạt động tập thể giúp cho người học có cơ hội không những bộc lộ được
những tiềm năng của mình mà có khai thác, sử dụng và phát triển chúng
 Con đường hoạt động tập thể giúp cho người học có cơ hội luyện tập kĩ năng tự quản
trên cơ sở luân phiên nhau phụ trách các công việc chung. Điều kiện nhất định phát
huy ý thức và năng lực tự quản của học sinh.
 Đảm bảo các cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi

  2. Con đường giáo dục quan trọng nhất :


 Dạy học là con đường giáo dục có vị trí, tác dụng quan trọng nhất trong toàn bộ các
hoạt động giáo dục, góp phần thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của
nhà trường. Hiện nay, dạy học luôn hướng vào người học, lấy hoạt động của giáo
viên làm trung tâm, người học tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, xem người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích
cuối cùng của quá trình đó. Tóm lại, qua hoạt động dạy học, học sinh được trang bị
một khối lượng lớn tri thức khoa học, được tiếp thụ những khái niệm đạo đức, văn
hóa thẩm mỹ, những quy tắc, những chuẩn mực xã hội qua các môn học. Nhờ học tập
và thực hành theo các chương trình nội, ngoại khóa mà kỹ năng lao động trí óc và
chân tay được hình thành, trí tuệ được mở mang, nhân cách được hoàn thiện.

2.1. Con đường hoạt động vui chơi


Vui chơi là một dạng hoạt động có ý nghĩa giáo dục quan trọng. Thực tiễn
giáo dục tiểu học đã chứng tỏ hoạt động vui chơi có khả năng giúp học
sinh:
- Phát triển nhiều phẩm chất đạo đức như tình thân ái, đoàn kết, tính trung
thực, tinh thần cộng đồng, ý thức trách nhiệm… ; đồng thời khắc phục
được những tính xấu như tính ít kỉ, chơi trội, giả dối…
- Có cơ hội nhận thức thế giới, nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con
người; Phát triển trí thông minh sáng tạo; Phát triển năng khiếu.
- Phát triển óc thẩm mĩ, năng lực cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, trong
văn học nghệ thuật, trong cuộc sống; đồng thời có thái độ và khả năng
sáng tạo cái đẹp.
- Phát triển các phẩm chất vận động “ Nhanh, mạnh, bền , khéo’’.
- Phục hồi sức khỏe, vui vẻ, thoải mái sau những giờ học tập phải lao
động…
Để vui chơi thật sự là con đường giáo dục có hiệu quả, ta cần:
- Tổ chức hoạt động vui chơi với nhiều hình thức đa dạng và liên quan
đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
- Các hoạt động vui chơi cần được thực hiện đồng bộ ở nhà trường, gia
đình và cộng đồng xã hội.
- Tùy theo lứa tuổi vốn kinh nghiệm, tính chất và điều kiện hoạt động để phát huy ý
thức và năng lực tự quản của học sinh.
- Đảm bảo các cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi
2. Con đường giáo dục quan trọng nhất

Dạy học là con đường giáo dục có vị trí, tác dụng quan trọng nhất trong
toàn bộ các hoạt động giáo dục, góp phần thực hiện mục đích và nhiệm
vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường. Hiện nay, dạy học luôn hướng vào
người học, lấy hoạt động của giáo viên làm trung tâm, người học tích cực,
chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dưới vai trò chủ đạo của giáo
viên, xem người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá
trình đó. Tóm lại, qua hoạt động dạy học, học sinh được trang bị một khối
lượng lớn tri thức khoa học, được tiếp thụ những khái niệm đạo đức, văn
hóa thẩm mỹ, những quy tắc, những chuẩn mực xã hội qua các môn học.
Nhờ học tập và thực hành theo các chương trình nội, ngoại khóa mà kỹ
năng lao động trí óc và chân tay được hình thành, trí tuệ được mở mang,
nhân cách được hoàn thiện.

LỚP: 22CĐMN-A2
THÀNH VIÊN NHÓM 10:
LÊ THỊ THÙY DƯƠNG
ĐẶNG ANH NGỌC
LÊ THANH HẰNG
HÀ THỊ PHƯỢNG

You might also like