You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HỒ CHÍ MINH

Bài thi môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


Học kỳ: 202 năm học: 2020-2021 ngày thi: 4/8/2021 thời gian làm bài: 60’

Điểm: Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Yên

Họ tên, chữ ký cán bộ Ngày sinh: 08/10/2002 mssv: 2015135

chấm: Lớp: l08-c số trang: 6

Bài làm

Đề bài:

Câu hỏi 1: (l.o.1.1), (l.o.1.2) ( 4.0 điểm ) bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy làm rõ nhận
định: ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách
quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử. Nêu dẫn chứng cụ thể.

a. Nguồn gốc của ý thức:

- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: ý thức là bản thể đầu tiên tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân
sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc
của ý thức; coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra. Các nhà duy
vật tầm thường thế kỷ xviii (phôgtơ, ..) Lại cho rằng “óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật”.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: ý thức xuất hiện là kết quả của quá tình tiến hóa lâu
dài của giới tụ nhiên, của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội và lịch sử
của con người

Ý thức có 2 nguồn gốc:

Nguồn gốc tự nhiên: có nguồn gốc từ bộ não con người và thế giới khách quan và quá trình phản
ánh

Tóm lại, sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh

1
thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Nguồn gốc xã hội: từ lao động và ngôn ngữ

Lao động và ngôn ngữ là 2 yếu tố kích thích chủ yếu, làm chuyển biến dần bộ óc của loài
vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người

b. Bản chất cuả ý thức

- Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, nội dung của ý thức do
thế giới khách quan quyết định. Ý thức phản ánh tương đối đúng đắn thế giới khách quan và ý thức
mang bản chất xã hội.

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách: ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di
chuyển” vào trong đầu của con người và được cải biến ở trong đó.

- Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội và phản ánh
ý thức là quá trình thống nhất có 3 mặt

● Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh

● Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần

● Chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan thông qua hoại động thực tiễn để biến

các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Ý thức là hình
thức phản ánh cao nhất riêng có của con người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn
xã hội - lịch sử.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn
xã hội, vì vậy khi thực tiễn thay đỗi thì ý thức cũng thay đổi theo.

c. Kết cấu của ý thức

Các lớp cấu trúc của ý thức bao gồm tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí, …

+ tri thức là toàn bộ sự hiểu biết của con người thu nhận được thông qua hoạt động nhận thức, là kết
quả của quá trình con người nhận thức thể giới.tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.

2
+ tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự nhản ánh tồn tại, là những cung bậc cảm xúc, rung động
của con người khi tác động với thế giới xung quanh.

+ ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả nắng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt
động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt được mục đích đề ra

Tri thức đóng vai trò là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất trong quá trình hình thành và phát triển ý thức
của con người.

Vậy vì sao ý thức được cho là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực
khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử:

Triết học mác lê nin dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học- thần
kinh hiện đại đẫ khẵng định rằng, ý thức chỉ là thuộc tỉnh của vật chất; nhưng không phải của mọi
dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người.
Bộ óc con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tinh vi và phức tạp bao gồm nhiều tỷ tế bào
thần kinh. Các tế bào này có liên hệ với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mối liên
hệ thu nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ
không điều kiện và có điều kiện. Như vậy, bộ óc của con người phải có các hoạt động chức năng
sinh lý, thần kinh bình thường, có khả năng phản ánh thế giới khách quan,khi con người tác động
với thế giới sẽ trở thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Sự ra đời, hình thành và phát triểên của ý
thức gắn liền với hoạt động phản ánh của con người. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một
hệ thống vật chất này ở hệ thông vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Lý thuyết
phản ánh đã hệ thống hóa các hình thức phản ánh của thế giới vật chất, các dạng vật chất phát triển
càng cao, thì hình thức phản ánh càng phức tạp, phong phsu và đa dạng. Có thể chia các hình thức
phản ánh cơ bản như:

- Phản ánh vật lí, hóa học


- Phản ánh sinh học
- Phản ánh tâm lí
- Phản ánh sáng tạo

Chú ý nhất khâu trung gian giữa phản ảnh sinh học và phản ánh tâm lý là phản xạ không điều kiện,
biểu hiện ra tính cảm ứng.

3
Vì vậy ý thức là chính hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan
trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử, là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người, là sự phản
ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người

Tóm lại, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc con người có năng lực phản ánh thế giới khách
quan là nguồn gốc của tự nhiên của ý thức.

Dẫn chứng cụ thể:

Vấn đề "trí tuệ nhân tạo ai” (tiếng anh: artfficial lirtelligence)

Cùng với sự phát triển của khoa học, ý thức của con người ngày cản xâm nhập vảo tầng sâu
của thể giới hiện thực bằng cách phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo ai, gần nhận thức với cải
tạo thế giới. Một trong những sáng tạo đó là con người ngày cảng sáng tạo ra các thế hệ "người máy
thông minh" cao cấp hơn giúp cho con người khắc phục được nhiều mặt hạn chế của mình, từ đó,
khẳng định vai trò quan trọng của ý thức của con người trong đời sống hiện thực. Để con người luôn
làm chủ trí tuệ nhân tạo cần có chiến lược quan tâm, chăm lo phát triển con người toàn diện cả về
thể chất và tinh thân. Đặc biệt, quan tâm bồi dưỡng thể hệ trẻ có kiến thức, nắm vững khoa học -
công nghệ hiện đại, có tình cảm cách mạng trong sáng, ý chí vươn lên xây dựng đất nước giàu mạnh.

Ý thức con người và máy tính là hai quá trình khác nhau về bản chất. Mặc dù khoa học và kĩ
thuật có phát triển và hiện đại đến đâu thì nó cũng không thể thay thế con người được. Đó là một quá
trình vật lí và là do con người tạo ra.

Câu hỏi 2: (l.o.1.2), (l.o.2.3) ( 3.0 điểm ) anh/chị hãy nêu những yếu tố cơ bản trong kết cấu của ý
thức theo quan điểm của triết học mác - lênin. Qua đó, làm rõ điểm khác biệt giữa con người và
người máy thông minh. Nêu dẫn chứng cụ thể.

Những yếu tố cơ bản trong kết cấu của ý thức theo quan điểm của triết học mác – lênin

● Các lớp cấu trúc của ý thức bao gồm tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí, …

● Tri thức là toàn bộ sự hiểu biết của con người thu nhận được thông qua hoạt động nhận thức,

là kết quả của quá trình con người nhận thức thể giới.tri thức là phương thức tồn tại của ý
thức.

4
● Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự nhản ánh tồn tại, là những cung bậc cảm xúc, rung

động của con người khi tác động với thế giới xung quanh.

● Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả nắng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào

hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại đạt được mục đích đề ra

Tri thức đóng vai trò là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất trong quá trình hình thành và phát triển ý thức
của con người.

Các cấp độ của ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức và vô thức.

● Tự ý thức là ý thức của chính bản thân con người về mối quan hệ của con người với thể giới.

● Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.

● Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài phạm vi của

lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.

Điểm khác biệt giữa con người và người máy thông minh

- Trí tuệ nhân tạo (người máy thông minh)

● Trí tuệ nhân tạo là sự nghiên cứu và thiết kế của những tác nhân thông minh (intelligent

agent). Những tác nhân thông minh này có khả năng phân tích môi trường và tạo ra hành
động nhằm tối ưu hóa thành công.

● Nghiên cứu ai sẽ sử dụng các công cụ và cần hiểu biết từ nhiều lĩnh vực gồm khoa học máy

tính, tâm lý học, triết học, khoa học thần kinh, khoa học nhận thức, ngôn ngữ học, nghiên cứu
hoạt động, kinh tế, lý thuyết điều khiển (control theory), xác suất, tối ưu hóa và logic.

● Nghiên cứu ai cũng bao gồm các tác vụ như điều khiển hệ thống, lên lịch trình, khai thác dữ

liệu, nhận dạng giọng nói, logistic, nhận diện khuôn mặt và nhiều thứ khác nữa.
- Trí tuệ con người (con người)

5
● Trí tuệ con người được định nghĩa là trí tuệ được tạo thành từ kinh nghiệm trong quá khứ,

thích nghi với các tình huống mới, xử lý các ý tưởng trừu tượng và có khả năng thay đổi môi
trường nhờ kiến thức đã học được.

● Trí tuệ con người có thể tạo ra nhiều loại thông tin. Nó có thể cung cấp thông tin quan sát

trong lúc đi du lịch hoặc tại sự kiện khác từ những du khách, người tị nạn, tù binh,…

● Trí tuệ con người cũng có thể cung cấp dữ liệu về một lĩnh vực khác. Cuối cùng, trí tuệ con

người có thể cung cấp thông tin về mối quan hệ và các mạng lưới mà con người quan tâm.
Những yếu tố chính phân biệt con người và người máy thông minh
● Bản chất của sự tồn tại

Trí tuệ con người xoay quanh việc thích nghi với môi trường bằng cách kết hợp một số quá trình
nhận thức.
Trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc thiết kế các máy móc có thể bắt chước hành vi của con người.
● Sử dụng bộ nhớ

Con người sử dụng ghi nhớ nội dung và vùng suy nghĩ, robot sử dụng các hướng dẫn tích hợp, được
thiết kế bởi con người.
● Cách thức sáng tạo

Trí tuệ con người sáng tạo hơn trí tuệ nhân tạo. Dù trí tuệ con người đã tạo ra trí tuệ nhân tạo nhưng
vẫn chưa thể tạo ra một trí tuệ vượt trội.
● Quá trình học tập

Trí tuệ con người dựa trên những trải nghiệm trong cuộc sống, những phản ứng mà họ nhận được có
thể dẫn đến hàng triệu kỹ năng khác nhau. Nhưng với trí tuệ nhân tạo, đào tạo một nhiệm vụ cụ thể
là không dễ dàng.
● Thống lĩnh

6
Trí tuệ nhân tạo có thể đánh bại trí tuệ con người trong một số trò chơi cụ thể như cờ vua. Siêu máy
tính đã đánh bại người chơi do lưu trữ các động tác của tất cả người chơi và có thể nghĩ trước 10
bước nhưng không thể lưu trữ và truy xuất số lần di chuyển đó trong cờ vua.
● Điểm lưu ý

Tốc độ thay đổi công nghệ giúp mọi người có khả năng tính toán và có kiến thức khoa học để tạo ra
agi trong vài thập kỷ tới.
Có agi sẽ có lợi cho nhân loại. Ví dụ, nó có thể cho phép con người giảm thiểu các vấn đề toàn cầu
như biến đổi khí hậu.
Nó cũng có thể dẫn đến sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động
Máy móc thông minh và siêu thông minh sẽ là tương lai của nhân loại.
Tóm lại là …
Trí tuệ con người xoay quanh việc thích nghi với môi trường bằng sự kết hợp với một số quá trình
nhận thức. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc thiết kế các máy móc có thể bắt chước hành
vi của con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ai có thể tiến xa đến mức thực hiện ai yếu, chứ
không phải là ai mạnh. Trên thực tế, một số người tin rằng ai mạnh là điều không thể do sự khác biệt
giữa não người và máy tính. Vì vậy, tại thời điểm này, khả năng đơn thuần bắt chước hành vi của
con người được coi là trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ giúp cuộc sống chúng ta trở nên thuận tiện hơn
và thậm chí buộc con người phải phát triển các kỹ năng. Có lẽ sẽ không bao giờ chuyện máy móc có
thể thay thế hoàn toàn con người.
Ý thức con người và máy tính là hai quá trình khác nhau về bản chất. Mặc dù khoa học
và kĩ thuật có phát triển và hiện đại đến đâu thì nó cũng không thể thay thế con người được.
Đó là một quá trình vật lí và là do con người tạo ra.

Câu hỏi 3: (l.o.1.1), (l.o.1.2) ( 3.0 điểm ) từ việc nghiên cứu bản chất của ý thức, anh/chị hãy liên
hệ tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ? Nêu dẫn chứng
cụ thể.

Trong công cuộc hội nhập và đua tranh toàn cầu của người việt nam, có lẽ điều mà chúng ta cần hội
nhập đầu tiên và mạnh mẽ nhất, đó là hội nhập về tri thức. Và trong công cuộc hội nhập về tri thức
ấy, một trong những lĩnh vực cần phải hội nhập đó là hoạt động nghiên cứ khoa học của sinh viên.

7
Thực tiễn cho thấy, muốn có một nước việt nam mới, một nước việt nam thịnh vượng và văn minh,
thì phải có những con người việt nam mới, những con người được nuôi dưỡng tâm hồn, được khai
sáng trí tuệ và rèn luyện thể chất tốt.

Đối với sinh viên đại học Bách Khoa, sự sáng tạo đặc trưng bởi sự khả năng tư duy sâu sắc, năng lực
trí tuệ cao, vốn kiến thức về môi trường xã hội rộng. Sinh viên rất quan tâm đến việc phát triển các
kĩ năng, cách ứng xử mới, mong muốn thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, chuẩn bị
sẵn sàng đối diện với xã hội. Đây là thời kỳ có nhiều biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị
xã hội. Sự trưởng thành về mặt xã hội cùng với nỗ lực, sự kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai cho
thấy nhu cầu và khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao. Do đó, hiệu quả phát ý thức cho
sinh viên có điều kiện thực hiện tốt.

Xây dựng và triển khai mô hình “công dân học tập” phải làm cho việc học trở thành nhu cầu, hứng
thú, giá trị của mỗi công dân, tạo nên động cơ học tập đúng đắn của người học. Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho mọi người dân về ý nghĩa của việc học tập, của việc học tập thường xuyên, suốt
đời đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, nếu mỗi người chỉ dừng lại ở việc
nhận thức không thôi thì chưa đủ mà còn phải biến nhận thức thành hành động học tập cụ thể. Hệ
thống nhà trường nói chung, các trường đại học nói riêng phải phát triển cho người học nhu cầu
nhận thức, người học cần nắm được phương pháp, kỹ năng tự học. Trong một xã hội bùng nổ thông
tin, tri thức tăng lên theo cấp số nhân, mỗi cá nhân phải biết cách tự tìm kiếm, lựa chọn, tiếp thu
những kiến thức cần thiết cho mình. Năng lực tự học, tự nghiên cứu và kỹ năng sống nói chung, phải
được tích lũy trong quá trình học tập, chứ không phải được hình thành tách biệt. Điều muốn nhấn
mạnh ở đây là, trong việc xây dựng và triển khai mô hình “công dân học tập”, việc huấn luyện
phương pháp, kỹ năng tự học và phát triển nhu cầu nhận thức cho người học là một điều kiện cần
thiết.

You might also like