You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG GDH

I. CÂU HỎI PHỤ (1,5Đ)

Câu 1: Quá trình sư phạm tổng thể bao gồm những bộ phận nào? Chức năng của những bộ
phận đó?
- Quá trình sư phạm tổng thể bao gồm 2 bộ phận:
+ QTDH (Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của giáo viên và học
sinh, do giáo viên hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành những cơ sở của thế giới quan
khoa học. Nói một cách khái quát, quá trình dạy học bao gồm hoạt động của thầy và
hoạt động của trò)
+ QTGD (Nghĩa hẹp: là QT trong đó, dưới sự tác động chủ đạo của nhà GD,
người được GD tự giác, tích cực chủ động tự GD nhằm hình thành TGQ khoa học và những
phẩm chất nhân cách khác của người công dân, người lđ)
=> Cả 2 QT này đều thực hiện chức năng chung của GD là hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện cho con người. Chúng không tách rời nhau mà luôn đan xen, thâm nhập
vào nhau, tạo nên tính chỉnh thể của QTSPTT nhằm thực hiện hiệu quả mục đích GD nói chung.
- Chức năng của QTDH: nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành những cơ
sở của thế giới quan khoa học
- Chức năng của QTGD: nhằm hình thành ở người học niềm tin, lý tưởng, thế giới
quan, nhân sinh quan và các phẩm chất cần thiết.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của GDH?


- Đối tượng nghiên cứu của GDH là QTSPTT. QTSPTT là 1 QT xã hội được tổ chức 1
cách có mục đích, có kế hoạch và nó được thực hiên thông qua hoạt động GD cụ thể được tiến
hành trong mối quan hệ giữa người với người, giúp người được GD linh hội những kinh nghiệm
xã hội, lịch sử của nhân loại, của dân tộc và vận dụng nó vào cuộc sống, qua đó hình thành và
phát triển nhân cách toàn diện.

Câu 3: Đặc điểm của QTSPTT?


1. Là 1 dạng vận động xã hội có mối quan hệ với các quá trình xã hội khác nhau
nhưng nó nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
2. Là 1 dạng vận động và phát triển liên tục của các hoạt động GD và các hoạt động
ấy được diễn ra theo 1 quy trình đã định sẵn
3. Là 1 dạng hoạt động trong đó luôn diễm ra các hoạt động song song trên bình diện
cá nhân cũng như tập thể. Giữa các hoạt động này tuy được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau
nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau

Câu 4: Đặc điểm của LĐSP?


*Mục đích: Là nhằm giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hòa, chuẩn bị cho thế
hệ trẻ những phẩm chất và năng lực cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong những
điều kiện lịch sử cụ thể.
*Đối tượng: Đối tượng của lao động sư phạm nói chung là học sinh, là một nhân cách
đang hình thành và phát triển, chịu sự tác động của quy luật tự nhiên, quy luật về sự hình thành
và phát triển nhân cách – tâm lý và các quy luật xã hội.
*Công cụ của lao động sư phạm:
- Hệ thống tri thức mà giáo viên truyền đạt cho học sinh (tri thức của môn học và tri thức
công cụ).
- Hệ thống hoạt động (hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ học) được tổ
chức theo những mục đích sử phạm nhất định.
- Nhân cách người giáo viên.
- Những phương tiện và đồ dùng dạy học.
*Sản phẩm của lao động sư phạm:
- Là những con người đã được trang bị một cách toàn diện để đi vào cuộc sống theo
những chuẩn mực xác định. Đó là những con người có sự biến đổi về chất so với thời điểm xuất
phát của họ về mặt nhân cách. Như vậy, sản phậm của lao động sư phạm là các giá trị phi vật chất
hay nói cách khác là sự thay đổi bộ mặt tinh thần của con người.
*Không gian và thời gian của lao động sư phạm:
- Không gian: lao động sư phạm không chỉ diễn ra ở trong lớp, trong trường mà còn diễn
ra ở ngoài trường.
- Thời gian: thời gian lao động sư phạm của GV không có sự phân biệt rõ ràng giữa thời
gian tron quy chế (thời gian hành chính) và thời gian ngoài giờ hành chính.
*Môi trường sư pham: Là điều kiện, hoàn cảnh sư phạm cần cho hoạt động của GV và
HS. Những phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh đó phải đáp ứng được những yêu cầu chuẩn mực
sư phạm đồng thời không xa rời thực tế cuộc sống.

Câu 5: Cấu trúc nhân cách con người VN trong giai đoạn hiện nay bao gồm thành tố nào?

Câu 6: Phẩm chất của người GV?


* Các phẩm chất đạo đức:
- Tinh thần nghĩa vụ, tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Lòng nhân đạo, thái độ ân cần, quan tâm tới người khác, tôn trọng con người.
- Thái độ công bằng, chính trực, ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn
- Có lòng tự trọng, rộng lượng, vị tha,...
- Có lòng yêu nghề, yêu trẻ
=>Các phẩm chất đạo đức là nhân tố tạo ra sự thân thiện trong các mối quan hệ thầy —
trò, tạo ra uy tín và sức mạnh giáo dục của người thầy giáo.
*Các phẩm chất ý chí:
Tính mục đích, nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tính tự kiềm chế, tinh thần cầu tiến, không ngừng
phấn đấu, khắc phục khó khăn. Nó là sức mạnh để làm cho các phẩm chất và năng lực của người
thầy giáo trở thành hiện thực và tác động sâu sắc đến học sinh, kỹ năng điều khiển tình cảm, tâm
trạng cho thích hợp với các tình huống sư phạm.

Câu 7: Chức năng, nhiệm vụ của người GVCN


*Chức năng:
- Thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lí và GD HS ở 1 lớp. Chức năng quản lí và GD
toàn diện HS được xem là chức năng trung tâm của các chức năng cụ thể khác
- Cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể HS
- Là cầu nối giữa BGH, các tổ chức trong trường, các GV bộ môn, các lực lượng GD
ngoài nhà trường với tập thể HS và từng HS trong lớp chủ nhiệm
- Là người chịu trách nhiệm chính trước Hiệu trưởng các cấp quản lí, thanh tra GD về
việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học lực và đạo đức từng HS trong lớp chủ nhiệm
*Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục
sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn,
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể
và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp
mình chủ nhiệm;
- Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và
kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại,
phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ
điểm và học bạ học sinh;
- Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà
trường tổ chức;
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Câu 8: Các câu dưới đây nằm trong yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách?
1. “Giỏ nhà ai quai nhà nấy”
2. “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”
3. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
- Yếu tố di truyền: những người có chung dòng máu, cùng huyết thống (bố mẹ và
con cái, anh chị em ruột) thì ít nhiều đều có sự tương đồng về đặc điểm sinh học

II. CÂU HỎI CHÍNH (8,5Đ)

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN DẠY HỌC


1. Quá trình dạy học
a) Khái niệm
- QTDH là QT dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự
giác, tích cực, chủ động tự tổ chức và tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình, nhằm thực
hiện những nhiệm vụ dạy học
b) Bản chất
- Bản chất của QTDH là QT nhận thức độc đáo của người học. Hoạt động nhận thức được
tiến hành trong QTDH với những ddieuf kiện sư phạm nhất định, có sự hướng dẫn, điều khiển
của GV thông qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp, điều khiển của GV thông qua việc lựa
chọn nội dung, phương pháp và các hình thức dạy học.
* QT nhận thức độc đáo của HS thể hiện qua 2 nội dung:
- Nét độc đáo của QT nhận thức:
+ Đối tượng nhận thức của HS là những hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật và xã hội, đó
cũng chính là những vấn đề mà các nhà KH đã nghiên cứu, tìm tòi, khám phá để tạo ra hệ thống
kiến thức
+ Phương pháp học của HS về bản chất là phương pháp nhận thức, tuân theo quy
luật nhận thức chung của nhân loại, giống như con đường nghiên cứu mà các nhà KH đã trải qua.
+ KQHT của HS là những bước phát triển trong khả năng nhận thức, thể hiện ở
mức độ nắm vững khối lượng và chất lượng kiến thức KH trong chương trình học
- Nét độc đáo trong hoạt động thực hành của HS:
+ Mục đích của luyện tập, thực hành là giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế để hình thành kĩ năng, kĩ xảo, từ đó làm tăng mức độ chính xác, bền vững của kiến thức
+ Sản phẩm của thực hành không chỉ là các bài làm đạt điểm 9 hay 10, mà là độ
hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo, là bước phát triển mới trong năng lực hoạt động của HS
+ Phương pháp thực hành cũng chính là phương pháp học tập giúp HS nắm vững
lý thuyết, vừa hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tế
c) Động lực
- Khái niệm: Động lực của QTDH là việc liên tục phát hiện và giải quyết có hiệu quả các
mâu thuẫn diễn ra trong QTDH (bao gồm cả MT bên trong và MT bên ngoài)
- Các loại mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn giữa các nhân tố của môi trường kt-xh, kh-
cn với các thành tố của quá trình dạy học

You might also like