You are on page 1of 19

LỜI MỞ ĐẦU

Ý tưởng thực chất là nội dung của một vấn đề được nêu ra cho một công việc
cần thực hiện, nghiên cứu, thiết kế, sáng tác. Các thi sỹ sáng tác thơ phải có ý
thơ, có tính tư tưởng, nhân văn... Những nội dung đó chính là ý tưởng, là linh
hồn của bài thơ. Có như vậy, bài thơ mới có giá trị văn học sâu sắc. Các nhà
văn cũng vậy, muốn viết truyện ngắn, tiểu thuyết,... đầu tiên phải có ý tưởng, ý
tưởng được chứa đựng ngay ở cái tên và xuyên suốt toàn bộ nội dung của tác
phẩm. Đến các nhạc sỹ, kiến trúc sư trình tự thực hiện để có được một tác
phẩm hay, một công trình đẹp cũng đều phải có ý tưởng từ lúc sơ khai. Có như
vậy, sản phẩm mới có chỗ đứng và sống mãi được trong xã hội.

Trong thiết kế và hội họa, ý tưởng cũng có vai trò rất quan trọng. Tài năng của
một designer hay họa sĩ chính là chắt lọc ý tưởng từ những trải nghiệm trong
thực tế cộng với tư duy sáng tạo. Cuối cùng là thể hiện ý tưởng của mình lên
tác phẩm bằng cảm xúc và theo một hoặc nhiều phong cách nghệ thuật khác
nhau. Vì vậy, trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt trong thiết kế, ý tưởng là sự
khởi đầu, đồng thời cũng là cốt lõi thẩm mỹ của sự sáng tạo.

Sáng tạo nghệ thuật sẽ chuyển đổi ý tưởng thành phương tiện để khái quát về
một giá trị, một ý nghĩa nào đó của tác phẩm. Tinh thần của tác phẩm ẩn sâu ở
bên trong các yếu tố tạo hình và nó tiến gần hơn về phía tình cảm của khán giả.
Kết quả là người xem thấy được cái cảm giác, dấu ấn của tác phẩm trước khi
nhận ra thông tin hình ảnh về đối tượng. Rõ ràng ý tưởng sáng tạo về các đề tài
đang ấp ủ khiến họa sĩ và designer không thể chỉ chú ý đến yếu tố tả thực. Họ
còn phải cảm nhận, linh cảm cái điều mà hiện thực toát ra. Và đó chính là sự
khởi đầu cho các tác phẩm hội họa và thiết kế.

1
CHƯƠNG I: Ý THỨC VÀ SỰ SÁNG TẠO

I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KẾT CẤU CỦA Ý THỨC:


 Nguồn gốc của ý thức: chúng ta được nghe đến rất nhiều về “ý thức”, vậy nguồn
gốc của ý thức là xuất phát từ đâu. Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho giải thích
cho nguồn gốc của ý thức. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả tống hợp được
thì nguồn gốc của ý thức xuất phát từ hai nguồn gốc trên:

Nguồn gốc tự nhiên: Cụm từ


“tự nhiên” đã dần khái quát cho nội dung của ý thức sẽ xuất phát
từ sự hình thành của bộ óc con người, do con người tự hình thành
trong bộ não dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như
hoàn cảnh, giáo dục,…Hoạt động của bộ óc con người sẽ dân dần
giúp cho con người hình thành các mối quan hệ giữa con người thế
giới khách quan, từ đó chính những sự vật, sự việc xuất phát từ
thực tiễn sẽ tạo ra cho con người sự sáng tạo, năng động. Trên bộ
phận của con người thì não bộ chính là bộ phận điều chỉnh, hành
vi của con người. Và ý thức chính là một thuộc tính của một dạng
vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là
kết quả sau quá trình liên kết, hoạt động của não bộ để tạo ra kết
quả là hành vi con người. Chính vì vậy mà một bộ não hoàn thiện
và phát triển đầy đủ sẽ tác động đến ý thức của con người cũng sẽ
trở nên phong phú và sâu sắc hơn.

Đồng thời những mối quan hệ xoay quanh giữa con người với
nhau trong thế giới khách quan cũng sẽ tạo nên và tác động sâu sắc
đến việc suy nghĩ của con người. Trong mối quan hệ này thế giới
khách quan sẽ thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động
đến bộ óc con người, hình thành nên quá trình phản ánh. Một hành
vi được thực hiện chính là sự phản ánh rõ rệt nhất đối với ý thức.

2
Nguồn gốc xã hội: xã hội ở đây được hiểu là những hành vi lao
động, hành vi ứng xử và ngôn ngữ của con người được sử dụng để
thể hiện những nội dung của ý thức một cách chi tiết và chân thực
nhất.

 Lao động chính là những hoạt động của con người sử dụng
công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên
cho phù hợp cới nhu cầu của con người. Lao động sẽ tác động
đến ý thức của con người cần phải làm gì và làm như thế nào
để có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất, vừa
tiết kiệm được thời gian và công sức. Do đó, lao động có một
tác động rất lơn đến việc hình thành suy nghĩ của con người.
 Hành vi ứng xử giữa người với người cũng chính là yếu tố tác
động sâu sắc đến việc hình thành, thay đổi ý thức của mỗi
người. Khi một đứa trẻ được giáo dục và sinh sống tại một môi
trường sống lành mạnh, văn minh sẽ vô tình giúp đứa trẻ nhận
thức được bản thân cũng phải có những hành vi ứng xử như thế
thì mới đúng và giống với mọi người xung quanh. Như vậy,
việc con người đối xử với nhau chân thật hay lừa dối lẫn nhau
cũng sẽ khiến cho người rơi vào hoàn cảnh đó nhận thức được
việc làm như thế là sai hay đúng, có lợi cho bản thân hay không
và dần dần hình thành nên suy nghĩ của bản thân.
 Ngôn ngữ cũng tương tự như hành vi con người. Con người sử
dụng chung một loại ngôn ngữ trong một quốc gia sẽ nhận thức
được đây là một dân tộc và cần có những hành vi ứng xử phù
hợp hơn. Đồng thời khi con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ
ra quan điểm của bản thân cũng sẽ khiến cho đối phương nhận
thức được những hàm ý trong lời nói và hình thành nên ý thức
của bản thân về một vụ việc nào đó. Do đó, ngôn ngữ chính là
hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý
thức, không có ngôn ngữ thì thì ý thức không thể tồn tại được.

Như vậy, chúng ta có thể thấy ý thức được hình thành dựa trên hai
nguồn gốc trên. Những yếu tố trên sẽ tác động mạnh mẽ đến việc
hình thành ý thức của con người. Nguồn gốc trực tiếp quan trọng
nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau
lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất
kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành
bộ óc người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành
ý thức.

3
 Bản chất của ý thức:
- Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng
hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông
tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những
thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của
thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức
còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết,
huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy
luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động
của con người.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh
về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội
dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới
khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo
Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó”.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại
của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các
quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã
hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng
động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
 Kết cấu của ý thức: Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp. Có nhiều ngành khoa
học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức. Ở đây chỉ tiếp cận kết
cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp thành nó. Theo cách tiếp cận này,
ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri

4
thức là nhân tố quan trọng nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố
khác.

- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận
thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại
ngôn ngữ.
- Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi
biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức
tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. theo Mác: “phương thức
mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri
thức”.

- Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức
về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát triển
của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa
học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý
tính,…

5
- Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ.
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành
từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của
ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của
con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động
nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không
có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu
tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân
nghèo đi theo cách mạng.

- Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng
đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình
cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…

- Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở
trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng
động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự
giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến
cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với
mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một
cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết
đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính
của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể
hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý
chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu

6
người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải
phóng nhân loại.

- Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri
thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là
nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của
các yếu tố khác.
II. SỰ SÁNG TẠO:
1. Sáng tạo là gì?

- Theo từ điển triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra
những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác
định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tổ
chức, quân sự… Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật
chất và tinh thần (Phan Dũng).
- Cái chính yếu của sáng tạo là sự mới mẻ của nó, và bởi thế chúng ta không có
tiêu chuẩn qua đó có thể xét đoán nó (Carl Roger).

7
- Nhà tâm lý học Nga L.X. Vưgốtxki khẳng định: “Sự sáng tạo thật ra không
phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào
con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái
mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài”. Trong
đời sống hàng ngày, xoay quanh chúng ta, sáng tạo là một điều kiện cần thiết
của sự tồn tại và tất cả cái gì vượt qua khuôn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một
nét của cái mới, thì nguồn gốc của nó đều do quá trình sáng tạo của con người.
2. Vai trò của sáng tạo trong cuộc sống:

- Trong công việc, học tập hay trong chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta
luôn có những biến đổi, để có thể đáp ứng và bắt kịp theo biến đổi ấy cũng như
tạo ra những cái mới mang tính đột phá phải cần đến sự sáng tạo. Sự sáng tạo
của con người chính là một trong những chìa khóa để khẳng định bản thân
trong xã hội, sáng tạo cũng có nghĩa là bạn đang sống được nhiều hơn so với
những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho con người nói chung.
- Cuộc sống này vốn sẽ không có điều mới mẻ cho đến khi chính chúng ta làm
thay đổi và làm mới chúng bằng chính sự sáng tạo. Sự sáng tạo được hiểu là
khả năng tạo ra bất cứ thứ gì có hiệu quả và tiên tiến hơn những thứ đã có trong

8
cùng một phạm vi áp dụng. Giống như sự sáng tạo trong giáo dục phải được
xét trong phạm vi giáo dục với những cái đã có và chưa có, không thể đem so
sánh sự sáng tạo trong giáo dục với sự sáng tạo trong điện tử. Sáng tạo được
coi là dạng hoạt động cao nhất của con người, người có sự sáng tạo là người
luôn tìm tòi, không ngừng tìm kiếm và cải tiến những cái đã có thành cái mới
mẻ, hoặc tạo ra một cái hoàn toàn mới mang những giá trị đáp ứng yêu cầu
thực tế và có hiệu quả vượt trội. Có năng lực sáng tạo mới có hoạt động sáng
tạo, năng lực sáng tạo là tiền đề tiên quyết đến hoạt động sáng tạo, năng lực ấy
được xác định thông qua trí nhớ, tư duy, cảm xúc và ý chí của con người.
- Vậy sự sáng tạo có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Đối với người học
sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sự sáng tạo đem đến cho họ có
được kết quả cao trong học tập bởi họ không chỉ biết làm chủ kiến thức mà còn
biết vận dụng sáng tạo kiến thức vào giải quyết vấn đề nảy sinh. Sự sáng tạo
đôi khi chỉ đơn giản là biết khái quát vấn đề, kiến thức để tự mình có thể dễ
học, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Sự sáng tạo trong con người còn được sử dụng
trong việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội, có sáng tạo sẽ có được sự tín
nhiệm, yêu quý và kính trọng từ mọi người xung quanh. Trong công việc đặc
biệt là những lĩnh vực đòi hỏi cao về tính sáng tạo như công nghệ thông tin,
kinh doanh, marketing,... sự sáng tạo sẽ giúp đưa ra những phương pháp, chiến
lược và định hướng kinh doanh hiệu quả. Chỉ có sáng tạo mới đưa con người đi
trên những con đường tiến bộ, vượt trội, phát minh ra những công trình vĩ đại
mang ý nghĩa thời đại và đóng vai trò to lớn trong chuyển biến xã hội.
- Con người cần phải có ý thức về sự sáng tạo và không ngừng sáng tạo, bởi điều
đó là cần thiết để đáp ứng sự thay đổi tiến bộ của xã hội. Ví như trong công
việc và học tập nảy sinh những vấn đề mà phương thức cũ không còn giải
quyết triệt để được buộc bạn phải có kỹ năng sáng tạo ra một giải pháp mới để
giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Để có được sự sáng tạo không phải điều đơn

9
giản, ta cần trải qua quá trình rèn luyện, mở rộng tầm hiểu biết của mình, chủ
động tìm kiếm cơ hội và cách giải quyết vấn đề không phụ thuộc hay chờ đợi
vào người khác. Sự sáng tạo đôi khi đòi hỏi người muốn sáng tạo phải có bản
lĩnh từ bỏ những thứ vốn là điều chắc chắn, can đảm từ bỏ những cái cũ, không
bám vào cái cũ mà tìm cách thay đổi, không sợ làm sai, chỉ sợ không dám làm.
Nếu không có sáng tạo bạn sẽ không có được niềm vui thực sự trong cuộc sống
cũng như trong công việc, sự trải nghiệm trong sáng tạo hứa hẹn đem lại cho ta
mọi xúc cảm, chỉ cần bạn dũng cảm đi tìm sáng tạo.
- Giới trẻ hiện nay được đánh giá là khá năng động và sáng tạo, họ sáng tạo
trong cách chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình, tích cực đưa ra ý tưởng và
luôn hướng ý tưởng đến những miền đất tươi tốt, đối với mỗi nhiệm vụ họ đều
hướng đến sự sáng tạo chứ không dập khuôn. Đó là những người được đánh giá
rất cao trong xã hội về cả năng lực và trình độ. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại
không ít người cực kỳ thụ động, không hề có ý thức về sự sáng tạo, họ chấp
nhận những cái đã có sẵn, sống theo khuôn mẫu và chỉ hướng đến một cuộc đời
bình lặng. Chắc chắn trong một vài trường hợp, họ phải chật vật với những khó
khăn không thể giải quyết được nếu không có sáng tạo nhưng họ vẫn chấp nhận
sống chung mà không chịu thay đổi. Những nhân tố như vậy là một trong số
các yếu tố gây ra sự trì trệ trong phát triển xã hội. Để khắc phục được điều này
đòi hỏi rất lớn từ nền giáo dục của Việt Nam, cần đổi mới nền giáo dục hơn
nữa.
- Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, nếu chúng ta không nỗ lực trau dồi tri
thức tức là tự đẩy mình ra ngoài, tự mình đào thải mình ra khỏi xã hội. Để có
được cuộc sống cần phải lao động, để có những giá trị mới tiến bộ phù hợp với
thời đại cần phải không ngừng sáng tạo. Chính vì vậy, dù ở thời điểm nào của
cuộc đời chúng ta phải sáng tạo để khẳng định giá trị bản thân, làm mới chính
mình.

10
CHƯƠNG II: SỰ SÁNG TẠO TRONG LĨNH
VỰC HỘI HỌA

I. Phân tích bức tranh “Phân tích bức tranh “Người về cuối rừng” (2010) – Lê Vấn
(1963):

III.

Đây là một bức tranh rất đặc biệt bởi


vật liệu làm nên tác phẩm này là lụa. Tác giả là một người có tài năng trong việc vẽ tranh lụa
vì vậy ông đã sang tận Trung Quốc để mua chất liệu. Có thể nói rằng để tạo nên một bức
tranh lụa người hoạ sĩ cần có kĩ thuật cao, sự sáng tạo và biết bao công sức để có thể hoàn
thành nó. Như tranh sơn mài hoặc tranh sơn dầu, nếu vẽ sai người họa sĩ chỉ cần cạo đi và vẽ
lại tuy nhiên đối với tranh lụa chỉ cần nét bị lem thì bức tranh dường như sẽ phải bị hủy bỏ.
Từ nét vẽ của họa sĩ, ta biết được người trong tranh thuộc dân tộc đồng bào Tây Nguyên. Ở
đây, con người được gắn bó với thiên nhiên từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, có lẽ vì vậy
mà đến khi giã từ cuộc đời họ vẫn nguyện ý được nằm lại với núi rừng. Tuy nhiên, thế giới
ngày một phát triển hơn, con người nơi đây cũng phải thay đổi từ phương thức sinh sống du
canh du cư chuyển sang phương thức sống định canh định cư. Cuộc sống của họ cũng sẽ được
ổn định hơn ít nhiều, khi ấy con người ta lại muốn tìm về nơi chon nhau cắt rốn, quê hương
chính mình để hoài niệm. Nhưng trớ trêu thay, chào đón họ sẽ không còn là những rừng cây

11
um tùm hay những cánh đồng xanh ngát nữa, bởi vì con người đã sử dựng những tài nguyên thiên
nhiên ấy để phục vụ mục đích cuộc sống của họ. Trong bức tranh, tác giả đã rất sáng tạo để phác
họa chi tiết những điều đó: cây mới chặt thì trơ gốc ,cây chặt lâu rồi thì gốc chỉ còn lại một màu
cam, những chỗ màu đỏ thẩm nghĩa là rừng đang chảy máu. Ta thấy được rất rõ thông điệp mà
họa sĩ Lê Vấn muốn nhắn nhủ đến mọi người “chúng ta hãy ngừng việc khai thác rừng và hãy
biết bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên”. Trong tiềm thức của một vài người đất nước ta luôn có
“rừng vàng biển bạc” nên việc khai thác bừa bãi thì cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đối với
nguồn tài nguyên vô tận ấy. Có lẽ vì thế mà ngày càng có nhiều trận thiên tai, lũ lụt càng quét
đồng bằng. Bức tranh như một lời cảnh tỉnh từ tác giả, giúp chúng ta nhận thức được mức độ
nghiêm trọng của vấn nạn môi trường hiện nay. Vì vậy từ bây giờ chúng ta phải hành động để bảo
vệ môi trường cũng như bảo vệ chính tương lai của mình. Áp dụng quy tắc ba “R”: reduce (giảm
tải), re-use (tái sử dụng), recycle (tái chế) để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra,
ta cũng phải dành sự ca ngợi dành cho tài năng và sự sáng tạo của tác giả bức tranh “Người về
cuối rừng”. Để mang lại những thông điệp ý nghĩa mà ông đã tạo nên một tác phẩm tranh lụa đặc
biệt ấy. Sự sáng tạo trong hội họa của ông cũng chính là một điều truyền cảm hứng đến những
người đam mê mĩ thuật. Đây là một kiệt tác hội họa mang đậm tính sáng tạo từ người họa sĩ tài ba
Lê Vấn, mọi người ai cũng nên chiêm ngưỡng nó và suy ngẫm những thông điệp tích cực từ nó
mang lại.

II. Phân tích bức tranh “Sân vườn” (1987) – Phạm Viết Hồng Lam (1946):
Phạm Viết Hồng Lam là họa sĩ chuyên về chất liệu bột màu. Nhiều nhà phê bình mĩ
thuật đã nhận xét ông thuộc loại “có số có má” trong giới họa sĩ hiện đại với chất liệu
bột màu ít người sử dụng. Trong đó có tác phẩm Sân Vườn (1987)- một trong những tác
phẩm tiêu biểu của họa sĩ được trưng bày trong bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Sân Vườn được họa lại bằng màu nước và được họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam thể hiện
trên chất liệu "lụa". Làm cho bức tranh thêm đặc biệt bởi vẽ một bức tranh từ lụa vốn

12
không hề dễ dàng. Từ nét vẽ của họa sĩ, ta có thể thấy rằng bức tranh vốn không theo
một bố cục và tạo hình nào nhưng hình ảnh ngôi nhà, đôi gà, cây cỏ và một mảnh vườn
nhỏ. Thoạt nhìn có vẻ rất bình thường nhưng cũng có thể nét bình thường đó lại là ý mà
họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam muốn thể hiện. Bức tranh mang nét ngây ngô như tranh vẽ
của một đứa trẻ. Cũng mang nét yên bình giản dị rất đỗi thân quen. Bức tranh thể hiện
được nét tự nhiên, bình dị, thô mộc và thuần Việt. Làm cho người xem cảm thấy thu hút.
"Nó" như tạo nên một thế giới tràn ngập sắc màu, tràn ngập sức sống. Mọi chi tiết trong
tranh được phân định rõ ràng với nhiều sắc thái đặc trưng khác nhau.

Có nhiều bức tranh được vẽ cùng khuôn khổ nhưng Hồng Lam không làm cho nó nhàm
chán mắt người xem là nhờ chính sự tung tẩy của những sắc màu. Để có thể thành thục
và làm cho chất liệu bột màu lấp lánh trên mặt tranh với những gam màu đậm sắc khi
khô là cả một quá trình lao động công phu, tỉ mẫn. Hiện nay, xã hội ngày càng được
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hơn. Để tìm một sân vườn như vậy vốn rất khó bởi đất
được quy hoạch để phục vụ đời sống nhân dân. Vì vậy xem tranh của ông, là sống lại
một ký ức về một làng quê Việt thuần hậu, đằm thắm mà ngây thơ, tinh khiết, chất chứa
hoài niệm trữ tình như chưa hề qua đi, trường tồn vĩnh hằng như một hằng số bản sắc
dân tộc, tinh hoa Á Đông.

Là người nghệ sĩ cống hiến trọn cuộc đời cho nghệ thuật hội họa, Phạm Viết Hồng Lam
đã ghi dấu ấn của mình lên lịch sử mĩ thuật nước nhà trong những tác phẩm làm nên tên
tuổi và định hình nên phong cách nghệ thuật của ông để lại cho đời, cho hội họa.

SAU ĐÂY LÀ NHỮNG CẢM NHẬN, Ý KIẾN CỦA VÀI THÀNH VIÊN VỀ
MÔN NGHỆ THUẬT TRANH LỤA:
- Thanh Nhàn: “Tại sao tên tranh lụa?

Ở Việt nam gọi tranh lụa. Tại sao?

Trong khi người ta thường gọi tranh theo chất liệu màu như: tranh sơn dầu, tranh sơn
mài, tranh sơn khắc… Còn tranh lụa? Cái khác biệt ở đây là tranh được vẽ trên lụa
chứ không vẽ trên giấy, trên gỗ,…

“Nền lụa” là cái gốc, là cơ sở cho sự ra đời của nghệ thuật vẽ tranh lụa. Có thể nói
rằng để có một bức tranh lụa đẹp thì khâu chọn lụa nền cũng phải rất cẩn thận và yêu
cầu sự tỉ mỉ, tinh tế.

Có nhiều loại lụa vẽ, mỗi loại lụa do cách dệt thưa màu khác nhau hoặc sợi lụa to nhỏ
thay đổi tạo ra các thớ lụa khác nhau: mịn màng óng ả hay thô khỏe. Tùy vào từng
loại lụa mà khi vẽ cho những hiệu quả không giống nhau. Nắm vững tính chất của

13
từng loại lụa giúp các họa sĩ có cách xử lí linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất trong tác
phẩm của mình.

Sau chất nền lụa thì màu vẽ cũng là một nguyên liệu không thể thiếu để vẽ tranh lụa.
Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Màu nước có nhiều
loại, có cả loại đóng trong ống thiếc nhỏ, có loại đóng thành viên tròn hoặc vuông
đựng trong những khay nhỏ. Sau này, người ta cũng dựng những họa phẩm đục hơn,
dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu….Các họa sĩ vẽ tranh lụa phải có kiến thức
chuyên sâu về vật liệu và khai thác triệt để độ sáng bóng và sức hấp dẫn của nó.

Bút vẽ có nhiều loại. Tùy theo thói quen, họa sĩ có thể dựng các loại bút khác nhau
và tận dụng mọi khả năng của chúng.Loại bút lông thường dùng để vẽ nét và có thể
vẽ cả những mảng màu.Họa sĩ cũng có thể sử dụng bút vẽ sơn dầu hoặc bột màu,
thậm chí cả những bút đó mũn lụng để cọ những đoạn nhỏ cần sửa chữa làm cho mềm
đi.

Do kĩ thuật vẽ tranh lụa của Việt Nam là “nhuộm lụa”, nghĩa là lụa vẽ xong một lớp
màu rồi lại đem ra rửa nước làm cho cặn màu trôi đi, rồi lại tiếp tục vẽ, lại rửa lụa và
vẽ tiếp cho tới khi đạt độ như ý.Do đó, nhất thiết phải dùng khung để căng lụa trước
khi vẽ. Khung căng lụa không cần quá dầy vì lụa mỏng manh không cần căng mạnh.
Gỗ làm khung căng lụa cần hơi mềm để có thể cắm đinh vào dễ dàng.

Về kỹ thuật vẽ tranh lụa, điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh
lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên nền lụa khô
trong khi quá trình vẽ tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên
mặt lụa.

Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung gỗ. Thông thường, lụa mới được quét một lớp
hồ loăng, người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa.Điểm
mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn người
vẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng trước khi thể
hiện lên lụa. Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét
một cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách thoải mái.Khi vẽ lụa,
người ta thường vẽ từ nhạt đến đậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm
nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻ đẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các
màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnh thoảng, khi màu đó khụ, phải rửa
nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa, sau đó lại vẽ tiếp, lại rửa cho đến khi
màu sắc đạt độ ưng ý, màu ngấm hẳn vào từng thớ lụa, sờ lên trên bề mặt lụa gần như

14
không có màu, thế này các họa sĩ gọi là “nhuộm lụa”. Cũng bởi vẽ lụa kỳ công như
vậy để có một bức tranh thì người hoạ sĩ phải có kỹ thuật cao và mất rất lâu để có thể
hoàn thành nó. Do vậy, chất liệu lụa chỉ dành cho những họa sĩ tính tính cẩn trọng và
kiên trọng.”

- Hải Yến: “Tranh lụa, một dòng tranh đã chẳng còn xa lạ gì với người dân Việt Nam
qua nhiều thế hệ. Có từ rất lâu đời về trước, dòng tranh này đã trở thành một nét đẹp,
giá trị văn hóa riêng của người Việt. Tiếp bước nhiều thế hệ, ngày nay, dòng tranh
này đã có những bước chuyển mình mới để phù hợp với thời đại.

Hơn nữa, tranh thể loại truyền thống thường thể hiện các chủ đề về phong cảnh, tĩnh
vật, thiếu nữ, sinh hoạt miền núi hay làng chài một cách đơn giản,…. Còn trong thời
đại này, tranh lụa đã đa dạng hóa chủ đề của mình. Hình ảnh, hơi thở cuộc sống hiện
đại được các họa sĩ khắc họa trên vải lụa một cách chân thực, tinh tế. Chúng giúp đưa
những tác phẩm tranh dễ dàng chạm vào trái tim của người thưởng thức.

Trong lĩnh vực hội họa, chỉ riêng dòng tranh lụa là được gọi tên theo đặc tính của chất
liệu làm nền tạo nên bức tranh chứ không phải kêu theo chất liệu vẽ lên đó. Hòa cùng
với sự phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, quy trình sáng tạo ra các bức tranh
ngày nay cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Cùng với sự phát triển của nền mỹ thuật, hội họa Việt Nam, tranh lụa đã trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau, thậm chí có lúc thoái trào. Nhưng với tinh thần người
Việt, các thế hệ đi sau đã kế thừa và phát huy giá trị mà các thế hệ cha ông đã để lại.
Các họa sĩ trẻ đã tìm tòi và đưa hơi thở cuộc sống đương đại vào tranh của mình.

Hơn nữa, tranh thể loại truyền thống thường thể hiện các chủ đề về phong cảnh, tĩnh
vật, thiếu nữ, sinh hoạt miền núi hay làng chài một cách đơn giản,…. Còn trong thời
đại này, tranh lụa đã đa dạng hóa chủ đề của mình. Hình ảnh, hơi thở cuộc sống hiện
đại được các họa sĩ khắc họa trên vải lụa một cách chân thực, tinh tế. Chúng giúp đưa
những tác phẩm tranh dễ dàng chạm vào trái tim của người thưởng thức.”

- Hải Lý: “Hội họa là một loại hình nghệ thuật khá cởi mở với mọi người, chỉ cần có
đủ lòng đam mê thì ai cũng có thể xưng danh là họa sĩ. Tuy nhiên đấy lại là vấn đề
gây hấn khiến cho công chúng yêu hội họa thấy khó hiểu, sinh tâm lý coi thường nghệ
thuật hội họa. Lý luận phê bình mỹ thuật với vai trò định hướng thẩm mỹ cho công
chúng, soi sáng con đường cho các họa sĩ để họ vững tâm với chân lý của mình, đồng
thời cũng chỉ rõ sự trá hình của một bộ phận nhỏ đang nương náu trong cái vỏ bọc hội

15
họa. Các nhà lý luận phê bình mỹ thuật đã và đang chỉ ra nhiều cách tiếp cận hội họa
từ góc nhìn xã hội học, văn hóa học, tâm lý học, triết học… và rất nhiều những
phương cách tiếp cận hội họa khác nữa nhưng chắc không bao giờ đủ để giải nghĩa
nghệ thuật hội họa. Đến với thuyết phân tâm học của S.Freud, tìm về những dữ kiện
lịch sử hội họa của nhân loại và một chút ít trải nghiệm của bản thân, tác giả liên
tưởng về một dạng thức sáng tác hội họa với những nguồn cảm hứng khá rõ ràng
nhưng chưa được bàn đến nhiều. Tác giả hy vọng từ vấn đề được trình bày trong bài
viết, người họa sĩ hay nhà phê bình mỹ thuật và kể cả công chúng yêu hội họa có thể
có thêm một cách nhìn trong việc giải mã quy trình sáng tác mà người họa sĩ trải qua.

Trong quá trình sáng tác hội họa, những rung động tình cảm, những nguồn cảm hứng
và biểu hiện của nó bên trong người họa sĩ rất đa dạng. Vì vậy, tác phẩm hội họa
thường chứa đựng những giá trị tinh thần sâu kín của chính tác giả mà công chúng
khó nắm bắt tường tận. Thậm chí, ngay bản thân các vấn đề lý luận nghệ thuật đôi khi
cũng bị gượng gạo và áp đặt khiến cho tác phẩm nghệ thuật được tán dương quá mức
cần thiết. Trong nhiều trường hợp, những bức tranh mà chính tác giả cũng không biết
phải giải thích như thế nào cho người xem tranh, nên có thể hiểu rằng, trong mối quan
hệ giữa họa sĩ với bức họa, đôi lúc người họa sĩ chỉ biết vẽ và gửi gắm tâm hồn mình
cho tác phẩm. Bản thân tác phẩm hội họa bao hàm những ý nghĩa mở, hướng vào
nhóm người đồng tư duy và soi rọi vào tâm tư của người thưởng thức, mang đến
những cảm thụ về mặt tinh thần mà chính người xem tranh đang cần, hoặc đã sẵn có
trong mình.”

- Kim Oanh: “Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình, tranh lụa thường được
nhắc đến ở một số nước ở phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như Trung Quốc,
Nhật Bản và Việt Nam. Với đặc tính thoáng, nhiều ô trống, sợi dai nhưng mềm và
mịn, lụa có độ thấm hút tốt, khó phai và chấp nhận được màu bôi lên nó mà vẫn đem
lại cảm giác mềm mại, trong và sâu.

Vẻ đẹp của chất liệu có trong lụa khác hẳn với các chất liệu có trong sơn mài, sơn dầu
nên trong lĩnh vực hội họa, duy nhất tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu
làm nền tranh chứ không theo chất liệu vẽ lên trên nền đó. Có thể nói, nền lụa là một
trong những chất liệu hội họa đặc thù và độc đáo.

Để có một bức tranh lụa đẹp, bước lựa chọn lụa rất cẩn phải rất cẩn thận và tỉ mỉ. Có
nhiều loại lụa, mỗi loại có các kiểu dệt và kích thước khác nhau của sợi tơ. Nắm vững

16
các đặc điểm của từng loại lụa sẽ giúp những người nghệ nhân có cách xử lý linh hoạt
và hiệu quả nhất trong tác phẩm của mình.

Ngoài chất nền là lụa, màu sắc là chất liệu không thể thiếu để tạo nên một bức tranh
lụa hoàn chỉnh. Các màu thường được sử dụng là màu nước. Trước đây màu sắc
thường được làm từ các sản phẩm tự nhiên, có sẵn và dễ tìm. Ngày nay, nhiều nghệ sĩ
sử dụng các loại màu dày hơn và mờ đục như màu, bột màu, phấn màu để thử trên
lụa. Dù theo phong cách nào, các họa sĩ vẽ tranh lụa phải có kiến thức chuyên sâu về
vật liệu và khai thác triệt để độ sáng bóng và sức hấp dẫn của nó.

Lụa là một vật liệu nhẹ, mỏng nên các nghệ sĩ hầu như không bao giờ sử dụng các
khối nổi của không gian tự nhiên hoặc ít sử dụng đến ánh sáng như cách vẽ của sơn
dầu. Họ tạo ra không gian riêng biệt của họ và không nhờ đến một phối cảnh nào.
Trước khi vẽ, lụa phải được kéo dài vào khung gỗ. Khung không cần phải dày và
chắc như khung được sử dụng để vẽ tranh sơn dầu, vì lụa mỏng manh và không cần
kéo căng. Hầu hết các họa sĩ vẽ tranh lụa thường phác họa kỹ trước khi thể hiện trên
lụa. Khi vẽ, họa sĩ thường vẽ từ màu sáng đến màu tối và sử dụng nhiều lớp màu để
tạo nên vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau một bức tranh lụa. Bằng cách sử dụng màu sắc
đương đại, tranh lụa Việt Nam có một vẻ đẹp bí ẩn vì sự mềm mại, tinh tế, phong
cách và linh hoạt.

Nhờ hội họa tranh lụa, nghệ thuật Việt Nam dần sánh vai với các quốc gia khác. Chủ
đề về tranh lụa bao gồm các chủ đề như cuộc sống hàng ngày của người dân, tranh
chân dung, lịch sử hay phong cảnh đã được trưng bày ở một số triển lãm tranh ở Việt
Nam và nước ngoài từ năm 2006. Qua các triển lãm này, chúng ta có thể thấy rằng
nghệ thuật vẽ tranh lụa vẫn được gìn giữ và quảng bá như một phần quan trọng tất
yếu của nền nghệ thuật hội họa Việt Nam.”

- Diệu Hương: “Tính sáng tạo + chất liệu + đường nét sắc sảo, tạo nên những nét vẽ
mang tính liên tưởng cao và thẩm mĩ, nếu nhìn thoáng qua ta sẽ thấy đây là một bức
tranh nghệch ngoạc khó hiểu, nhưng nếu dừng lại và chiêm ngững nó ta sẽ thấy được
những ý nghĩa mà tác giả gửi gắm vào bức tranh.”

17
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Ý thức và sáng tạo
1. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức 2
2. Sự sáng tạo 7
Chương II: Sự sáng tạo trong lĩnh vực hội họa
1. Phân tích bức tranh “Phân tích bức tranh “Người về cuối rừng” (2010) – Lê Vấn
(1963) 11
2. Phân tích bức tranh “Sân vườn” (1987) – Phạm Viết Hồng Lam (1946)
12
Cảm nhận của các thành viên trong nhóm 13

18
Trên bộ phận của con người thì não bộ chính là bộ phận điều chỉnh, hành vi của con
người. Và ý thức chính là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ
óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả sau quá trình liên kết, hoạt động của não
bộTRƯỜNG ĐẠI
để tạo ra kết quảHỌC DUY
là hành TÂN
vi con người. Chính vì vậy mà một bộ não hoàn thiện và
phát triển đầy đủ sẽ tác động đến ý thức của con người cũng sẽ trở nên phong phú và
CHỦ ĐỀ: SỰ SÁNG TẠO TRONG HỘI HỌA
sâu sắc hơn.P

 CHƯƠNG 1: Ý THỨC VÀ SÁNG TẠO


I. Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức
II. Sự sáng tạo
1. Sáng tạo là gì?
2. Vai trò của sáng tạo trong cuộc sống
 CHƯƠNG 2: SỰ SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC HỘI HỌA
I. Phân tích bức tranh “Người về cuối rừng” (2010) – Lê Vấn (1963)
II. Phân tích bức tranh “Sân vườn” (1987) – Phạm Viết Hồng Lam
(1946)

 Giảng viên hướng dẫn: ĐOÀN


THỊ CẨM VÂN

 Nhóm sinh viên thực hiện :


Nguyễn Ngọc Khánh Quyên
Đỗ Thị Hải Lý
Thanh Nhàn
Kim Oanh
Hải Yến
19
Diệu Hương

You might also like