You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN ANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

Môn: Triết học Mác – Lênin

Đề tài: QUAN NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ QUAN HỆ VẬT


CHẤT VÀ Ý THỨC. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA BẢN
THÂN TRONG CUỘC SỐNG.

GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Quốc

Họ và tên: Đỗ Phương Uyên

MSSV: 2257011140 – Lớp: 22CLC02, K22

Năm học: 2022-2023

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH’

KHOA NGỮ VĂN ANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

Môn: Triết học Mác – Lênin

Đề tài: QUAN NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ QUAN HỆ VẬT


CHẤT VÀ Ý THỨC. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA BẢN
THÂN TRONG CUỘC SỐNG.

GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Quốc

Họ và tên: Đỗ Phương Uyên

MSSV: 2257011140 – Lớp: 22CLC02, K22

Năm học: 2022-2023

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................

GIỚI THIỆU......................................................................................................

1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................

2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................

3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................

4. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu .........................................................

5. Ý nghĩa..........................................................................................................

6. Kết cấu...........................................................................................................

NỘI DUNG.........................................................................................................

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ


QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.................................................

1. Vật chất............................................................................................................

1.1. Quan niệm về vật chất..............................................................................

1.2. Phương thức tồn tại của vật chất

2. Ý thức

2.1 ...................................................................................................................

2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức...............................................................

3. Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................................

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CON NGƯỜI


TRONG CUỘC SỐNG.....................................................................................
2.1. Ý nghĩa phương pháp luận của con người trong cuộc sống ........................

2.2. Liên hệ thực tiễn ..........................................................................................

KẾT LUẬN .......................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................


LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển và biến đổi thế giới, từng bước con người có
hiểu biết và có kiến thức về thế giới. Cùng với sự phát triển của xã hội và
cuộc sống, nhận thức của con người cũng đạt được thang bậc cao hơn nữa về
khả năng hiểu thế giới theo trật tự, khoa học và nhân quả. Sự xuất hiện của tư
duy biện chứng cùng năng lực khái quát trong quá trình nhận thức làm cho
những quan điểm cơ bản nhất về thế giới và vị thế của con người trong thế
giới hình thành cũng đồng thời là lúc triết học được hình thành.

Ph. Ăngghen đã viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là
của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại". Triết học khác
với một số loại hình nhận thức khác là trước khi giải quyết các vấn đề cơ bản
của mình, nó buộc phải giải quyết một số vấn đề có tính cốt lõi và như một
điểm khởi đầu để giải quyết tất cà những vấn đề còn lại - vấn đề trong mối
quan hệ giữa tư duy và ý thức. Đây mới là vấn đề cơ bản của triết học. Khi
giải quyết vấn đề này, mỗi triết học không chỉ xác định nền tảng và điểm xuất
phát của bản thân để giải quyết những vấn đề khác mà từ đó, lập trường, thế
giới quan của các học thuyết và của từng triết học gia cũng được xác định.

Bởi lý do ấy, bằng kiến thức được biết về Triết học Mác-Lênin, trong
giới
hạn tiểu luận này tôi xin trình bày nội dung nghiên cứu mang tên
Bởi lý do ấy, bằng kiến thức được biết về Triết học Mác-Lênin, trong
giới
hạn tiểu luận này tôi xin trình bày nội dung nghiên cứu mang tên
Bởi lý do ấy, bằng kiến thức đã được biết về Triết học Mác – Lênin,
trong giới hạn tiểu luận này em xin được trình bày nội dung nghiên cứu mang
tên “Quan niệm chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ vật chất và ý thức. Ý
nghĩa phương pháp luận của bản thân trong cuộc sống” nhằm xác định và
mở rộng hơn những quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về ý

1
nghĩa của phương pháp luận, từ đó rút ra được ý nghĩa của phương pháp luận
đối với bản thân, con người trong cuộc sống đời thường.

2
GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài

Triết học là toàn diện nhất đối với con người về thế giới quan (định hướng
tư tưởng của một người hay một xã hội) cũng như vai trò của con người ở đâu
trong đó. Triết học nghiên cứu các mối quan hệ của sự vật và con người, hoặc
nói cho đúng hơn nữa là nghiên cứu mối quan hệ của cái mà con người đã
nhìn thấy, cảm nhận được, hiểu được, nghĩ ra được với chính bản thân
mình,... Con người cần có một cái nhìn toàn diện, không phải là cái nhìn một
chiều hạn hẹp, mà là một cái nhìn khách quan và đa diện về mọi sự vật, hiện
tượng xung quanh thông qua việc ứng dụng Triết học vào thực tế cuộc sống
với những góc nhìn mới để giải quyết các vấn đề theo góc nhìn Triết học.

Bằng tất cả kinh nghiệm hay lý trí, con người cũng đều phải thừa nhận
rằng, thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa
dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về: vật chất và ý
thức, hoặc là hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài và đọc lập với ý thức con
người, hoặc là hiện tượng thuộc tinh thần, ý thức của chính con người. Bất kỳ
tường phái triết học nào cũng không thể lảng tránh vấn đề - Mối quan hệ giữa
vất chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy. Chính bởi vậy, em đã chọn đề tài
này để nghiên cứu và mong muốn rút ra được ý nghĩa của phương pháp luận
đối với bản thân, con người trong cuộc sống đời thường.

2. Tình hình nghiên cứu

Triết học là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời
ở cả phương Tây và phương Đông gần như cùng một thời gian. Con người
với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của
mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ánh
thế giới xung quanh và chính thế giới của con người.

3
Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ thế
giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và
quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy. Triết học
khác với các khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống tri thức khoa học và
phương pháp nghiên cứu. Tri thức khoa học mang tính khái quát cao dựa trên
sự trừu tượng sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người. Triết học
khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn đề cụ
thể của mình, nó buộc phải giải quyết một số vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là
điểm xuất phát để giải quyết tất cả các vấn đề còn lại – vấn đề cơ bản của triết
học.

3. Mục đích nghiên cứu

Hiểu được kiến thức cơ bản của vật chất, phương thức tồn tại của vật chất,
nguồn gốc, bản chất của ý thức, mối quan hệ biện chứng giữa vất chất và ý
thức.

Nắm được nội dung cơ bản của phương pháp luận trong nhận thức và thực
tiễn.

4. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử,..

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức, ý nghĩa của phương pháp luận.

4
5. Ý nghĩa nghiên cứu

6. Kết cấu

Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo,
nội dung đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ giữa vật
chất và ý thức.

Chương 2: Ý nghĩa phương pháp luận của con người trong cuộc sống.

5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
1. Nội dung về vật chất và ý thức
1.1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
Quan điểm nhất quán từ trước tới nay của nhiều nhà triết học duy vật là
chấp nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và dùng chính giới tự
nhiên để lý giải tự nhiên. Lập trường đó là cần thiết, nhưng không đủ để
những nhà duy vật trước C. Mác đạt được một quan niệm hoàn chỉnh cho
phạm trù cơ bản này. Tuy vậy, cùng với sự tiến bộ của lịch sử, quan niệm của
các nhà triết học duy vật về vật chất cũng có bước phát triển theo hướng ngày
một sâu sắc và trở nên khoa học hơn. C. Mác và Ph. Ăngghen không hề phủ
nhận, mà trái lại, đã đánh giá cao vai trò của các nhà triết học và các học
thuyết triết học tiến bộ trong sự phát triển của xã hội. Tuy vậy, các ông cũng
khẳng định rằng, khuyết điểm chủ yếu của các học thuyết duy vật trước C.
Mác là chưa có quan điểm đúng đắn về thực tiễn, thiếu tính triệt để.

V.I. Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của
khoa học, nhằm bảo vệ và phát triển quan niệm duy vật biện chứng về phạm
trù vật chất. Để đưa ra được một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, V.I.
Lênin đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho
phạm trù này. Vậy nên, năm 1908, V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học
về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”.

Dựa trên định nghĩa này, nếu ta hỏi: “Cái gì là vật chất?” thì câu hỏi
này là sai, vì vật chất không phải là một cái gì cụ thể, cần phân biệt phạm

6
trù triết học vật chất với những biểu hiện cụ thể của nó. Chẳng hạn như, cái
bàn là một hình thức cụ thể của vật chất, nhưng ta không thể đồng nhất cái
bàn với vật chất được. Vật chất không thể được hiểu theo nghĩa "hẹp" như thế
vì trong định nghĩa vật chất của V.I. Lênin thì vật chất là một phạm trù triết
học, tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất và rộng đến tận cùng mà không
thể có một phạm trù nào rộng lớn hơn nó. Vật chất phản ánh cái hữu hạn, cái
vô tận, nó không sinh ra cũng như không mất đi, và vì mọi sự vật, hiện tượng
xung quanh chúng ta đều là các dạng biểu hiện cụ thể nhất của vật chất nên nó
có quá trình sinh trưởng, phát triển, tiến hoá. Do đó, không thể nào đồng nhất
vật chất với một hay vài dạng biểu hiện cụ thể của nó được.

Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau
đây:

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên
ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.

Vật chất là một phạm trù của triết học, là sản phẩm của sự trừu tượng
hóa, không có sự tồn tại cảm tính. Nó khái quát những thuộc tính căn bản và
phổ biến nhất của mọi dạng biểu hiện vật chất. Vật chất tồn tại khách quan
trong hiện thực, tức là sự tồn tại của nó không lệ thuộc vào ý thức và quan
niệm con người. V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học vật chất chỉ
cái đặc tính chung nhất, bản chất nhất của mọi sự vật, hiện tượng, gắn liền với
cái ““đặc tính” duy nhất của vật chất – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là
hiện thực khách quan, tồn tại ngoài ý thức của chúng ta”. Theo V.I. Lênin sự
đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối, nếu không tuyệt đối hóa tính trừu
tượng của vật chất, sẽ dễ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược lại, tuyệt đối hóa
tính cụ thể của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể. Vì vậy, mọi sự
vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội thì đều là tồn tại khách

7
quan, tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức con người, đều thuộc phạm trù vật
chất và là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

fkfeooomvoeovokđvưkkgovmr

You might also like