You are on page 1of 16

TIỂU LUẬN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

1
Quan điểm của triết học Mác - Lênin về ý thức; Mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Quang

Lớp: GD1504

Nhóm 2: Kiều Nguyên Khang (nhóm trưởng)

Lý Hoàng Tân

Lê Đức Thịnh

Ngày thuyết trình: 16/05/2022

Thời gian nộp trên LMS: 17h00, ngày 26/05/2022

2
MỤC LỤC

Mở bài.......................................................................................................................4
I. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức........................................................5
1) Nguồn gốc của ý thức.......................................................................................5
a) Nguồn gốc tự nhiên.........................................................................................5
b) Nguồn gốc xã hội............................................................................................5
2) Bản chất của ý thức..........................................................................................6
II. Kết cấu của ý thức..............................................................................................6
1) Các lớp cấu trúc của ý thức..............................................................................6
2) Các cấp độ của ý thức.......................................................................................7
3) Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”.................................................................................9
III. Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận........................................................................9
1) Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức...........................................................9
a) Vật chất quyết định ý thức............................................................................10
b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất......................10
2) Ý nghĩa phương pháp luận.............................................................................11
Kết luận..................................................................................................................12
Trích dẫn tài liệu tham khảo................................................................................14

3
Mở bài
Đề tài tiểu luận của nhóm là “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về ý
thức; Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận”.
Lí do nhóm chọn đề tài này là do được giáo viên môn MLN111 lớp GD1504, Bùi
Thanh Quang, hướng dẫn, chia nhóm và phân công thành viên vào tuần đầu tiên
của kì Summer 2022. Trong bài tiểu luận này nhóm sẽ đi chi tiết vào các ý sau đây:
Đầu tiên là khái niệm cơ bản về nguồn gốc cũng như là bản chất của ý thức; tiếp
theo là các lớp cấu trúc, cấp độ của ý thức và vấn đề “trí tuệ nhân tạo”; cuối cùng
là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vai trò quyết định của vật chất đối với ý
thức, tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất của ý thức và cũng như là ý
nghĩa của phương pháp luận.

4
I. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
1) Nguồn gốc của ý thức
Nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

a) Nguồn gốc tự nhiên


Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự xuất hiện của con người và sự hình
thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan.

Vậy năng lực phản ánh có ý nghĩa gì? Và tại sao lại là bộ não của con
người?

Thứ nhất, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một dạng vật chất này ở
một dạng vật chất khác. Nó là một thuộc tính của mọi dạng vật chất.

Thứ hai, các kết cấu vật chất càng phát triển thì năng lực phản ánh càng cao.

Thứ ba, phản ánh được chia làm nhiều hình thức, trong đó ý thức (phản ánh
năng động, sáng tạo) là hình thức cao nhất và đặc trưng của bộ óc người. Khoa học
đã chứng minh được con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển. Não
người có cấu trúc vô cùng phức tạp, được liên kết chặt chẽ với các giác quan nhằm
tiếp nhận và xử lý thông tin từ thế giới khách quan.

b) Nguồn gốc xã hội


Nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm nhiều yếu tố, nhưng cơ bản và trực
tiếp nhất là lao động, rồi đến ngôn ngữ.

Tại sao lại là lao động, rồi đến ngôn ngữ?

Lao động là quá là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên để tạo
ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình. Lao động làm thay đổi cấu trúc cơ thể
người, bộc lộ những thuộc tính kết cấu, quy luật vận động của tự nhiên, … để con
người có thể quan sát và tiếp thu.

5
Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội. Con người trong quá trình lao
động đã phát sinh nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng. Từ đó, ngôn ngữ được
sử dụng như một phương tiện để giao tiếp cũng như truyền lại kinh nghiệm, tư
tưởng cho thế hệ sau.

2) Bản chất của ý thức


Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh năng động, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người.

Điều này có thể được làm rõ qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hình ảnh bị thế giới khách quan quy định về nội dung và hình thức
thể hiện. Tuy nhiên, nó được cải biến ở trong bộ óc con người thông qua lăng kính
chủ quan của cá nhân (tình cảm, tri thức, nhu cầu, kinh nghiệm, …).

Thứ hai, do năng lực phản ánh năng động, sáng tạo, con người không chỉ có
thể tiếp thu mà còn có thể chọn lọc, xử lý cũng như lưu trữ thông tin từ thế giới
khách quan, từ đó tri thức mới được ra đời.

Thứ ba, con người còn có khả năng tưởng tượng những thứ ảo tưởng, huyền
thoại; dự báo tương lai; tạo ra những khái niệm, giả thuyết trừu tượng và khái quát.

II. Kết cấu của ý thức


1) Các lớp cấu trúc của ý thức
Ý thức có một kết cấu rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật
thiết với nhau; trong đó cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí.

Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình
nhận thức, tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh.

Tri thức có thể chia thành nhiều loại dựa vào lĩnh vực được phản ánh như:
tri thức về tự nhiên, xã hội, con người v.v…

6
Khi dựa theo trình độ phát triển của nhận thức thì tri thức cũng có nhiều cấp
độ khác nhau như: cảm tính, lý tính, kinh nghiệm, lý luận, tiền khoa học, khoa học
v.v…

Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát
triển. C.Mác có nói: “Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì
đó tồn tại đối với ý thức là tri thức” [ 1, tập 42, tr.236]. Đây cũng là yếu tố quan
trọng nhất; là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu
hiện của các yếu tố khác.

Tình cảm là thái độ của con người trong các quan hệ giữa người vói người
và người với thế giới khách quan. Đây là một trong những động lực quan trọng
thôi thúc hoạt động của con người để vươn lên trong mọi hoàn cảnh. V.I. Lênin có
nói: “Xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý” [ 2, tập 32, tr.131] nếu
không có sự tồn tại của tình cảm. Có rất nhiều loại tình cảm như: gia đình, xã hội,
đạo đức, tôn giáo v.v…

Quá trình nhận thức sự vật luôn tràn đầy rẫy những khó khăn, gian khổ. Để
có thể vượt qua mọi thứ và đạt được tri thức thì con người cần phải có ý chí. Ý chí
là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người thông qua sự cố gắng, nỗ lực
không ngửng nhằm vượt qua những cản trở để đạt được mục đích đã đề ra từ trước.

2) Các cấp độ của ý thức


Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức, v.v… trong đó tự ý
thức là ở cấp độ sâu nhất.

Tự ý thức là lúc con người tự xem bản thân là một thực thể sống, có thể
phân biệt và tách biệt bản thân với thế giới. Có thể tự làm chủ hảnh động, điều
chỉnh hành vi của bản thân trong tác động qua lại với thế giới quan để hoàn thiện
bản thân.

7
Tự ý thức được biểu hiện qua sự tư duy, tự đánh giá năng lực và trình độ
hiểu biết của bản thân về thế giới cũng như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nguyện
vọng, hành vi, đạo đức và lợi ích của mình. Qua đó xác định đúng vị trim điểm
mạnh, điểm yếu của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Ví dụ: Anh A gây tai nạn chết người và đã chạy trốn khỏi hiện trường,
nhưng sang ngày mai anh A đã đến công an tự đầu thú. Điều này chứng tỏ anh A
đã tự ý thức về tội lỗi của mình và tự đi đầu thú để chịu trách nhiệm về lỗi lầm mà
mình gây ra cho người khác.

Ngoài tự ý thức của cá nhân ra thì còn có sự tự ý thức của các nhóm xã hội
khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi ích và lý tưởng.
Ở đây con người hảnh động không vì nhu cầu cá nhân mà là vì lợi ích chung của
một tập thể để cùng nhau phát triển.

Ví dụ: Vào ngày “Giờ Trái Đất” các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh sẽ
hưởng ứng bằng cách tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến
sinh hoạt trong vòng 60 phút. Với mục đích làm giảm lượng khí thải dioxide
cacbon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính.

Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý
thức, nó giống như là sự phản xạ vô điều kiện của con người, được hình thành từ
trước và gần như đã trở thành bản năng nằm sâu trong ý thức.

Ví dụ: Khi cánh tay vô tình chạm vào một vật bị rỉ điện thì sẽ tự động rụt lại
mà không có sự kiểm soát của ý thức con người. Điều tương tự cũng xảy ra khi
chạm vào một vật có nhiệt độ cao.

Vô thức là những hành vi, suy nghĩ, thái độ ứng xử của con người không
được điều khiển bởi lý trí và bản thân con người không thể nhận thức được. Sự vô
thức điều khiển hành vi của con người thông qua phản xạ không điều kiện.

8
Ví dụ: Nhịp tim của những chàng trai đang trong tuổi dậy thì sẽ đập rất
nhanh khi đang ở gần người con gái trong mộng của mình, đồng thời tay chân cũng
sẽ tự động run rẩy vì sự lo lắng, lời nói lắp bấp, tâm trí trở nên trống rỗng.

3) Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”


Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0, con người đã phát minh ra nhiều loại
máy móc siêu phàm không những chúng có khả năng thay thế sức người mà còn có
thể thay thế một phần trí óc của con người. Nhưng điều này không đồng nghĩa với
việc là cái máy cũng có ý thức như một con người.

Bởi ý thức là sự phản ánh sáng tạo lại hiện thực mà chỉ có ở con người với
những tính cách, nó mang bản chất xã hội. Một cái máy thì không thể sáng tạo mà
nó chỉ có thể học và bắt chước lại những tri thức, hành động của con người. Vì thế
cho dù máy móc có hiện đại, tiên tiến vượt bậc đến đâu thì cũng không thể hoàn
thiện được như bộ óc con người.

Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển thì đi theo đó là nhu cầu của con
người cũng tăng dần khi đó sức người khó có thể đáp ứng được hết mọi thứ. Và từ
nguyên do đó mà con người đã phát minh ra những loại máy móc để hỗ trợ rồi
từng bước đi đến đỉnh cao của máy móc đó chính là trí tuệ nhân tạo.

III. Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận.
1) Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại”. Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi
giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bản
trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

9
a) Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên những khía
cạnh sau:

Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất “sinh” ra ý
thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người, mà con người là
kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên,
của thế giới vật chất. Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất
nhiên, ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới tự nhiên, vật
chất sinh ra.

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Suy cho cùng, dưới bất kỳ
hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Ý thức mà trong nội
dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong
đầu óc con người.

Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Phản ánh và sáng tạo là hai
thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức. Chính thực tiễn là hoạt động
vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình thành, phát triển
ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để
sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.

Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Mọi sự tồn
tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất
thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo.

b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Điều này được thể hiện trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản
ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã

10
ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng, không
lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất.

Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những
điều kiện, hoàn cảnh vật chất phục vụ cho cuộc sống của con người.

Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của
con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại.

Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư
tưởng nhân văn là hết sức quan trọng. Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù
rất to lớn, nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã
xác định.

2) Ý nghĩa phương pháp luận


Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy
tính năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương,
đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những
điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.

Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân
tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ,
thiếu tính sáng tạo

Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan, còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi
ích.

11
12
Kết luận
Căn cứ vào yêu cầu để giải quyết vấn đề, đề tài đã viết 7 trang (không bao
gồm mục lục, mở bài, kết luận, hình ảnh và trích dẫn tài liệu tham khảo) gồm 3
phần:

Phần I: Ý thức có 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Trong đó, nguồn gốc tự nhiên gồm 2 yếu tố là bộ óc người vào mối quan hệ giữa
con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng
tạo. Bộ óc của con người có cấu trúc tinh vi và phức tạp, tạo nên vô số các liên kết
với thế giới bên ngoài. Ý thức là thuộc tính chỉ có ở bộ não người. Phản ánh gồm 4
hình thức, trong đó hình thức phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức cao nhất
thực hiện ở bộ óc người. Về nguồn gốc xã hội cũng gồm 2 yếu tố là lao động rồi
đến ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên để
tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình. Lao động bản chất đã mang tính xã
hội, vì thế phát sinh nhu cầu sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, truyết đạt kinh nghiệm,
tri thức. Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh năng động, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người.
Hình ảnh bị thế giới khách quan quy định về hình thức nhưng nó được cải biến
thông qua bộ óc con người (kinh nghiệm, nhu cầu, …). Tính năng động, sáng tạo
của con người được thể hiện thông qua việc con người có thể tiếp nhận, chọn lọc,
xử lý, lưu trữ thông tin, tạo nên tri thức mới; có thể tưởng tượng ra cái không có,
tạo ra các sử thi, huyền thoại, lý thuyết và khái niệm, tiên đoán được tương lai.

Phần II: Kết cấu của ý thức rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố trong đó cơ
bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí. Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con
người, là kết quả của quá trình nhận thức, tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế
giới xung quanh. Tình cảm là thái độ của con người trong các quan hệ giữa người
vói người và người với thế giới khách quan. Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của
13
bản thân mỗi con người thông qua sự cố gắng, nỗ lực không ngửng nhằm vượt qua
những cản trở để đạt được mục đích đã đề ra từ trước. Ý thức bao gồm nhiều cấp
độ như tự ý thức, tiềm thức, vô thức, v.v… trong đó tự ý thức là ở cấp độ sâu nhất.
Tự ý thức là lúc con người tự xem bản thân là một thực thể sống, có thể phân biệt
và tách biệt bản thân với thế giới, có thể tự làm chủ hảnh động, điều chỉnh hành vi
của bản thân trong tác động qua lại với thế giới quan để hoàn thiện bản thân. Tiềm
thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, được
hình thành từ trước và gần như đã trở thành bản năng nằm sâu trong ý thức. Vô
thức là những hành vi, suy nghĩ, thái độ ứng xử của con người không được điều
khiển bởi lý trí và bản thân con người không thể nhận thức được.

Phần III: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vật chất có trước, ý thức có
sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, ý thức phản ánh đối với
vật chất. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức đã
khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức. Ý thức bị các quy luật quyết định.
Chúng đều thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất quyết định nội dung, hình thức biểu
hiện và mọi sự biến đổi của ý thức. Ý thức tác động trở lại vật chất, nó trang bị cho
con người tri thức về thực tại khách quan, để xác định mục tiêu, kế hoạch, phương
pháp, công cụ thực hiện mục tiêu. Ý thức làm con người hoạt động đúng hay sai,
hiệu quả hay không. Ý nghĩa phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết
hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế
khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có; phải phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư tưởng,
thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; để thực hiện
nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan,
còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích.

14
15
Trích dẫn tài liệu tham khảo
(1) C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập (trọn bộ 50 tập), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995.

(2) V.I. Lênin: Toàn tập (trọn bộ 55 tập), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005.

16

You might also like