You are on page 1of 10

Câu hỏi kiểm tra điều kiện

Học phần: Giáo dục học

Câu 1: Phân tích các đặc điểm của quá trình giáo duc? Cho ví dụ minh họa và
rút ra kết luận sư phạm cần thiết?

1. Quá trình giáo dục


Qúa trình giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa người
giáo dục và người được giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch,
dưới sự chỉ đạo của người giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực và
tự lực nắm vững hệ thống những quan điểm niềm tin thái độ, những định
hướng giá trị hình thành ở người được giáo dục những hành vi và thói quen
hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Nhận xét:
 Quá trình giáo dục là quá trình tự giác.
 Mục đích của quá trình giáo dục suy cho đến cùng là nhằm hình thành
ở người được giáo dục hệ thống những hành vi và thói quen hành vi
phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
 Tính chất đặc trưng của quá trình giáo dục đó là tính chất 2 mặt

Quá trình giáo dục luôn luôn tồn tại trong nó 2 hoạt động : Đó là hoạt
động giáo dục và hoạt động tự giáo dục. Hai hoạt động này tương đối độc
lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau để tạo nên một quá trình giáo
dục hoàn chỉnh

Với hoạt động giáo dục:

Chủ thể của hoạt động giáo dục là: Những nhà giáo dục; tập thể học
sinh
và các lực lượng giáo dục khác.
Khách thể của hoạt động giáo dục là học sinh và tập thể học sinh. Như
vậy tập thể học sinh vừa là chủ thể vừa là khách thể của họat động giáo
dục.

Với hoạt động tự giáo dục:

Chủ thể của hoạt động tự giáo dục là học sinh.


Khách thể của hoạt động tự giáo dục là những tác động tích cực từ
phía các chủ thể của hoạt động giáo dục.
Từ khách thể của hoạt động tự giáo dục chúng ta thấy: Vấn đề quan
trọng của giáo dục là đứng trước những tác động tích cực từ phía các chủ
thể của hoạt động giáo dục, học sinh có chấp nhận hay không chấp nhận,
đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay không ủng hộ. Nếu học sinh của
chúng ta chấp nhận, đồng ý. Ủng hộ chúng ta điều đó có nghĩa là giáo
dục thành công. Nếu ngược lại học sinh không chấp nhận, không đồng ý.
không ủng hộ điều đó có nghĩa là giáo dục thất bại. Để thành công trong
qua trình giáo dục nhà giáo dục cầu: Có uy tín trước học sinh và có
những năng lực giáo dục cơ bản như năng lực tiếp cận học sinh: năng lực
đánh giá đối tượng; năng lực lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương
pháp giáo dục.
Hoạt động giáo dục giữ vai trò chỉ đạo (người giáo dục là người tổ
chức, lãnh đạo điều khiển, điều chỉnh hoạt động tự giáo dục của học
sinh). Hoạt động tự giáo dục giữ vai trò tự giác, tích cực và tự lực (học
sinh là người tự giác tích cực và tự lực tiếp thu những tác động tích cực
từ phía nhà giáo dục và trong việc tự hoàn thiện nhân cách bản thân)

2. Đặc điểm của quá trình giáo dục


2.1. Quá trình giáo dục là quá trình khó khăn và phức tạp
Tham gia vào quá trình giáo dục có nhiều lực lượng khác nhau,
ảnh hưởng đến quá trình giáo dục có nhiều nhân tố khác nhau (khách
quan, chủ quan: bên trong và bên ngoài). Mỗi lực lượng tham gia vào
quá trình giáo dục, mỗi nhân tố tham gia vào qua trình giáo dục có thể
tác động đến đối tượng giáo dục theo chiều hướng khác nhau, cường
độ khác nhau. Chúng có thể vô hiệu hóa lẫn nhau hoặc tăng cưởng
ảnh hưởng của nhau. Điều này làm cho quá trình giáo dục trở nên khó
khăn và phức tạp khó đi đến kết quả.
Nếu đối tượng giáo dục (học sinh) tham gia vào bao nhiêu hoạt
động khác nhau thì cũng có bấy nhiêu những tác động khác nhau
đến học sinh theo chiều hướng khác nhau và cường độ khác nhau,
chúng có thể vô hiệu hóa lẫn nhau hoặc tăng cường ảnh hưởng lẫn
nhau. Điều này làm cho quá trình giáo dục khó khăn và phức tạp,
khó đi đến kết quả.
Kết luận sư phạm:

 Trong giáo dục cần phối hợp và thống nhất các lực lượng tham
gia vào quá trình giáo dục.
 Cần ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa các ảnh hưởng của môi
trường (yếu tố bên ngoài) đến đối tượng giáo dục.
2.2. Quá trình giáo dục là quá trình lâu dài và liên tục

Điều này có nghĩa là quá trình giáo dục là quá trình đòi hỏi thời
gian dàn mới có kết quả và phải được tiến hành thường xuyên liên tục
cả về không gian, thời gian mới cóa kết quả.
Quá trình giáo dục đòi hỏi thời gian dài mới có kết quả là vì:
 Mục đích của quá trình giáo dục học không chỉ hình thành học
sinh hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội mà còn hình
thành ở học sinh thói phù hợp với các chuẩn mực xã hội
 Kết quả của quá trình giáo dục học dễ mất đi khi có cơ hội. Cơ
hội để kết quả quá trình giáo dục mất đi là cái xấu vào cái tốt ra
chính quá trình giáo dục bị gián đoạn hoặc buông lỏng.

Kết luận sư phạm

 Trong giáo dục, cần kiên trì, bình tĩnh, không nôn nóng vội
vàng đốt cháy giai đoạn. Nếu không thì sẽ sai lầm về phương
pháp và sai lầm về phương pháp thì dẫn đến sai lầm về kết quả.
 Trong giáo dục cần có sự phối hợp và thống nhất các lực lượng
giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục, có sự phân công trách
nhiệm rõ ràng và cụ thể để học sinh ở nhà có sự giáo dục của
gia đình, đến trường có sự giáo dục của nhà trường, và ra ngoài
xã hội có sự giáo dục của xã hội…
2.3. Quá trình giáo dục là quá trình có tính chất cá biệt

Điều này có nghĩa là quá trình giáo dục bao giờ cũng gắn với
mỗi cá nhân cụ thể và mỗi tình huống giáo dục cụ thể.
Quá trình giáo dục có tính cá biệt vì:

 Mục đích quá trình giáo dục là hình thành ở học sinh các
hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội mà hành
vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội phải gắn với
mỗi cá nhân cụ thể. Vì vậy giáo dục phải gắn với mỗi cá
nhân cụ thể.
 Sự kiện hiện tượng giáo dục xuất hiện trong những tình
huống giáo dục khác nhau tạo ra các tình huống giáo dục đa
dạng và phong phú nên giáo dục phải gắn với tình huống
giáo dục cụ thể.

Kết luận sư phạm:

 Muốn giáo dục học sinh phải hiểu học sinh.


 Nhà giáo dục phải có khả năng linh hoạt, năng động, sáng tạo
trong việc giải quyết các tình huống giáo dục.
2.4. Quá trình giáo dục là quá trình có tính chất biện chứng cao

Điều này có nghĩa là quá trình giáo dục cũng là quá trình phù
hợp với những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Quá trình giáo dục là quá trình luôn luôn vận động và biến đổi
cho phù hợp với đối tượng tác động là những con người đang trưởng
thành đang lớn lên trong điều kiện xã hội cũng luôn vận động và biến
động.
Kết luận sư phạm:

 Luôn thay đổi mới quá trình giáo dục đổi mới dựa trên cơ sở
đặc điểm tâm lý đối tượng và điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ
thể.
 Nhà giáo dục phải hình thành cho mình kỹ năng xử lý các tình
huống giáo dục.
Câu 2: Phân tích bản chất của quá trình giáo dục? Cho ví dụ minh họa và rút
ra kết luận sư phạm cần thiết?

1. Quá trình giáo dục


Qúa trình giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa người
giáo dục và người được giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch,
dưới sự chỉ đạo của người giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực và
tự lực nắm vững hệ thống những quan điểm niềm tin thái độ, những định
hướng giá trị hình thành ở người được giáo dục những hành vi và thói quen
hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Nhận xét:
 Quá trình giáo dục là quá trình tự giác.
 Mục đích của quá trình giáo dục suy cho đến cùng là nhằm hình thành
ở người được giáo dục hệ thống những hành vi và thói quen hành vi
phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
 Tính chất đặc trưng của quá trình giáo dục đó là tính chất 2 mặt

Quá trình giáo dục luôn luôn tồn tại trong nó 2 hoạt động : Đó là hoạt
động giáo dục và hoạt động tự giáo dục. Hai hoạt động này tương đối độc
lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau để tạo nên một quá trình giáo
dục hoàn chỉnh

Với hoạt động giáo dục:

Chủ thể của hoạt động giáo dục là: Những nhà giáo dục; tập thể học
sinh
và các lực lượng giáo dục khác.
Khách thể của hoạt động giáo dục là học sinh và tập thể học sinh. Như
vậy tập thể học sinh vừa là chủ thể vừa là khách thể của họat động giáo
dục.

Với hoạt động tự giáo dục:

Chủ thể của hoạt động tự giáo dục là học sinh.


Khách thể của hoạt động tự giáo dục là những tác động tích cực từ
phía các chủ thể của hoạt động giáo dục.
Từ khách thể của hoạt động tự giáo dục chúng ta thấy: Vấn đề quan
trọng của giáo dục là đứng trước những tác động tích cực từ phía các chủ
thể của hoạt động giáo dục, học sinh có chấp nhận hay không chấp nhận,
đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay không ủng hộ. Nếu học sinh của
chúng ta chấp nhận, đồng ý. Ủng hộ chúng ta điều đó có nghĩa là giáo
dục thành công. Nếu ngược lại học sinh không chấp nhận, không đồng ý.
không ủng hộ điều đó có nghĩa là giáo dục thất bại. Để thành công trong
qua trình giáo dục nhà giáo dục cầu: Có uy tín trước học sinh và có
những năng lực giáo dục cơ bản như năng lực tiếp cận học sinh: năng lực
đánh giá đối tượng; năng lực lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương
pháp giáo dục.
Hoạt động giáo dục giữ vai trò chỉ đạo (người giáo dục là người tổ
chức, lãnh đạo điều khiển, điều chỉnh hoạt động tự giáo dục của học
sinh). Hoạt động tự giáo dục giữ vai trò tự giác, tích cực và tự lực (học
sinh là người tự giác tích cực và tự lực tiếp thu những tác động tích cực
từ phía nhà giáo dục và trong việc tự hoàn thiện nhân cách bản thân)

2. Cơ sở để xác định bản chất quá trình giáo dục


Để xác định bản chất của quá trình giáo dục cần căn cứ vào quan điểm
của học thuyết Mác Lênin và bản chất con người.
Theo thuyết Mác Lênin: “ Bản chất con người không phải là cái gì
trừu tượng vốn có, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội.” Như vậy để hình thành bản chất con người hay
giáo dục con người cần đưa con người vào các mối quan hệ xã hội và các
mối quan hệ xã hội xuất hiện khi con người hoạt động và giao tiếp. Như vậy,
thực chất của việc đưa con người và các mối quan hệ xã hội chính là tổ chức
các hoạt động và giao tiếp cho con người.
Trong quá trình giáo dục, mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người
được giáo dục (cá nhân hoặc tập thể) là quan hệ sư phạm, một loại quan hệ
xã hội đặc thù. Quan hệ sư phạm này luôn luôn chịu sự chi phối của các
quan hệ chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học –kĩ thuật …,
đặc biệt là quan hệ chính trị xã hội.
Hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào mối quan hệ thống
nhất biện chứng giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và vai trò tự giác, tích
cực tự giáo dục của người được giáo dục. Xét cho cùng, sự nỗ lực của nhà
giáo dục và người được giáo dục trong quá trình giáo dục là nhằm giúp
người được giáo dục chuyển hóa những yêu cầu của CMXH quy định thành
hành vi, thói quen hành vi tương ứng ở họ trên cơ sở đó thực hiện tốt các
nhiệm vụ giáo dục.
Vì vậy, quá trình giáo dục chỉ đem lại hiệu quả khi quá trình giáo dục
phát huy được vai trò tự giác, tích cực tự giáo dục của người được giáo dục
tham gia vào quá trình giáo dục. Trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ
giáo dục.
3. Bản chất của quá trình giáo dục
*Nét bản chất của quá tình giáo dục là làm cho người được giáo dục ý thức
đúng đắn và sâu sắc về nội dung chuẩn mực và ý nghĩa xã hội của việc thực
hiện những chuẩn mực xã hội đó, giúp họ tích luỹ được kinh nghiệm thực
tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn trong các mối
quan hệ xã hội, đồng thời xây dựng cho họ ý thức và năng lực xoá bỏ những
tàn dư của các quan hệ cũ và khẳng định những quan hệ mới trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống.
 Quá tình giáo dục là một quá trình có hai mặt:
o Một mặt là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà giáo
dục và những ảnh hưởng của môi trường, của các nhân tố xã
hội, của đoàn thể và của gia đình mà nhà giáo dục có trách
nhiệm thống nhất lại theo một phương hướng, mục đích nhất
định.
o Mặt khác là sự đáp ứng, sự hưởng ứng tích cực của người được
giáo dục đối với các tác động và các ảnh hưởng bên ngoài, là sự
hoạt động bên trong để chuẩn hoá những yêu cầu khách quan
của xã hội, thể hiện ở việc biến đổi các tác động và ảnh hưởng
đó thành hiện thực sinh động, thành những phẩm chất, những
năng lực, những nét tính cách, những nhu cầu của bản thân
người được giáo dục.
o Tóm lại là sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối
với những tác động định hướng, có tổ chức của nhà giáo dục
nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân.
 Quá trình giáo dục nhất thiết phải chuyển hoá thành quá trình tự giáo
dục và giáo dục lại. Điều đó mới thể hiện đầy đủ sự tích cực của
người được giáo dục đối với những tác động của người giáo dục.
 Quá trình giáo dục là quá trình tác động đến các mặt nhận thức, tình
cảm, hành vi và thói quen hành vi về chính trị, đạo đức, pháp luật,
thẩm mỹ, lao động, vệ sinh… thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quan niệm về bản chất giáo dục như vậy hoàn toàn đối lập với các quan
niệm phiến diện, sai lầm về quá trình giáo dục, đó là tách rời quá trình giáo dục với
quá trình xây dựng, cải tạo xã hội, hạn chế quá trình giáo dục trong việc tác động
của nhà sư phạm, trong việc chỉ tác động đến nhận thức mà xem nhẹ việc tổ chức
các loại hình hoạt động thực tế phong phú, đa dạng…

Kết luận sư phạm

 Trong giáo dục cần lựa chọn các hoạt động và giao tiếp có ý nghĩa xã
hội cho học sinh và khích lệ học sinh tham gia vào các hoạt động giao
tiếp bằng cách đa dạng hóa các hình thức và nội dung hoạt động làm
sao cho học sinh thấy được ý nghĩa của các hoạt động và giao tiếp với
sự hình thành và sự phát triển nhân cách của bản thân.
 Kiên quyết chống lại khuynh hướng áp đặt, tùy thích của các nhà giáo
dục, khuynh hướng “đem con bỏ chợ” của các nhà giáo dục học sinh.
Biện pháp tốt nhất để lãnh đạo, điều khiển mối quan hệ giữa học sinh
và học sinh học sinh với những người khác và bằng uy tín và sự cảm
hóa của nhà giáo dục.

You might also like