You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ


GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Đinh Thanh Thế


Số thứ tự: 55
Mã SV: 2312280053
Lớp: Anh 02, CTTT Quản trị kinh doanh, Khóa 62
Lớp tín chỉ: TRI114E.CTTTQT.1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Huy Quang

Hà Nội – 10/2023
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU: ....................................................................................... 2

NỘI DUNG:

I. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
1. Vật chất
I.1 Khái niệm vật chất theo V.I. Lênin......................................................4
...................................................................................................................
I.2 Phướng thức và hình thức tồn tại của vật chất...................................5
I.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới..................................................
...................................................................................................................7
2. Ý thức
2.1. Nguồn gốc của ý thức..............................................................7
2.2. Bản chất của ý thức.................................................................8
2.3. Kết cấu của ý thức...................................................................9
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức........................................................10
II. Tình hình xã hội nước ta và việc vận dụng quan điểm duy vật biện
chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay
1. Tình hình và thực trạng............................................................................11
2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta............................................15

KẾT LUẬN: ............................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................20

1
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu so với bề dày lịch sử hình thành của Trái Đất, sự tồn tại của con
người chỉ như là một tích tắc ngắn ngủi. Nhưng trong khoảng thời gian ít
ỏi đó, loài người đã chứng minh được khả năng siêu đẳng của mình. Trong
cuốn sách Sapiens: A Brief History of Humankind, tác giả Yuval Noah
Harari có viết: “Có ba cuộc cách mạng quan trọng định hình tiến trình lịch
sử: Cách mạng Nhận thức diễn ra cách đây khoảng 70.000 năm. Lịch sử
sau đó bứt tốc và Cách mạng Nông nghiệp diễn ra vào khoảng 58.000 năm
sau đó. Cách mạng Khoa học, mới bắt đầu cách đây 500 năm, biết đâu sẽ
[8, 3]
kết thúc lịch sử và bắt đầu một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt” . Có thể
thấy, xã hội loài người đã và đang phát triển vô cùng nhanh chóng; cùng
với sự ra đời và phát triển của công nghệ AI cũng như nhiều loại hình công
nghệ khác hứa hẹn sẽ còn làm cho tốc độ phát triển của loài người trở nên
nhanh chóng hơn nữa.

Bắt kịp xu thế thời đại, Đảng và Nhà nước ta cũng đã và đang có những
chính sách kinh tế và chính trị đúng đắn để nhanh chóng nâng tầm Việt
Nam sánh ngang các cường quốc khác trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù
được công nhận là một trong những nền kinh tế đầy hứa hẹn, bằng chứng
chính là tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam – Mỹ lên đối tác
chiến lược toàn diện ngày 10-9-2023 vừa qua, Việt Nam vẫn cần phải cố
gắng hơn nữa trong công cuộc đổi mới đất nước.

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề đổi mới đất nước, tôi đã chọn đề tài:
Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

2
và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Bài tiểu luận này
nhằm mục đích phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan
niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin để từ đó áp dụng vào phân tích những
thành tựu và thách thức cũng như cách vận dụng quan điểm duy vật biện
chứng vào công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta. Phương pháp nghiên cứu
chủ yếu xoay quanh việc thu thập thông tin từ các nguồn uy tín để tổng
hợp và phân tích và từ đó rút ra kinh nghiệm áp dụng cho công cuộc đổi
mới ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, sai sót trong quá trình tổng hợp phân
tích là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những góp ý
mang tính xây dựng từ phía quý thầy cô nếu có bất cứ sai sót nào. Xin
chân thành cảm ơn.

3
NỘI DUNG
I. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý
thức
1. Vật chất
1.1................................................................................................................... K
hái niệm vật chất theo V.I. Lênin

Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
Lênin đã định nghĩa vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác” [4, 151].

Định nghĩa đó đã làm sáng tỏ các nội dung chính sau đây:

 Thứ nhất là vật chất tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý thức. Điều
đó có nghĩa vật chất với tư cách là phạm trù triết học trừu tượng, nhưng là
một sự trừu tượng lấy cơ sở từ thực tế, tồn tại ngoài sự kiểm soát của ý chí.
Trước C.Mác, chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật siêu hình, đặt vật
chất và ý thức trong sự đối lập tuyệt đối (chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hóa
tính trừu tượng đẩy con người vào thế giới duy tâm thần thánh, sai sự thật;
chủ nghĩa duy vật siêu hình, ngược lại, đưa ra góc nhìn thiếu toàn diện về
thế giới, cho rằng vật chất chỉ tồn tại dưới một số dạng cụ thể và đã gây
nên cuộc khủng hoảng vật lý học cuối thể kỷ XIX khi mà các học thuyết
như thuyết lượng tử của Planck (1900), thuyết tương đối hẹp (1905) và

4
tương đối rộng (1916) của Einstein ra đời). Khác với những chủ nghĩa cổ
lỗ sĩ, lạc hậu và sai sự thật đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thành công
dung hòa sự tồn tại của vật chất và ý thức, hay nói cách khác là phân biệt
khái niệm “vật chất” trong triết học và “vật chất” trong khoa học tự nhiên,
tạo tiền đề cho sự phát triển của nhiều nghiên cứu khoa học xuất chúng.
 Thứ hai, cần phải nhớ rằng vật chất là thực thể khách quan, do đó, mặc cho
cảm giác của con người có khả năng ghi chép lại được hay không, vật chất
vẫn luôn tồn tại. Ví dụ điển hình chính là những hạt nguyên tử. Mặc dù
con người chỉ biết đến chúng nhờ những thiết bị công nghệ tinh vi, nhưng
điều đó cũng đủ để khẳng định sự tồn tại của vật chất.
 Thứ ba, ý thức là sự phản ánh lại của thế giới vật chất. Vì vậy, càng hiểu
nhiều về thế giới vật chất, con người chúng ta sẽ càng trở nên hiểu biết
hơn. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì vậy, có thể được nói là công cụ
mạnh mẽ nhất chứng minh cho thuyết “khả tri” và là bàn đạp cho các
thành tựu khoa học vượt thời đại.

So sánh định nghĩa trên với chủ nghĩa duy tâm cũng như chủ nghĩa duy
vật thời cổ đại có thể thấy, chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp giải quyết
triệt để các mâu thuẫn triết học giữa vật chất và ý thức. Bên cạnh đó, chủ
nghĩa duy vật biện chứng cũng góp phần củng cố thuyết khả tri và niềm tin
của con người vào khoa học. Quan trọng hơn hết, nó đã làm tiền đề cho sự
phát triển của quan điểm duy vật về lịch sử và xã hội, là cơ sở để vận hành
xã hội đúng đắn, tiến bộ hơn.

1.2................................................................................................................... P
hướng thức và hình thức tồn tại của vật chất

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:

5
Như Ph. Ăngghen giải thích trong C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập:
“Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương
thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự
[2, 519]
thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” . Khác với những nhận định
của khoa học vật lý về vận động - đó là sự vận động chỉ được sinh ra khi
có ngoại lực tác động; đây cũng là lý do khiến những nhà khoa học như
Newton phải đi đến kết luận sai lầm về nguồn gốc của vận động với một
thứ định nghĩa mơ hồ và nửa vời mang tên “cú hích đầu tiên của thượng
đế” – chủ nghĩa duy vật biện chứng có những nhận xét đúng đắn với thực
tiễn hơn: bản chất của sự vật là sự vận động, hay sự vận động thực chất đã
và đang xảy ra bên trong mọi vật chất. Bản chất của vận động là cố hữu và
vĩnh cữu, tức không bao giờ mất đi mà chỉ đơn giản là sự chuyển giao từ
dạng này sang dạng khác. Và cũng chỉ ở trong trạng thái vận động mà vật
chất có thể được hiểu một cách toàn diện và đúng đắn nhất.

Kể cả khi đứng im thì vật chất vẫn được coi là vận động trong thăng
bằng. Lý do là sự đứng im, xét trong một hệ quy chiếu, chỉ là tương đối và
tạm thời. Nếu hai người cùng ngồi trên một chiếc xe thì họ sẽ là đứng im
so với người còn lại, nhưng lại đang cùng di chuyển so với cây cối ven
đường. Bên cạnh đó, nhờ sự đứng im tạm thời của vật chất mà con người
có thể nhận thức được chúng và vật chất từ đó cũng có thể chuyển hóa
thành các dạng khác.

Từ những kinh nghiệm và quan sát thời đại, Ph. Ăngghen đã chia vận
động ra thành 5 dạng chính (xếp theo thứ tự từ dạng vận động nhỏ nhất
đến dạng vận động bao quát nhất):

6
 Vận động cơ học: liên quan đến sự thay đổi vị trí trong không gian của các
vật thể.
 Vận động lý học: là sự di chuyển của các phân tử siêu nhỏ như là điện tích
 Vận động hóa học: phản ứng hợp nhất làm thay đổi trạng thái vật chất hay
sự phân giải của vật chất thành các dạng vật chất khác
 Vận động sinh học: quá trình tương tác sinh học với môi trường của các
sinh vật và vật chất
 Vận động xã hội: sự vận động biến chuyển trong hình thái tổ chức xã hội
của loài người hay chính là sự thay đổi trong tư duy nhân loại

Một nguyên tắc quan trọng đó chính là nguyên tắc vận động bao quát sẽ
bao gồm và chứa đựng nguyên tắc vận động thấp và điều ngược lại thì
không đúng.

Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất:

Trong khi không gian (có ba chiều) là hình thức tồn tại về mặt quảng
tính của vật chất thì thời gian (có một chiều) là hình thức tồn tại về mặt
diễn biến của quá trình vận động của vật chất. Đặc điểm chung của chúng
là tính khách quan và vô tận và giữa chúng có mối quan hệ thống nhất
không tách rời.

Những nguyên tắc đó chính là cơ sở để giải quyết mâu thuẫn trong vận
động, được đề ra bởi các nhà khoa học cổ đại mà điển hình là Dê-Nông
qua bài toán Asin và con rùa.

1.3................................................................................................................... Tí
nh thống nhất vật chất của thế giới

7
Sự tồn tại của thế giới, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, được thống
nhất ở tính vật chất của nó. Theo quan điểm đó, thế giới vật chất là cái duy
nhất, có trước ý thức và quyết định ý thức. Mọi vật trong thế giới này đều
chịu mối quan hệ nhân quả của những quy luật khách quan bất biến của
thế giới vật chất. Tuy những mối quan hệ là khách quan nhưng hoàn toàn
có thể được khởi đầu bởi những hành động chủ quan của con người; và vì
thế con người không hoàn toàn bất lực trước thế giới mà trái lại còn có thể
vận dụng khả năng của bản thân để cải tạo nó trở nên tốt hơn.

2. Ý thức
2.1. Nguồn gốc của ý thức

“Trong các công trình nghiên cứu khoa học của mình, C. Mác và Ph.
Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, ý thức không những có nguồn gốc tự
nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã
[1, 155]
hội” . Khác với chủ nghĩa duy tâm – cho rằng ý thức là cái tự nó sẵn
có và biệt lập với thế giới bên ngoài – và chủ nghĩa duy vật siêu hình với
quan điểm ý thức là một dạng vật chất đặc biệt được sinh ra từ vật chất,
chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra được tầm quan trọng của hoàn cảnh xã
hội với ý thức con người. Theo đó, ý thức là thứ đặc biệt mà chỉ con người
mới có, và được sinh ra do nhu cầu xã hội vật chất của loài người. Như Ph.
Ăngghen đã từng nói: “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời
với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng
đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần biến chuyển thành bộ óc
của con người” [2, 646]. Từ nhận định đó có thể khẳng định, bên cạnh yếu tố
tự nhiên, yếu tố hoàn cảnh xã hội cũng đóng góp một phần to lớn vào việc
hình thành nên ý thức con người. Khẳng định tính đúng đắn rằng vật chất
là độc lập và có khả năng chi phối và tạo nên ý thức.

8
2.2................................................................................................................... B
ản chất của ý thức

“Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người” [4, 138].
Định nghĩa trên đã làm hài hòa mẫu thuẫn của vật chất và ý thức. Nếu như
chủ nghĩa duy tâm quá đề cao ý thức, chủ nghĩa duy vật siêu hình lại tầm
thường hóa quá mức ý thức và cho rằng ý thức là chiếc máy ghi hình thụ
động về thế giới. Khác với hai quan niệm trên, chủ nghĩa duy vật biện
chứng đã làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Cụ
thể, bản chất của ý thức là sự ghi chép lại thực tế vật chất khách quan,
chuyển hóa và phản ánh lại thành các hình ảnh mang tính chủ quan trong
bộ óc người. Đó là lý do vì sao với cùng một sự việc, sẽ có vô vàn những
cách hiểu và quan điểm khác nhau về sự việc đó. Thêm nữa, “Sáng tạo là
thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức” [1, 163] góp phần khẳng định
khả năng nhận thức thông qua ý thức để từ đó cải tạo thế giới của con
người.

2.3. Kết cấu của ý thức


a) Các lớp cấu trúc của ý thức

Ý thức có 3 lớp chính: tri thức, tình cảm và ý chí. Trong đó, tri thức là
thứ quan trọng nhất bởi nếu không có tri thức thì “ý thức đó là một sự trừu
tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực
[1, 164]
tiễn” . Tình cảm là thái độ của con người đối với sự vật khách quan
hay trải nghiệm mà não bộ ghi lại. Ý chí là khả năng nỗ lực vượt qua gian
khổ để đạt được những mong muốn.

b) Các cấp độ của ý thức

9
 Tự ý thức: Khả năng tự nhận thức về bản thân cũng như các điểm mạnh
điểm yếu của mình. Tự ý thức còn được hiểu là tự ý thức của một nhóm xã
hội về vị trí vai trò của mình trong một tập thể. Quan điểm này của chủ
nghĩa duy vật biện chứng đã góp phần đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Ở một mức độ nào đó, khả năng tự nhận thức của chủ nghĩa cá nhân có thể
góp phần làm đa dạng hóa tư duy và thậm chí đẩy mạnh sự phát triển nói
chung thông qua cạnh tranh lành mạnh. Nhưng nếu mọi người ai cũng chỉ
tập trung vào lợi ích cá nhân của riêng mình thì xã hội và tập thể sẽ sớm
tan ra, đe dọa đến sự phát triển lâu dài. Vì vậy quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng cho rằng cần phải có cả tự ý thức cá nhân và tự ý thức
tập thể là vô cùng đúng đắn.
 Tiềm thức: Tri thức mà chủ thể đã có sẵn và được lập trình trong não bộ
dưới dạng những tiềm năng. Có thể hiểu tiềm thức như một loại kinh
nghiệm được tích lũy lâu dần thành thói quen giúp cho chủ thể xử lý các
công việc lặp đi lặp lại một cách trơn tru mà không cần quá nhiều suy
nghĩ.
 Vô thức: Tương đối giống tiềm thức, vô thức cũng nằm ngoài sự kiểm soát
của ý thức và trở thành một bản năng. Tuy nhiên khác với tiềm thức, vô
thức thiên nhiều về hướng những hành vi bản năng vốn có hơn là những tư
duy được ăn sâu vào trong não bộ qua quá trình tích lũy kinh nghiệm. Nói
cách khác, tiềm thức giúp chủ thể hoàn thành công việc có chủ đích một
cách trơn tru mà chủ thể không để ý; còn vô thức thúc đẩy những hành vi
bản năng ở chủ thể mà chính họ cũng không nhận ra hành vi đó đang được
bộc lộ.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

10
Theo quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mác-Lênin, ý thức được quyết
định bởi vật chất và tác động ngược trở lại vật chất.

Khi nói rằng vật chất quyết định ý thức, có thể hiểu rằng vật chất quyết
định nguồn gốc (theo đó, sự vận động của vật chất là cội nguồn khai sinh
ra dạng vật chất có ý thức là bộ óc con người), nội dung (vật chất là cái
khách quan và mọi thứ con người cảm nhận được thông qua ý thức chẳng
qua chỉ là sự phản ánh chủ quan của thực tại đó), bản chất (vật chất là tiền
đề để ý thức hình thành và từ đó trở nên sáng tạo) và sự vận động của ý
thức (bởi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất mà vật chất lại là hình
mẫu để ý thức soi vào nên ta có thể khẳng định sự vận động của vật chất ắt
sẽ làm cho ý thức vận động theo). Ngược lại, ý thức cũng tác động trở lại
thế giới vật chất theo một cách tương đối độc lập. Mặc dù bị chi phối bởi
hoàn cảnh thực tại, khi ý thức được phản ánh và chép lại bởi bộ óc con
người nó hoàn toàn có thể thay đổi. Đây là lý do lý giải cho sự nhận thức
khác nhau của những chủ thể khác nhau khi đối mặt với cùng một tình
huống thực tế. Thêm vào đó, ý thức có thể ảnh hưởng đến hành vi con
người, thúc đẩy những hành động cải tạo hoặc hủy hoại thế giới vật chất.
Tuy nhiên, xét cho cùng, để tránh đi lạc vào con đường của chủ nghĩa duy
tâm, ý thức không được phép “vượt quá tính quy định của những tiền đề
vật chất đã xác định” [1, 180].

Ý nghĩa rút ra từ phương pháp luận

Từ mối quan hệ vật chất – ý thức nêu ra ở trên, ta kết luận được phương
pháp luận đúng đắn là phải biết nhìn từ thực tế khách quan để đối chiếu và
thay đổi đường lối và chính sách sao cho phù hợp. Tuy nhiên, ta cũng cần
phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, tức phải luôn chủ động
trong việc tiếp thu tri thức và tích cực nhìn nhận lại và cải tạo thế giới theo

11
hướng tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, một thái độ đúng đắn - đặt lợi
ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, ủng hộ khám phá khoa học và phê phán
lối tư duy duy tâm, duy vật cổ đại - là vô cùng cần thiết.

II. Tình hình xã hội nước ta và việc vận dụng quan điểm duy vật biện
chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới
ở nước ta hiện nay
1. Tình hình thực trạng

Những năm đầu sau chiến tranh đến trước năm 1986, Việt Nam ta chọn
cách đi theo con đường kinh tế bao cấp – có thể hiểu là nhà nước nắm toàn
quyền quyết định về số lượng cung cầu, giá cả và chịu trách nghiệm phân
phối đến tay người tiêu dùng một cách công bằng nhất có thể.

Mô hình này gây ra sự đình trệ trong toàn nền kinh tế, làm thui chột đi
tính sáng tạo và năng động của người dân, tạo rào cản cho việc áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cấp cải tiển sản xuất, nâng cao
năng suất lao động.

Nhận thấy mối nguy tiềm tàng, sau năm 1986, Đảng và Nhà nước đã
nhanh chóng thay đổi sang mô hình kinh tế thị trường nhưng định hướng
phát triển mô hình này theo cơ chế chủ nghĩa xã hội. Và đây chính là một
trong những sáng kiến làm thay đổi cục diện nước ta trên trường thế giới.

Như nhận định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là
thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần
thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội
đã được xây dựng” [3, 72]. Từ nhận định trên có thể xác định, Đảng và Nhà
nước quyết tâm gắn bó với thể chế xã hội chủ nghĩa nhưng đồng thời

12
muốn định hướng nền kinh tế theo hướng cơ chế thị trường để bắt kịp xu
thế, hội nhập quốc tế, và quan trọng hơn là để duy trì chế độ xã hội chủ
nghĩa. Điều này có nghĩa nước ta tiếp tục lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo
(doanh nghiệp nhà nước sẽ nắm giữ các ngành kinh tế then chốt như điện,
nước, xăng dầu, … để phòng chống tình trạng lũng loạn thị trường vốn rất
phổ biến ở nền kinh tế thuần tư bản), coi kinh tế tư nhân là động lực quan
trọng thúc đẩy sự đi lên của xã hội thông qua cạnh tranh lành mạnh, và
đồng thời củng cố và ủng hộ sự phát triển của kinh tế tập thể và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Khác với chủ nghĩa tư bản vốn đặt vấn đề hiệu suất
và lợi nhuận lên hàng đầu, cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam lấy con người làm gốc rễ để tạo ra môi trường kinh tế
năng động nhưng cũng rất dân chủ và văn minh. Đây chính là một ví dụ về
sự áp dụng thành thục mối quan hệ biện chứng vật chất – ý thức. Dựa vào
thực tiễn khách quan và hoàn cảnh cụ thể của nước ta là một nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản, Nhà nước ta khéo
léo tạo nên một thể chế vừa thúc đẩy kinh tế (cơ chế thị trường), tạo bàn
đạp cho xã hội phát triển nhưng cũng vừa đảm bảo sự phát triển đi đôi với
lợi ích của người dân - tính dân chủ (chủ nghĩa xã hội).

Mặc dù không chú trọng phát triển kinh tế như chủ nghĩa thuần tư bản,
nước ta vẫn chứng kiến nhiều thành tựu kinh tế đáng ngưỡng mộ, chứng
minh sự thành công của cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Theo bài đăng “Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” trên Tạp chí tài chính, “Giai đoạn
2002-2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019,
với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn
70% xuống còn dưới 6%” [7]. Hay, theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

13
quý IV và năm 2022 của Tổng cục thống kê, Quy mô GDP theo giá hiện
hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu
đồng/người, tương đương 4.110 USD [6]. Đặc biệt, ngay trong đại dịch Co-
vid, Việt Nam thậm chí vẫn ghi nhận sự tăng trưởng GDP, dù là khá nhỏ,
và ở một số mảng như đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh kinh tế, đất nước ta cũng chứng kiến nhiều sự phát triển trong
vấn đề xã hội. Cụ thể, cũng theo bài đăng “Thực tiễn phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” trên Tạp chí tài
chính, “Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình
gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực.
Tầng lớp trung lưu đang hình thành, hiện chiếm khoảng 13% dân số và dự
kiến sẽ tăng lên đến 26% vào năm 2026” [7]. Về y tế và tuổi thọ trung bình,
Việt Nam ta cũng đạt được một vài thành tựu: “Trong giai đoạn 1993-
2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7 (trên 1.000
trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong giai đoạn
1990-2016” [7]. Hơn thế, dịch vụ thiết yếu như điện, nước cũng ngày càng
trở nên phổ biến hơn với người dân: “Tính đến năm 2016, 99% dân số sử
dụng điện chiếu sáng, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 14% năm 1993. Tỷ lệ
tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên
70% năm 2016, trong khi tỷ lệ ở thành thị là trên 95%” [7].

Những điều trên đã phần nào cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong kinh tế
và xã hội Việt Nam qua mấy thập kỷ vừa qua, đồng thời khẳng định tính
đúng đắn của đường lối mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.

Tuy nhiên, vẫn cần thẳng thắn thừa nhận rằng còn tồn tại nhiều những
thách thức làm kìm hãm quá trình phát triển và đổi mới của nước ta. Điển

14
hình trong số đó là tình trạng đói nghèo vẫn còn tồn tại trong một số bộ
phận dân cư ở nước ta, mà chủ yếu tập trung ở những bộ phận dân cư vùng
sâu vùng xa hoặc những dân tộc thiểu số miền núi. Do điều kiện cơ sở hạ
tầng cùng sự khó khăn trong tiếp cận với giáo dục phổ thông mà nhiều
đồng bào vùng sâu khó có thể thoát nghèo. Tuy tình trạng này đã được cải
thiện tương đối nhiều nhưng vẫn cần sự quan tâm và sát sao của Đảng và
Nhà nước. Bên cạnh những thách thức trong vấn đề xã hội, nước ta cũng
có những khó khăn nhất định trong vấn đề kinh tế. Gần đây, do những biến
động khôn lường trên trường quốc tế, điển hình như cuộc chiến tranh giữa
Nga và Ukraine làm cho nguồn cung dầu mỏ bị gián đoạn gây nên tình
trạng lạm phát toàn cầu và việc Mỹ phải thắt chặt chính sách tiền tệ để
bình ổn lạm phát, đã tác động không nhỏ đến thị trường tài chính Việt
Nam. Thêm vào đó là tình trạng suy thoái kinh tế ở Trung Quốc cũng đã
phả một làn hơi lạnh vào sự phục hồi và phát triển của kinh tế nước ta do
đặc thù của Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng đối với Việt
Nam. Một bài báo trên trang Doanh nhân Việt Nam viết: “Hiện Trung
Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 16% tổng
[5]
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam” và “Trung Quốc cũng là thị trường
nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 33% tổng kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam. Trong đó, một số mặt hàng Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ
Trung Quốc như Máy móc thiết bị (chiếm 54% tổng nhập khẩu của mặt
hàng này), Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm 29%), Vải
các loại (chiếm 62%), Điện thoại và linh kiện (chiếm 38%), Sắt thép các
loại (chiếm 42%)” [5]. Hai sự kiện trên đã phần nào cho thấy những thách
thức về mặt kinh tế mà nhà nước ta phải đối mặt trong thời gian qua; nó
vừa thể hiện sự nghị lực nhưng cũng đồng thời chỉ ra sự nhạy cảm của nền
kinh tế nước ta trước tình hình chung của thế giới.

15
2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta

Đứng trước những khó khăn đó, tôi nhận thấy Việt Nam cần tiếp tục đổi
mới, đổi mới một cách nhanh chóng, đổi mới một cách toàn diện, nhưng
vẫn phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chậm phát triển
là một quả bom hẹn giờ nguy hiểm, nhưng phát triển nhanh chóng mà
không đi đôi với bảo vệ lợi ích cộng đồng thì cũng chỉ như hành động cảm
tử ngu ngốc. Vậy nên vấn đề đặt ra là làm sao, với điều kiện khách quan
như hiện nay, Việt Nam ta có thể tiếp tục đổi mới và phát triển nhưng cũng
đồng thời gìn giữ những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin để đảm
bảo tính bền vững lâu dài. Câu trả lời chính nằm ở cách chúng ta vận dụng
mối quan hệ biện chứng của vật chất với ý thức, theo quan niệm tiến bộ
của chủ nghĩa Mác-Lênin, vào công cuộc đổi mới hiện nay.

Theo đó, để thành công áp dụng mối quan hệ triết học này vào thực tiễn,
chúng ta cần xuất phát từ thực tiễn. Cụ thể, thay vì đưa ra những chính
sách và đường lối mang tính chủ quan duy ý chí, nặng tính lý thuyết,
chúng ta cần dựa vào thực tiễn và coi thực tiễn như kim chỉ nam cho quá
trình tạo lập và áp dụng các chính sách. Theo lý luận của quan điểm duy
vật biện chứng, sự vận động của vật chất là cái quyết định đến sự vận động
của ý thức. Vì lẽ đó, muốn đổi mới thế giới vật chất một cách đúng đắn,
trước hết ta cần có điểm xuất phát đúng đắn, đó là từ thực tiễn đời sống
khách quan – chính là thế giới vật chất đang được đề cập. Một ví dụ điển
hình có thể thấy là từ đại dịch Covid-19 vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có
những chính sách rất kịp thời để giảm thiểu số ca nhiễm và tử vong đến tối
đa. Điều này được thực hiện hóa nhờ vào việc vận dụng đúng đắn quan
niệm duy vật biện chứng nêu trên. Cụ thể, từ thực tiễn số ca mắc đang có

16
dấu hiệu tăng nhanh, nhà nước ta đã kịp thời ban hành những điều luật như
cấm tụ tập đông người, cấm các cửa hàng không thuộc nhóm thiết yếu hoạt
động, … Bên cạnh đó, nhà nước cũng đưa ra khẩu hiệu “không để ai bị bỏ
lại phía sau” cùng với rất nhiều các chuyến bay giải cứu và các gói hỗ trợ
cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch để giúp họ vượt qua giai
đoạn khó khăn này. Không những thế, ta còn có rất nhiều chính sách tiến
bộ áp dụng với các đối tượng là người ngoại quốc bị mắc kẹt tại Việt Nam
do đại dịch. Điển hình là việc ta đối xử với họ như những công dân Việt
Nam, cung cấp cho họ những điều kiện cần thiết để đối phó với dịch bệnh.
Sự đặc biệt trong cách đối đầu với dịch bệnh ở nước ta cũng đã nhận được
rất nhiều phản hồi tích cực đến từ phía những người dân Việt Nam và cả
những người ngoại quốc đang định cư tại đây. Ví dụ về việc phòng chống
dịch ở nước ta là một ví dụ minh họa sắc nét về cách tiếp cận đúng đắn với
một vấn đề. Và trong bối cảnh ngày nay, để có thể đổi mới an toàn và bền
vững ta cũng cần học hỏi và tích cực áp dụng cách tiếp cận đó từ quá trình
chống dịch.

Để có thể hoàn thiện quá trình đổi mới, xuất phát đúng - từ thực tế đời
sống - là chưa đủ. Bên cạnh đó, bản thân chúng ta, sau khi nhìn nhận thực
tế, cũng cần phải hiểu biết và nắm bắt thật chính xác thực tiễn để có những
ý tưởng hợp lý. Cũng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, ý thức là sự phản ánh
chủ quan mang tính sáng tạo về thế giới vật chất. Ý thức có khả năng chi
phối hành động để thúc đẩy con người cải tiến xã hội vật chất trở nên tốt
đẹp hơn. Vì lẽ đó, liên tục trau dồi để nâng cấp nhận thức là điều quan
trọng không kém. Như đã nói trong bài tiểu luận này, với mỗi một góc
nhìn sẽ cho ra một cách hiểu khác nhau về thế giới. Và trong vô vàn cách
hiểu, sẽ có cái đúng cái sai, cái hay và cái chưa hay. Mục đích của chúng

17
ta khi áp dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là làm sao
có cho mình được những tư tưởng đúng đắn để từ đó tạo lập nên những
nhận thức tiến bộ giúp sức cho công cuộc đổi mới ở nước ta được thành
công tốt đẹp. Để có những tư tưởng đúng đắn, ta cần phải trau dồi tri thức
bằng việc học và đọc. Bác Hồ đã từng dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp
tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai
có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới,
nhân dân ta ngày càng tiến lên, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành
để tiến bộ kịp nhân dân”. Đây là minh chứng cho tầm quan trọng của việc
học trong công cuộc đổi mới ở nước ta.

Nói tóm lại, để có thể đổi mới sáng tạo và bền vững trước bối cảnh xã hội
có nhiều biến động như ngày hôm nay, ngoài việc nhìn nhận thế giới đúng
đắn, đi từ cái thực tế đến cái lý tưởng chúng ta còn cần phải có tư duy sắc
bén bằng cách trau dồi tri thức thông qua việc học không ngừng. Kết hợp
thành thục hai việc đó là ta đã cơ bản áp dụng được triết lý của mối quan
hệ biện chứng vật chất - ý thức vào trong công cuộc đổi mới, từ đó đẩy
nhanh cũng như đảm bảo cho quá trình thay đổi trở nên trơn tru và hiệu
quả hơn.

18
KẾT LUẬN

Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận quan trọng
về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức như sau: Vật chất là thứ
có trước, tồn tại độc lập và ảnh hưởng đến ý thức, còn ý thức chỉ đơn
thuần là hình ảnh phản chiếu lại của thế giới vật chất mà thôi. Tuy nhiên ý
thức không ghi lại thực tại một cách khách quan như một chiếc máy ảnh,
mà nó biến đổi, nhào nặn thực tại và phản ảnh thực tại qua lăng kính chủ
quan của chủ thể.

19
Từ những khám phá đó, tôi đã suy ra phương pháp áp dụng cho công
cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế và xã hội ở nước ta. Đó là phải biết nhìn
nhận thực tại để suy luận và tìm ra con đường đi đúng đắn, nhưng đồng
thời với đó, ta cũng cần luôn luôn tìm tòi học hỏi để cải thiện nhận thức, từ
đó giúp ích cho quá trình đổi mới. Chúng ta cần phải nhận thức được thực
tại khách quan của đất nước mình, kết hợp với luồng tri thức của nhân loại,
để kết hợp tạo nên công thức thành công riêng, tránh tư tưởng chạy theo
các nước lớn hoặc vận dụng lý thuyết một cách máy móc sẽ gây nên tác
hại to lớn cho đất nước.

Vì dung lượng có hạn, nội dung bài tiểu luận sẽ không thể đi sâu vào
phân tích các số liệu một cách chi tiết hoặc nêu ra và phân tích các quan
điểm trái chiều một cách cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, tôi mong rằng nội
dung được nêu lên ở bài tiểu luận này sẽ là gợi ý cho các bài nghiên cứu
khoa học trong tương lai để tìm ra các giải pháp cụ thể, có tính thực tiễn
cao, áp dụng được vào công cuộc đổi mới của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2023), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20
5. www.doanhnhanvn.vn, 11/10/2023, Kinh tế Trung Quốc suy yếu tác động
như nào đến xuất khẩu và du lịch của Việt Nam,
https://doanhnhanvn.vn/kinh-te-trung-quoc-suy-yeu-tac-dong-nhu-nao-
den-xuat-khau-va-du-lich-cua-viet-nam.html.
6. www.gso.gov.vn, 11/10/2023, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và
năm 2022, https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/.
7. www.tapchitaichinh.vn, 11/10/2023, Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
https://tapchitaichinh.vn/thuc-tien-phat-trien-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-
huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.html.

Tài liệu tiếng nước ngoài


8. Harari, Yuval Noah (2015), Sapiens: A brief history of humankind, Nxb
Vintage, London (tiếng Anh).

21

You might also like