You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA HỌC CƠ BẢN


--------

BÀI TIỂU LUẬN


Đề 37: Tại sao nói: “Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới
quan”? Nêu ví dụ?

Giảng viên : ThS. Đồng Thị Tuyền

Lớp : G. Triết học Mac-lenin _1.2(15FS).2_LT

Sinh viên : Nguyễn Việt Hà - 21010049

Năm học: 2021 – 2022

1
MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU

1. Nguồn gốc của Triết học ………………………………………………… 1


2. Khái niệm của Triết học (nói chung) và triết học Mac-Lênin …………… 2

NỘI DUNG:

1. Thế giới quan ……………………………………………………………. 3


1.1. Thế giới quan là gì?
1.2. Các hình thức – trình độ phát triển của thế giới quan
2. Vai trò của thế giới quan ………………………………………………… 4
3. Khẳng định vai trò quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng, ví dụ:
3.1. Khẳng định …………………………………………………………… 6
3.2. Ví dụ ………………………………………………………………….. 7

KẾT LUẬN …………………………………………………………………. 9


MỞ ĐẦU:

1. Nguồn gốc của Triết học:


Là một loại hình thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả
phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN,
tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc…
Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với
tên gọi φιλοσοφία (philosophia) có nghĩa là “"love of wisdom” - “tình yêu
đối với sự thông thái” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên
Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời
cũng nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết ( 哲 ) và
được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu
sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết học) lại mang hàm ý là
tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ
phải …
Nói tóm lại, ngay từ đầu, dù cho ở phương Đông hay là phương Tây, triết
học cũng đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh
giá của con người. Tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội

Nguồn gốc nhận thức + Nguồn gốc xã hội = Triết học ra đời

Nhận thức: Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài người đã
hình thành vốn hiểu biết nhất định, tư duy con người đã đạt đến trình độ
khái quát hoá …
Xã hội: Nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động, chế độ tư hữu
xuất hiện, xã hội phân chia giai cấp, trí thức xuất hiện (những người xuất
sắc) có điều kiện, nhu cầu, năng lực hệ thống hoá các quan niệm thành lý luận…

1
2. Khái niệm của Triết học (nói chung) và triết học Mac-Lênin:
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về vị trí,
vai trò của con người
Với sự ra đời của Triết học Mac – Lênin, triết học là hệ thống quan
điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó,
là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận
Tri thức triết học mang tính khái quát cao dựa trên sự trừu tượng hoá sâu
sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người
Phương pháp nghiên cứu của triết học: là xem xét thế giới như một chỉnh
thể trong mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm cách đưa ra một hệ thống các
quan niệm về chỉnh thể đó

2
NỘI DUNG

1. Thế giới quan:


1.1. Thế giới quan là gì?
Nguồn gốc: Thế giới quan ra đời từ cuộc sống hiện thực của con người là
kết quả trực tiếp của quá trình con người nhận thức thế giới. Suy đến cùng nó
là kết quả của cả những yếu tố chủ quan và khách quan, của cả hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Khái niệm về thế giới quan, hiểu một cách ngắn gọn, là hệ thống quan
điểm của con người về thế giới. Có thể định nghĩa: Thế giới quan là khái
niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý
tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã
hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc,
thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người
Hình thức của thế giới quan: có thể là những quan điểm rời rạc hay hệ
thống lý luận chặt chẽ. Trong thế giới quan có sự hòa nhập giữa tri thức và
niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan và chỉ gia
nhập vào thế giới quan khi nó thống nhất với niềm tin để hình thành lý tưởng
– động cơ thôi thúc con người hoạt động. Lý tưởng là trình độ phát triển cao nhất của
thế giới quan

1.2. Các hình thức – trình độ phát triển của thế giới quan:

Huyền thoại Tôn giáo Triết học

Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế
giới quan đã có trong lịch sử
Thế giới quan huyền thoại phổ biến thời nguyên thủy trong giai đoạn sơ
khai. Được ra đời bằng cách xây dựng nên những huyền thoại. Qua đó phản

3
ánh kết quả cảm nhận ban đầu người nguyên thủy về nhận thức khách quan tự
nhiên trong đời sống xã hội.
Thế giới quan huyền thoại có đặc điểm là gồm cả yếu tố thực và ảo. Vì con
người chưa giải thích được những hiện tượng đặc trưng đó trong xã hội nên
thường đưa ra yếu tố tưởng tượng huyền bí nhằm giải thích. Theo đó thế giới
quan không phản ánh được hiện thực khách quan. (Ví dụ: truyền thuyết Lạc
Long Quân – Âu Cơ của người Việt đã giải thích nguồn gốc dân tộc.)
Thế giới quan tôn giáo phổ biến thời kì cổ và trung đại. Thế giới quan tôn
giáo là sự phản ánh hiện thực khách quan hư ảo. Sự ra đời thế giới quan tôn
giáo trong bối cảnh trình độ nhận thức con người còn nhiều hạn chế. Đó là
việc giải thích dựa theo cơ sở thừa nhận của sự sáng tạo một loại năng lực
siêu nhiên thần bí nào đó
Đặc trưng cơ bản thế giới quan này là niềm tin dựa vào sự tồn tại. Dựa vào
sức mạnh lực lượng thần thánh. Theo đó con người bất lực và hoàn toàn phụ
thuộc thế giới siêu nhiên đó (Ví dụ: Thiên chúa giáo, Phật giáo…)
Thế giới quan triết học: ra đời trong hoàn cảnh điều kiện trình độ tư duy,
thực tiễn con người. Nó có bước phát triển cao hơn so thế giới quan khoa học
của tôn giáo, huyền thoại. Điều này làm cho tư duy con người thay đổi tích
cực, có bước thay đổi về chất.
Thế giới quan này được xây dựng trên hệ thống lý luận, phạm trù và quy luật.
Không chỉ là khái niệm, phạm trù, quy luật. Thế giới quan triết học còn nỗ lực
trong việc tìm cách giải thích. Đồng thời chứng minh tính đúng đắn các quan
điểm bằng lý luận chặt chẽ logic.

2. Vai trò của thế giới quan: Định hướng cho con người trong nhận thức
và thực tiễn

4
Thứ nhất, Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan: Những vấn đề
được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế
giới quan.
Trong thế giới quan triết học, yếu tố tri thức đóng vai trò quan trọng nhất. Tri
thức triết học là những tri thức lý luận chung nhất về thế giới. Để tri thức đó
trở thành sức mạnh, nó phải kết hợp với niềm tin.
Triết học chỉ tạo thành phần nội dung – phần tri thức của thế giới quan mà đó
chỉ là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, ngoài ra thế giới quan
còn bao gồm tri thức ở nhiều lĩnh vực, khoa học khác. Do đó, triết học trở
thành hạt nhân lí luận của thế giới quan
Giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của
mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử
Đặc tính của tư duy con người là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ;
song tri thức mà con người đạt được luôn luôn là có hạn. Quá trình tìm hiểu
về quan hệ giữa con người với thế giới đã hình thành nên những quan niệm
nhất định, trong đó có sự hoà quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri
thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan,
song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm tin định hướng cho
hoạt động của con người.
Thứ hai, bản thân Triết học là thế giới quan
Thứ ba, trong các thế giới quan, triết học đóng vai trò là nhân tố cốt lõi:
Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở
phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường
phái rất khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm
những quan điểm lý luận chung nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù
được tán thành hay không được tán thành) cho những câu hỏi của con người

5
về thế giới xung quanh mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về
quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với bản thân con người.
Trong triết học, người ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét, suy tư,
những băn khoăn, trăn trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận
của cá nhân con người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí
ẩn của thiên nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó
và chi phối cuộc sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết
của họ... Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái định hướng cho
con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong
hành động, triết học thực hiện một chức năng khác – chức năng phương pháp
luận.
Thứ tư, Triết học có ảnh hưởng và chi phối các thế giới quan khác
Thứ năm, thế giới quan Triết học quy định các thế giới quan khác

3. Khẳng định vai trò quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng, ví dụ:
3.1. Khẳng định:
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng định
hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là
“cặp kính” triết học để con người xem xét, nhận thức thế giới, xét đoán mọi
sự vật hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp con người có cơ sở khoa
học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức mục đích, ý nghĩa
của cuộc sống.
Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi
thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử và có vai trò tích cực trong việc phát
triển khoa học

6
Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan
điểm khoa học định hướng mọi hoạt động, từ đó xác định thái độ và cả cách
thức hoạt động của mình.
Định hướng con người theo hướng tích cực: Thế giới quan đúng đắn,
chuẩn chỉ cũng sẽ là “la bàn” để hướng con người đến với những hoạt động
tích cực, lành mạnh. Thế giới quan là trụ cột trong tư tưởng của đạo đức, hình
thành nhân cách, hành vi của mỗi con người. Thế giới quan đúng sẽ giúp nhận
thức đúng các quy luật vận động của sự vật, hiện tượng. Từ đó, giúp việc xác
định mục tiêu, phương hướng hoạt động của con người trở nên chuẩn xác
hơn.
Khi con người bị ảnh hưởng bởi thế giới quan không chính xác sẽ dẫn đến
không thể xác định đúng những mối quan hệ xã hội và các quy luật của đối
tượng. Kết quả là không xác định được mục tiêu, cách thức hay phương
hướng hoạt động nên kết quả thực hiện sẽ không được như mong muốn.
Chi phối thực tiễn sâu sắc: Từ suy nghĩ, định hướng mang ý nghĩa tinh
thần sẽ dẫn đến các hoạt động đúng đắn. Người hiểu đúng ý nghĩa trong cuộc
sống của thế giới quan là người luôn có ý chí, nghị lực và quyết tâm để giúp
bản thân và xã hội không ngừng tiến bộ.

Tóm lại thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò vô cùng quan trọng tác
động đến mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn. Thế giới quan duy vật biện
chứng không chỉ là phương thức định hướng con người trong hoạt động thực
tiễn, cải tạo hiện thực, mà còn là phương thức giúp con người tự ý thức được
về bản thân mình, giúp xây dựng tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

3.2. Ví dụ:

7
Giúp nâng cao năng lực nhận thức; vận dụng sáng tạo đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra chủ trương, chính sách phù hợp
với yêu cầu phát triển ở địa phương, đơn vị
Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, đúc kết rút bài học kinh nghiệm,
định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn tiếp theo, giúp
trau dồi và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.
Tính chủ chủ động và khả năng tự do phát triển của con người ngày càng
được chú trọng. Do đó mà vai trò của thế giới quan ngày càng được khẳng
định rõ hơn nữa.
Thông qua tri thức chung về thế giới, bản chất con người, niềm tin và tình
cảm trong thế giới quan mà chúng ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về các hoạt
động thực tiễn đang diễn ra. 
Nếu bạn hiểu đúng ý nghĩa của cuộc sống thì bạn sẽ cố gắng làm những
việc hướng đến sự tiến bộ chung của xã hội và bản thân. Ngược lại, nếu bạn
không hiểu đúng về thế giới quan thì bạn sẽ trở nên thụ động trong mọi nhận
thức cũng như hành động thực tiễn. Thậm chí, việc hiểu lầm này còn dẫn đến
con người có những hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức, phá hoại cộng
đồng và xã hội. Xã hội ngày càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ phức tạp.

Do đó, vai trò của thế giới quan cũng trở nên rất quan trọng. Việc hình thành
thế giới quan là một trong những tiêu chí quan trọng để hình thành nhân cách
con người thật toàn diện.

8
KẾT LUẬN

Qua đấy chúng ta có thế biết được nguồn gốc và định nghĩa của Triết học
nói chung là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về vị trí, vai trò
của con người và Triết học Mac – Lênin nói riêng là hệ thống quan điểm lý
luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học
về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

Hiểu được khái niệm của thế giới quan: Thế giới quan là khái niệm triết
học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác
định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và
nhân loại) trong thế giới đó.

Tìm hiểu được các hình thức – trình độ phát triển của thế giới quan: Thế
giới quan huyền thoại, Thế giới quan tôn giáo, Thế giới quan triết học

Hiểu rõ được vai trò của thế giới quan và vì sao triết học là hạt nhân lý
luận của thế giới quan: thứ nhất, Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới
quan; thứ hai, bản thân Triết học là thế giới quan; thứ ba, trong các thế giới
quan, triết học đóng vai trò là nhân tố cốt lõi; thứ tư, Triết học có ảnh hưởng

9
và chi phối các thế giới quan khác; thứ năm, thế giới quan Triết học quy định các thế
giới quan khác

Khẳng định vai trò quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng: Thế
giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại đỉnh cao của
các loại thế giới quan đã có trong lịch sử

Liên hệ đối với sinh viên:

Giúp cho sinh viên điều chỉnh nhận thức và thái độ đối với bản thân và thế
giới xung quanh phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Từ đó, có
niềm tin vào khả năng cống hiến cho xã hội, tự tin bộc lộ cá tính riêng mà
không bị hòa tan mà phát triển song song cùng tập thể.

Giúp thực hiện được mục tiêu, hướng đi tương lai của cuộc đời mình, bắt đầu
tự lập, tách dần ra khỏi sự bảo trợ của gia đình, việc lập kế hoạch cho bản
thân và tương lai là vô cùng cần thiết, sinh viên cũng có thể nắm được các
quy luật vận động của lĩnh vực cơ bản nhất của xã hội – lĩnh vực sản xuất vật
chất biết cách tổ chức đời sống kinh tế, rèn luyện tính tự lập, làm giàu cho bản
thân, gia đình, xã hội.

Biết kiềm chế nóng giận, bình tĩnh khắc phục khó khăn, từ những thất bại để
rút ra kinh nghiệm cho bản thân để phấn đấu, có ý chí, nghị lực bởi sinh viên
là lứa tuổi có cảm xúc mạng mẽ, sống lạc quan sôi nổi, nhưng chưa dày dặn
kinh nghiệm và hay có phản ứng tiêu cực, hành vi bồng bột thiếu suy nghĩ
hay bi quan, chán nản khi thất bại.

Có khả năng tự cố gắng trau dồi nhân cách, không bị cám dỗ trước những tai,
tệ nạn xã hội, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động nghề nghiệp, hoạt động
xã hội với ý thực trách nhiệm cao, với lòng yêu nước, lao động giỏi, có nhân
cách, phẩm chất, thật thà, trung thực, biết sống vì mọi người

10
Giúp cho sinh viên có một lập trường vững vàng, luôn giữ vững ý chí, nghị
lực và niềm tin vào tương lai của chủ nghĩa cộng sản, luôn giữ vững lập
trường, quan điểm và đấu tranh chống lại sự lôi kéo của bọn phản động,
không bị những tư tưởng, phi khoa học làm lệch lạc và không bị những kẻ cơ
hội chính trị lợi dụng. Biết cách đấu tranh bảo vệ lí tưởng của giai cấp vô sản,
bảo vệ ý nghĩa cuộc sống con người.

Tài liệu mà em tham khảo :

Giáo trình Triết học Mac – Lênin _ GS.TS Phạm Văn Đức (chủ biên) _ 2019
(trang 12 → 33)
Giáo trình Triết học Mac – Lênin: dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị _ nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật _ 2019
(trang 12 → 35)
Giáo trình Triết học Mac – Lênin (dành cho các trường đại học, cao đẳng) _
GS.TS Nguyễn Ngọc Long – GS.TS. Nguyễn Hữu Vui (đồng chủ biên) _
2019
(trang 2 → 6)

11

You might also like