You are on page 1of 6

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

GIẢNG VIÊN: BÙI THỊ THỦY

NHÓM 1: VẤN ĐỀ Ý THỨC

1. KHÁI NIỆM VỀ Ý THỨC

Để đưa ra được định nghĩa về ý thức con người đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, nó trải
qua những tư tưởng từ thô sơ, sai lệch cho tới những định nghĩa có tính khoa học.

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của
con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng,
ý chí niềm tin,... của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của
tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu
óc của con người.

Theo phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân
làm tám và ý thức là một trong tám phần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng
chỉ là một phần của tâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn.

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định với phạm trù
vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự
cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất.

Theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý
thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua
lại với thế giới khách quan.

Tóm lại, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức,
tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức.

2. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC


2.1. Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt
động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan.
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc,
là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của
loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh
thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn
thương bộ óc.

Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động,
sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con
người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan, thông qua hoạt động của các giác
quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên quá trình phản ánh.

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình
tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm được tái tạo ở dạng vật chất chịu sự tác
động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác động. Những đặc điểm mang thông tin
ấy được gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh và cái được phản ánh không tách rời nhau những
không đồng nhất với nhau. Cái được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản
ánh chỉ là đặc điểm chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó (cái được phản ánh) ở một dạng
vật chất khác (dạng vật chất nhận sự tác động).

Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình
thức. Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa vật chất.

2.2. Nguồn gốc xã hội

Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ óc con người là sự khác biệt về chất so với động vật. Do sự
phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển
của bộ óc người dưới ảnh hưởng của lao động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội.

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào thế giới tự nhiên nhằm thay đổi
giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người
đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Đây cũng là quá
trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát
triển khí quan, phát triển bộ não, ... của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động
vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu,
những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có
thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào bộ
óc người, thông qua hoạt động của bộ não người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức
nói riêng và ý thức nói chung.

Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá
trình lao động.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có
ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.

Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối
quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu
đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn
ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn,
truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao
động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai chất kích thích chủ yếu làm
cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người, khiễn cho tâm lý động vật dần chuyển
hóa thành ý thức.

3. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

Chủ nghĩa duy tâm do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên đã có những quan niệm
rất sai lầm về ý thức nên là chủ nghĩa duy tâm đã cường điệu vai trò của ý thức một cách thái quá
biến nó thành một thực thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất và nguồn gốc sinh ra thế giới vật
chất.

Ngược lại đối với chủ nghĩa duy tâm thì chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai trò
của ý thức. Họ coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất. Hay đơn thuần là một sự phản ánh giản
đơn thụ động của thế giới vật chất tách rời thực tiễn của xã hội phong phú và sinh động. Đây
cũng chính là một quan niệm rất là sai lầm và không cho phép con người có thể hiểu đc bản chất
của ý thức là gì. Nó giống như là một rài cản khiến cta ko thể hiểu đc quan niệm và suy nghĩ ý.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở nhận thức rất đúng đắn của nguồn gốc ra đời của ý thức
và nắm vững thuyết phản ánh đã luận giải một cách khoa học bản chất của ý thức. Vật chất và ý
thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng
giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng.

Bản chất của ý thức chính là những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.

Đối với con người cả ý thức và vật chất đều là những hiện thực, có nghĩa là đều tồn tại thực
nhưng mà cần phân biệt giữa chúng thì đương nhiên sẽ có những sự khác nhau và đối lập nhau.

- Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được
cải biến đi ở trong đó.

- Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Đây là một đặc
tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người vs trình độ phản ánh tâm lý
động vật.

Về động vật đương nhiên không thể gọi là ý thức đc mà chỉ đc gọi là bản năng. Ví dụ ở trong
rừng thì khi đói động vật sẽ có bản năng là đi săn mồi và tìm thức ăn, còn con ng khi đói thì ý
thức của mình sẽ đi chợ nấu ăn.

- Ý thức phản ánh sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem
lại hiệu quả hoạt động thực tiễn.

- Trên cơ sở đó, tư duy trừu tượng đem lại những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực
tiễn chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai” in đậm
dấu ấn của con người.

 SÁNG TẠO LÀ ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC.

Sự phản ánh của ý thức:

+ Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây chính là một quá trình mang
tính chất hai chiều có định hướng và có chọn lọc thông tin cần thiết.
+ Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Đây chính là quá
trình sáng tạo lại hiện thực của ý thức theo nghĩa mã hóa những đối tượng vật chất thành những
ý tưởng tinh thần phi vật chất.

+ Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan tức là quắ trình thực hiện từ hóa
tư duy thông qua những hoạt động thực tiễn. Biến cái quan niệm thành cái thực tại và biến những
cái ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành những vật chất ngoài hiện thực.

- Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên
cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử.

- Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là bộ óc
người; nói cách khác, chit có con người mới có ý thức.

Và loài người xuất hiện là kết quả của những cuộc lịch sử vận động và phát triển lâu dài của thế
giới vật chất. Và cấu trúc hoàn thiện của bộ óc người đây chính là nền tảng vật chất để ý thức
hoạt động và cùng với hoạt động thực tiễn đời sống phong phú tạo ra những cái mạnh mẽ để thúc
đẩy ý thức hình thành và không ngừng phát triển. Và không chỉ có bộ óc của con người hay là
không chỉ có hoạt động thực tiễn của xã hội thì không thể có ý thức. Sáng tạo chính là thuộc tính
đặc trưng là cơ bản nhất; và sức sáng tạo cuả ý thức trong tinh thần hay là sức sáng tạo của con
người trong những thực tiễn lại khác nhau về bản chất nhưng đây chỉ là những cái biểu hiện khác
nhau của năng lực sáng tao mà thôi.

4. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC

- Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản
phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người thì phải
xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan.

- Khẳng định ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng
duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con người cần phải nhận thức và vận
dụng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.

- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác
động, cải tổ thế giới khánh quan, đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực,
thụ động, ỷ lại.

You might also like