You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề bài: “Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin về con người trong việc
giáo dục, đào tạo sinh viên tại trường đại học Phenikaa”

Đề số : 133

Sinh viên : Nguyễn Văn Huân


Mã SV : 22012724
Lớp : Triết học Mác-Lê nin-1-2-22(N08)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đồng Thị Tuyền

NĂM HỌC 2022-2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................... 2
1. Khái niệm triết học Mác – Lênin.......................................................2
2. Quan điểm của triết học về con người trong lịch sử..........................3
2.1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông...................3
2.2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây.....................3
3. Khái niệm con người..........................................................................4
4. Khái niệm giáo dục và quan điểm giáo dục theo chủ nghĩa Mác –
Lênin......................................................................................................5
4.1. Khái niệm giáo dục......................................................................... 5
4.2. Quan điểm giáo dục theo chủ nghĩa Mác – Lênin...........................5
5. Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin về con người trong việc
giáo dục, đào tạo sinh viên tại trường đại học Phenikaa.......................6
5.1. Mục tiêu giáo dục tại trường đại học Phenikaa..............................6
5.2. Những kết quả đạt được..................................................................6
Kết luận................................................................................................. 7

1
MỞ ĐẦU

Trong thời đại số ngày nay máy móc và công nghệ đang phát triển rất
nhanh chóng và đang dần thay thế con người trong một số lĩnh vực nhưng
nhân tố con người là một trong những vấn đề quan trọng và trung tâm của
Triết học Mác Lênin từ xưa đến nay. Trên thực tế Triết học Mác Lênin đã
khẳng định rằng con người có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong thế
giới. Con người được xem là một trong những lực lượng của xã hội mang
tính quyết định trình độ, mức phát triển của quốc gia và là nhân tố tạo ra lợi
thế cạnh tranh trong quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
Vì yếu tố con người là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và
cần thiết nên nó cần được phát triển một cách khoa học do đó giáo dục
mang vai ttr, sứ mệnh và nhiệm vụ lớn đối với sự phát triển của con người.
Hoạt động giáo dục hướng vào việc hình thành, bồi dưỡng và phát triển
nhân cách, bồi dưỡng tri thức cho con người. Có thể nói con người là sản
phẩm của giáo dục, con người có trình độ cao là kết quả của nền giáo dục
hiện đại, hiệu quả, chất lượng do vậy hoạt động quản lý giáo dục cũng có
vai trò không nhỏ đối với sự phát triển toàn diện của đất nước.

2
1. Khái niệm triết học Mác – Lênin
Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vậy biện chứng về tự
nhiên, xã hội và tư duy thể giưới quan và phương pháp luận khoa học, cách
mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội
tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học Mác – Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học của lực lượng vật chất – xã hội năng động và cách mạng nhất tiểu cho
thời đại ngày nay là giai cấp công nhân để nhận thức và cải tạo xã hội. Cho
đến nay, triết học Mác – Lênin là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của
tư tưởng triết học nhân loại đang là hình thức phát triển cao nhất của các
hình thức triết học trong lịch sử. Triết học Mác – Lênin là học thuyết về sự
phát triển thế giới, đã và đang phát triển giữa dòng văn minh nhân loại.

2. Quan điểm của triết học về con người trong lịch sử


2.1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông
Ở Trung Quốc, chữ triết đã có từ rất sớm và ngày nay chữ triết học được
coi là tương đương với thuật ngữ philosophia của Hy Lạp với ý nghĩa là sự
truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người. Triết học
là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ
thế giới thiên – địa – nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar’sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm ngưỡng,
hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con
người đến với lẽ phải.
Triết học phương Đông nói chung với nhiều hệ thống triết học khác nhau
đã biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong
mối quan hệ chính trị, đạo đức. Con người trong triết học phương Đông

3
biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ
trong mối quan hệ với tự nhiên xã hội.
2.2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây
Ở phương Tây, thuật ngữ “triết học” như đang được sử dụng phổ biến
hiện nay cũng như trong tất cả các hệ thống nhà trường, được sử dụng
nghĩa gốc sang các ngôn ngữ khác: philosophy, philosophise. Triết học,
Philo-sophia xuất hiện ở Hy Lạp Cổ đại với nghĩa là yêu mến sự thông thái.
Philosophia vừa mang nghĩa giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và
hành vi, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Trở về thời điểm triết học trước Mác các quan điểm về con người trong
triết học đều không phản ánh đúng bản chất con người. Các quan niệm trên
đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa mặt tinh thần
hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên - sinh học mà không
thấy mặt xã hội trong đời sống con người. Tuy vậy, một số trường phái triết
học vẫn đạt được một số thành tựu trong việc phân tích, quan sát con
người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng
con người tới tự do. Đó là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư
tưởng về con người của triết học Mácxít.

3. Khái niệm con người


C.Mác đã quan niệm con nguời vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một
thực thể xã hội. Từ sự hiểu biết đúng đắn về con người, C.Mác đã đi đến
khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà những quan hệ xã hội” . Quan điểm này đã thể hiện một cách nhìn
biện chứng, khoa học về bản chất con người, tạo ra một bước ngoặt mang
tính cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng về con người và xã hội. Con người

4
là sản phẩm của sự phát triển cao nhất của tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự
nhiên. Bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người đã biến thuộc tính tự
nhiên của mình thành bản chất xã hội. Tự nhiên và xã hội thống nhất với
nhau trong bản chất con người. Con người là một tổng thể, tồn tại với cả
hai mặt tự nhiên và xã hội.

4. Khái niệm giáo dục và quan điểm giáo dục theo chủ nghĩa
Mác – Lênin
4.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích,
nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất,bằng
cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịchsử xã hội
của loài người. Đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay mục tiêu học tập mở
rộng, giáo viên là người kết nối, tự học là yêu cầu bắt buộc, học tập xuất
đời, học mọi lúc mọi nơi chính là sự thay đổi khác biệt, mơ ra viễn cảnh
giáo dục rộng mở và thực sự linh hoạt.
4.2. Quan điểm giáo dục theo chủ nghĩa Mác – Lênin
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân, thông qua đó giáo dục góp phần quyết định sự vận động và
phát triển xã hội. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đều khẳng định: tri
thức là vũ khí kỳ diệu để quần chúng tự giải phóng mình và phát triển toàn
diện mọi khả năng của mình; hơn thế nữa, tương lai của loàingười hoàn
toàn phụ thuộc vào nền giáo dục thế hệ công dân đang lớn lên: “Công tác
giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh
chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt
chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất nọ tùy theo nhu cầu của
xã hội hoặc tùy theo sở thích của bản thân thân họ. Do đó, công tác giáo

5
dục sẽ làm cho họ thoát khỏi tình trạng một chiều mà sự phân công lao
động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo”.

5. Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin về con người
trong việc giáo dục, đào tạo sinh viên tại trường đại học
Phenikaa
5.1. Mục tiêu giáo dục tại trường đại học Phenikaa
Trường Đại học Phenikaa định hướng phát triển theo các tiêu chuẩn của
trường đại học quốc tế, lấy nghiên cứu khoa học và đào tạo chất lượng cao
làm nền tảng phát triển, gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành;
giảng dạy đào tạo với nghiên cứu khoa học. Trường đặt mục tiêu vào top
100 trường đại học tốt nhất Châu Á trong vòng 2 thập niên bằng chính nội
lực và trí tuệ của đội ngũ các nhà quản lý giáo dục và khoa học đầu ngành
của Việt Nam.
5.2. Những kết quả đạt được
 Trường xây dựng mô hình đào tạo trỉa nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu lý
thuyết và ứng dụng thực tiễn, thời lượng học từ 30-50% cho thực hành.
 Năm 2020, trường thành lập 4 công ty công nghệ Phenikaa-X, Phenikaa
Smart School, Phenikaa-T, Phenikaa-BioP với mục tiêu thương mại hóa
các công nghệ đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
 Trường đại học Phenikaa cũng ký thỏa thuận hợp tác với gần 40 trường đại
học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung
Quốc), Nhật Bản...

6
Kết luận

Trong quan điểm cảu Triết học Mác – Lênin về con người có thể thấy
rằng Triết học Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề về con người một cách
đúng đắn và đầy đủ trên quan điểm biện chứng duy vật. Không còn sự chất
phác ngây thơ hay tuyệt đối hóa một mặt thể xác hoặc tinh thần của triết
học trước Mác. Con người phát triển hình thành xã hội tự nhiên, con người
trở thành thước đo cho sự phát triển, thịnh vượng của xã hội, mức độ hiện
đại của giáo dục. Hiện nay mô hinh giáo dục và đào tạo đã có nhiều thay
đổi lơn nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi và tiếp tục phát huy những
điểm mạnh như tinh thần tự học, học xuất đời, học mọi lúc mọi nơi.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình học phần Triết học MLN (dành
cho hệ không chuyên lý luận chính trị) , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội (Tr26-34)
https://luatminhkhue.vn/tu-tuong-ve-giao-duc-cua-chu-nghia-mac-
lenin.aspx
https://phenikaa.edu.vn/he-thong-giao-duc-phenikaa/#:~:text=Giáo%20dục
%20ở%20bậc%20đại%20học%20%20Phenikaa
%20University&text=Trường%20đặt%20mục%20tiêu%20vào,đầu
%20ngành%20của%20Việt%20Nam.

You might also like