You are on page 1of 5

II.

Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội:
1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin.
Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng của
tư duy triết học nhân loại. Mục đích triết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu quả của
quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, phục vụ cho lợi ích con người. Triết
học Mác - Lênin mang lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế
giới quan cộng sản. Nó giúp con người ta có cơ sở khoa học để đi sâu vào nhận
thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích, ý nghĩa cuộc sống,
đồng thời nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người.
Triết học có các chức năng thế giới quan và phương pháp luận, chức năng
nhận thức và giáo dục, chức năng phê phán,… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan
và chức năng phương pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung,
nhất là đối với triết học Mác - Lênin nói riêng.
1.1. Chức năng, vai trò của thế giới quan:
Để nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò của thế giới quan, đầu tiên cần
phải hiểu được thế giới quan là gì? Theo đó: Thế giới quan là một hệ thống các
quan niệm, quan điểm tổng quát của con người về thế giới, về vai trò và vị trí con
người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của
con người và xã hội loài người. Hoạt động của con người luôn chịu sự chi phối bởi
một thế giới quan nhất định, chính vì thế mà để tồn tại được trong thế giới này dù
muốn hay không thì con người cũng phải nhận thức được thế giới và nhận thức bản
thân mình. Bởi vì trên thực tế, nếu muốn tồn tại và phát triển, con người ta cần
phải có mối quan hệ sâu sắc với thế giới xung quanh mình, luôn tìm kiếm và không
ngừng thay đổi để phù hợp được với xã hội và với những mục tiêu mình đã đề ra.
Những yếu tố hình thành nên thế giới quan ví dụ tri thức, niềm tin, lý trí, tình cảm
luôn có sự thống nhất với nhau và thống nhất trong các hoạt động con người, cả
trong tiềm thức lẫn trong thực hành. Thế giới quan có đóng vai trò đó là nhân tố
định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Thế giới quan thống nhất
trong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người một cách cụ
thể. Với tính cách là cơ sở thế giới quan, triết học vừa là cơ sở vũ trụ quan, vừa là
cơ sở ý thức hệ và vừa là cơ sở nhân sinh quan. Thế giới quan được xem như một
"thấu kính" mà qua đó con người xác định được mục đích, ý nghĩa cuộc sống và có
thể chọn lựa được cách thức để đạt mục đích đó.
Qua việc nhìn nhận thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có thể nhận thức,
quan sát được mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người có
những định hướng trong thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết
học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan
phát triển như một quá trình tự giác dựa trên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri
thức do các nhà khoa học đưa lại. Triết học đóng vai trò định hướng cho quá trình
củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.
Trang bị thế giới quan đúng đắn chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin. Với tư
cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người với thế giới và vai trò của con
người trong thế giới đó, triết học đã thực hiện chức năng phương pháp luận chung
nhất. Đó chính là chức năng thế giới quan của triết học.
Tóm lại, thế giới quan có những vai trò trong đời sống xã hội cụ thể như sau:
- Giúp cho con người có thể định hướng ra các mối quan hệ chung giữa thế giới và
vị trí của con người trong thế giới, đồng thời giúp cho con người xác định được
chính xác mục tiêu và phương hướng hoạt động của bản thân.
- Chi phối các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người, giúp cho con người
có thể nhìn nhận hiểu rõ đúng ý nghĩa của cuộc sống, con người sẽ có ý chí và
quyết tâm tích cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và bản thân. Còn nếu như con
người không tìm ra được niềm vui và ý nghĩa tích cực trong cuộc sống thì sẽ trở
nên tiêu cực, cản trở tính chủ động thậm chí còn hủy hoại trách nhiệm và ý thức
của con người đối với các mối quan hệ hay công việc mà con người hướng đến.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là những cơ sở lý luận của hai thế
giới quan cơ bản đối lập nhau. Vì vậy mà chúng đóng vai trò là nền tảng thế giới
quan của các hệ tư tưởng đối lập. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm trong triết học được biểu hiện bằng cách này hay cách khác trong
cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, lực lượng xã hội đối lập nhau. Thế giới quan
có đặc điểm như sau:
- Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp
con người sáng tạo trong các hoạt động.
- Thế giới quan sai lầm khiến cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong các
hoạt động.
- Nghiên cứu triết học giúp chúng ta định hướng hoàn thiện thế giới quan.
1.2. Chức năng, vai trò của phương pháp luận:
Nắm vững triết học Mác - Lênin không chỉ tiếp nhận một thế giới quan đúng
đắn mà còn xác định được phương pháp luận khoa học. Phương pháp luận phổ
biến là học thuyết triết học về nguyên tắc và quan điểm hướng dẫn hành vi con
người trong các hoạt động thực tiễn và nhận thức. Phương pháp luận phổ biến vừa
là những lý luận về cách xây dựng các phương pháp và đồng thời cũng là nghệ
thuật vận dụng phương pháp trong điều kiện tình hình cụ thể. Phương pháp luận
của triết học Mác – Lênin đóng vai trò quan trọng, góp phần chỉ đạo, định hướng
cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vậy, phương pháp luận phổ
biến thống nhất trong mình học thuyết về phương pháp phổ biến trong các hoạt
động nhận thức thế giới cùng với học thuyết về phương pháp phổ biến trong thực
tiễn cải tạo của thế giới.
Trong các hoạt động của con người (kể cả ý thức lẫn thực tiễn) có nhiều phương
pháp được áp dụng nên vì thế mà quá trình chọn lựa phương pháp có thể đúng
hoặc sai. Nếu lựa chọn và sử dụng đúng thì phương pháp đó sẽ giúp chúng ta thành
công, nhưng nếu lựa chọn sai thì nó sẽ dẫn đến thất bại. Chính vì thế, con người ta
cần phải có những nhận thức khoa học và đúng đắn về các phương pháp đã được
hình thành và xuất hiện hay cũng chính là sự ra đời của phương pháp luận. Như đã
nói ở trên, phương pháp luận chính là một hệ thống các nguyên tắc, quan điểm
hướng dẫn hành vi của con người, để làm cơ sở cho việc xây dựng, lựa chọn, tìm
tòi và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn nhằm đạt mục đích
đã định sẵn. Có thể hiểu như sau, phương pháp luận đóng vai trò là định hướng,
gợi mở cho hoạt động về nhận thức và thực tiễn, phương pháp là cách thức, thao
tác hoạt động cụ thể mà chủ thể cần phải tuân thủ và thực hiện để đạt mục đích.
Phương pháp luận có ba cấp độ như sau:
- Phương pháp luận ngành/bộ : Là phương pháp có cấp độ hẹp nhất. Ở phương
pháp này, các nguyên tắc và quan điểm đã được rút ra từ lý thuyết khoa học
chuyên ngành. Nó phản ánh quy luật của một lĩnh vực cụ thể ví dụ triết học
- Phương pháp luận chung: Là các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành,
để xác định phương pháp hay phương pháp luận của các nhóm ngành có đối tượng
nghiên cứu chung.
- Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học): là khái quát các quan
điểm, nguyên tắc chung nhất. Để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành,
chung, các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn. Đối với nhận
thức và thực tiễn của con người, phương pháp luận rất quan trọng để làm cơ sở,
nền móng, đóng một vai trò là định hướng trong việc xây dựng, tìm tòi và vận
dụng các phương pháp để tác động lên đối tượng nhằm đạt được mục đích. Mà để
hoạt động trong thực tiễn và nhận thức của con người có hiệu quả thì cần phải có
tri thức triết học cụ thể và cả những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội.
Để tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề mà con người đã đặt ra và ý
thức về nó thì ngoài tri thức trong triết học thì cần có hàng loạt tri thức khoa học cụ
thể. Chung quy lại, mọi nhận thức và thực tiễn của con người đều phải dựa trên
những phân tích, tìm tòi, nhận thức một cách tích cực với sự việc xung quanh, đề
ra những phương pháp tối ưu nếu rơi vào trong tình cảnh không mong muốn.
2. Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với khoa học tự nhiên và đối với tư
duy lý luận.
Triết học Mac - Lênin ra đời trên cơ sở kế thừa những nhân tố hợp lý của
các trào lưu triết học trong lịch sử và khái quát những thành tựu của khoa học tự
nhiên hiện đại. Ở phía cạnh khác, triết học Mac – Lênin lại có vai trò to lớn đối với
sự phát triển khoa học tự nhiên hiện đại. Vai trò đó được thể hiện ở chỗ: Triết học
Mác – Lênin tổng hợp toàn bộ tri thức của nhân loại, trong đó có những thành tựu
của khoa học tự nhiên hiện đại để xây dựng thế giới quan và phương pháp luận
khoa học, tìm ra quy luật vận động, phát triển của nhận thức nói chung và của nhận
thức khoa học tự nhiên nói riêng. Trên cơ sở đó triết học Mác – Lênin xây dựng
một thế giới quan và phương pháp luận khoa học, định hướng cho khoa học tự
nhiên xác định đúng vị trí và phương hướng hoạt động của mình, giải phóng khoa
học tự nhiên ra khỏi sự ràng buộc của thế giới quan và phương pháp luận duy tâm,
siêu hình, sai lầm của các hệ thống triết học xưa cũ, lỗi thời. Ph. Ăngghen đã luận
chứng về vai trò của triết học nói chung và triết học duy vật biện chứng nói riêng
đối với khoa học tự nhiên trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, ông viết:
“Những nhà khoa học tự nhiên có ý nghĩ rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách
không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó. Thế nhưng vì không có tư duy thì họ không
thể tiến lên một bước nào và muốn tư duy thì họ cần có những phạm trù lôgic, mà
những phạm trù ấy thì họ lấy một cách không phê phán, hay lấy trong cái ý thức
chung, thông thường của những người được xem là có học thức, cái ý thức bị
thống trị bởi những tàn tích của những hệ thống triết học đã lỗi thời, hoặc lấy trong
những mảnh vụn của các giáo trình triết học bắt buộc tại các trường đại học (đó
không chỉ là những quan điểm rời rạc, mà còn là một mớ hổ lốn những ý kiến của
những người thuộc các trường phái hết sức khác nhau và thường là những trường
phái tồi tệ nhất), hoặc lấy trong những tác phẩm triết học đủ các loại mà họ đọc
một cách không có hệ thống và không phê phán – cho nên dù sao, rốt cuộc lại, họ
vẫn bị lệ thuộc vào triết học”. Để khẳng định rõ hơn vai trò của triết học duy vật
khoa học, Ăngghen tiếp tục viết: “Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi
nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối, vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi
một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức
tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”.
Trong đầu thế kỷ XX, việc khắc phục cuộc khủng hoảng về mặt thế giới
quan của khoa học tự nhiên là một bằng chứng, cụ thể, thực tế, thể hiện rõ nét vai
trò của triết học Mác – Lênin đối với sự phát triển khoa học tự nhiên hiện đại. V.I.
Lênin đã phân tích sự phát triển của khoa học tự nhiên, đưa ra nguyên nhân dẫn
đến cuộc khủng hoảng về mặt thế giới quan của khoa học tự nhiên thời kỳ đó là:
Đầu tiên, phủ nhận sự tồn tại khách quan của các sự vật bên ngoài cảm giác, ý thức
con người; Tiếp theo, không hiểu phép biện chứng duy vật macxit, không phân biệt
được tính chất tương đối của quá trình nhận thức cùng với biện chứng của quá
trình nhận thức. Từ đấy, V.I. Lênin khẳng định rằng: các nhà khoa học tự nhiên
không đứng vững trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng thì tất yếu sẽ
rơi vào quan điểm duy tâm và sẽ bị thế giới quan đó đẩy lùi quá trình nghiên cứu
tự nhiên của mình, từ đó dẫn đến kết quả ngăn cản sự phát triển của khoa học tự
nhiên. Chính vì vậy, muốn thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển, các nhà khoa học
tự nhiên phải tự giác chủ động hoạt động theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
Triết học Mac – Lênin không những có vai trò to lớn đối với khoa học tự
nhiên, mà còn có vai trò to lớn đối với việc phát triển tư duy lý luận. Tư duy là quá
trình vận động của tư tưởng phản ánh hiện thực khách quan thông qua các biểu
tượng, khái niệm, phạm trù trừu tượng. Con người có tư duy với nhiều trình độ
khác nhau: có tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận, tư duy duy cảm, tư duy duy lý...
Tư duy lý luận là hình thức tư duy có tính hệ thống và tính khái quát cao hơn tư
duy kinh nghiệm. Tư duy lí luận không phải là cái có sẵn, tồn tại ở đâu đó trước
con người, mà nó được hình thành trong quá trình con người hoạt động thực tiễn
và nhận thức. Ph. Ăngghen viết: “Những tư duy lí luận chỉ là một đặc tính bẩm
sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát
triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào
khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”. Ăngghen còn viết thêm: “Tư
duy lí luận của mỗi thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại của chúng ta, là một sản
phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau
và do đó có một nội dung rất khác nhau. Thế nên cũng như bất kỳ khoa học nào
khác, khoa học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch
sử của tư duy con người”. Như vậy không nghiên cứu lịch sử triết học, đặc biệt
không nghiên cứu triết học Mác – Lênin, trong đó có “phép biện chứng là một hình
thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại” sẽ không thể hoàn
thiện được năng lực tư duy của con người, hay có thể nói là không thể hình thành
được tư duy lý luận. Mà tư duy lý luận lại có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời
sống xã hội, như Ăngghen đã từng nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh
cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”.

You might also like