You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
Ngày kiểm tra: 01.01.2023

Họ và tên: Nguyễn Phạm Thúy An


Mã số sinh viên: 2221000290
Mã lớp học phần: 2231101113436

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (ký và ghi rõ họ tên)

Mở đầu:
Triết học Mác – Lê nin là môn khóa học hướng tới nghiên cứu những quy luật
chung nhất của vận động và phát triển thế giới tự nhiên, đồng thời hướng tới giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Dưới đây là những kiến thức mà bản
thân em đã tích lũy được qua quá trình học tập, nghiên cứu bộ môn Triết học Mác –
Lê nin và sự ứng dụng thực tiễn chúng vào trong đời sống xã hội.

Bài làm:
Câu 1:
Khái niệm của ý thức:

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 1


Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan
tâm nghiên cứu, các cách lý giải khác nhau sẽ cho ra những quan niệm rất khác
nhau, hình thành các trường phái triết học khác nhau, hai đường lối cơ bản đối lập
nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Chung quy lại, chúng ta có thể hiểu ý thức là một vật chất sống có tổ chức
cao, đó là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của bộ não con người. Như vậy, ý thức
là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ não con người, với thay đổi giới
tính và sự sáng tạo.
Nguồn gốc của ý thức:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc xã hội:
Nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải
của mọi dạng vật chất, mà là của dạng có tổ chức cao nhất - bộ não con người. Bộ
não con người là cơ quan vật lý của ý thức. Ý thức là một chức năng của bộ não
con người. Mối quan hệ giữa bộ não con người hoạt động bình thường và ý thức
được liên kết chặt chẽ. Sự xuất hiện loài người và sự hình thành bộ não người có
khả năng phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc quan trọng của sự hình thành ý thức.
Ph.Ăngghen đã chỉ ra những lực lượng xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý
thức: “Đầu tiên là lao động; sau đó là lao động, và lao động đi kèm với ngôn ngữ;
đó là hai tác nhân chủ yếu tác động vào bộ óc con người, làm cho bộ não con người
dần dần chuyển hóa thành bộ não con người." Là một phương thức tồn tại cơ bản
của con người, công tác xã hội làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp và trao đổi kinh
nghiệm giữa các thành viên trong xã hội. So sánh con người với động vật, ngôn
ngữ bắt nguồn từ lao động và phát triển cùng với lao động là cách giải thích đúng
duy nhất về nguồn gốc của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu vật chất
mang nội dung ý thức. Nó dường như trở thành “lớp vỏ vật chất” của tư duy, hiện

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 2


thực trực tiếp của ý thức là phương thức tồn tại của ý thức với tư cách là sản phẩm
lịch sử - xã hội.
Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố kích thích chủ yếu dần dần biến bộ não
vượn thành bộ não người và bộ óc động vật thành ý thức con người. Nghiên cứu
nguồn gốc của ý thức cũng là một cách để tìm hiểu bản chất của ý thức và khẳng
định bản chất xã hội của ý thức.
Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?
Theo quan điểm của Mác xít, ý thức suy cho cùng chỉ là vật chất được chuyển
vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó, ý thức phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo, ý thức là một
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Điều này được thể hiện ở chỗ, ý thức là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao
nhất - óc người, chỉ tồn tại trong óc người. Ý thức không phải là sự vật, nó tồn tại
phi cảm tính đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm
tính. Nội dung của ý thức do thực tại khách quan quyết định. Thế giới khách quan
là nguyên bản (tính thứ nhất), còn ý thức là bản sao,“hình ảnh” về thế giới đó (tính
thứ hai). Ví như, ngôi nhà bên ngoài và ngôi nhà do con nguời nhận thức, ngôi nhà
trong nhận thức thì phụ thuộc vào khả năng mỗi bộ óc của con người. Như vậy, ý
thức là hình ảnh của vật chất, sự phản ánh của thế giới vật chất, là hình ảnh của sự
vật được thể hiện bên trong bộ não con người.
Ý thức là sự phản ánh nhưng không phải mọi sự phản ánh là ý thức. Nó không
phản ánh chính xác hiện thực của ta mà là sự phản ánh hiện thực vào bộ óc con
người và có sự cải biến trong (tính sáng tạo của nhận thức), nghĩa rằng sự phản ánh
có biến đổi (tính chủ quan của nhận thức). Do đó, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc
vào bản thân chủ thể trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Trước hết, phản ánh có ý thức phụ thuộc vào trình độ và khả năng của chủ
thể trong quá trình phản ánh, tức hiểu biết về tự nhiên và xã hội của chủ thể. Trình

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 3


độ càng cao thì khả năng phản ánh thế giới vật chất càng chính xác, việc điều chỉnh
hành vi càng khoa học.

Thứ hai, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể. Sự
phong phú, thiếu sót sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng và tác dụng của ý thức
phản ánh hiện thực khách quan.

Thứ ba, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào địa vị giai cấp của chủ thể
phản ánh.

Có thể nhắc đến truyện“Thầy bói xem voi”, ông sờ vào cái vòi thì chỉ nhận thức
được cái vòi, sờ vào cái chân voi thì chỉ nhận thức được cái chân voi,…Vì họ bị mù
và không nhận thức được hết tất cả bộ phận cấu tạo thành con voi dẫn đến ý thức
về con voi bị lệch theo chủ quan của mỗi người. (Sự phản ánh của ý thức mang dấu
ấn của chủ thể phản ánh).

Hay nhà tiên tri Baba Vanga cũng đã nhiều lần gây sốc với những lời tiên tri “nhìn
thấu” thế giới dù đã qua đời cách đây 26 năm như: đại dịch Covid-19, vụ tấn công
khủng bố ngày 11.09.2001 tại Mỹ, cái chết của Công nương Diana,…(Thể hiện
tính năng động, sáng tạo của ý thức là vô cùng phong phú. Trên cơ sở những cái đã
có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật , có thể tưởng tượng ra cái không có
trong thực tế. Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất.
Sáng tạo của nó là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của
sự phản ánh.)

Ngoài ra, sự phản ánh của ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là,
trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Hai là, mô hình hóa (vẽ lại,
lắp ghép lại,…) đối tượng cho tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần, “sáng tạo lại”
hiện thực của ý thức. Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.
Đây là quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn để biến

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 4


quan niệm của mình thành dạng vật chất trong cuộc sống. Cụ thể, khi con người
thiết kế một công trình, sẽ xây trên các địa hình đất đá theo bản vẽ, mô hình đã có
như bước hai ở trên.

Ý thức không phải là cái không thể nhận thức được như chủ nghĩa duy tâm
quan niệm, nhưng cũng không phải là cái tầm thường như người theo chủ nghĩa
duy vật tầm thường gán cho nó. Chỉ khi nào con người xuất hiện và tiến hành hoạt
động thực tiễn nhằm cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình thì ý thức
mới xuất hiện. Ý thức không chỉ do các quy luật tự nhiên quyết định mà chủ yếu là
do các quy luật xã hội quyết định. Thậm chí trong cùng một thời đại, nhận thức về
cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các chủ thể khác nhau.

*Thông qua tìm hiểu bản chất của ý thức, là một sinh viên, em đã đúc kết được
những bài học như sau: Trước hết phải nhận thức được lối sống tích cực, đạo đức
tốt, phẩm chất tốt. “Ai có tri thức người đó có sức mạnh”, vì vậy cần rèn giũa bản
thân từng ngày. Cụ thể, với mục tiêu xa hơn của em là ra trường đã có việc làm, thì
ngay bây giờ em cần trang bị những kỹ năng mềm như giao tiếp, kỹ năng xử lý tình
huống, thành thạo các phần mềm chuyên dụng, khả năng ngoại ngữ,… song song
với những kiến thức chuyên ngành được tiếp thu ở trường lớp. Em cũng cần phải
học cách phân bổ thời gian vui – chơi hợp lý, biết quản lý tài chính của bản thân, cả
cách quản lý năng lượng của mình qua các hoạt động như thiền, giải trí, thể dục thể
thao,…Không ngại va chạm để tích luy cho bản thân mình những kinh nghiệm
phong phú góp phần làm cho thế giới quan của bản thân trở nên đa dạng nhiều
chiều hơn. Đồng thời tránh rơi vào trường hợp “chủ nghĩa khách quan”, “há miệng
chờ sung”, phải phấn đấu, cố gắng, vươn lên khi gặp hoàn cảnh khó khan, để có
được phiên bản tốt nhất của bản thân và góp phần giúp ổn định, phát triển Đất
nước.

Câu 2:

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 5


Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội:

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Cấu trúc của cơ
sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ
sản xuất mầm mống. Mỗi quan hệ sản xuất có một vị trí, vai trò khác nhau, trong
đó quan hệ sản xuất thống trị đặc trung cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tu tưởng xã hội với
những thiết chế xã hội tương ứng cũng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình
thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm tư
tưởng (chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,...), cùng
những thiết chế xã hội tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ
chức xã hội khác).

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật phát triển riêng,
chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ
tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng.
Một số bộ phận như kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý có mối liên hệ trực
tiếp với cơ sở hạ tầng, còn các yếu tố khác như triết học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo
đức,.. lại có liên hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
của xã hội:

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể vì mỗi hình
thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó. Giữa chúng
có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định.

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 6
Ta có thể thấy, quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần, tính tất yếu
kinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội. Vậy nên theo chủ
nghĩa duy vậy lịch sử khẳng định:

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến
trúc thượng tầng ấy. Giai cấp thống trị về kinh tế thì cũng thống trị đời sống tinh
thần. Quan hệ sản xuất thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương
ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh
vực tư tưởng. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như Nhà nước, pháp
quyền, triết học, tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ
tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.

Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng đổi thay theo, sự
biến đổi của kiến trúc thượng tầng trong hình thái kinh tế xã hội nhất định cũng do
cơ sở hạ tầng quyết định.

Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng tương ứng cũng mất
theo, khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó cũng sinh ra kiến trúc thượng tầng
tương ứng, cơ sở hạ tầng quyết định đến sự thay đổi cơ bản của kiến trúc thượng
tầng.

Ví dụ: Tương ứng với cơ chế bao cấp là Nhà nước xơ cứng, quan liêu. Tương ứng
với cơ chế thị trường là Nhà nước năng động, hoạt động hiệu quả.

Có thể nói rằng cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ
biến trong mọi hình thái kinh tế xã hội.

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

Mỗi yếu tố có vai trò không giống nhau, tuy nhiên chung quy thì các yếu tố
của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng. Sự tác động đấy diễn ra
theo hai chiều: Tích cực: Cơ sở hạ tầng phát triển nếu kiến trúc thượng tầng tác
Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 7
động cùng chiều với cơ sở hạ tầng. Tiêu cực: Cơ sở hạ tầng bị kìm hãm hay huy
diệt cơ sở hạ tầng sinh ra nó nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cơ
sở hạ tầng.

Ví dụ: Nhà nước tư sản hiện đại vẫn củng cố, bảo vệ và phát triển sở hữu tư nhântư
liệu sản xuất. Nhà nước vô sản thì bảo vệ và phát triển sở hữu xã hội.

Tại sao để thực hiện chủ trương cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống chính
trị, chúng ta phải bắt đầu từ sự thay đổi và hoàn thiện trong cơ cấu kinh tế?

Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn về mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị. Kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết
định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.

Trong lĩnh vực kinh tế hiện nay đối với nước ta, cơ sở hạ tầng kinh tế là một
kết cấu kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen, thực hiện
quyền hành pháp, đưa pháp luật vào cuộc sống và quản lý các lĩnh vực đời sống xã
hội là nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Do vậy Nhà nước phải bảo đảm cho nền kinh tế
tăng trưởng cao, ổn định, phát triển đúng hướng, tạo môi trường pháp lý thuận lợi
và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, tạo hài
hoà cung - cầu, ổn định kinh tế vĩ mô. Để từ đó Nhà nước vận dụng yếu tố cạnh
tranh tích cực, nội dung văn hóa doanh nghiệp phù hợp, phương pháp quản lý linh
hoạt, cách thức sử dụng ngân sách một cách kinh tế, hiệu quả của khu vực tư vào
các lĩnh vực công vụ, nhưng không làm mất đi tính công quyền, tính thứ bậc và
chức năng phục vụ công của nền hành chính.

Ví như khi nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa
đã gặp rất nhiều khó khan. Cơ sở hạ tầng gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế
nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác,…tạo nên một nền kinh tế hàng hóa

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 8


nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để định hướng xã hội chủ
nghĩa với các thành phần kinh tế, Nhà nước cần sử dụng tổng thể các biện pháp
kinh tế hành chính và giáo dục. Trong đó, biện pháp kinh tế giữ vai trò quan trọng
nhất để từng bước xã hội hóa nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp.

Tiền đề cho đổi mới chính trị là đổi mới kinh tế. Song, muốn đổi mới kinh tế
phải đổi mới chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh
tế và đổi mới chính trị là hai quá trình gắn bó với nhau trên tinh thần ổn định chính
trị để đổi kinh tế một cách toàn diện và có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới.

*Với vai trò là một công dân trẻ, một thế hệ tương lai Đất Nước, em xin đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện nay như
sau: Thứ nhất, phát huy các nguồn lực của Nhà nước, cộng đồng và người dân
trong thực hiện chính sách xã hội. Phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất tốt, kỹ
năng chuyên môn cao. Cải cách giáo dục để nâng cao mặt bằng trí tuệ xã hội, để
đội ngũ lao động có thể đáp ứng đòi hỏi của cách mạng 4.0. Phát triển hợp lý và
bảo đảm bình đẳng giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập.Đi kèm là
phát triển nền khoa học – công nghệ phục vụ phát triển kinh tế. Bảo đảm cơ sở hạ
tầng thiết yếu cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Xây dựng đội ngũ cán bộ
nghiên cứu khoa học đủ mạnh, bảo đảm cho nền kinh tế có cơ sở nội sinh về
KHCN vững mạnh. Đồng thời mở cửa, hội nhập quốc tế, ấy việc du nhập tri thức,
công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, phương thức kinh doanh… hiện đại của thế giới làm
mục tiêu trực tiếp của việc lựa chọn đối tác để có hướng ưu tiên tiếp cận.

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 9


Tài liệu tham khảo:

1. https://luathoangphi.vn/tai-lieu/
2. https://toploigiai.vn/
3. https://8910x.com/
4. https://www.studocu.com/vn/document/
5. https://luatduonggia.vn/
6. https://luatminhkhue.vn/
7. https://taisachmoi.com/
8. https://hocluat.vn/
9. https://www.academia.edu/
10. https://sonoivu.phutho.gov.vn/
11. https://chinhphu.vn/

Nguyễn Phạm Thúy An _ 2221000290 Page 10

You might also like