You are on page 1of 2

Họ và tên: Phan Thị Anh Khuê MSSV: 47.01.102.

072

BÀI KT QUÁ TRÌNH


Bài 1: Mối quan hệ biện chứng giữa 3 nhiệm vụ dạy học, cho ví dụ:
 Ba nhiệm vụ dạy học:
− Nhiệm vụ 1: Tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, phổ
thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn, rèn luyện hệ thống kĩ năng và kĩ
xảo tương ứng.
− Nhiệm vụ 2: Tổ chức, hướng dẫn học sinh phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ.
− Nhiệm vụ 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh hình thành và phát triển phẩm chất
nhân cách và phát triển toàn diện nhân cách.
Ba nhiệm vụ dạy học nêu trên có mối liên hệ mật thiết, tác động và hỗ trợ cho nhau trong suốt
quá trình giáo dục. Trong đó:
+ Nhiệm vụ 1 là cơ sở và nền tảng cho nhiệm vụ 2 & 3. Khi quá trình dạy học thiếu đi tri thức
khoa học cơ bản, kĩ năng và kĩ xảo tương ứng; cơ sở để phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ và
nhân cách cũng sẽ thiếu đi. Từ đó, mục đích của các nhiệm vụ 2, 3 không thể hoàn thành.
+ Nhiệm vụ 2 là điều kiện và là kết quả của việc nắm vững tri thức, kĩ năng và kĩ xảo; là cơ sở
để hình thành nên thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức. Khi trình độ phát triển nhận
thức đạt đến mức độ nhất định, học sinh mới có thể có cái nhìn, thái độ và hành động đúng đắn phù
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Nhiệm vụ 3 là mục đích và kết quả cuối cùng của hai nhiệm vụ trên. Hoạt động dạy học trong
nhiệm vụ này kích thích và chỉ đạo việc nắm tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng
lực nhận thức của bản thân học sinh.
 Ví dụ: bài học “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”, môn Hoá học 11.
Cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
− Nhiệm vụ 1: trang bị cho học sinh kiến thức về các nguồn hidrocacbon trong tự
nhiên, thành phần, tính chất và tầm quan trọng của dầu mỏ, khí thiên nhiên, …
cùng các phương pháp chế biến chúng.
− Nhiệm vụ 2: trên cơ sở những kiến thức cơ bản ở nhiệm vụ 1, học sinh thao tác tư
duy bằng cách vận dụng vào viết các phương trình hoá học liên quan.
− Nhiệm vụ 3: qua bài học, giúp học sinh biết các ứng dujnh quan trọng của
hidrocacbon trong công nghiệp, đời sống và hiểu được tầm quan trọng của lọc –
hoá dầu đối với nền kinh tế.
Bài 2: "Không thầy đố mày làm nên", nói yếu tố nào trong bản chất hoạt động dạy học:
Xét trên góc độ khoa học, câu tục ngữ trên muốn nói đến vai trò tổ chức và hướng dẫn của người
giáo viên.
Người giáo viên chính là một trong hai yếu tố chính tạo nên bản chất của hoạt động dạy học.
+ Giáo viên có nhiệm vụ định hướng cho người học thông qua việc xác định mục đích và
mục tiêu học tập. Từ đó chuyển giao mục tiêu ấy đến cho học sinh, để học sinh có được
điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập.
+ Giáo viên tổ chức và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh thông qua tổ chức nội
dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và xây dựng các
tình huống dạy học, qua đó kích thích sự hứng thú học tập và lĩnh hội tri thức của học
sinh.
+ Giáo viên kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo trong học tập của học sinh,
phát hiện những điểm thuận lợi và khó khăn của học sinh khi áp dụng phương pháp tự
học.
+ Giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và xác nhận kết quả học tập cuối cùng
của học sinh và mở ra một quy trình dạy học mới.
Tóm lại, người thầy trong hoạt động dạy học đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình
hình thành tri thức chung của học sinh. Giáo viên phải vừa tổ chức, vừa điều khiển, vừa đòi hỏi, vừa
tạo điều kiện để người học phát huy tốt nhất những tố chất của mình trong học tập.

You might also like