You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ Ý


THỨC, VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó
là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng
con người mới có. Ý thức của con người là cơ năng của cái “khối vật chất đặc
biệt phức tạm mà người ta gọi là bộ óc con người” (LêNin). Tác động của ý
thức xã hội đối với con người là cực kì to lớn. Nó không những là kim chỉ nam
cho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất
bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển
của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu
hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưỏng.
Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế- kỹ
thuật yếu kém, trước sự biến đổi khoa học- công nghệ trên thế giới lại diễn ra
rất nhanh, liệu nước ta có thể theo đạt được những thành tựu đã đề ra trong việc
tạo ra nền khoa học- công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn
hay không? Chúng ta phải làm gì để bắt kịp tránh nguy cơ tụt hậu so với các
nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn
đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học- công nghệ
trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn sắp tới. Chúng ta phải
không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Như thế có nghĩa là
ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học. Vì vậy, ý thức mà biểu hiện trong
đời sống xã hội là các vấn đề khoa học- văn hoá- tư tưởng có vai trò rất quan
trọng. Và để tìm hiểu về ý thức và tri thức để có những biện pháp đúng đắn tạo
điều kiện cho sự phát triển toàn diện xã hội, nhóm sinh viên chọn vấn đề: Quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức, vai trò của tri thức khoa
học trong sự phát triển của xã hội làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức, bao gồm
bản chất, nguồn gốc, cấu trúc, chức năng và vai trò của ý thức.
Phân tích vai trò của tri thức khoa học trong sự phát triển của xã hội, bao
gồm các khía cạnh:
+ Tri thức khoa học là cơ sở của mọi hoạt động thực tiễn của con người.
+ Tri thức khoa học là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+ Tri thức khoa học là nhân tố quyết định chất lượng cuộc sống của con
người.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, cần thực hiện một số nhiệm vụ
sau:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm:
+ Các tài liệu triết học, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng của
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin.
+ Các tài liệu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là những
thành tựu nghiên cứu về ý thức và tri thức khoa học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp -
diễn dịch, so sánh, dẫn chứng.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN
CHỨNG VỀ Ý THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
1.1. Quan điểm của triết học Mác- Lênin về ý thức
1.1.1. Khái niệm về ý thức
1.1.2. Nguồn gốc của ý thức
1.1.3. Bản chất của ý thức
1.1.4. Sự tác động trở lại vật chất của ý thức
1.2. Tri thức khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã
hội
1.2.1. Khái niệm về khoa học
1.2.2. Vai trò của tri thức khoa học đối với sự phát triển của xã
hội
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC ĐỐI VỚI
THỰC TIỄN NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới của
Việt Nam
2.2. Những yếu kém và hạn chế của Khoa học- Công nghệ ở
nước ta hiện nay
2.3. Những giải pháp cần thiết và cấp bách cho nền kinh tế
Việt Nam hiện nay
PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Sử dụng
trong các trường đại học - Hệ thống không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin (Dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên
ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

You might also like