You are on page 1of 8

I, BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

- Bản chất là thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có của sự vật , hiện tượng
1, Cơ sở xác định bản chất của quá trình dạy học
Bản chất của QTDH được xác định dựa vào hai mối quan hệ cơ bản:
(a) Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức của loài người với hoạt động học tập của HS
(b) Mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động học trong QTDH.
a) Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức của loài người với hoạt động học tập của HS
- Trong xã hội diễn ra hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động dạy học cho thế hệ trẻ, hoạt động nhận thức (của loài
người) có trước, hoạt động dạy học (diễn ra hoạt động nhận thức của HS) có sau.
- Hoạt động học tập của HS chính là hoạt động nhận thức được HS tiến hành trong môi trường dạy học (môi trường sư phạm),
trong đó hoạt động học tập của HS là quá trình nhận thức nhằm lĩnh hội những cái mới chủ quan và được diễn ra trong môi
trường sư phạm có sự hướng dẫn, có vai trò chủ đạo của GV.
Hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động học tập của HS cho thấy về cơ bản hai hoạt động này có những điểm
giống nhau sau đây:
- Về đối tượng nhận thức: Là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người nói chung, người học nói
riêng muốn tìm hiểu, khám phá.
- Về phương thức nhận thức: là quá trình vận dụng các thao tác trí tuệ một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, đều tuân theo
quy luật (hay logic) nhận thức
- Về mục đích nhận thức: Tăng cường hiểu biết thế giới xung quanh để tồn tại có chất lượng trong thế giới đó.
Dạy học là hoạt động tác động vào quá trình nhận thức thế giới của HS.
Tuy nhiên, quá trình nhận thức của HS vẫn có những điểm khác với quá trình nhận thức của loài người + Điều kiện của
hoạt động nhận thức
+ Tính chất của HDNT
+ Thời gian HDNT
+ Đối tượng HDNT
+ Logic HDNT
+ Kết quả HDNT
b) Mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động học: Dạy học phản ánh tính hai mặt của QTDH chúng thống nhất biện
chứng với nhau Dưới vai trò chủ đạo của GV, HS tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tự làm phong phú vốn
hiểu biết của mình.
2, Bản chất của quá trình dạy học
+ Dạy và Học là hai hoạt động đặc trưng, cơ bản và thống nhất biện chứng với nhau trong QTDH. Trong đó, Hoạt động Học là
trung tâm của QTDH dưới tác động của hoạt động Dạy.
+ Tài liệu học tập trình bày những thông tin phản ánh hiện thực khách quan được chọn lọc.
+ Bản chất của QTDH ñược xác định trong hoạt động học tập của HS.
+ Trong dạy học GV phải ý thức được trách nhiệm của mình là tác động vào quá trình nhận thức của HS
Giúp các em tìm tòi, khám phá ra những điều mới lạ trong cuộc sống để làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
Tổ chức cho các em thực hành tri thức đã học
Hướng dẫn HS tích cực vận dụng các thao tác trí tuệ từ thấp ñến cao trong quá trình tích lũy và vận dụng tri thức
Bồi dưỡng cho các em khả năng tự học, tự nghiên cứu và những phẩm chất cần thiết của nhà nghiên cứu.
GV cần phải biết tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi cho HS học tập, có tác dụng kích thích HS học tập một cách chủ động,
tích cực và sáng tạo.
Tổ chức, điều khiển tốt mối quan hệ chủ đạo-chủ động của GVvà HS.

II, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


- Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động ở mọi thời đại.
Khái niệm PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động phối hợp, thống nhất của GV và HS trong QTDH được tiến hành dưới vai
trò chủ đạo của GV và chủ động HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ và mục tiêu
dạy học.
Đặc điểm của phương pháp dạy học
- PPDH có tính nội dung, là hình thức về cách thức vận động bên trong nội dung, là phương thức chuyển tải nội dung từ
người dạy, từ sách và các nguồn tài liệu tới người học cũng như là phương thức chiếm lĩnh các nguồn tài liệu đó của người học.
Nó bị quy định và chi phối bởi NDDH, mỗi môn học đều có các PPDH tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn và vận dụng các PPDH
cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các môn học, vào nội dung các bài học mà sử dụng các PPDH sao cho phù hợp.
- PPDH có tính mục đích, nó do mục đích định hướng, bị quy định và chi phối bởi mục đích, mục tiêu giáo dục - đào tạo nói
chung, các nhiệm vụ dạy học nói riêng, đồng thời, PPDH lại là cách thức, con đường nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo
dục, dạy học. Cho nên, mối quan hệ giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học với PPDH là mối quan hệ quy định và hỗ trợ lẫn nhau.

* Nhóm các phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ


1, phương pháp thuyết trình + Giảng thuật
+ Giảng giải
+ Giảng diễn
2, phương pháp dạy học sử dụng sgk và tài liệu tham khảo
3, phương pháp dạy học vấn đáp + Vấn đáp tái hiện
+ Vấn đáp giải thích minh họa
+ Vấn đáp tìm tòi phát hiện
4, phương pháp dạy học trực quan + phương pháp dạy học quan sát
+ phương pháp dạy học trình bày trực quan

5, phương pháp dạy học thực hành + PP làm thí nghiệm


+ PP luyện tập
+ PP ôn tập
6, phương pháp kiểm tra và đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo + PP kiểm tra
+ đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

* Một số pp dạy học tích cực + PP dạy học làm việc nhóm thảo luận nhóm
+ pp dạy học tình huống
+ PP dạy học dự án
+ PP dạy học đóng vai

 Một số kĩ thuật dạy học tích cực


 1, Kĩ thuật chia nhóm
 2, Kĩ thuật giao nhiệm vụ
 3, Kĩ thuật đặt câu hỏi
 4, Kĩ thuật khăn trải bàn
 5, Kĩ thuật phòng tranh
 6, Kĩ thuật công đoạn
 7, Kĩ thuật các mảnh ghép
 8, Kĩ thuật “động não “
 9, Kĩ thuật ”ổ bi “
 10, Kĩ thuật ”bể cá”
 11, Kĩ thuật ‘tia chớp’
III, Những đặc điểm cơ bản của quá trình giáo dục
1. Quá trình giáo dục là một quá trình có tính phức tạp
Tính phức tạp trước hết thể hiện ở đối tượng giáo dục. Đối tượng của quá trình giáo dục là nhân cách.
Quá trình giáo dục tạo ra sự chuyển biến trong tâm hồn học sinh cũng không thể đo lường ngay được, khó định
tính một cách rõ ràng.
Thứ hai, tính phức tạp thể hiện ở chỗ đối tượng giáo dục chịu những tác động phức hợp từ phía nhà trường, gia
đình, xã hội. ( Trong nhà trường, những tác động đó có thể là của giáo viên, của tập thể lớp, của bạn bè, của nội
quy nhà trường,…Trong gia đình, đó có thể là những tác động của người lớn, của anh chị em, của nền nếp, gia
phong,…Trong xã hội, có những tác động từ phía phương tiện thông tin đại chúng, của người lớn, của những hiện
tượng xảy ra trong cuộc sống hành ngày mà các em được chứng kiến.)
Những ảnh hưởng này, tác động rất phức tạp đến học sinh và đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Và chúng có
những tính chất: Tính tích cực và tính tiêu cực, tính tự phát và tình tự giác, tính trực tiếp và tính gián tiếp, tính đan
kết vào nhau. Khi những tác động này là thống nhất với nhau sẽ tạo tạo sức mạnh tổng hợp, tạo môi trường giáo
dục thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình rèn luyện hình thành hành vi và thói quen tốt
đẹp. Khi những tác động này là tiêu cực, chúng sẽ cản trở, là suy yếu và triệt tiêu hoặc gây “nhiễu” ảnh hưởng đến
đối tượng giáo dục. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình giáo dục.
Thứ ba, kết quả của quá trình giáo dục không nhìn thấy ngay được, không đánh giá ngay được. Kết quả của quá
trình giáo dục là sự phát triển nhân cách của đối tượng giáo dục, là những cái rất khó để định tính, định lượng một
cách hoàn toàn chính xác. Kết quả giáo dục cần có thời gian, điều kiện, hoàn cảnh mới bộc lộ ra ngoài.
Vì vậy, trong quá trình giáo dục, cần lưu ý:
Xem xét những tác động thường gặp có thể ảnh hưởng đến học sinh của mình, từ đó xác định những tác động
tích cực và tiêu cực.
Khai thác và tận dụng những tác động tích cực từ phía môi trường
Phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh, góp phần loại trừ
những tác động tiê cực.
Rèn luyện cho người học bản lĩnh để chống lại những cám dỗ tiêu cực từ phía môi trường.
2. Quá trình giáo dục có tính lâu dài, liên tục
Trong quá trình giáo dục, muốn đạt được kết quả giáo dục như mong muốn cần phải trải qua một thời gian dài
nhất định.
Trong quá trình đó, học sinh cần phải tiến hành một cuộc đấu tranh bản thân, nhiều khi gay gắt giữa động cơ đúng
và chưa đúng; giữa những quan niệm, niềm tin, thói quen mới-tiến bộ với quan niệm, niềm tin, thói quen cũ-lạc
hậu để giành được sự tiến bộ như mong muốn.
Trong quá trình giáo dục, tính lâu dài thường gắn liền với tính liên tục. Nếu trong một lúc hay một giai đoạn
nào đó người được giáo dục thiếu ý chí, nghị lực thì hiệu quả của quá trình giáo dục sẽ mất đi, thậm chí học sinh có
thể tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, dẫn đến thoái hoá, biến chất.
Vì vậy, trong quá trình gió dục cần:
- Giáo dục cho học sinh những chuẩn mực hành vi đã được quy định phải theo một quá trình lâu dài, thường
xuyên, liên tục, không được nóng vội cũng không được chậm chạp.
- Khởi dậy ý thức và năng lực tự đấu tranh bản thân một cách tự giác, tích cực, độc lập; hình thành ở các em
“sức đề kháng” trước những tác động xấu; hình thành ở các em năng lực, ý thức và sự yêu mến cái hay, cái tốt.
- Giúp cho các em có những hành vi, thói quen xấu tự giác, tích cực và độc lập khắc phục khó khăn, vươn lên
vững chắc, không áp đặt, nóng vội đối với quá trình sửa chữa ở các em.
- Xây dựng và thực hiện một cách có kế hoạch, có tổ chức, có phương pháp, có hệ thống những hoạt động giáo
dục được thống nhất trong một quá trình giáo dục dài hạn và ngắn hạn phù hợp với mục đích và nhiệm giáo dục.
- Tạo sự thống nhất trong môi trường giáo dục để học sinh được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, khép kín các tác
động cả về không gian lẫn thời gian.
3. Quá trình giáo dục có tính cá biệt hoá cao.
Quá trình giáo dục được thực hiện trong cuộc sống, hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân học sinh.
Mỗi học sinh đều là một cá nhân có tình độc lập tương đối về trình độ giáo dục, về kinh nghiệm sống,…nên
quá trình tác động giáo dục cần phải phù hợp với cái riêng, cái cụ thể đó. Kết quả giáo dục cũng mang tính cụ thể
đối với từng đối tượng giáo dục, đối với từng mặt, từng yêu cầu giáo dục của từng quá trình giáo dục
Trong quá trình giáo dục cần:
- Quan tâm, tính đén những đặc điểm riêng của đối tượng giáo dục: đặc điểm tâm lý lứa tuổi, điều kiện hoàn
cảnh sống,…để nhà giáo dục có thể nhìn thấy hoặc dự đoán được nguyên nhân của những thái độ, hành vi, thói
quen…để có cách thức tác động phù hợp.
- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động giáo dục để phù hợp với nhịp điệu phát triển của tất cả học sinh.
- Phát huy vai trò tự giác, chủ động của người được giáo dục.
- Nhà giáo dục cần phải thực sự yêu thương, quan tâm đến từng học sinh để hiểu tường tận về các em. Có hiểu
học sinh thì mới có thể cá biệt hoá tác động đến các em và đạt mục đích giáo dục.
4. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với quá trình dạy học.
Quá trình giáo dục và quá trình dạy học là hai quá trình bộ phận của của một quá trình giáo dục tổng thể. Vì
vậy, hai quá trình này không tách rời nhau mà thống nhất biện chứng với nhau.
Sự thống nhất này được thể hiện ở chỗ: cả hai đều hướng đến hình thành và phát triển nhân cách toàn vẹn cho
người được giáo dục đáp ứng yêu cầu của phát triển của cá nhân và xã hội. Đều có sự tham gia của cả giáo viên và
học sinh, trong đó vai trò của giáo viên và học sinh là như nhau
Tính biện chứng của chúng được thể hiện qua sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

You might also like