You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


CAO HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tên tiểu luận: Những giá trị mà Triết học Mác – Lenin
đưa lại cho nhân loại và Viết Nam

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trung Thành


Mã Sinh Viên :
Lớp, khóa, ngành: Cao học khóa 9 Quản trị kinh doanh
Giáo viên hướng dẫn: TS Phùng Danh Cường

HÀ NỘI – 2019
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứuError! Bookmark


not defined.

3. Phương pháp nghiên cứu ................ Error! Bookmark not defined.

4. Kết cấu luận văn tốt nghiệp ...............................................................1

5. Lời cảm ơn...........................................................................................1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG


KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG NƯỚC TA ..................3

1. Kinh tế .............................................. Error! Bookmark not defined.

2. Tăng trưởng kinh tế ........................ Error! Bookmark not defined.

3. Tiến bộ - Công bằng xã hội ............. Error! Bookmark not defined.

PHẦN 2: NỘI DUNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH


TẾ VÀ ĐẢM BẢO TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG Ở NƯỚC TA ............... Error!
Bookmark not defined.

1. Khái quát về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo
tiến bộ, công bằng ở nước ta ...................... Error! Bookmark not defined.

2. Nội dung mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo tiến
bộ, công bằng ở nước ta .............................. Error! Bookmark not defined.

2.1. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biếnError! Bookmark


not defined.

2.2. Nội dung của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm
bảo tiến bộ, công bằng ở nước ta ........... Error! Bookmark not defined.

PHẦN 3: KẾT LUẬN ............................. Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC THAM KHẢO .................. Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
C.Mác nổi bật về trí thông minh và lòng vị tha, yêu thương con người; đức tính
giản dị và tấm lòng nhiệt huyết; ý chí vươn lên và năng lực lao động phi
thường; lòng can đảm và sự khoan dung, độ lượng. Cuộc đời và những di sản
tư tưởng của Mác đã đi vào lịch sử nhân loại với vị trí kiệt xuất trong hàng ngũ
những vĩ nhân. Đúng như Ph.Ăng-ghen khẳng định: “Tên tuổi Người, sự
nghiệp của Người sống mãi nghìn thu!”. C.Mác đã để lại cho chúng ta một kho
tàng tri thức đồ sộ và phong phú ở nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực như: triết học,
xã hội học, kinh tế học, lịch sử, pháp lý, chính trị, v.v. Đó là kết quả của sự lao
động quên mình, niềm say mê nghiên cứu khoa học, tiếp thu có phê phán, vượt
qua cả những thiên tài xuất sắc trước Ông, kể từ thời cổ đại Hy Lạp cho đến
thời đại Ông. Đó còn là kết quả của sự tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận về
phong trào công nhân châu Âu cực kỳ sôi động lúc bấy giờ. Nhưng trên hết và
trước hết, đó là sự sáng tạo tuyệt vời của một bộ óc thiên tài, một bậc vĩ nhân,
có ảnh hưởng to lớn nhất trong mọi thời đại của nhân loại. Vì vậy em đã quyết
định lựa chọn đề tài tiểu luận của mình;” Những giá trị mà Triết học Mác –
Lenin đưa lại cho nhân loại và Viết Nam”
2. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần
Phần 1: Khái quát về Triết học
Phần 2: Những giá trị mà Triết học Mác – Lenin đưa lại cho nhân loại và
Việt Nam”
Phần 3: Kết luận
3. Lời cảm ơn
Sau thời gian học tập môn Triết học trên lớp Cao học cùng sự giúp đỡ
của thầy giáo TS Phùng Danh Cường. Cuối cùng em đã hoàn thành xong tiểu
luận của mình.
Để hoàn thành tiểu luận này em đã tìm hiểu, đọc sách cùng kiến thức trong
thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy đã chỉ dạy cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quan trọng cần có để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Thành

2
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC
1. Khái niệm Triết học, Triết học Mác – Lenin
1.1. Khái niệm triết học
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người,
thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có liên
quan đến chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.
Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó
giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ
thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại
φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời
của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp
Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ
ngụy biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình
thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những
nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các
bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người
yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục
đích chính là kiếm tiền.
1.2. Khái niệm về Triết học Mác – Lenin
Triết học Mác – Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Marx-
Lenin, được Marx, Engels sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lenin
và các nhà macxit khác phát triển thêm. Triết học Marx-Lenin ra đời vào những
năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và
thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Marx-
Lenin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong
lịch sử triết học. Triết học Marx-Lenin hình thành dựa trên hệ thống quan điểm
của Marx, Engels và được Lenin bổ sung sau này. Trong đó Engels đã phát triển
triết học Marx, thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các
lý thuyết triết học duy tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật tầm thường
ở những người muốn trở thành những người Mác-xít. Với những tác phẩm chủ
yếu của mình như: Chống Duyring, Biện chứng của tự nhiên, Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Lut vich Phoi bách và sự cáo chung của
triết học cổ điển Đức, Engels đã trình bày học thuyết Mác nói chung và triết học
Mác nói riêng dưới dạng một hệ thống lý luận. Ngoài ra những ý kiến bổ sung,
giải thích của Engels sau khi Mác qua đời đối với một số luận điểm của ông trước
đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác
2. Khái quát những giá trị mà Triết học Mác – Lenin đem lại
Triết học Mác - Lenin còn bao gồm lý luận nhận thức và chủ nghĩa duy vật lịch
sử. Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người, nhưng đó không phải
là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn, mà là một quá trình nhờ đó tư duy
mãi mãi và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự tiến đến gần đó diễn ra theo
con đường mà Lenin đã tổng kết: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan". Cơ sở, động lực và mục
đích của toàn bộ quá trình này là thực tiễn. Thực tiễn cũng đồng thời là tiêu chuẩn
của chân lý. Triết học Mác - Lenin không chỉ dừng lại ở những quan điểm duy
vật biện chứng về tự nhiên mà còn mở rộng những quan điểm đó vào việc nhận
thức xã hội và nhờ đó thế giới quan duy vật biện chứng trở thành toàn diện và
triệt để. Áp dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã
hội, Mác đã đưa ra được quan niệm duy vật về lịch sử, chỉ ra con đường nghiên
cứu những quy luật của sự phát triển xã hội, sự phát triển đó, cũng như sự phát
triển của tự nhiên, không phải do ý muốn chủ quan mà do những quy luật khách
quan quyết định. Sự ra đời của Triết học Mác - Lenin đã đặt cơ sở cho việc nghiên
cứu lịch sử và đời sống xã hội thực sự có tính chất khoa học. Theo Mác: "Phương
thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và
tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của
họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ.". Tồn tại xã
hội của con người trước hết là phương thức sản xuất của cải vật chất xã hội. Đó
là nhân tố, xét đến cùng, quyết định toàn bộ đời sống của xã hội, quyết định sự
phát triển của xã hội. Ý thức xã hội không có gì khác hơn là sự phản ánh tồn tại
xã hội. Trong khi khẳng định nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,
Triết học Mác - Lenin cũng thừa nhận tính độc lập tương đối trong sự phát triển
của ý thức xã hội và vai trò tích cực của tư tưởng, lý luận tiên tiến trong sự phát
triển của xã hội. Với những quan điểm triết học nêu trên, khi nghiên cứu Kinh tế
Chính trị học Mác nhận thấy trong quá trình sản xuất xã hội, con người có những
quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức là những
quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất
định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất
ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây
dựng lên một cấu trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với cơ sở
thực tại đó là những hình thái ý thức xã hội nhất định. Tới một giai đoạn phát
triển nhất định, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những
quan hệ sở hữu, mà trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát
triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những
quan hệ ấy đã trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn này
được giải quyết khi có một quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với lực lượng
sản xuất đã lớn mạnh. Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả cái cấu trúc thượng tầng
đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng. Mác - Lenin cũng chỉ rõ vai trò của
quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử. Quan niệm đó đã dẫn đến
chỗ khẳng định vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân hiện đại trong cuộc
đấu tranh giải phóng loài người, trong việc xây dựng xã hội mới - xã hội cộng
sản chủ nghĩa. Mác - Lenin cũng đã chứng minh việc xây dựng xã hội cộng sản
là tất yếu. Mác - Lenin nghiên cứu xã hội với tính cách là một thể thống nhất,
hoàn chỉnh và vạch ra những quy luật chung và những động lực của sự phát triển
xã hội. Nó chỉ ra vị trí và vai trò của mỗi mặt đời sống xã hội trong hệ thống xã
hội nói chung, vạch ra những nét cơ bản của các giai đoạn phát triển xã hội loài
người.
PHẦN 2: NHỮNG GIÁ TRỊ MÀ TRIẾT HỌC MÁC – LENIN ĐƯA LẠI
CHO NHÂN LOẠI VÀ VIỆT NAM
C.Mác đã để lại cho chúng ta một kho tàng tri thức đồ sộ và phong phú ở nhiều
mặt, trên nhiều lĩnh vực như: triết học, xã hội học, kinh tế học, lịch sử, pháp lý,
chính trị, v.v. Đó là kết quả của sự lao động quên mình, niềm say mê nghiên cứu
khoa học, tiếp thu có phê phán, vượt qua cả những thiên tài xuất sắc trước Ông,
kể từ thời cổ đại Hy Lạp cho đến thời đại Ông. Đó còn là kết quả của sự tổng kết
thực tiễn và khái quát lý luận về phong trào công nhân châu Âu cực kỳ sôi động
lúc bấy giờ. Nhưng trên hết và trước hết, đó là sự sáng tạo tuyệt vời của một bộ
óc thiên tài, một bậc vĩ nhân, có ảnh hưởng to lớn nhất trong mọi thời đại của
nhân loại.C.Mác đã để lại cho chúng ta một kho tàng tri thức đồ sộ và phong phú
ở nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực như: triết học, xã hội học, kinh tế học, lịch sử,
pháp lý, chính trị, v.v. Đó là kết quả của sự lao động quên mình, niềm say mê
nghiên cứu khoa học, tiếp thu có phê phán, vượt qua cả những thiên tài xuất sắc
trước Ông, kể từ thời cổ đại Hy Lạp cho đến thời đại Ông. Đó còn là kết quả của
sự tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận về phong trào công nhân châu Âu cực
kỳ sôi động lúc bấy giờ. Nhưng trên hết và trước hết, đó là sự sáng tạo tuyệt vời
của một bộ óc thiên tài, một bậc vĩ nhân, có ảnh hưởng to lớn nhất trong mọi thời
đại của nhân loại.
1. Kinh tế - xã hội
Trong di sản lý luận đồ sộ, sâu sắc của C.Mác, công lao to lớn và đầu tiên là ông
đã xây dựng một thế giới quan và phương pháp luận mới, khoa học và cách mạng,
đem lại cho nhân loại tiến bộ và nhất là cho giai cấp công nhân một công cụ vĩ
đại để nhận thức và cải tạo thế giới. Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Theo đó, C.Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong
toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, các quy luật
phát triển của xã hội loài người được phát hiện, tích hợp và trình bày trong một
hệ thống các quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất; cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội, chứ không phải ngược lại; kinh tế, xét đến cùng, quyết
định chính trị; sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình
lịch sử - tự nhiên. Nhờ vậy, lần đầu tiên nhân loại có một học thuyết phát triển
tương đối hoàn chỉnh. C.Mác chỉ ra rằng, lịch sử loài người trước hết là lịch sử
phát triển của nền sản xuất xã hội; phương thức sản xuất vật chất quyết định các
lĩnh vực khác của đời sống xã hội và chính quần chúng nhân dân mới là những
người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Chính thực tiễn của chủ nghĩa tư bản châu
Âu đương thời đã được C.Mác mổ xẻ, phân tích, giải phẫu và minh chứng sâu
sắc cho các quan điểm lý luận của mình.

You might also like