You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: KHOA HỌC CƠ BẢN


BỘ MÔN: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
TỪ ĐÓ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Môn học: Triết học Mác – Lênin


Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Vân
Lớp: D23B
Tổ: 15
Khóa: 2023 – 2028

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


Tổ trưởng: Nguyễn Thị Diệu Linh

Tổ phó: Đoàn Thanh Lam

Danh sách thành viên tổ 15 (Nhóm 10)

STT MSSV Họ và tên Công việc Ký tên


1 511236205 Lê Văn Lai Thuyết trình
2 511236216 Lê Trần Khánh Linh Thuyết trình
3 511236218 Phạm Trần Thảo Linh Thuyết trình
4 511236210 Thái Tú Liên Powerpoint
5 511236211 Trịnh Lâm Tuyết Liên Powerpoint
6 511236215 Hoàng Thùy Linh Powerpoint
7 511236206 Đoàn Thanh Lam Báo cáo
8 511236207 Kiều Ngọc Lan Nội dung
9 511236209 Lục Thị Liên Nội dung
10 511236212 Bùi Khánh Linh Nội dung
11 511236217 Nguyễn Thị Diệu Linh Nội dung
12 511236219 Trần Khánh Linh Nội dung

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI ................................. 6
I. Khái niệm về con người ....................................................................................... 6
1. Bản tính tự nhiên ................................................................................................ 6
2. Bản tính xã hội ................................................................................................... 7
II. Bản chất con người ............................................................................................. 8
1. Con người là thực thể sinh học - xã hội ............................................................. 8
2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người ............. 10
3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử ................ 10
4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội ......................................... 12
5. Ý nghĩa lý luận từ quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người ......... 13
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................................................ 15
I. Vai trò của con người trong lao động ............................................................... 15
II. Vai trò của con người trong kỹ năng và công nghệ ....................................... 15
III. Vai trò của con người trong quản lý và lãnh đạo ......................................... 16
IV. Vai trò của con người trong sáng tạo và khởi nghiệp .................................. 16
V. Vai trò của con người đối với văn hóa và giá trị ............................................ 17
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 19

2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Loài người chúng ta đã trải qua hai thập kỷ thăng trầm và đã bước vào thiên niên
kỷ thứ ba, thế nên việc say mê tìm hiểu những điều kỳ bí về mọi vật, về thế giới vũ
trụ đã được con người kiếm tìm suốt bấy lâu. Nhưng khi nhìn lại thì chính con
người lại là câu hỏi lớn nhất mà đến hiện tại vẫn chưa giải mã được.
Trước Triết học Mác - Lênin, vấn đề con người vẫn chưa được lý giải một cách
khoa học, không những chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo mà cả chủ nghĩa duy vật siêu
hình cũng không nhận thức đúng đắn bản chất con người. Ở phương Đông, triết
học thể hiện sự đa dạng, phong phú khi bàn về con người, sự pha trộn yếu tố duy
tâm với tính duy vật chất phác ngây thơ để giải thích rằng con người với đất trời có
thể hòa hợp, thấu hiểu với nhau. Còn phương Tây lại cho rằng con người là do
thượng đế, thánh thần sinh ra, cuộc sống do Chúa sắp đặt, an bài, đặc biệt trong
giáo lý Kitô con người chính là kẻ có tội. Vậy nên sự ra đời của triết học
Mác - Lênin đã giải thích được vấn đề của con người và lần đầu tiên triết học dựa
trên quan điểm duy vật biện chứng để giải thích với thế giới về bản chất của con
người không phải do ai sáng tạo, cuộc sống con người không do ai an bài và lí giải
về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên với xã hội.
Dựa trên cơ sở đó, nhóm chúng em đã được giảng viên tin tưởng giao cho đề tài:
“PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. TỪ ĐÓ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CON
NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.”

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Đưa ra cái nhìn tổng quát về quan điểm triết học Mác - Lênin về con người từ đó
thấy được vai trò con người đối với xã hội và sự phát triển của đất nước Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa để hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

3
3. Đối tượng nghiên cứu: Con người và bản chất con người theo quan điểm
của Triết học Mác – Lênin.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu trong đề tài này bao gồm việc sử dụng các phương tiện
và phương pháp như văn bản học, lịch sử và logic, diễn dịch và quy nạp. Phương
thức văn bản được sử dụng xuyên suốt quá trình tiểu luận nhằm đảm bảo tính liên
kết và làm rõ ràng giữa các vấn đề với nhau để từ đó đạt được mục tiêu xác định rõ
ràng của vấn đề tài chính. Ngoài ra nhóm em còn sử dụng phương pháp văn bản
học giúp nhóm nghiên cứu thu thập và phân tích các tài liệu, văn bản liên quan đến
đề tài.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài tiểu luận


- Hiểu sâu hơn về triết lý Mác - Lênin: Phân tích quan điểm triết học Mác - Lênin
về con người giúp chúng ta hiểu rõ hơn về triết lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Điều này làm nền tảng cho việc nghiên cứu và hiểu sâu hơn về các lĩnh vực
khác của triết học Mác - Lênin.
- Định hình quan điểm cá nhân: Phân tích quan điểm triết học Mác - Lênin về con
người có thể giúp chúng ta định hình quan điểm cá nhân về vấn đề này. Bằng cách
nghiên cứu và phân tích, chúng ta có thể đánh giá và đưa ra nhận định riêng về quan
điểm này, từ đó xây dựng được quan điểm cá nhân vững chắc và có cơ sở triết lý.
- Áp dụng vào thực tiễn xã hội: Phân tích quan điểm triết học Mác - Lênin về con
người giúp chúng ta áp dụng triết lý vào thực tiễn xã hội. Triết học Mác - Lênin
không chỉ là một lý thuyết trừu tượng, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây
dựng xã hội cộng sản. Bằng cách hiểu và áp dụng quan điểm này, chúng ta có thể
đóng góp vào việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng.
- Phê phán và phát triển: Phân tích quan điểm triết học Mác - Lênin về con người
cũng giúp chúng ta phê phán và phát triển triết lý này. Bằng cách nghiên cứu và
phân tích, chúng ta có thể nhận ra những hạn chế và mặt yếu của quan điểm này,

4
từ đó đề xuất những cải tiến và phát triển mới. Điều này đóng góp vào sự phát triển
và tiến bộ của triết học Mác - Lênin.

6. Kết cấu đề tài:


Đề tài gồm: mục lục, mở đầu, 2 chương, 7 mục, 7 tiểu mục, kết luận và tài liệu
tham khảo.

7. Lời cảm ơn:


Sau cùng nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Y Dược
TP.HCM đã đưa môn Triết học Mác - Lênin vào chương trình giảng dạy. Và đặc
biệt cảm ơn cô Nguyễn Thị Vân – giảng viên bộ môn Lý luận Chính trị đã hướng
dẫn, giảng dạy chúng em trong suốt những tuần qua. Tuy nhiên chúng em vẫn còn
những hạn chế về mặt hiểu biết, kiến thức cũng như kỹ năng về môn học này do đó
bài luận của nhóm vẫn còn nhiều chỗ chưa chính xác và thiếu sót, kính mong cô
xem xét và góp ý để bài luận nhóm chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng
em xin chân thành cảm ơn.

5
CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

I. Khái niệm về con người


Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện
chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là một trong những phương
diện cơ bản của con người, loài người. Do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa
học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học
quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản
thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử
nhân loại.

1. Bản tính tự nhiên


- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
+ Thứ nhất: Con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài
của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn
bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết
của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
+ Thứ hai: Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự
nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”. Do đó, những biến đổi của giới tự
nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy
định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật
chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con
người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi
trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài
người và các tồn tại khác của giới tự nhiên. Tuy nhiên, con nguời không đồng nhất
với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người

6
với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó
là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại.... Vì vậy, bản tính
xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây
là bản tính đặc thù của con người.

2. Bản tính xã hội


- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:
+ Một là xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không phải chỉ có
nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã
hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động
mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành
người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhờ đó có
thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết
trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
+ Hai là xét từ giác độ tồn tại và phát triển, thì sự tồn tại của loài người luôn
luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì
mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá
nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi
con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy, không thể là
“con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
 Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất,
quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả
năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
Vì thế, nêu lý giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản
tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất
định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.

7
II. Bản chất con người
1. Con người là thực thể sinh học - xã hội
- Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất
cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.

- Về phương diện sinh học:


+ Con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động
vật xã hội.
+ “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định
việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có
của con vật”1, tức là con người vẫn phải đi kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu
tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển.
+ Con người phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh
học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên.
+ Là một bộ phận đặc thù, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng con người lại có
thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình → Đó là điểm khác biệt đặc
biệt, rất quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác.
+ Về mặt thể xác: con người sống bằng sản phẩm tự nhiên, dưới ở hình thức
thực phẩm, nhiên liệu, nhà ở, quần áo, v.v..
+ Bằng hoạt động thực tiễn, con người trở thành một bộ phận của giới tự nhiên,
thống nhất với giới tự nhiên.

- Về phương diện xã hội:


+ Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
+ Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất, từ đó
con người cải tạo tự nhiên, tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình.

1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.146.

8
+ “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái
thuần túy là loài vật”2.
+ Nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực
thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng
xã hội”, làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa của nó.
→ Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết, chủ yếu quyết định sự hình thành
và phát triển của con người cả về phương diện sinh học và phương diện xã hội.
Và cũng là điểm khác biệt căn bản, chi phối các đặc điểm khác biệt giữa con
người với các động vật khác.
+ Tính xã hội của con người xét trong xã hội loài người, thường gắn với các
quan hệ xã hội. Trong hoạt động con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau
trong sản xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó
ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện những tác động qua lại giữa
những con người với nhau. Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa những con người.
 Hoạt động và giao tiếp của con người sinh ra ý thức người.
 Tư duy ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và
giao tiếp xã hội với nhau.
 Nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát
triển.
 Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã
hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện
con người là một thực thể xã hội.
→ Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển
trong xã hội loài người.

2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.673.

9
2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
- Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài
của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản
thân con người.
- Khi ta chứng kiến cảnh nước nhà lầm than, nhân dân có cuộc sống đau khổ chính
là động lực khiến cha ông ta cầm súng đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc,
tạo nên những người anh hùng của lịch sử. Có thể nói chính mỗi chúng ta đang là
sản phẩm của lịch sử nhờ vào hành trình lịch sử đó. Vì thế mà mỗi chúng ta phải
biết ơn, bảo vệ và gìn giữ đất nước thân yêu này.
- Và bất kỳ người thành công nào cũng phải trải qua một quá trình học tập, trau
dồi kinh nghiệm, kỹ năng sống. Tuy nhiên, có một số người không thể đạt được
thành công bởi vì thói sống lười nhác, ngại thử thách, không dám chiến thắng bản
thân mình. Triết học Mác – Lênin ngay từ thuở ban đầu đã khẳng định chắc nịch
Con người là sản phẩm của chính bản thân con người.
- C. Mác cũng đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của
lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang
hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở
thành những con người như đang tồn tại.
- Nhưng cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con
người, nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử
làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.

3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
- Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng
thời lại là chủ thể của lịch sử bởi sự lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao
của con người.
- Lịch sử của động vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần
của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do
chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy

10
thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng.
Ngược lại, con người càng cách xa con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu
thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức
bấy nhiêu”3.
- Nhờ chế tạo công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên
trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội. Chính ở thời điểm đó con người bắt
đầu làm ra lịch sử của mình.
- Con người “Sáng tạo ra lịch sử” dựa vào những điều kiện cụ thể:
+ Một mặt con người phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ.
+ Mặt khác con người phải tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến
những điều kiện cũ.
-

- Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác
định. Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần,
có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội. Đó là
những điều kiện cần thiết, tất yếu, không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển
của con người.
+ Một mặt, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, để tồn tại và phát triển
phải quan hệ với giới tự nhiên, phải phụ thuộc vào giới tự nhiên, thu nhận và sử
dụng các nguồn lực của tự nhiên để cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu của
chính mình.
+ Mặt khác, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân theo các
quy luật của tự nhiên, tuân theo các quá trình tự nhiên như cơ học, vật lý, hóa
học, đặc biệt là các quá trình y học, sinh học, tâm sinh lý khác nhau.
- Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội. Chính nhờ môi trường xã hội
mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội. Con người
là sản phẩm của hoàn cảnh, của môi trường, trong đó có môi trường xã hội.

3. Xem C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.476.

11
- Môi trường xã hội là điều kiện và tiền đề để con người có thể thực hiện quan
hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng lớn và hữu hiệu hơn. Về thực chất, môi trường
xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên với những đặc thù riêng. So với môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến con
người, sự tác động của môi trường tự nhiên đến từng cá nhân con người thường
phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố xã
hội. Môi trường xã hội cũng như mỗi cá nhân con người thường xuyên phải có
quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, chi
phối và quy định lẫn nhau.

4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội


- Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con
người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển.
- “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ
xã hội”4, tức là xem con người với tất cả các quan hệ xã hội của nó không chỉ những
quan hệ xã hội đã có từ trước người đang sống mà cả những quan hệ xã hội đã có từ
trước kia trong một tổng thể với những mối liên hệ biện chứng, bởi vì trong lịch sử
của mình, con người buộc phải kế thừa những di sản, những truyền thống đã thúc
đẩy con người vươn lên hay ngược lại.
- Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật
chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ tất nhiên hoặc
ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế,
v.v.. Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành nên bản chất của con người.
Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người
cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới
có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội
đó thì bản chất người của con người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi

4. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3. tr.11.

12
đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời
sống con người khiến cho con người không còn thuần túy là một động vật mà là
một động vật xã hội.
- Bản thân mỗi người có rất nhiều mối quan hệ khác nhau như quan hệ với gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp,... Những mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan,
cụ thể và xác định. Và mỗi cá nhân đảm nhiệm không thể chỉ có một vai trò mà là
nhiều vai trò trong một xã hội: họ có thể vừa là giáo viên, vừa là một người
bố,v.v...Từ đó những mối quan hệ xã hội được hình thành nên trong cuộc sống. Tất
cả những điều này đã quyết định, chi phối các phương diện khác của đời sống con
người khiến cho con người có thể bộc lộ các bản chất thực sự của con người cũng
như thể hiện con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội”5.
 Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển
và chi phối.

5. Ý nghĩa lý luận từ quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người
- Để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn
thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết
định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã
hội của nó.
- Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo
lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con
người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển
của xã hội.
- Và bản chất của con người không phải được sinh ra mà là sinh thành. Vì thế mỗi
sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến
đổi của bản chất con người.
+ Muốn thay đổi bản chất con người thì chúng ta phải thay đổi những điều kiện,
môi trường, hoàn cảnh mà con người đang sống.

5. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.200.

13
+ Muốn xây dựng bản chất con người theo hướng thiện thì phải tạo ra hoàn cảnh
xã hội mang tính nhân văn để con người tiếp thu nhận thức.
+ Và muốn giải phóng con người thì phải xóa bỏ đi tất cả các quan hệ xã hội
đang kìm hãm sự phát triển của con người.

14
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Thực tiễn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của C. Mác về vị
trí và vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát triển của
lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức lấy học thuyết Mác về phát triển con người làm nền tảng không
có nghĩa là đặt phát triển kinh tế sau phát triển con người, mà là ở chỗ “tăng trưởng
kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội”.

I. Vai trò của con người trong lao động


Con người đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất và cung cấp lao động.
Họ là những người tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, và tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu. Con người cung cấp lao động có chất lượng và kỹ năng khác nhau, từ lao
động trực tiếp đến lao động chuyên gia. Sự đa dạng này giúp tăng cường khả năng
cạnh tranh và sự phát triển kinh tế.
II. Vai trò của con người trong kỹ năng và công nghệ
Con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và áp dụng công nghệ
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Họ là những người sáng tạo, nghiên cứu và
phát triển các công nghệ mới, từ sản xuất, quản lý, truyền thông đến công nghệ
thông tin. Con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sở hữu, quản lý và
truyền đạt các kỹ năng và công nghệ này, từ đào tạo và giáo dục đến chuyển giao
công nghệ.
Có thể kể đến trong khối ngành Sức khỏe, một vài hệ thống, thiết bị ra đời đã hỗ
trợ rất nhiều cho việc khám chữa bệnh, kê toa thuốc, tìm kiếm thông tin thuốc như:
 Hệ thống PIMS (Pharmacy Information Management System) giúp dược sĩ
quản lý thông tin về thuốc bao gồm thông tin về thuốc, thành phần, liều lượng,
tác dụng phụ, cách sử dụng và tương tác thuốc.... Ngoài ra Dược sĩ cũng có thể

15
sử dụng công nghệ để tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa thông
qua ứng dụng di động, video cuộc gọi hoặc tin nhắn.
 Một dược sĩ người Cameroon đã phát minh ra một thiết bị là Pharmacheck sử
dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân biệt thuốc thật, thuốc giả. Nó cho biết
chất lượng của thuốc, thành phần hữu ích, mức độ hòa tan.... Lợi thế của
Pharmacheck là nhanh, độ tin cậy cao, thậm chí có thể biết được chất lượng của
thuốc, có giá thành phù hợp với người tiêu dùng trên thế giới.

III. Vai trò của con người trong quản lý và lãnh đạo
Con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và lãnh đạo trong môi
trường kinh doanh quốc tế. Họ đảm nhận vai trò quản lý các doanh nghiệp, tổ chức
và nguồn lực, từ lãnh đạo chiến lược đến quản lý vận hành hàng ngày. Sự hiểu biết
về văn hóa, ngôn ngữ và thị trường quốc tế là quan trọng để xây dựng và duy trì các
mối quan hệ kinh doanh toàn cầu.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, thông tin được đổi mới liên tục thế nên
nhà lãnh đạo cần cập nhật thông tin liên tục. Từ đó để có thể đưa ra những chiến
lược, kế hoạch hợp lý giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp và phù hợp với nhu
cầu thị trường.

IV. Vai trò của con người trong sáng tạo và khởi nghiệp
Con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và khởi nghiệp. Họ
là những người tạo nên các ý tưởng mới, sản phẩm và dịch vụ, và khởi động các
doanh nghiệp khởi nghiệp. Sự sáng tạo và khởi nghiệp là động lực quan trọng đằng
sau sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Nhắc về sáng tạo và khời nghiệp, trong chính ngôi trường Đại học Y Dược
TP.HCM không thể không nhắc đến dự án "Nghiên cứu sản xuất viên nang giảm
cân, hạ mỡ từ quả bưởi non" của nhóm sinh viên Khoa Dưọc đã đạt Giải Ba Khối
sinh viên trong Cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Dựa trên nền tảng bài thuốc cổ truyền từ quả bưởi
non và các kiến thức dược học hiện đại, ý tưởng thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Viên

16
nang bưởi non Pomepose 500mg ra đời, với thành phần là pectin và bioflavonoid
nhằm hỗ trợ giảm cân, hạ mỡ một cách an toàn – hiệu quả, trên đối tượng là những
người béo phì, mỡ bụng, mỡ máu, mỡ gan cao. Thêm nữa, khắc phục được vị đắng
khó uống của bưởi non và tận dụng nguồn bưởi non phế phẩm dồi dào ở nước ta.
V. Vai trò của con người đối với văn hóa và giá trị
Con người mang theo văn hóa, giá trị và quan điểm của mình trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Họ đóng vai trò trong việc duy trì và phát triển các giá trị đa
dạng, bảo tồn và phát triển văn hóa, và tạo ra môi trường kinh doanh và giao dịch
công bằng và đáng tin cậy.
Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân,
thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không
ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa
với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không
ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị
truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái
tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền “xuất hiện với
tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người, cũng như những
mối liên hệ khác”.
Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động và
tích cực hội nhập. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng
cũng là thách thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự
thâm nhập của văn hóa độc hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và
những tiêu cực khác của kinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng
hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của
đất nước…
 Tổng kết lại, vai trò của con người trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là
đa dạng và quan trọng. Họ đóng vai trò trong việc cung cấp lao động, phát triển và
áp dụng công nghệ, quản lý và lãnh đạo, sáng tạo và khởi nghiệp, và duy trì giá trị
và văn hóa.

17
KẾT LUẬN
Trong tất cả những nghiên cứu về bản chất con người cho đến thời điểm hiện tại
thì quan điểm triết học Mác - Lênin đã giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và đầy đủ
nhất trên quan điểm biện chứng duy vật. Theo triết học Mác - Lênin, con người là thực
thể sinh học - xã hội; là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Song trong đời sống xã hội,
khi xem xét con người phải đặt nó trong tổng thể các quan hệ xã hội. Con người phải
nhân đạo hóa hoàn cảnh, tạo ra hoàn cảnh hợp tính “người” nhiều hơn để phát triển
bản chất và hoàn thiện nhân cách. Khi đã thực sự làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội,
con người tạo ra bước nhảy cho chính mình từ vương quốc của tất yếu sang vương
quốc của tự do. Với khả năng lao động và sức sáng tạo tiềm tàng, con người đã làm
nên các cuộc cách mạng oanh liệt từ nền văn minh cổ đại đến văn minh hiện đại.
Hiểu rõ hơn về bản chất của bản thân và những mối quan hệ liên quan, con người
ắt sẽ biết tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những mối quan hệ đó, từ đó có
động lực hoàn thiện bản thân, cống hiến cho Tổ quốc. Theo đuổi chuyên ngành Dược
học, việc học hỏi và chịu khó tìm tòi những kiến thức y học, công nghệ máy móc hiện
đại là một việc hết sức quan trọng đòi hỏi cần sự cố gắng, cần mẫn đến từng chi tiết.
Từ đó phát triển khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm
việc thay đổi, khả năng làm việc độc lập, tự chủ và tổ chức làm việc theo nhóm. Không
dừng lại ở đó, với tư cách là sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và công dân Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ chúng em nhận thức rõ trách nhiệm
của mình trong việc kế thừa, phát huy những giá trị thời đại và tận dụng các điều kiện
thuận lợi mà Đảng đã tạo ra, tuân theo quy định của pháp luật, luôn trung thực và khách
quan, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của người thầy thuốc.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021.
[2] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập (tập 2), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
[3] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập (tập 3), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
[4] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập (tập 20), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
[5] Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2021.
[6] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
[7] Tạp chí Lý luận chính trị, Quan điểm của C.Mác. Ph.Ăngghen về con người và sự
vận dụng của Đảng ta trong quá trình xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện, trích dẫn từ: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/4428-
quan-diem-cua-cmac-phangghen-ve-con-nguoi-va-su-van-dung-cua-dang-ta-trong-
qua-trinh-xay-dung-con-nguoi-viet-nam-phat-trien-toan-dien.html.
[8] Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Vai trò của văn hóa trong quá trình phát
triển đất nước, trích dẫn từ: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/vai-tro-cua-van-
hoa-trong-qua-trinh-phat-trien-dat-nuoc-504.html.
[9] Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, DỰ ÁN “VIÊN NANG GIẢM CÂN,
HẠ MỠ TỪ BƯỞI NON” CỦA NHÓM SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
ĐẠT GIẢI BA CUỘC THI SV.STARTUP-2020, trích dẫn từ: https://ump.edu.vn/tin-
tuc-su-kien/tin-tuc/du-an-vien-nang-giam-can-ha-mo-tu-buoi-non-cua-nhom-sinh-
vien-dai-hoc-y-duoc-tp-hcm-dat-giai-ba-cuoc-thi-svstartup-2020/2596.
[10] Chúng Ta, Quan niệm về con người trong triết học L.Feuerbach, trích dẫn từ:
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/quan_niem_ve_con_nguoi-6.html.
[11] Studocu, Trình bày quan điểm triết học Mác-lênin về con người và bản chất con
người Từ đó anh (chị) vận dụng vấn đề này vào việc hoàn thiện nhân cách của sinh
viên Việt Nam hiện nay, trích dẫn từ: https://www.studocu.com/vn/document/truong-
dai-hoc-cong-nghe-giao-thong-van-tai/kinh-te-chinh-tri-mac/trinh-bay-quan-diem-
triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-va-ban-chat-con-nguoi-tu-do-anhchi-van-dung-
van-de-nay-vao-viec-hoan-thien-nhan-cach-cua-sinh-vien-viet-nam-hien-
nay/27160040?origin=home-recent-2.
19
[12] Luật Dương Gia, Môi trường xã hội là gì? Ảnh hưởng của môi trường xã hội?,
trích dẫn từ: https://luatduonggia.vn/moi-truong-xa-hoi-la-gi-anh-huong-cua-moi-
truong-xa-hoi/.
[13] TaiLieu.vn, Tiểu luận: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa và vai trò của nó trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trích dẫn từ: https://tailieu.vn/doc/tieu-
luan-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-va-vai-tro-cua-no-trong-su-nghiep-xay-dung-
chu-nghia-xa-hoi--1692639.html.
[14] Báo Sức khỏe & Đời sống, Thiết bị phát hiện nhanh thuốc giả, trích dẫn từ:
https://suckhoedoisong.vn/thiet-bi-phat-hien-nhanh-thuoc-gia-16964319.htm.

[15] International Medical Corps, Pharmaceutical Information Management System,


trích dẫn từ: https://internationalmedicalcorps.org/pims/.

[16] Báo điện từ Đảng Cộng sản Việt Nam – Hệ thống tư liệu – văn kiện Đảng, Học
thuyết về con người, giải phóng và phát triển con người - một giá trị làm nên sức sống
trường tồn của chủ nghĩa Mác, trích dẫn từ: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-
mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/hoc-thuyet-ve-
con-nguoi-giai-phong-va-phat-trien-con-nguoi-mot-gia-tri-lam-nen-suc-song-truong-
ton-cua-chu-nghia-3175.
[17] Bộ Y tế Cục quản lý Dược, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) ra mắt Ngân hàng dữ
liệu ngành Dược, tra cứu thông tin thuốc trực tuyến đầu tiên của Việt Nam, trích dẫn
từ: https://dav.gov.vn/bo-y-te-cuc-quan-ly-duoc-ra-mat-ngan-hang-du-lieu-tra-cuu-
thong-tin-thuoc-truc-tuyen-dau-tien-cua-viet-nam-n2562.html.

[18] Sở Y Tế Tp. Hồ Chí Minh, Tìm hiểu các thành phần của hệ thống thông tin bệnh
viện (HIS), trích dẫn từ: https://medinet.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-
benh/tim-hieu-cac-thanh-phan-cua-he-thong-thong-tin-benh-vien-his-so-y-te-hcm-
cmobile8-35437.aspx.

[19] DIMS, Drug Information Management System, trích dẫn từ: https://dimsbd.com/.

20

You might also like