You are on page 1of 15

oOo

BỘ MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


TÊN TIỂU LUẬN:
TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH: QUAN HỆ KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN CÁ
NHÂN VÀ XÃ HỘI
Nhóm thực hiện:
Lớp:
MS Lớp:

TP.HCM, tháng 11 năm 2023

1
LỜI CÁM ƠN

Thông qua quá trình học tập môn Triết học Mác – Lênin chúng em đã chắt lọc được
những kiến thức cơ bản để có thể áp dụng được vào bài tiểu luận.
Chúng em xin cám ơn Trường Đại học Tài Chính – Marketing, Khoa Lý luận chính trị
đã tạo điều kiện và hướng dẫn, lắng nghe, trao đổi với chúng em để hoàn thành được
bài tiểu luận này một cách trọn vẹn nhất.

2
MỤC LỤC
I. Mở đầu ........................................................................................................................ 4
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 4
1.1 Giới thiệu đề tài ..................................................................................................... 4
1.2 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................. 4
2. Mục đích – yêu cầu ..................................................................................................... 5
2.1 Mục đích ................................................................................................................ 5
2.2 Yêu cầu .................................................................................................................. 5
2.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 5
2.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6
2.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
2.6 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 6
II. Nội dung .................................................................................................................... 6
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 6
1.1 Tri thức là gì........................................................................................................... 6
1.2 Sức mạnh của tri thức ............................................................................................ 7
1.3 Quan hệ khoa học .................................................................................................. 8
1.4 Cá nhân và xã hội................................................................................................... 8
1.5 Quan hệ khoa học với sự phát triển của cá nhân và xã hội.................................... 8
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 8
2.1 Hiện trạng của thực tiễn tri thức ............................................................................ 9
2.2 Những vấn đề nổi cộm của tri thức........................................................................ 9
3. Nội dung chủ yếu ...................................................................................................... 10
3.1 Tình hình thực tế .................................................................................................. 10
3.2 Tình hình việc vận dụng lý luận vào thực tiễn ..................................................... 11
III. Kết luận ................................................................................................................. 15

3
I. MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu đề tài:
Tri thức là những kiến thức về khoa học, văn học, lịch sử và đời sống xã hội mà
con người đã tìm hiểu và chiếm lĩnh được. Đây là những hiểu biết được lưu giữ và
phát triển qua hàng trăm năm của nhân loại. Trong cuộc sống, tri thức đóng một vai trò
vô cùng quan trọng, như đã được thể hiện trong lịch sử của các dân tộc. Tri thức giúp
con người biến những cái không thể thành có thể. Chính vì thế chúng ta có thể khẳng
định: tri thức là sức mạnh.
1.2 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu về đề tài bằng cách áp dụng những lý luận của Triết học Mác –
Lênin là một việc làm cần thiết và quan trọng, vì Triết học Mác – Lênin là một hệ
thống triết học khoa học, phản ánh đúng đắn bản chất, quy luật và sự phát triển của
thếgiới khách quan và tư duy con người. Lý luận triết học Mác - Lênin có thể giúp
chúng ta hiểu được nguồn gốc, bản chất, phạm vi và tiêu chuẩn của tri thức, cũng như
hình thức, giai đoạn và cấu trúc của quá trình nhận thức.
Lý luận bằng Triết học Mác – Lênin về vấn đề “Tri thức là sức mạnh: Quan hệ
giữa khoa học với phát triển cá nhân và xã hội” giúp chúng ta nhận thức được vai trò
của thực tiễn trong quá trình nhận thức và hành động của con người. Thực tiễn là
nguồn gốc và động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý, là mục đích và
phương tiện của hành động. Thực tiễn cũng là nơi thể hiện sự trách nhiệm, sự đóng
góp và sự sáng tạo của con người đối với xã hội. Việc nghiên cứu tri thức là sức mạnh
bằng lý luận triết học Mác - Lênin giúp chúng ta nhận ra rằng không có thực tiễn, tri
thức sẽ trở nên vô nghĩa, trừu tượng và xa rời thực tế. Ngược lại, không có tri thức,
thực tiễn sẽ trở nên mù mờ, ngẫu nhiên và không có hướng đi. Chỉ có sự kết hợp hài
hòa giữa tri thức và thực tiễn, mới tạo ra sức mạnh cho con người và xã hội.
Giúp chúng ta nhận thức được vai trò của lịch sử và văn hóa trong hình thành
vàphát triển tri thức. Lịch sử và văn hóa là những sản phẩm của sự lao động, sáng tạo
và đấu tranh của con người trong quá trình tồn tại và phát triển. Lịch sử và văn hóa là
những nguồn gốc của những giá trị, những tư tưởng, những truyền thống, những đặc
trưng của một dân tộc, một quốc gia, một xã hội. Lịch sử và văn hóa cũng là những
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của con người trong hiện tại và tương
4
lai. Việc nghiên cứu tri thức là sức mạnh bằng lý luận triết học Mác - Lênin giúp
chúng ta nhận ra rằng tri thức không phải là một thứ cố định, bất biến, mà là một thứ
biến động, phát triển theo lịch sử và văn hóa. Ngược lại, lịch sử và văn hóa không phải
là một thứ tĩnh lặng, đơn điệu, mà là một thứ sôi động, đa dạng theo tri thức. Chỉ có sự
tôn trọng, bảo vệ, phát huy lịch sử và văn hóa, mới tạo ra tri thức bền vững và phong
phú.
Giúp chúng ta nhận thức được vai trò của đạo đức và chính trị trong định hướng
và điều chỉnh tri thức. Đạo đức và chính trị là những hệ thống giá trị, quy tắc, nguyên
tắc, tiêu chuẩn, mục tiêu của con người trong quan hệ với bản thân, với người khác,
với xã hội. Đạo đức và chính trị là những yếu tố quyết định đến sự hợp lý, sự công
bằng, sự dân chủ, sự văn minh của xã hội. Đạo đức và chính trị cũng là những yếu tố
ảnh hưởng đến sự hạnh phúc, sự an toàn, sự tự do, sự phát triển của con người. Việc
nghiên cứu tri thức là sức mạnh bằng lý luận triết học Mác - Lênin giúp chúng ta nhận
ra rằng tri thức khôngphải là một thứ trung lập, vô tư, mà là một thứ có tính chất đạo
đức và chính trị. Ngược lại, đạo đức và chính trị không phải là một thứ trừu tượng, xa
xỉ, mà là một thứ có cơ sở tri thức. Chỉ có sự tuân thủ, thực hiện, bảo vệ, phát triển đạo
đức và chính trị, mới tạo ra tri thức chân thực và có ích .
2. Mục đích – yêu cầu
2.1 Mục đích:
Với việc nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học: Vấn đề “Tri thức là sức mạnh”,
thông qua quan hệ khoa học với sự phát triển bản thân và xã hội nhằm đạt được mục
đích đối với cá nhân và với nội dung đề tài đó là củng cố những kiến thức triết học từ
thời đại học và nâng cao tầm nhìn và hiểu biết về môn triết học ở bậc sau đại học, rèn
luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học dựa trên việc tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn
tài liệu khác nhau. Tìm hiểu khái quát mối quan hệ quan hệ khoa học với sự phát triển
bản thân và xã hội, để phân tích vấn đề “Tri thức là sức mạnh”.
2.2 Yêu cầu:
Nghiên cứu mối quan hệ khoa họcvới sự phát triển bản thân và xã hội và vấn đề
“Tri thức là sức mạnh”. Vận dụng vào thực tiễn, nâng cao mặt tri thức của con người
với mục đích phát triển con người Việt Nam hiện nay. Nâng cao dân trí tạo dựng một
đất nước Việt Nam hiện đại và giàu mạnh.
2.3 Đối tượng nghiên cứu:
5
Vấn đề “Tri thức là sức mạnh”, thông qua quan hệ khoa học với sự phát triển
bản thân và xã hội.
2.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Từ những kiến thức đã học, tham
khảo nhiều nguồn tài liệu như các bài báo, bài viết và trên mạng internet. Từ các
nguồn tài liệu tham khảo đã trích dẫn và tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh. Phương
pháp luận vấn đề: Nghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lênin
về vấn đề tri thức. Xem xét những quan điểm, hiện trạng thực tiễn của tri thức ở người
Việt hiện nay. Cuối cùng, đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho sự phát triển con người.
Từ những triết lý chung nhất, phổ biến nhất, tìm hiểu đến những cái riêng và chi tiết
của vấn đề. Phương pháp tư duy biện chứng: Vận dụng các nguyên tắc phương pháp
luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu vai trò của tri thức.
2.5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung được tìm hiểu nghiên cứu tại nhà với chủ đề “Tri thức là sức mạnh”
từ quan hệ khoa học với sự phát triển cá nhân và xã hội.
2.6 Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu tri thức là sức mạnh bằng lý luận triết học Mác-Lênin, ta có
thể đạt được những kết quả sau:
Ta có thể nhận thức được vai trò quan trọng của tri thức đối với sự phát triển
kinh tế xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức, nơi quá trình thu nhận, truyền bá,
sử dụng, khai thác, sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra
của cải vật chất.
Ta có thể vận dụng lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,
giữa thực tiễn và lý thuyết, giữa tri thức và hành động để nâng cao khả năng nhận
thức, sáng tạo và thực hiện các mục tiêu của bản thân và xã hội.
Ta có thể thừa nhận được sức mạnh của tri thức, nhưng cũng không quên được
trách nhiệm của tri thức, đó là sử dụng tri thức một cách hợp lí, nhằm nâng cao dân trí,
tạo dựng xã hội hiện đại, văn minh.

II. NỘI DUNG


1. Cơ sở lý luận
1.1.Tri thức là gì?
6
Tri thức đã có từ lâu đời có thể nói từ khi con người bắt đầu có tư duy thì lúc đó
cótri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử cho đến những thập kỷ gần
đâytri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội mới được đề cập
nhiều. Vậy tri thức là gì? Có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức.
Theo quan điểm của triết học thì tri thức là kết quả của quá trình nhận thức của
con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tinh, những
quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống
ngôn ngữ khác.
Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lỗi nhất trong kết cấu của ý thức. Tri thức bao
gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,
thông qua giáo dục hoặc tự học hỏi. Nó có thể là những kỹ năng, khả năng thựchành
hay sự thông hiểu về một đối tượng nào đó. Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức,
nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận.
Có 2 loại tri thức là tri thức ẩn và tri thức hiện. Tri thức hiện là những thứ được
thể hiện qua văn bản, âm thanh, hình ảnh,... dễ dàng đểtruyền đạt lại. Ví dụ như những
kiến thức trên sách vở như các công thức toán học, vật lý,hoặc là những bài hát, bộ
phim. Đối với doanh nghiệp, tri thức hiện được thể hiện dưới dạng báo cáo, kế hoạch
kinh doanh, bằng phát minh, nhãn hiệu, danh sách khách hàng… được tích lũy và lưu
trữ để mọi người dễ dàng tiếp cận khi cần. Tri thức ẩn là những tri thức được thu lại
nhờ trải nghiệm thực tế và tập luyện nên khó đểtruyền đạt lại cho người khác theo cách
thông thường. Một người kiến trúc sư khi quen tay thì sẽ không cần dụng cụ đo nữa
mà vẫn có thể vẽ được các thiết kế cho trước, rồi xác định cấu trúc tòa nhà, đó là
những kinh nghiệm của riêng họ và người khác khó lòng học được y nguyên những
điều đó.
1.2 Sức mạnh của tri thức
Tri thức là sức mạnh, con người càng am hiểu sâu rộng nhiều vấn đề, lĩnh vực
thìcàng dễ thực hiện được các mục tiêu, ước nguyện của bản thân. Một xã hội với
nhiều con người có học vấn cao thì càng phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng.
Con người có tri thức, nhận thức tốt sẽ có khả năng làm chủ cuộc sống, làm chủ
bản thânvà không ngừng học hỏi để đóng góp cho xã hội.
Khi con người có tri thức cuộc sống sẽ biết cách sống theo chuẩn mực đạo đức,
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của thế hệ đi trước để lại. Tri thức cộng
7
đồng đượchình thành chính là nhờ sự tiếp thu và học hỏi qua bao thế hệ, tạo nên một
xã hội pháttriển và văn minh.
Hội nhập quốc tế, giao lưu, học hỏi kiến thức, sự sáng tạo và truyền thống tốt
đẹp củacác quốc gia khác. Tri thức là công cụ giúp giải quyết cá nhân, xã hội, đất nước
vươn lên sánh ngang với các cường quốc năm châu trên thế giới.
1.3 Quan hệ khoa học
Triết học thường đặt ra những câu hỏi cơ bản về tự nhiên và tri thức, và quan
tâmđến cách mà chúng ta hiểu và giải thích thế giới. Trong quan hệ với khoa học, triết
họcthường xem xét các vấn đề như phương pháp luận, ý nghĩa của kiến thức, và tầm
quantrọng của nó đối với con người và xã hội. Các triết gia có thể nghiên cứu về bản
chất củakhoa học, vấn đề đạo đức trong nghiên cứu, và tầm quan trọng của khái niệm
như sự thựcvà tri thức. Quan hệ này thường tạo nên một không gian tư duy sâu sắc về
ý nghĩa vàphạm vi của khoa học trong cuộc sống con người.
1.4 Cá nhân và xã hội
Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và
được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.
Khái niệm cá nhân cũng được phân biệt với khái niệm con người vì con người là khái
niệm dùng để chỉ tính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân. Xã hội do
các cá nhân tạo nên. Các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm, cộng đồng và tập
đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định. Yếu tố xã hội là đặc trưngcăn bản
để hình thành cá nhân.
Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội được thể hiện ở chỗ cá nhân là chủ thể và
là sản phẩm của xã hội. Cá nhân là chủ thể của các quan hệ xã hội, thúc đẩy sự biến
đổi và tiến bộ xã hội. Cá nhân là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Trong bất cứ giai
đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội.
1.5 Quan hệ khoa học với sự phát triển của bản thân và xã hội
Triết học thường nhìn nhận rằng quan hệ giữa khoa học, phát triển cá nhân và
xã hội là tương hỗ. Khoa học cung cấp cơ sở tri thức và công cụ để phát triển cá nhân
bằngcách mở rộng hiểu biết và khả năng tìm kiếm giải pháp. Đồng thời, sức mạnh của
khoahọc có thể hình thành và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, góp phần vào việc giải quyết
tháchthức và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
2.Cơ sở thực tiễn
8
2.1 Hiện trạng thực tiễn của tri thức
Chúng ta đã trải qua hai nền văn minh và bây giờ đang đứng trước ngưỡng
cửacủa nền văn minh thứ ba -văn minh trí tuệ. Một thời đại thông tin. Hơn nữa chúng
ta đang trên con đường tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên không
thể không đặt mình vào tri thức, phát triển tri thức để đưa nước nhà bắt kịp và phát
triển cùng thế giới. Góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế,tiến nhanh trên con
đường công nghiệphóa, hiện đại hoá chúng ta cần phải nâng cao tri thức, tìm hướng đi
đúng đắn, phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực, với thế
giới và thời đại trong tổng thể các mối liên hệ, trong sự phát triển vận động không
ngừng của thế giới.
2.2 Những vấn đề còn nổi cộm của tri thức
Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin và tri thức. Nói về tri
thức khoa học kỹ thuật trong thế kỷ 19, cứ 50 năm thì tăng gấp đôi, giữa thế kỷ 20: 10
năm, hiện nay là 3-5 năm. Một số nước phát triển sớm bước vào xây dựng kinh tế tri
thức đã đặt ra các nước đang phát triển trên nhiều bất lợi: tài nguyên và sức lao động
bị giảm rõ rệt dẫn đến làm giảm thu nhập quốc dân. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là
nạn chất xám đã làm cho các nước đã nghèo lại càng nghèo hơn vì nghèo tri thức là
nguồn gốc của mọi cái nghèo. Trên thế giới khoảng 20% dân số giàu ở các nước phát
triển chiếm tới 86% GDP, trong khi 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP, tương
tự ở công nghiệp là 44,5% và 8%. Qua đó có thể thấy sự giãn rộng khoảng cách giàu
nghèo đang là một thách thức đối với các nhà hoạch định và quản lý kinh tế xã hội.
Trong lĩnh vực thông tin thì ở Việt nam công nghệ thông tin được coi là một trong
những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế tri thức, tuy nhiên công nghệ
thông tin của nước ta vẫn còn đang ở tình trạng lạc hậu kém hơn nhiều các nước trong
khu vực. Để hội nhập thành công Việt Nam cần tiếp tục chính sách đối ngoại đa
phương, giảm và tiến tới hàng rào bảo hộ vànâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Nền tri thức Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập
quốc tế của đất nước. Công tác tổ chức, thực hiện xây dựng ,trao dồi tri thức còn yếu.
Thiếu một chiến lược cơ bản và lâu dài trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Để bắt kịp
được với sự phát triển, thay đổi của thế giới hiện nay, đặc biệt là với cuộc cách mạng

9
công nghiệp lần thứ tư, việc đề ra những quyết sách mang tầm chiến lược trong xây
dựng,phát triển tri thức con người được đặt ra hàng đầu.
3. Nội dung chủ yếu
3.1 Tình hình thực tế
Lý thuyết Mác-Lênin về tri thức tập trung vào vai trò của tri thức trong sự phát
triển của xã hội và vai trò của tri thức như một phần cơ bản của cuộc sống xã hội.
Điểm chính của lý thuyết này là sự thể hiện của tri thức trong các lĩnh vực sản xuất và
cách mà nó ảnh hưởng đến sự phân chia và cung cấp các nguồn lực và ý thức cho cộng
đồng.
Sự biến động do chuyển đổi công nghệ sẽ dẫn đến thất nghiệp, xáo trộn xã hội
và chia rẽ chính trị nội bộ. Phân hóa giai tầng xã hội ở các nước theo các xu hướng
khác nhau sẽ tạo ra những tác động chính trị toàn cầu. Thực tế chính trị quốc tế thời
gian qua cho thấy sự phân hóa giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa. Các
nước dù có xuấtphát điểm thấp, nhưng nỗ lực phát triển với chiến lược, tầm nhìn xa thì
sẽ giành được những thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt
trên quy mô toàncầu khiến một số nước, đặc biệt là các nước tư bản phát triển nhất lại
đang cảm thấy bất lợi, bị tổn thương, người dân bất mãn khi tiền lương đình trệ, mất
việc vào tay người lao động nước ngoài và khoảng cách thu nhập ngày càng tăng. Sự
tích tụ những mâu thuẫn này có nguy cơ dẫn đến gia tăng chủ nghĩa dân túy, cực hữu
và cực đoan trên toàn thế giới với các dạng thức mới như chủ nghĩa dân túy kết hợp
với chủ nghĩa dân tộc. Đó còn là các nguy cơ của chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, chính
trị cường quyền, hành xử đơn phương gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc và cả nhân
loại. Nước lớn gia tăng các hành động cưỡng chế, đe dọa và áp đặt nước nhỏ, bỏ qua
hoặc tìm cách tước đoạt chủ quyền và lợi ích quốc gia của nước nhỏ, bất chấp các
chuẩn mực ứng xử và luật pháp quốc tế về tri thức tập trung vào vai trò của tri thức
trong sự phát triển của xã hội và vai trò của tri thức như một phần cơ bản của cuộc
sống xã hội. Điểm chính của lý thuyết này là sự thể hiện của tri thức trong các lĩnh vực
sản xuất và cách mà nó ảnh hưởng đến sự phân chia và cung cấp các nguồn lực và ý
thức cho cộng đồng.
Theo Mác-Lênin, tri thức không chỉ đến từ sự học hỏi hoặc nghiên cứu cá nhân,
mà còn bao gồm tri thức sản xuất, từ việc tổ chức lao động đến việc sản xuất hàng hóa
và dịch vụ cũng như quá trình lãnh đạo xã hội và kinh tế. Trong lý thuyết Mác-Lênin,
10
tri thức được coi là một phần quan trọng của mọi người và cách mà nó được phân phối
và sử dụng ảnh hưởng đến cả xã hội.
3.2 Tình hình việc vận dụng lý luận vào thực tiễn của kết cấu lý luận
Trong việc áp dụng lý thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn, nhiều quốc gia đã thực
hiện các chính sách giáo dục và đào tạo của mình dựa trên cơ sở của lý thuyết này. Đặc
biệt là các nước có chính phủ theo chủ nghĩa xã hội hoặc cộng sản.
Nhưng việc áp dụng lý thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn không phải lúc nào
cũng thuận lợi. Trong quá trình lịch sử, có nhiều trường hợp lý thuyết này gặp phải
khó khăn khi thực hiện thực tế. Một số vấn đề có thể phát sinh bao gồm sự hiểu lầm
hoặc lạm dụng lý thuyết Mác-Lênin, sự góp phần của nhiều yếu tố khác nhau vào quá
trình phát triển xã hội hoặc sự chậm trễ trong việc thích nghi với điều kiện thực tế.
Một số quốc gia áp dụng lý thuyết này đã đạt được nhiều thành công, đặc biệt
trong việc xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo mạnh mẽ, tạo điều kiện cho mọi
người có cơ hội tiếp cận tri thức, từ trường học cơ sở đến các trường đại học và viện
nghiên cứu. Điều này giúp nâng cao trình độ tri thức chung của xã hội và tạo ra nền
tảng cho sự phát triển kinh tế và văn hóa.
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư
tưởng nhân loại, là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa
học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C. Mác đã tổng kết những tư tưởng đó, được
chứng minh và phát triển dựa trên những thành tựu khoa học đương thời. Ngay từ khi
chứng kiến sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C. Mác đã có
những dự báo về sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Kể từ đó đến nay,
nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp: cách mạng cơ khí hóa, cách
mạng điện khí hóa, cách mạng máy tính và tự động hóa và hiện nay là cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), internet,
kết nối vạn vật (IoT), rô-bốt, dữ liệu lớn.
Tình hình thế giới mang tính quy luật trong sự vận động phức tạp, khó lường.
Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, dòng chảy chính và lợi
íchchung của các nước. Tuy nhiên, thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức an
ninh, những vấn đề phức tạp, trong đó có sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất
là các nước lớn. Cạnh tranh diễn ra phức tạp với tầm mức toàn cầu và khu vực; mở
rộng trên nhiều lĩnh vực, cả chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, công nghệ, tài
11
nguyên, môi trường, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, không gian mạng; liên quan đến cả
an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Lý giải về các diễn biến đó, nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê-
ninchỉ rõ phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng nhưng không
diễn ra một chiều mà có thể quanh co, phức tạp, có những bước thụt lùi tương đối. Đó
cũng là quá trình tự thân, kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Cái mới
ra đời phủ định cái cũ, đồng thời kế thừa những giá trị của cái cũ, tạo ra khuynh hướng
phát triển theo đường xoáy ốc.
Theo khuynh hướng đó, trật tự thế giới đang thay đổi. Đó là sự phát triển và
thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng, sự khác biệt về lợi ích chiến lược giữa
các nước lớn, những biến động trong công nghệ và kỹ thuật số, tình hình chính trị nội
bộ các nước, cùng những tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố này. Cùng với đó là
sự trỗi dậy đồng thời của chủ nghĩa dân túy, cánh hữu và cực đoan, hành xử nước lớn
theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, vị kỷ, bỏ qua lợi ích chính đáng, hợp pháp của
các nước khác, cũng như lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh
đó, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. Cục diện
thế giới tồn tại từ trước đến nay đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ.
Động lực của sự phát triển là do cách mạng khoa học, kỹ thuật làm thay đổi
hình thái kinh tế - xã hội của loài người. Ngay từ thời kỳ sơ khai, những lực lượng
nắm giữ công nghệ cũng đồng thời có khả năng chi phối sức mạnh vượt trội về tài
chính, quân sự và chính trị. Mỗi khi thế giới trải qua một bước đột phá công nghệ lớn
sẽ tạo ra cuộc cách mạng về phương tiện sản xuất, từ đó làm thay đổi cấu trúc chính
trị, xã hội. Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội tất yếu sẽ tác động tới quan hệ
quốc tế và làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu.
Cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được C. Mác và Ph. Ăng-
ghen đề cập bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, biến nền sản
xuất nhỏ thành nền sản xuất quy mô lớn, thay đổi xã hội nông nghiệp đã tồn tại từ
8.000 năm trước đó. Năng suất lao động không ngừng tăng cao khiến lực lượng, cơ
cấu và phân bố lao động phân hóa rõ rệt. Thất nghiệp gia tăng do thay đổi phương thức
sản xuất, dẫn đến các phản ứng chính trị và biến động cấu trúc quyền lực xã hội. “Giai
cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do
đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những
12
quan hệ xã hội”. Những biến động kinh tế, chính trị, xã hội này đã dẫn tới quá trình
xâm chiếm thuộc địa, vơ vét nguyên, nhiên liệu, khởi đầu cho quá trình toàn cầu hóa
trên thế giới với thị trường ngày càng rộng lớn và thống nhất.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai với đặc trưng sử dụng năng lượng
điện và ra đời các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn, dẫn đến quá trình
sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Chi phí sản xuất giảm. Vốn, của cải được tích lũy
ngày càng nhiều. Phân hóa xã hội và bất bình đẳng gia tăng. Chủ nghĩa tư bản phát
triển thành chủ nghĩa đế quốc. Cạnh tranh kinh tế, nhu cầu chiếm hữu thuộc địa và thị
trường đã dẫn tới hai cuộc chiến tranh thế giới trong lịch sử loài người. Trong cuộc
cạnh tranh này, Mỹ đã vượt các quốc gia khác về ưu thế công nghệ và trở thành siêu
cường thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ vào năm 1960 chiếm khoảng
40% GDP toàn cầu và vì thế Mỹ có lợi thế rất lớn trong việc đặt ra các quy tắc toàn
cầu hóa, xây dựng và duy trì trật tự thế giới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện khoảng từ năm 1969, với sự
ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, điện tử và tự động hóa sản xuất, làm thay đổi
tận gốc các lực lượng sản xuất, tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người và
làm thay đổi thế giới một lần nữa.
Cho đến nay, bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự bùng nổ
của công nghệ thông minh đang minh chứng cho sự phát triển theo đường xoáy ốc của
lịch sử với những tác động to lớn, mạnh mẽ và sâu sắc. Nhân loại đang đứng trước
cuộc cách mạng có thể thay đổi hoàn toàn cách con người sống, làm việc và quan hệ
giữa con người với nhau. Sự phát triển hiện nay của lực lượng sản xuất dựa trên nền
tảng tiến bộ khoa học - công nghệ đang đưa nhân loại tới những mô hình phát triển rất
mới, như Cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội siêu thông minh 5.0.
Cách mạng công nghiệp 4.0 làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi
quốc gia với tốc độ cấp số nhân. Nó không chỉ làm thay đổi toàn bộ diện mạo đời sống
xãhội mà còn làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời
sống con người. Trí tuệ nhân tạo với khả năng học máy, kết nối tế bào thần kinh nhân
tạo và xây dựng mô thức đang tái hiện khả năng nhận thức của con người, ở cấp độ
cao hơn trên nền tảng dữ liệu lớn và công nghệ đột phá 5G.
Theo quy luật biện chứng lịch sử, có thể dự báo thế giới sẽ trải qua những giai
đoạn: “thời kỳ vàng son” mới; sự bất bình đẳng mới; những chủ thể hùng mạnh mới ra
13
đời nhờ thâu tóm và áp dụng thành tựu công nghệ mới. Tiếp đó, sẽ phải mất một thời
giantrước khi các phương tiện sản xuất mới được xã hội hóa rộng rãi và tầng lớp trung
lưu mới ra đời.
Hiện tại, thế giới đang ở trong giai đoạn đầu vàng son của thời đại kỹ thuật số
mới và Mỹ đang là chủ thể được hưởng lợi với các công ty công nghệ siêu quốc gia,
như Google, Amazon, Apple, Facebook... cùng khả năng gia tăng ảnh hưởng kinh tế và
chính trị lớn hơn nhiều, với lợi thế độc quyền tiếp cận một lượng dữ liệu khổng lồ.
Những quốc gia không kịp đổi mới sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh và sẽ cản trở sự điều
chỉnh trên thế giới. Sự chia rẽ này sẽ ngày càng gay gắt hơn khi công nghệ mới được
áp dụng phổ biến và đặt ra tình thế khó khăn mà thế giới và loài người đang phải đối
mặt.
Ngoài ra, việc áp dụng lý thuyết Mác-Lênin cũng thể hiện trong việc tổ chức
lao động và sản xuất. Mục tiêu là tạo ra hệ thống làm việc hiệu quả, trong đó mọi
người có cơ hội thể hiện và phát triển tri thức của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển
của xã hội.
Tuy nhiên, cũng có những thách thức và vấn đề phức tạp khi áp dụng lý thuyết
Mác - Lênin vào thực tế. Một số vấn đề bao gồm việc đảm bảo rằng mọi người có cơ
hội truy cập tri thức một cách công bằng và bảo đảm rằng việc sử dụng tri thức không
bị lãng phí hoặc lạm dụng.
Ngoài ra, sự phức tạp của thị trường và sự chuyển đổi của nền kinh tế cũng đòi
hỏi sự thích nghi linh hoạt với điều kiện mới mẻ, mở ra cơ hội mới cũng như tạo ra
những thách thức mà lý thuyết Mác - Lênin cần phải đối mặt.
Sự biến động do chuyển đổi công nghệ sẽ dẫn đến thất nghiệp, xáo trộn xã hội
và chia rẽ chính trị nội bộ. Phân hóa giai tầng xã hội ở các nước theo các xu hướng
khác nhau sẽ tạo ra những tác động chính trị toàn cầu. Thực tế chính trị quốc tế thời
gian qua cho thấy sự phân hóa giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa. Các
nước dù có xuất phát điểm thấp, nhưng nỗ lực phát triển với chiến lược, tầm nhìn xa
thì sẽ giành được những thành quả quan trọng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh diễn ra gay
gắt trên quy mô toàncầu khiến một số nước, đặc biệt là các nước tư bản phát triển nhất
lại đang cảm thấy bất lợi, bị tổn thương, người dân bất mãn khi tiền lương đình trệ,
mất việc vào tay người lao động nước ngoài và khoảng cách thu nhập ngày càng tăng.
Sự tích tụ những mâu thuẫn này có nguy cơ dẫn đến gia tăng chủ nghĩa dân túy, cực
14
hữu và cực đoan trên toàn thế giới với các dạng thức mới như chủ nghĩa dân túy kết
hợp với chủ nghĩa dân tộc. Đó còn là các nguy cơ của chủ nghĩa sô-vanh nước lớn,
chính trị cường quyền, hành xử đơn phương gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc và cả
nhân loại. Nước lớn gia tăng các hành động cưỡng chế, đe dọa và áp đặt nước nhỏ, bỏ
qua hoặc tìm cách tước đoạt chủ quyền và lợi ích quốc gia của nước nhỏ, bất chấp các
chuẩn mực ứng xử và luật pháp quốc tế.
Tóm lại, áp dụng lý thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn đòi hỏi sự linh hoạt và sáng
tạo. Mặc dù có những thành công đáng kể, nhưng cũng có những thách thức và vấn đề
phức tạp cần được giải quyết. Việc hiểu rõ lý thuyết và đảm bảo rằng nó được áp dụng
một cách hợp lý và công bằng sẽ giúp tạo ra cơ hội và điều kiện cho sự phát triển bền
vững của xã hội.
III. KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận, ta biết rằng tri thức mang vô vàn vai trò trong quá trình dựng
xây một đất nước văn minh, giàu mạnh. Nhưng để sở hữu tri thức và tận dụng nó một
cáchtriệt để nhất phải thực hiện những việc sau: phải có chủ trương, phát triển tri thức
hợp lí, bồi dưỡng nhân tài nâng cao dân trí trong chiến lược con người, phát triển khoa
học kỹ thuật, đặt biệt là công nghệ thông tin để con người nhanh chóng được tiếp cận
với công nghệ hiện đại.Việc hội nhập quốc tế, nâng cao dân trí không bao giờ là dễ khi
ta không biết nắm bắt được thời cơ, biến thách thức thành cơ hội.

15

You might also like