You are on page 1of 14

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----  -----

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


Tên HP: Triết học Mác – Lênin
Mã HP: 2111POLI2001

Đề tài:

Quan điểm triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối quan
hệ này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.



Sinh viên thực hiện:


Họ và tên: Phan Thị Anh Khuê
MSSV: 47.01.102.072
Lớp: 47.01.LY.SPB
2

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................................. 3

I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC: ...................................................................................................... 4


1. Vật chất: ................................................................................................................................ 4
i. Khái niệm: .......................................................................................................................... 4
ii. Đặc tính: ............................................................................................................................ 5
2. Ý thức: ................................................................................................................................... 7
i. Khái niệm: .......................................................................................................................... 7
ii. Kết cấu: .............................................................................................................................. 7

II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC. SỰ VẬN DỤNG Ý
NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY TRONG CUỘC SỐNG, HỌC
TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY. ....................................................................................................................................... 8
1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: ............................................................. 8
2. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức: ................................................................. 9
3. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất: ................................................................. 9
4. Sự vận dụng vào cuộc sống, học tập của sinh viên: ........................................................... 9
i. Nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan: ................. 9
ii. Tự giác tôn trọng tính khách quan:.................................................................................. 10
iii. Ý chí là biểu hiện cho sức mạnh tinh thần: .................................................................. 10
iv. Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí:................................................................................. 11
v. Luôn phải xem xét điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan: .................................... 11
5. Sự vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay: ............................................ 11

KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 13

DANH MỤC THAM KHẢO ......................................................................................................... 14


3

LỜI NÓI ĐẦU


Thế giới xung quanh ta rất phong phú và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa
dạng đến đâu thì cũng chỉ thuộc về hai phạm trù: vật chất và ý thức. Có rất nhiều
quan điểm triết học xoay quanh vấn đế về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là
cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời
ý thức tác động trở lại vật chất.
Thời gian đầu, đất nước ta gặp nhiều khó khăn, nên điều kiện cơ sở vật chất
không được tốt do nền kinh tế còn trì trệ, hệ thống quản lý khá lỏng lẻo và yếu kém.
Với sự thay đổi và phát triển cùng tốc độ chóng mặt của xã hội, rõ ràng, Đảng và
nhà nước ta cần thực hiện đẩy mạnh các công cuộc đổi mới đất nước, trong đó, đổi
mới kinh tế đóng vai trò then chốt, chủ đạo. Nền kinh tế phát triển thì đất nước mới
có thể phát triển, nói chung và nói riêng từng ngành chủ chốt.
Ngoài nền kinh tế, ta cũng cần hết sức phát triển nền giáo dục. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói rằng: “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Những nhân tài tương lai của đất nước chính là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định sự phát triển của đất nước ở tương lai. “Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, đất nước Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm
châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Từ đó, tôi xin được trình bày đề tài “Quan điểm triết học Mác - Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
của mối quan hệ này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay”
4

I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC:


1. Vật chất:
i. Khái niệm:
Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Vật chất
là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó. Nhưng theo
như trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”
V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “ Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ để thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.”(1)

Lênin chỉ rõ rằng, để định nghĩa vật chất không thể theo cách thông thường
vì khái niệm vật chất là khái niệm rộng nhất. Để định nghĩa vật chất Lênin đã đối
lập vật chất với ý thức, hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, vật chất tồn tại độc lập với cảm giác, ý thức, còn cảm giác, ý
thức phụ thuộc vào vật chất, phản ánh khách quan.

Khi định nghĩa vật chất là phạm trù triết học, Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật
chất là khái niệm rộng nhất, muốn phân biệt tư cách là phạm trù triết học, là kết quả
của sự khái quát và trừu tượng với những dạng vật chất cụ thể, với những "hạt nhân
cảm tính". Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có những đặc tính
cụ thể có thể cảm thụ được. Định nghĩa vật chất như vậy khắc phục được những
quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật đồng nhất vật chất với hình thức biểu
hiện cụ thể của nó.

Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có, không thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên
ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại
khách quan. Khác với quan niệm ý niệm tuyệt đối của chủ nghĩa duy tâm khách
quan. Vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó, trái lại
phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát sự vật, hiện tượng cụ thể, và do đó các
đối tượng vật chất có thật, hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây
5

ra cảm giác, và nhờ đó mà ta có thể biết được, hiểu được và nắm bắt sự vật này.
Định nghĩa của Lênin đã giải quyết hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Định nghĩa vật chất của V. I. Lênin là cơ
sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội – đó là các điều kiện
sinh hoạt vật chất và các quan hệ vật chất xã hội.
________________________________
(1)
(V.I.Lênin, Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.151)

ii. Đặc tính:


 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:
Trước hết, vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Không ở đâu và ở nơi
nào lại có thể có vật chất không vận động. Sự tồn tại của vật chất là tồn tại bằng
cách vận động, tức là vật chất dưới các dạng thức của nó luôn luôn trong quá trình
biến đổi không ngừng. Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua
vận động mà biểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú, muôn vẻ, vô
tận. Do đó, con người chỉ nhận thức được sâu sắc sự vật, hiện tượng bằng cách xem
xét chúng trong quá trình vận động. F. Engels khẳng định: “Các hình thức và các
dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc
tính của vật thể chỉ bộc lộ ra qua vận động; về một vật thể không vận động thì
không có gì mà nói cả”(2). Hình thức vận động của vật chất rất đa dạng, được biểu
hiện ra với các quy mô, trình độ và tính chất hết sức khác nhau. Dựa vào những
thành tựu khoa học của thời đại mình, F. Engels đã chia vận động của vật chất thành
năm hình thức cơ bản: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội.

Mặc dù vận động luôn ở trong quá trình không ngừng, nhưng điều đó không
loại trừ mà còn bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối, không có nó thì không
có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật, hiện tượng phong phú và đa dạng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định về
chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình
thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự
vận động chuyển hóa của vật chất. Engels khẳng định rằng khả năng đứng im tương
6

đối của các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự
phân hoá vật chất. Nếu vận động là biến đổi của các sự vật hiện tượng thì đứng im
là sự ổn định, là sự bảo toàn tính quy định sự vật hiện tượng. Đứng im chỉ một trạng
thái vận động, vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. Trạng thái
đứng im còn được biểu hiện như là một quá trình vận động trong phạm vi sự vật ổn
định, chưa biến đổi, chỉ là tạm thời vì nó chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định.
Vận động riêng biệt có xu hướng phá hoại sự cân bằng, còn vận động toàn thể lại
phá hoại sự cân bằng riêng biệt làm cho các sự vật luôn biến đổi, chuyển hoá nhau.
________________________________
(2)
(C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, h.1994, t.20, tr.743)

 Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất:

Dựa trên những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện
chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian, xem không gian
và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động.

Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí, có hình
hình thức kết cấu, có độ dài, ngắn, cao, thấp. Không gian biểu hiện sự cùng tồn tại
và tách biệt của các sự vật với nhau, biểu hiện khoảng tính của chúng, trật tự phân
bố chúng. Còn thời gian phản ánh thuộc tính của các quá trình vật chất diễn ra
nhanh hay chậm, kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định. Thời gian biểu hiện tốc độ
và trình tự diễn biến của các quá trình vật chất, tính cách biệt giữa các giai đoạn
khác nhau của các quá trình đó, sự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiên tượng.

Không gian và thời gian là hình cơ bản của vật chất đang vận động. Lênin đó
chỉ ra trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang
vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian. Không gian và
thời gian là tồn tại khách quan. Nó không phải là hình thức chủ quan để xếp chặt
các cảm giác mà ta thu nhận một cách lộn xộn như chủ nghĩa duy tâm quan niệm,
cũng như nó không thể đứng ngoài vật chất. Không có không gian trống rỗng.
7

Không gian và thời gian không phải là bất biến, tuyệt đối, mà trái lại không gian và
thời gian có sự biến đổi phụ thuộc vật chất vận động.

Chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tinh thần có trước, quyết định vật chất, do đó
cũng cho rằng thế giới thống nhất ở tinh thần. Còn chủ nghĩa duy vật biện chứng lại
khẳng định rằng, tính thống nhất chân chính của thế giới là ở tính vật chất của nó.
Triết học Mác- Lênin khẳng định chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất,
không có thế giới tinh thần. V.I.Lênin viết: “Trong thế giới không có gì ngoài vật
chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài
không gian và thời gian”(3)
________________________________
(3)
(V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1980, t.18, tr.209).

2. Ý thức:
i. Khái niệm:
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan
tâm nghiên cứu, nhưng tùy theo cách lý giải khác nhau u mà có những quan niệm
rất khác nhau, là cơ sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau, hai đường
lối cơ bản đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đứng vững trên
lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khái quát những thành tựu mới nhất
của khoa học tự nhiên và bám sát thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã góp
phần làm sáng tỏ vấn đề ý thức, mối quan hệ vật chất và ý thức.

ii. Kết cấu:


Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí. Trong
đó, tri thức là quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức.

Tri thức - là phương thức tồn tại của ý thức - vì sự hình thành và phát triển
của ý thức có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình nhận thức của con người
và cải biến thế giới tự nhiên. Tri thức càng được tích luỹ thì con người ngày càng đi
sâu vào bản chất sự vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn, tính năng động của ý thức
cũng nhờ đó mà tăng lên. Việc nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất
8

của ý thức có ý nghĩa chống lại quan điểm giản đơn coi ý thức chỉ là tình cảm niềm
tin, ý chí. Quan điểm đó chính là biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí, của niềm
tin mù quáng, của sự tưởng tượng chủ quan. Tuy nhiên việc nhấn mạnh yếu tố tri
thức cũng không đồng nghĩa với việc phủ nhận và coi nhẹ vai trò của các nhân tố
tình cảm ý chí.

Vô thức là một hiện tượng tâm lý nhưng có liên quan đến những hoạt động
xảy ra ở ngoài phạm vi của ý thức. Có hai loại vô thức: loại thứ nhất liên quan đến
hành vi chưa được con người ý thức; loại thứ hai liên quan đến các hành vi trước
kia đã được ý thức nhưng do lặp lại mà trở thành thói quen, có thể diễn ra “tự động”
bên ngoài sự chỉ đạo của ý thức. Vô thức ảnh hưởng đến nhiều phạm vi hoạt động
của con người. Trong những hoàn cảnh nào đó nó có thể giúp con người bớt sự
căng thẳng trong hoạt động. Việc tăng cường rèn luyện để biến những hành vi tích
cực thành thói quen có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Trong
con người, ý thức vẫn là cái chủ đạo cái quyết định trong hành vi cá nhân.

II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC.
SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ
NÀY TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản mọi triết học, đặc biệt là
của triết học hiện đại” (4). Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bản trong
triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Khẳng định nguyên tắc tính
đảng như triết học, V.I.Lênin đã viết: “Triết học hiện đại cũng có tính đảng như
triết học hai nghìn năm về trước. Những đảng phái đang đấu tranh với nhau, về
thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằng những nhãn hiệu mới của thủ
đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn – là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm” (5)
________________________________
9

(4)
(C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, t.21, tr.403).
(5)
(V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1980, t.18, tr.445

2. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, vật chất có trước ý thức có
sau, vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ óc
con người. Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở những phương diện cơ bản sau:
+ Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: không có vật chất sẽ
không có ý thức (có thực mới vực được đạo, có bột mới gột nên hồ, phú quý sinh lễ
nghĩa,…)
+ Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức: nội dung của ý thức
mang tính khách quan, do thế giới khách quan quy định
+ Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: bản chất sáng tạo và bản
chất xã hội của ý thức cũng phải dựa trên những tiền đề vật chất nhất định
+ Thứ tư, vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu của ý thức: tri
thức, tình cảm, niềm tin, ý chí do vật chất quyết định.

3. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
Ý thức có sự tác động trở lại vật chất vì:
 Ý thức là ý thức của con người, gắn liền với tính năng động, sáng tạo của
nhân tố con người, nhân tố chủ quan.
 Ý thức là sự phản ánh sáng tạo đối với thế giới.

4. Sự vận dụng vào cuộc sống, học tập của sinh viên:
i. Nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan:
Xã hội luôn luôn thay đổi, vì vậy chúng ta luôn phải nhìn vào thực tế mà
điều chỉnh nhận thức, hoạt động cho phù hợp. Theo đó, với các điều kiện xung
quanh ảnh hưởng đến việc học tập, cá nhân mỗi người phải tự xác định được. Việt
Nam là một đất nước đang phát triển, vì vậy nên cơ sở vật chất ở các trường học
chưa được hoàn thiện. Nhưng hiện nay, các trường đã có nhiều hành động tu bổ,
10

xây dựng thêm nhiều cơ sở, tích hợp các thư viện thông minh,… nhằm tạo một môi
trường hiện đại và năng động cho các em học sinh, sinh viên.

ii. Tự giác tôn trọng tính khách quan:


Những hành động trong việc học theo các quy luật mang tính khách quan
như: ghi chép và tuân thủ theo thời khóa biểu, đi học đúng giờ, tham dự các tiết học,
làm bài tập đầy đủ, … Ngoài ra, cần phải làm theo đúng nội quy nhà trường, chấp
hành đúng kỷ luật và quan trọng hơn hết là những qui chế về việc cấm thi, học lại…

Ta đã biết, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất, nên sự năng động
cần phải được phát huy. Chủ quan có nghĩa là phải phát huy tính tích cực, hăng hái
và đột phá của ý thức. Điều đó ta có thể thực hiện bằng cách đăng ký học phần, vì là
tự đăng ký môn học mình muốn thì bản thân cần phải chủ động hơn.

Trong kết cấu thành phần của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trọng bậc
nhất, vì nó là phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Từ đó suy ra, HSSV cần
phải tích cực trong học tập, chủ động tìm hiểu bài học và khai thác vấn đề, khi học
bài không quá phụ thuộc vào giảng viên mà thay vào đó tự tìm hiểu bài học, nếu
gặp thắc mắc thì liên hệ với giảng viên ngay.

Ngoài ra, học là phải đi đôi với hành, những kiến thức trong sách thôi là
chưa đủ, ngày nay khi ra ngoài xã hội ta cần phải trang bị những kĩ năng khác nữa.
Muốn được như vậy thì chúng ta cần tham gia vào các hoạt động tình nguyện xã
hội, hoặc tìm kiếm một công việc làm thêm để vừa kiếm được nguồn thu nhập, vừa
tích lũy được kinh nghiệm, và trên hết là giúp ta hiểu ra giá trị của đồng tiền.

iii. Ý chí là biểu hiện cho sức mạnh tinh thần:


Môi trường đại học ẩn chứa nhiều thử thách và cám dỗ, vì vậy chúng ta cần
phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định tránh xa những thói hư tật xấu. Cuộc
sống sinh viên tự do đòi hỏi bản thân mỗi người phải có những qui tắc riêng, để giữ
vững lập trường của mình trước những cạm bẫy trước mắt. Nên tránh tụ tập nhậu
nhẹt sa đà, lười biếng cúp học, hay chạy theo những công việc chỉ sinh ra lợi ích tức
11

thời mà bỏ bê việc học. Câu nói ”Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là châm ngôn
sâu sắc và đáng để học hỏi theo.

iv. Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí:


Có thể là việc tiếp thu có chọn lọc những ý kiến mới, việc hôm nay không để
ngày mai, không chủ quan trước mọi tình huống, phải biết lắng nghe và tiếp thu sự
góp ý của người khác. Như sau một bài thuyết trình thì ta cần lắng nghe ý kiến
chỉnh sửa của cả lớp và giảng viên hay khi làm bài hoặc họp nhóm cần phải sáng
tạo, đột phá, cải tiến cái cũ nhưng không nên quá cầu toàn.

v. Luôn phải xem xét điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan:
Ví dụ đối với việc đăng lý học phần, sinh viên cần phải tính đến năng lực học
tập của bản thân, điều kiện tài chính của gia đình và quỹ thời gian mà mình có.
Không nên đăng ký học phần một cách tràn lan với mục đích tốt nghiệp sớm, tránh
trường hợp học không theo kịp, dẫn đến hao phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết
quả lại không được như ý muốn.

5. Sự vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay:
Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của
Đảng và Nhà nước. Bởi một đất nước mà có chính sách xã hội tốt thì làm cho nền
tảng chính trị - xã hội của xã hội ngày càng vững chắc. Nhận thức được điều đó,
Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay xây dựng và thực hiện từng bước để làm chính sách
xã hội ngày càng hoàn thiện, đa dạng, mở rộng, phù hợp và phát huy hiệu quả với
người dân Việt Nam. Chẳng hạn như hành lang pháp lý, các cơ chế, pháp luật về
chính sách xã hội ngày càng đầy đủ, hoàn thiện; chính sách đối với các giai cấp,
tầng lớp dân cư ngày càng được mở rộng; …

Ngoài ra, Đảng ta còn nhận thức được trình độ phát triển kinh tế chính là
điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội. Bởi đó, qua các kì Đại hội, vai trò
của Nhà nước được đề cao và các lãnh đạo từng bước khắc phục, loại trừ những
khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường qua các giải pháp như hoàn hiện đường
12

lối, chủ trương, chính sách của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; …
Tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
13

KẾT LUẬN
Vậy, ta có thể khẳng định rằng, vật chất quyết định sự ra đời ý thức, qua đó ý
thức tác động ngược lại vật chất. Vật chất và ý thức tác động qua lại lẫn nhau tạo
nên sự phát triển, sự đi lên; hoặc cũng có thể là sự kìm hãm.

Qua đó, với phương diện là sinh viên, chúng ta có thể rút ra bài học hết sức
quan trọng, chính là những nhận thức và hành động trên cuộc sống và việc học tập
đều phải được xuất phát từ thực tế của bản thân, của gia đình, … Cùng với đó là
một ý thức cao, biết tự giác, chủ động lèo lái việc học hành và cuộc sống của chính
mình.

Với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, bài học hết sức cần thiết được
rút ra đó là mọi đường lối, chính sách, mục tiêu đề ra đều phải xuất phát từ điều
kiện thực tế, cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực của nước nhà. Ngoài ra, việc “xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, “khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát
huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo lầm lạc hậu”
chính là một biểu hiện về sự tích cực của ý thức, mà ở đó vai trò năng động chủ
quan của con người được hiện rõ. Đồng thời, chúng ta cũng cần tránh tư tưởng chủ
quan duy ý chí, nóng vội trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là trách
nhiệm của những nhà lãnh đạo nói riêng và của chúng ta nói chung.
14

DANH MỤC THAM KHẢO


Giáo trình triết học Mác-Lênin tập 2 CNXB chính trị quốc gia 1997
Giáo trình triết học Mác-Lênin (khối các ngành ngoài lý luận chính trị) – GS.TS
Phạm Văn Đức (chủ biên)
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/chinh-sach-xa-hoi-cua-dang-cong-san-
viet-nam-trong-nhung-nam-doi-moi.html
https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-
/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/-oi-moi-phuong-thuc-lanh-ao-cua-ang-
oi-voi-nen-kinh-te-thi-truong-va-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-
nam-hien-nay

You might also like