You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN – TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG HOẠT
ĐỘNG SÁNG TẠO CÁC SẢN PHẨM MỚI PHỤC
VỤ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI CỦA KHOA HOÁ
LỚP DT22 --- NHÓM 4 – HK213
Thành viên 05 – Ngày nộp: 23/06/2022
GV hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Xếp loại


Phan Kế Vĩnh Hưng 2111412

1
BẢNG VIẾT TẮT
NCKH: Nghiên cứu khoa học
YT: ý thức

2
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CÁC SẢN PHẨM MỚI PHỤC VỤ
ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI CỦA KHOA HOÁ
BẢNG VIẾT TẮT.................................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC..................................................5
1.1. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ VẬT CHẤT.......................................5
1.1.1 Các quan điểm về phạm trù vật chất trước C.Mác.......................................5
1.1.2 Quan điểm về vật chất trong triết học Mác-Lênin.........................................6
1.1.3 Phương thức tồn tại vật chất.........................................................................6
1.1.4. Hình thức tồn tại vật chất............................................................................7
1.2. LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ Ý THỨC...........................................8
1.2.1. Nguồn gốc của ý thức...................................................................................8
1.2.1.1 Nguồn gốc tự nhiên của ý thức..............................................................8
1.2.1.2 Nguồn gốc xã hội của ý thức..................................................................8
1.2.2. Bản chất của ý thức......................................................................................9
1.2.3. Kết cấu của ý thức........................................................................................9
1.2.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức.....................................................................9
1.2.3.2 Các cấp độ của ý thức...........................................................................10
1.3. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC...............................10
1.3.1 Vật chất quyết định ý thức...........................................................................10
1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất......................11
1.4. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................................................11
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 13

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của YT luôn
là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của
thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên. Trong
bài tiểu luận này chúng em sẽ tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của YT. YT
là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan. YT là toàn bộ sản phẩm những hoạt động thinh
thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm,
ước muốn hi vọng, ý chí, niềm tin,… của con người trong cuộc sống. YT là sản phẩm
của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội là kết quả của quá trình phản
ánh thế giới khách quan trong đầu óc con người. Từ đó liên hệ, vận dụng được tính
sáng tạo của YT đối với việc NCKH của sinh viên hiện nay. Chính vì lý do đó, hoạt
động NCKH tại Việt Nam đặc biệt là tại các trường Cao đẳng, Đại học được chú trọng
và khuyến khích phát triển.
Qua những điều trên, bằng phương pháp phân tích – tổng hợp, phân loại và hệ
thống hoá lý thuyết từ những nguồn tài liệu mà chúng em tham khảo được, chúng em
quyết định làm một bài luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và YT trong hoạt
động nhằm nâng cao NCKH của sinh viên. Vì trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có
thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin
khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các
sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học,
khơi gợi khả năng sáng tạo và mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác giúp các bạn có
điểm xuất phát vững vàng khi tạo dựng nghề nghiệp trong tương lai.
Do trình độ hiểu biết vẫn còn hạn chế nên bài tiểu luận này sẽ có nhiều sai sót, vì
vậy chúng em mong quý cô bộ môn góp ý và sửa chữa lỗi sai để bài viết được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
Chương 1: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1. Lý luận của triết học Mác-Lênin về vật chất
1.1.1 Các quan điểm về phạm trù vật chất trước C.Mác
Các nhà triết học duy tâm đều phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện
tượng của thế giới, nhưng họ lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng. Về
mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người chỉ nhận thức được cái
bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Theo họ, quá trình nhận thức của con người
chỉ là quá trình YT “tìm lại” chính bản thân mình ở dưới hình thức khác. Do đó, về
thực chất, chủ nghĩa duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất, thế
giới quan duy tâm gắn chặt với thế giới quan tôn giáo và dẫn họ đến với thần học.
Đối với các nhà triết học duy vật, quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các
nhà triết học duy vật là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản
thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên. Cùng với sự phát triển, tiến bộ của lịch sử,
quan niệm của các nhà triết học duy vật về vật chất cũng từng bước hoàn thiện, ngày
càng sâu sắc và trừu tượng hóa khoa học hơn. Khuynh hướng chung của các nhà triết
học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra
tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuối
cùng đều tan biến trong đó.
Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm
chất phác về vật chất. Các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về những vật thể hữu
hình, cảm tính dạng tồn tại ở thế giới bên ngoài, ví dụ: nước (Thales), lửa (Heraclitus),
không khí (Anaximenes); đất, nước, lửa, gió (Tứ đại - Ấn Độ); Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ (Ngũ hành – Trung Quốc).
Bước tiến quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất là định nghĩa vật
chất do hai nhà triết học Hy Lạp Cổ đại là Loxip và Democrit. Họ cho rằng, vật chất là
nguyên tử. Theo Thuyết Nguyên tử thì vật chất là một lớp các phần tử hữu hình rộng
rãi nằm sâu trong mỗi sự vật, hiện tượng. Quan điểm này như một bước tiến quan
trọng trong quá trình tìm kiếm định nghĩa đúng đắn về vật chất, ngoài ra còn có ý
nghĩa như một dự báo khoa học về cấu trúc của thế giới vật chất.

5
Chủ nghĩa duy vật thế kỉ XV – XVIII, bắt đầu từ thời kì Phục hưng, phương
Tây đã có sự ra đời của khoa học thực nghiệm, nhất là sự phát triển mạnh của cơ học,
công nghiệp. Chủ nghĩa duy vật lúc này mang hình thức chủ nghĩa duy vật siêu hình,
máy móc. Thuyết Nguyên tử vẫn được các nhà triết học và khoa học tự nhiên tiếp tục
nghiên cứu. Những thành tựu nổi bật của Newton trong vật lý học cổ điển và khoa học
vật lý thực nghiệm đã chứng minh được sự tồn tại thực sự của nguyên tử. Từ đó làm
cho quan niệm trên ngày càng được củng cố.
Song, quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật thời kỳ này về cơ bản
vẫn mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất với nguyên tử hoặc
với khối lượng. Quan niệm này chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi cơ học cổ điển của
Newton, một lĩnh vực của vật lý được coi là phát triển hoàn thiện nhất thời bấy giờ.
1.1.2 Quan điểm về vật chất trong triết học Mác-Lênin
Vật chất là phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Cũng như các
phạm trù khác của triết học duy vật, nội dung của phạm trù vật chất luôn được bổ
sung, phát triển cùng sự phát triển của khoa học, của thực tiễn và nhận thức của con
người. Kế thừa những thành tựu của các nhà duy vật trong lịch sử, đặc biệt là quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vật chất, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng
về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Vật chất trong định nghĩa của V.I.Lênin phải được hiểu theo nghĩa triết học,
nghĩa là nó mang tính khái quát hóa cao, phản ánh tất cả những dạng tồn tại cụ thể của
vật chất. Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin cũng khẳng định tư duy của con người
có thể nhận thức được vật chất.
1.1.3 Phương thức tồn tại vật chất
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Theo triết học Mác – Lênin, vận
động được hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của
vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và
mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy. Ví
dụ: bằng TOEIC nâng điểm từ 450 lên 600; cây phát triển hướng ra phía có ánh sáng;
tư duy suy nghĩ của con người, …

6
Theo quan niệm của Ăngghen: vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị
trí trong không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”, vận
động “là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất”
nên thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại cụ thể của
mình; vận động của vật chất là tự thân vận động; và, sự tồn tại của vật chất luôn gắn
liền với vật chất.
Vận động gắn liền với đứng im, đứng im là vận động trong thăng bằng, trong sự
ổn định tương đối. Nói đứng im là tương đối bởi:
- Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định. Ví dụ: Khi ta
đứng im thì đó là đứng im trong vận động cơ học, còn các hoạt động, vận động hóa
học, sinh học trong cơ thể vẫn hoạt động.
- Trong một thời gian xác định. Ví dụ: ta chỉ có thể đứng im tạm thời chứ không
đứng im mãi mãi được.
- Trong một hệ quy chiếu cụ thể. Ví dụ: khi ta ngồi im trong xe ô tô đang chạy
là đứng im trong hệ quy chiếu với xe ô tô, nhưng đứng ngoài ô tô thì chúng ta cũng
đang vận động vì ô tô đang chạy trên đường.
- Ngay trong trạng thái đứng im cũng có những nhân tố phá vỡ sự đứng im.
1.1.4. Hình thức tồn tại vật chất
Xét về mặt quảng tính, không gian là hình thức tồn tại của vật chất biểu hiện sự
cùng tồn tại và tách biệt cũng như trật tự phân bố của các sự vật. Bất kỳ một khách thể
vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định
trong tương quan về mặt kích thước so với các khách thể khác. Do đó, không gian là
không gian của vật. Không có không gian ngoài vật chất.
Xét về mặt độ dài diễn biến, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, sự kế
tiếp của các quá trình, biểu hiện trình tự xuất hiện, mất đi của sự vật (quá khứ, hiện tại,
tương lai). Do đó, thời gian cũng là thời gian của vật. Không có thời gian thuần túy
tách rời khỏi sự vật. Thời gian là thời gian của một con người cụ thể, một đường phố
cụ thể,…

7
1.2. Lý luận của triết học Mác-Lênin về ý thức
1.2.1. Nguồn gốc của ý thức
1.2.1.1 Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Triết học Mác – Lênin dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên,
nhất là sinh lý học – thần kinh hiện đại đã khẳng định rằng, YT chỉ là thuộc tính của
vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạnh vật
chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc của con người. Bộ óc con người là một tổ chức
sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp bao gồm nhiều tỷ tế bào thần kinh. Các tế
bào này có liên nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên
ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Như vậy, bộ óc của con người
phải có các hoạt động chức năng sinh lý, thần kinh bình thường, có khả năng phản ánh
thế giới khách quan, khi con người tác động với thế giới sẽ trở thành nguồn gốc tự
nhiên của YT.
Sự ra đời, hình thành và phát triển của YT gắn liền với hoạt động phản ánh của
con người. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ
thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng.
Lý thuyết phản ánh đã hệ thống hóa các hình thức phản ánh của thế giới vật
chất, các dạng vật chất phát triển càng cao, thì hình thức phản ánh càng phức tạp,
phong phú và đa dạng. Có thể chia các hình thức phản ánh cơ bản như:
- Phản ánh vật lý, hóa học.
- Phản ánh sinh học.
- Phản ánh tâm lý.
- Phản ánh sáng tạo.
YT là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh
cao nhất của thế giới vật chất, là sự phản ánh sáng tạo thế giới khác quan vào bộ óc
con người.
1.2.1.2 Nguồn gốc xã hội của ý thức
Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của
YT: “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là
sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn làm cho bộ óc đó dần
dần chuyển thành bộ óc của con người”

8
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động và cải biến
giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người. Thông qua hoạt động lao động con người đã:
- Thay đổi dần dần các bộ phận của cơ thể theo hướng thích nghi với đời sống
bày đần và hoạt động xã hội tốt hơn.
- Thay đổi dần đần các bộ phận của cơ thể theo hướng phản ánh sáng tạo.
Đặc biệt hình thành và phát triển ngôn ngữ giúp con người có công cụ biểu hiện
YT.
Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời vừa là công cụ của tư duy.
Nhờ ngôn ngữ con người có thể khái quát, trừu tượng hóa, suy nghĩ độc lập, tách khỏi
sự vật cảm tính. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp trao đổi tư
tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích lũy
được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử.
YT là một hiện tượng có tính xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã
hội về mặt ngôn ngữ thì YT không thể hình thành và phát triển được.
1.2.2. Bản chất của ý thức
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh
tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan bộ óc của con người. Có nghĩa là:
- Thứ nhất, thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất, YT là bản sao,
là “hình ảnh” về thế giới đó, là tính thứ hai.
- Thứ hai, YT là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản
ánh, nó ở ngoài và độc lập với cái phản ánh.
- Thứ ba, YT có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
- Thứ tư, YT là một hiện tượng xã hội, YT hình thành, phát triển gắn liền với
hoạt động thực tiễn xã hội.
1.2.3. Kết cấu của ý thức
1.2.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức
Tri thức là toàn bộ sự hiểu biết của con người thu nhận được thông qua hoạt
động của nhận thức, là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới.
Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội và con
người.

9
Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri
thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học…
Mỗi một dạng tri thức đều có vị trí và vai trò nhất định trong quá trình nhận
thức, cũng như làm phong phú YT của con người.
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, là sự rung động hay
những cung bậc cảm xúc của con người khi họ tác động với thế giới xung quanh.
Tình cảm phản ánh quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, giữa con
người với con người. Tình cảm còn tham gia và trở thành một trong những động lực
quan trọng của hoạt động con người.
Khi tri thức và tình cảm hòa quyện với nhau kết hợp với trải nghiệm thực tiễn
sẽ tạo nên niềm tin.
Niềm tin giúp con người giữ vững mục tiêu, thúc đẩy con người hoạt động
vươn lên trong mọi hoàn cảnh để thực hiện ước mơ, lý tưởng của mình.
Ý chí là sức mạnh bên trong, là những nỗ lực cố gắng, nỗ lực, khả năng huy
động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở
ngại, đạt được mục đích đề ra. Con người muốn vượt qua khó khan để đạt tới mục đích
thì phải có ý chí, quyết tâm cao.
1.2.3.2 Các cấp độ của ý thức
Tự ý thức là YT của chính bản than con người về mối quan hệ của con người
với tự nhiên, xã hội và tư duy. Đây là một thành tố rất quan trọng của YT, đánh dấu
trình độ phát triển của YT.
Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoại sự kiểm soát của YT.
Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như thành
bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu YT của chủ thể, là YT dưới dạng tiềm
tang.
Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài
phạm vi của lý trí mà YT không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Chúng điều
khiển những hành vi thuộc về bản năng, thói quen… trong con người thồn qua phản xạ
không điều kiện.

10
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.3.1 Vật chất quyết định ý thức
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của YT, cả nguồn gốc tự nhiên lẫn
nguồn gốc xã hội.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của YT.
Nội dung của YT là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong
đầu óc con người. Hiện thực khách quan là cái có trước, nội dung của YT là cái có sau.
Khi hiện thực khách quan biến đổi, nội dung của YT cũng biến đổi theo. YT của con
người không chỉ phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất, mà còn phản
ánh cả những quy luật khách quan vận động và phát triển của thế giới ấy.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của YT.
Bản chất của YT là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới khách quan. Tuy
nhiên, YT của con người không thể sáng tạo từ hư vô hay từ tư duy thuần túy. Tính
sáng tạo của YT phải tuân theo lý thuyết phản ánh, tức là phải có cái nền vật chất để ý
thưc sáng tạo.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của YT.
Mọi sự tồn tại, phát triển của YT đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật
chất.
Tất cả hoạt động đưa mô hình hóa đối tượng trong tư duy ra ngoài hiện thực
đều cần có các chất liệu vật chất mới thực hiện được.
1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Thứ nhất, YT là của con người nên vai trò của YT là vai trò của con người. Bản
than YT nó không thể gây ra sự biến đổi nào trong đời sống hiện thực. YT muốn tác
động trở lại hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, tức là phải thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. Trong đó YT trang bị cho con người tri thức về bản chất,
những quy luật khách quan của đối tượng.
Thứ hai, YT tác động trở lại thế giới vật chất theo hướng tích cự hoặc tiêu cực.
Thứ ba, YT thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thứ tư, YT chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Xã hội càng phát triển
thì vai trò của YT ngày càng to lớn, trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập
sâu rộng, vai trò của tri thức khoa học của tư tưởng chính trị và tư tưởng nhân vân là
hết sức quan trọng.

11
1.4. Ý nghĩa của phương pháp luận
Quan điểm khác quan: trong hoạt động của con người phải luôn xuất phát từ
thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chống “tô hồng,
bôi đen” sự vật, hiện tượng, chống chủ quan duy ý chí, giáo điều và quan lieu, tuyệt
đối hóa ý thức, tinh thần.
Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con
người, chống chủ nghĩa kinh nghiệm, chống tư tưởng thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ,
bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo.
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng
động chủ quan, chúng ta phải nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan
cho con người, đồng thời phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích,
phải biết kết hợp hài hoài giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có
động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận
thức và hành động của mình.

12
KẾT LUẬN
Tóm lại, YT thuộc một trong hai phạm trù cơ bản của triết học. Nó là hình thức
cấp cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới
có. Tác động của YT xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Sự thành công hay
thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của YT đối với sự phát triển của
tự nhiên xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của YT mà biểu hiện ra là khoa
học văn hoá và tư tưởng. Như vậy có nghĩa ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa
học. Biểu hiện đó là liên hệ, vận dụng về tính sáng tạo của sinh viên, là sự góp phần
không nhỏ vào phát triển tư duy, khả năng nhận thức và giảm nguy cơ tụt hậu so với
các nước trên thế giới. Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho
con ngưới những hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người cả những
hiểu biết về phương pháp nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà NCKH ngày càng trở
nên cần thiết nhằm giúp cho công tác NCKH đạt hiệu quả hơn. Hoạt động NCKH
mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của đời sống xã hội và đất nước, đặc
biệt là trong bối cảnh đại dịch Coivid-19.

Thực tế vẫn còn có nhiều rào cản những hạn chế từ nhiều phía đối với hoạt động
này, và điều đó cũng đã làm nản lòng không ít các sinh viên phải bỏ cuộc. Mặc dù vậy,
theo quan điểm của nhóm chúng em, sức mạnh và ý chí nội tại giữ vai trò quan trọng.
Thôgn qua đề tài, chúng em hy vọng các bạn sinh viên vẫn còn duy trì chút “lửa” cho
NCKH giữa cuộc sống, công việc và học tập mặc dù phải xoay xở với rất nhiều lo
toan. Hy vọng rằng NCKH trong sinh viên sẽ tiếp tục một mảng sáng trên bức tranh
NCKH của Việt Nam trong thế kỉ XXI này.

13

You might also like