You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TIỂU LUẬN:
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC.VẬN DỤNG,
PHÂN TÍCH TRI THỨC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC HIỆN NAY.

Tên học phần: Triết học Mác- Lênin


Họ và tên: Lê Thị Kim Lý
Lớp: PHI 150 B
Mã sinh viên: 29204639538

Đà Nẵng, 29 tháng 02 năm 2024


MỤC LỤC...........................................................................................................................1
A LỜI MỞ ĐẦU...................................................................1
B NỘI DUNG........................................................................2
I. Quan điểm của Triết học Mác về vai trò của ý thức.............................................2
1. Ý thức là gì?..............................................................................................................2
2. Vai trò của ý thức:....................................................................................................3
II. Vai trò của trí thức trong nền kinh tế tri thức hiện nay.......................................4
1. Nền kinh tế tri thức..................................................................................................4
2. Vai trò của nền kinh tế tri thức hiện nay...............................................................5
III. Kết luận.....................................................................................................................7

1
A LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới hiện đại, quan điểm của Triết học Mác về vai trò của ý
thức tiếp tục đặt ra những câu hỏi quan trọng về tầm quan trọng của tri thức trong phát
triển kinh tế. Ý thức, theo Mác, không chỉ là kết quả của điều kiện vật chất mà còn đóng
vai trò quan trọng trong xác định và thay đổi thế giới xã hội. Mối liên hệ giữa tri thức và
nền kinh tế tri thức ngày nay đang trở nên ngày càng phức tạp, khi mà tri thức trở thành
nguồn lực chính để tạo ra giá trị và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Để hiểu rõ hơn
về tầm quan trọng của tri thức trong nền kinh tế hiện đại, ta cần phân tích cách mà tri thức
được tạo ra, sử dụng, và chia sẻ trong môi trường kinh doanh và công nghiệp ngày nay.
Trong bài tiểu luận này, với những kiến thức sau những bài học thì tôi sẽ làm rõ quan
điểm “Quan điểm của Triết học Mác về vai trò của ý thức. Vận dụng phân tích vai trò của
tri thức trong nên kinh tế tri thức hiện nay.”

B NỘI DUNG
I. Quan điểm của Triết học Mác về vai trò của ý thức.
1. Ý thức là gì?
Vấn đề ý thức là một nội dung quan trọng của triết học Mác - Lênin. Việc tìm
hiểu sâu sắc vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đối với nhiệm vụ xây dựng ý thức xã hội mới,
từ đó góp phần vào thành công của quá trình xây dựng đất nước phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đưa ra
định nghĩa về ý thức, con người đã trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.Nó đã trải qua từ
những tư tưởng thô sơ, sai lệch cho đến những định nghĩa có tính triết lí, khoa học đồng
thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội-lịch sử của con người.
Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất
chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng lời nói, hành động, suy nghĩ và những gì
con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.Ý thức theo
định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật
chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và
có sự cải biến và sáng tạo. Nó là một sản phẩm của bộ óc con người, là kết quả của quá

2
trình hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức bao gồm cả những cảm giác, tri giác, biểu
tượng, khái niệm, tư tưởng, tình cảm,...vv.. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng về
bản chất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích
cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người. Nghĩa là, ý thức trở thành tấm gương
phản chiếu thế giới nhưng không giống hoàn toàn. Nó phụ thuộc vào nhận thức, suy nghĩ
và cảm nhận về thế giới xung quanh của một chủ thể. Karl Marx đã nói:“ ý thức chẳng
qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong
đó.” . ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn liền với thực tiễn xã hội. Chúng được
thể hiện qua việc trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh; xây dựng các học
thuyết, lí thuyết khoa học; vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định, ý thức của con người có nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội. Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật
chất; nhưng không của mọi dạng vật chất mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có
tổ chức cao nhất là bộ óc người. Ý thức là chức năng của bộ óc người. Mối quan hệ giữa
bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời. Tuy vậy, sự ra đời của
ý thức không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội. Ngay từ đầu, ý thức
đã là một sản phẩm xã hội do đó để tồn tại,con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của mình. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Lao
động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc loài vượn
thành bộ óc người. Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của con
người.
Theo Triết học Mác, ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất. Vật chất là
cái quyết định ý thức, ý thức là phản ánh của vật chất. Tuy nhiên, ý thức không chỉ thụ
động phản ánh vật chất mà còn tác động tích cực trở lại vật chất. Ý thức có thể thúc đẩy
con người cải biết ý thức vật chất, tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới.
2. Vai trò của ý thức:
Ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện
chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động ý thức con người cần phải
nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái
độ tiêu cực, thụ động. Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất
là trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
3
trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính
trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng. Chúng ta càng phải phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khánh
quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại. Vì
khi thụ động, ỷ lại, chúng ta sẽ rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý
chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn. Ý thức còn
thể hiện vai trò cải tạo thế giới hiện thực. Ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác
cho hiện thực. Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lệch, xuyên
tạc hiện thực.
Như vậy có thể thấy ý thức là một phạm trù có vai trò quan trọng đối với con
người, nếu con người không có ý thức thì có lẽ sẽ giống như loài động vật bình thường.
Nhưng nhờ ý thức con người có sự vận động và hiểu về thế giới quan, tác động đến thế
giới quan để xây dựng thế giới của con người. Vai trò của ý thức thể hiện ở mọi lĩnh vực
đời sống xã hội hiện nay. Ý thức của con người được phản ánh qua mọi hình thái ý thức
xã hội và từ đó tác động lên đời sống của con người. Ý thức của con người phản ánh qua
chính trị, pháp quyền; qua đạo đức, phong tục, tập quán; qua khoa học; qua ý thức nghệ
thuật; qua tôn giáo;…. Mỗi khía cạnh của xã hội đều được ý thức phản ảnh và thể hiện ra,
vì thế những gì con người có hiện nay trong đời sống chính là những thành quả của ý thức
con người. Bởi vậy ý thức có đóng vai trò quan trọng, là nền tảng xây dựng xã hội, đời
sống của con người đến nay.
II. Vai trò của trí thức trong nền kinh tế tri thức hiện nay.
Từ những năm 80 trở lại đây, do tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ
hiện đại, đặc biệt công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, năng lượng…nền kinh tế thế
giới đang biến đổi sâu sắc, toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với quá trình phát triển của nhân
loại.
1. Nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển trên cơ sở sức mạnh của tri thức
nhằm sử dụng các nguồn lực kinh tế, một hệ thống kinh tế trong đó sản xuất hàng hóa và
dịch vụ chủ yếu dựa trên các hoạt động sử dụng tri thức, thông tin và sự đổi mới. Kinh tế
tri thức bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến nghiên cứu các công nghệ với mục
đính tạo ra nhiều của cải vật chất nâng cao chất lượng cuộc sống con người. . Nền kinh tế
4
tri thức nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn con người, tài sản trí tuệ và công nghệ thông
tin trong việc tạo ra giá trị kinh tế.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và giữ vai trò
quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Kinh tế tri thức là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri
thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả
kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp và
dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế.
Trong kinh tế tri thức, các nguồn tài nguyên truyền thống như đất đai, lao động và
tài nguyên tự nhiên không còn là yếu tố quan trọng nhất. Thay vào đó, các nguồn tài
nguyên vô hình như thông tin, tri thức, tài sản trí tuệ, thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ
được coi là những yếu tố quan trọng nhất trong kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức cũng được coi là một mô hình kinh tế dựa trên sáng tạo và sự đổi
mới, nơi các công ty và tổ chức phải liên tục tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Điều này yêu cầu các tổ chức phải tập trung vào sự phát triển
và sử dụng tri thức và thông tin để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường
sáng tạo và cạnh tranh.
Kinh tế tri thức cũng liên quan đến các hoạt động như giáo dục, nghiên cứu và
phát triển. Những hoạt động này cung cấp các nguồn lực quan trọng cho việc phát triển tri
thức và thông tin, tạo ra các cơ hội mới và đẩy mạnh sự đổi mới và sáng tạo trong kinh tế.
Có thể nói kinh tế tri thức càng phát triển, sẽ tạo ra được nhiều của cả giá trị mà
không tốn nhiều chi phí về nhân lực và vật lực, xã hội sẽ càng văn minh, hiện đại.
Nền kinh tế tri thức chính là yếu tố giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của
con người được cải thiện, dùng tri thức để vận dụng các nguồn lực kinh tế.
2. Vai trò của nền kinh tế tri thức hiện nay.
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, nơi tri thức đóng vai
trò là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Nền kinh tế tri thức
được định nghĩa là một nền kinh tế trong đó việc tạo ra, sử dụng và truyền bá tri thức
đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với sự phát triển của các
công nghệ thông tin và truyền thông, thông tin và tri thức đã trở thành một nguồn tài
nguyên quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế.

5
Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng nhất đóng vai trò
đầu tàu trong nền kinh tế dựa vào tri thức. Tri tức phải được áp dụng vào sản xuất của cải
vật chất, là động lực phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy đòi hỏi nguồn lực lượng lao động
có chất xám kỹ thuật, tay nghề được đào tạo bài bản ngày càng cao.
Thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
và môi trường. Các quốc gia có nền kinh tế tri thức mạnh mẽ sẽ có thể tận dụng tri thức
và thông tin để tạo ra giá trị sản phẩm và dịch vụ cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với các nước có nguồn tài nguyên hạn chế hoặc không có nguồn tài nguyên tự nhiên
đáng kể.
Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là Singapore. Singapore là một quốc gia
nhỏ bé, không có nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt lớn. Tuy nhiên, thông qua sự đầu
tư mạnh mẽ vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển, Singapore đã vượt bậc trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ. Quốc gia này đã phát triển một trong những cụm công nghệ và
đổi mới hàng đầu trên thế giới, thu hút các nhà khoa học và doanh nghiệp toàn cầu. Sự đổi
mới và sáng tạo trong khoa học công nghệ giúp Singapore thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và xã hội mặc dù hạn chế về tài nguyên thiên nhiên.
Coi trọng quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế tri thức. Quyền sở hữu trí tuệ là
sự đảm bảo pháp lý cho tri thức, từ đó sự sáng tạo mới được coi trọng, duy trì và tiếp tục
sáng tạo. Năng lực đổi mới vào nguồn lực trí tuệ được xem là yếu tố then chốt để nâng
cao tính cạnh tranh tiềm năng và phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ.
Hiện nay, có nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng quyền sở hữu trí tuệ, nhưng một
trong những quốc gia nổi bật nhất trong lĩnh vực này là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không chỉ có
một hệ thống pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ mà còn là nơi có nhiều công ty
công nghệ hàng đầu thế giới, như Apple, Google, Microsoft, và Amazon. Nền kinh tế tri
thức của Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ và khuyến khích sáng tạo thông qua
quyền sở hữu trí tuệ.
Nền kinh tế tri thức dựa trên khoa học công nghệ trong nền kinh tế công nghiệp
thì sức mạnh cạnh tranh phần lớn dựa trên việc tối ưu hóa và hoàn thiện các công nghệ có
sẵn thì nền kinh tế tri thức phải dựa trên việc nghiên cứu sáng tạo.Nền kinh tế tri thức
thường tập trung vào việc sáng tạo giá trị từ tri thức và thông tin, thay vì dựa vào nguồn
lực tự nhiên hoặc lao động giá rẻ. Điều này giúp tăng cường tăng trưởng kinh tế bền

6
vững, vì nó không gây ra sự cạn kiệt nguồn lực hay gây hại cho môi trường như các
ngành công nghiệp truyền thống.
Nền kinh tế tri thức thường là các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đồng thời
tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh và sản xuất. Điều này không
chỉ giúp các doanh nghiệp cải thiện sản phẩm và dịch vụ của họ mà còn tạo ra các nguồn
lực mới cho sự phát triển và cạnh tranh quốc tế. Nhờ vào sự đổi mới và sáng tạo, các quốc
gia có nền kinh tế tri thức thường đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác cùng có lợi bên cạnh đó
cùng với sự cạnh tranh để nền kinh tế tri thức có sự phát triển hơn. Các sản phẩm và dịch
vụ tiên tiến từ các quốc gia này có thể thu hút khách hàng toàn cầu và tạo ra thu nhập lớn
cho nền kinh tế.
Hàn Quốc là một ví dụ cho việc thúc đẩy sự phát triển thông qua đổi mới và sáng
tạo. Qua việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, Hàn Quốc đã trở thành một
trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, với các tập đoàn công nghệ như Samsung và
LG là các nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng.
Cơ cấu lao động chuyển dịch trong nền kinh tế tri thức thì cần lao động trí tuệ tạo
ra nhiều sản phẩm có giá trị càng cao trong thời gian càng ngắn nên cơ cấu lao động phải
chuyển dịnh từ lao động có trình độ thấp, quen với công việc tay chân hoặc thiếu sự đổi
mới sang lao động trí tuệ. Cơ cấu lao động kinh tế tri thức, một trong những vấn đề quan
trọng là nguồn lực phải được trí thức hóa, sáng tạo hơn, đổi mới và không ngừng học tập
để theo kịp, đáp ứng những nhu cầu mới nhất của xã hội.
Nền kinh tế tri thức thường tạo ra các công việc chất lượng cao trong các lĩnh vực
như công nghệ thông tin, khoa học, y học và nghệ thuật. Điều này giúp nâng cao mức
sống và tăng cường sự phát triển cá nhân và xã hội.
Mỹ là một ví dụ về quốc gia tạo ra nhiều công việc chất lượng cao trong nền kinh
tế tri thức. Với các trung tâm công nghệ như Silicon Valley và khu vực Boston-
Cambridge, Mỹ không chỉ là nơi thu hút những tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế
giới mà còn là một trung tâm của đổi mới và sáng tạo.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình
thành và phát triển thực sự khi lực lượng lao động có trình độ cao phân công lao động
mang tính quốc tế và hệ thống sản xuất kết nối với các danh nghiệp đến từ nhiều quốc gia.
Các quốc gia sẽ luôn cố gắng tạo ra các công dân toàn cầu có thể làm việc ở bất cứ nước
nào có cùng trình độ cần đến kinh tế tri thức và tiến tới toàn cầu hóa thực sự. Kinh tế tri

7
thức còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và định hướng phát
triển của chúng ta trong tương lai. Việc phát triển kinh tế tri thức cũng đòi hỏi sự hợp tác
giữa các tổ chức và các quốc gia, cũng như đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhân tài tri
thức và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đài Loan là một ví dụ về quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ dựa vào nền kinh tế
tri thức. Với sự tập trung vào sản xuất linh kiện điện tử và công nghệ cao, Đài Loan đã trở
thành một trong những trung tâm chế tạo hàng điện tử hàng đầu thế giới, cạnh tranh mạnh
mẽ với các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc.
III. Kết luận.
Trong bối cảnh của thế giới hiện đại, kinh tế tri thức đã trở thành một động lực
quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Bằng cách tập trung vào việc tạo
ra giá trị từ tri thức và thông tin, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, tạo ra công việc chất
lượng cao và tăng cường cạnh tranh quốc tế, kinh tế tri thức đã mang lại nhiều cơ hội và
lợi ích cho các quốc gia và cộng đồng trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng kinh tế tri thức cũng đối mặt với nhiều thách
thức và nguy cơ. Sự chia rẽ xã hội, bảo mật thông tin, và sự phụ thuộc quá mức vào công
nghệ là những vấn đề đáng lo ngại. Để vượt qua những thách thức này, cần có sự hợp tác
chặt chẽ giữa các quốc gia, doanh nghiệp và các bên liên quan. Việc đầu tư vào giáo dục,
nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng là rất quan trọng để đảm bảo rằng mọi người đều
có cơ hội tham gia vào nền kinh tế tri thức và hưởng lợi từ nó.
Ngoài ra, cần thiết phải xem xét và quản lý một cách có hiệu quả các tác động xã
hội và môi trường từ sự phát triển của kinh tế tri thức. Việc xây dựng một hệ thống pháp
luật và chính sách hiệu quả, cùng với việc tạo ra các quy định và chuẩn mực đạo đức
trong hoạt động kinh doanh, là điều cần thiết để đảm bảo rằng sự phát triển của kinh tế tri
thức không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn góp phần vào sự tiến bộ bền vững và
hòa bình của toàn cầu.
Tóm lại, kinh tế tri thức đã và đang chơi một vai trò quan trọng trong sự phát triển
của thế giới hiện đại. Qua việc tận dụng cơ hội và đối mặt với những thách thức, chúng ta
có thể cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng và bền vững cho mọi người trên hành
tinh này.

You might also like