You are on page 1of 17

CHỦ ĐỀ 2: CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Chủ đề: Cơ sở lý luận của bài học phát huy tính năng động chủ quan. Vận dụng
bài học này vào việc phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học của sinh
viên hiện nay.

Chương 1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ Ý THỨC VÀ


VAI TRÒ CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI VẬT CHẤT

1.1. Quan niệm về nguồn gốc, bản chất của ý thức

1.1.1. Quan điểm trước Mác về nguồn gốc, bản chất của ý thức (Khuất Cẩm Thư
+ Nguyễn Kiều Trang)

1.1.1.1. Nguồn gốc của ý thức:.

a. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:


Khi lý giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng, ý
thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối
sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm
tuyệt đối” là bản thế, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực. Ý thức của con người
là chỉ sự “hồi tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm
giác là tồn tại duy nhất, “tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức của
con người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ
không phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá
nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài.
b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình:
- Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình
phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế giới hiện
thực để lý giải nguồn gốc của ý thức. tuy nhiên, do trình độ phát triển khoa học của
thời đại đó còn nhiều hạn chế và bị phương pháp siêu hình chi phối nên những
quan niệm về ý thức còn mắc nhiều sai lầm.
- Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý thức
cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra. Theo họ, có chăng
sự khác nhau giữa các giống, loài chỉ là ở cấp độ biểu hiện ra bề ngoài bằng ngôn
ngữ hay không mà thôi.

Tham khảo: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/triet-


hoc-mac-lenin/co-so-ly-luan-cua-bai-hoc-phat-huy-tinh-nang-dong-chu-quan-va-van-
dung-bai-hoc-nay-vao-viec-phat-huy-nhan-to-chu-quan-trong-hoat-dong-tu-hoc-cua-
sinh-vien-hien-nay/67399653?fbclid=IwAR1vo72pRSQ-w1m-
mZ2ZxddIndxIOqhvidrftDiKirjfUwa34O1IoyRiCIk

1.1.1.2. Bản chất của ý thức:

a, Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm :


Về chủ nghĩa duy tâm – nó cho rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định giới tự
nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức. Chủ Nghĩa duy
tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con
người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của
cá nhân, của chủ thể.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức,nhưng
đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có trước và tồn tại
độc lập với con người, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó
thường được mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh
thần tuyệt đối hay lý tính thế giới.
Do không hiểu được nguồn gốc ra đời của ý thức nên chủ nghĩa duy tâm đã có những
quan niệm sai lầm về bản chất của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm đã cường điệu hóa vai
trò của ý thức một cách thái quá, trừu tượng tới mức thoát ly đời sống hiện thực, biến
nó thành một thực thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất và nguồn gốc sinh ra thế giới
vật chất
b, Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình :
Chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai trò của ý thức. Họ coi ý
thức cũng chỉ là một dạng vật chất; hoặc coi ý thức chỉ là sự phản ánh giản đơn, thụ
động về thế giới vật chất, tách rời thực tiễn xã hội rất phong phú, sinh động. Những
quan niệm sai lầm đó đã không cho phép con người hiểu được bản chất của ý thức,
cũng như biện chứng của quá trình phản ánh ý thức.

( Tham khảo :
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/triet-hoc-mac-
lenin/co-so-ly-luan-cua-bai-hoc-phat-huy-tinh-nang-dong-chu-quan-va-van-dung-bai-
hoc-nay-vao-viec-phat-huy-nhan-to-chu-quan-trong-hoat-dong-tu-hoc-cua-sinh-vien-
hien-nay/67399653 )
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý
thức (Bùi Huyền Trang + Lê Nguyễn Thu Trang)

1.1.2.1. Nguồn gốc về quan điểm duy vật biện chứng của ý thức:

1.1.2.1.1 Nguồn gốc tự nhiên

Bộ óc người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người và thế giới khách
quan; thế giới khách quan tác động đến bộ óc, tạo ra khả năng hình thành ý thức của
con người về thế giới khách quan.

"Bộ óc của con người": Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là
bộ óc người, là chức năng và kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc.

"Mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan": thế giới khách quan được
phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình
thành nên ý thức.

"Phản ánh": Là thuộc tính vốn có ở mọi dạng vật chất. Kết quả của phản ánh phụ
thuộc vào cả hai vật: Vật tác động và vật nhận tác động. Vật tác động là cái được phản
ánh, vật nhận tác động là cái phản ánh.

- Có 4 hình thức phản ánh:


+ Phản ánh vật lí hóa học: là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh.
Phản ánh vật lý, hoá học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hoá (thay đổi
kết cấu, vị trí, tính chất lý – hoá qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) khi
có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản
ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác
động.

+ Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên
hữu sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản
ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính
kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi
chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc, khi
nhận sự tác động trong môi trường sống.

-Phản ánh tâm lý: là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến trình độ có
hệ thần kinh trung ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối
với những tác động của môi trường sống.
-Phản ứng sáng tạo: Hình thức phản ánh cao nhất, chỉ được thực hiện ở dạng vật chất
phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh của bộ óc người là
tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát
hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh này gọi là ý thức.

1.1.2.1.2. Nguồn gốc xã hội


Nguồn gốc xã hội bao gồm lao động và ngôn ngữ

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó
bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với
giới tự nhiên. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan
làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận
động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà con người có thể quan
sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, tác động vào
bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả năng hình thành
nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
Làm thay đổi cấu trúc cơ thể con người (dáng đi thẳng, giải phóng hai tay, phát triển
khí quản, não)

Vai trò của lao động:


- Hoàn thiện cấu trúc cơ thể con người
- Phát triển các giác quan con người
- Ngôn ngữ ra đời và hoàn thiện
- Các sự vật, hiện tượng bộc lộ các thuộc tính

Ví Dụ: Con người chặt cây lấy gỗ để xây nhà, dùng làm nguyên liệu đốt

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức,
không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.

Ví Dụ: Con người giao tiếp, nói chuyện, trao đổi với nhau hằng ngày bằng ngôn ngữ.

Nguồn Tham khảo: https://hocluat.vn/quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-


ve-nguon-goc-va-ban-chat-cua-y-thuc/

1.1.2.2. Bản chất của ý thức trong quan điểm duy vật biện chứng

- Định nghĩa: Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động sáng tạo.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là nội dung mà ý thức
phản ánh là khách quan còn hình thức phản ánh là chủ quan. Kết quả phản ánh của ý
thức tùy thuộc vào đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử, phẩm chất năng lực, kinh
nghiệm.

Ví dụ: Đứng trước một quan điểm, chúng ta có những suy nghĩ khác nhau, không
giống nhau hoàn toàn, sự đồng tình hay không đồng tình tùy thuộc vào tư duy mỗi
người.

- Ý thức có đặc tính tích cực sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Sáng tạo là
đặc trưng bản chất nhất của ý thức.

Ví dụ: Các công trình kiến trúc vĩ đại được sinh ra từ sự sáng tạo của con người,
chẳng hạn như cây cầu bàn tay khổng lồ - Cầu Vàng - "Cây cầu đẹp nghẹt thở như
bước ra từ phim Chúa tể những chiếc nhẫn", qua những điều kiện hiện thực vốn có
con người đã tạo ra những cái chưa từng có ở hiện thực, để phục vụ cho nhu cầu phát
triển của du lịch Việt Nam.

- Ý thức là kết quả của một quá trình phản ánh có định hướng có mục đích.

Ví dụ: Chiến lược marketing là phản ánh của ý thức về những nhu cầu cần thiết trong
marketing có phương pháp và cách triển khai để đạt được mục tiêu gắn kết khách
hàng với nhà sản xuất nhằm giữ chân khách hàng và kéo thêm nhiều khách hàng mới.

- Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội được hình thành và phát triển
gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội.

Ví dụ: Trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông tin
về mặt trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khai phá ra những thông tin
mới và loại bỏ những thông tin sai lầm về mặt trăng.

- Sự phản ánh của ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:

+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là quá trình mang tính
hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.

+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là
quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất
thành các đối tượng tinh thần phi vật chất.

+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan (đó là quá trình hiện thực hóa tư
tưởng).
Như vậy, qua nghiên cứu về bản chất, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của óc
người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử.

Nguồn: Phân tích Quan điểm Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng về Nguồn
Gốc và Bản Chất Của ý thức - câu 7. (n.d.). Studocu.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi/
triet-hoc-mac-lenin/phan-tich-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-
chung-ve-nguon-goc-va-ban-chat-cua-y-thuc/46129593

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức đối với
vật chất (Nguyễn Anh Thư + Tạ Thị Quỳnh Trang)

1.2.1. Ý thức tác động trở lại thế giới vật chất:

- Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh
ra, nhưng khi ra đời thì có “đời sống” riêng, có quy luật vận động phát triển riêng,
không lệ thuộc máy móc vào vật chất. Ý thức có tính độc lập tương đối và trong mối
quan hệ với vật chất thì ý thức hoàn toàn có thể tác động trở lại đối với vật chất thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng thì “ý thức có sự tác động trở lại vật chất”: Sự tác động của ý thức đối với
vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ vào các hoạt động
thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí
còn tạo ra những "sản phẩm tự nhiên khác" phục vụ cho hoạt động cuộc sống của con
người. Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy
luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng
lợi mục tiêu đã xác định. Còn tự bản thân ý thức thì không thể biến đổi được hiện
thực. Và ý thức thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.

- Ví dụ: Con người trong thời kỳ CN 4.0 – xã hội thông tin đã mong muốn, mơ ước
vượt lên trên thành tựu thời đại để dự định về 1 thời kì 5.0 xã hội siêu thông tin ( máy
móc, vi máy tính vượt trội, đỉnh cao của mọi thời kỳ ). Đó là sự vượt trội của nhận
thức loài người. Nhưng trong một diễn biến khác về sự song hành chậm hơn của ý
thức ta lại thấy mặc dù chế độ pk đã được xóa bỏ từ rất lâu nhưng tư tưởng “Trọng
nam khinh nữ” vẫn tồn tại ở đâu đó trong xã hội.

- Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:

+ Tích cực: Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm
cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các
quy luật khách quan và cải tạo được thế giới. Ý thức có thể trở thành động lực
thúc đẩy vật chất phát triển.
+ Tiêu cực: Nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách
quan, đi ngược lại các quy luật thì sẽ có tác động tiêu cực đối với hoạt động
thực tiễn. Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất
khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách
quan của vật chất. Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý
thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tế của con
người đúng hay sai, thành công hay thất bại

1.2.2.Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.

- Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện hoàn cảnh vật
chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống con người. Còn
tự bản thân ý thức thì không thể biến đổi được hiện thực. Bởi vì ý thức chính là ý thức
của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, con người dựa trên những hiểu
biết, những tri thức, những quy luật về thế giới khách quan từ đó đề ra mục tiêu,
phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương
pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình. Và ý
thức tiến bộ, cách mạng khi tham gia vào quần chúng nhân dân trở lên đặc biệt quan
trọng và có vai trò to lớn.

1.2.3.Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

- Ý thức chính là lăng kính phản ánh hiện thực, vật chất, nó chỉ đạo hoạt động, hành
động của con người, quyết định tính đúng sai của hành động đó.

- Tính năng động đó của ý thức đem lại cho giới vật chất 2 chiều tác động:

+ Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực, nó có để dự báo thậm chí là tiên đoán
chính xác , đưa ra những lý luận định hướng đúng đắn => Từ đó thúc đẩy thế
giới vật chất phát triển và chỉ đạo hoạt động thực tiễn hành động
+ Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực thì nó sẽ biến
những hành động của con người trở nên vô nghĩa, xấu xa và thậm chí dẫn tới
kìm hãm sự phát triển của cả xã hội.

1.2.4.Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời
đại ngày nay

- Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời
đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Tuy nhiên, tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể
vượt quá những quy định của những tiền đề vật chất đã xác định. Ý thức phải dựa vào
các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hành động. Nếu quên
điều đó chúng ta sẽ rơi vào “vũng bùn” của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí,
phiêu liêu và không tránh khỏi những hoạt động trong thực tiễn.

- Ví dụ: Cơ thể người, những gì có thể cầm nắm và di chuyển cũng chỉ có hai chân và
hai tay. Dù sáng tạo hay năng động đến đâu ta cũng ko thể ép con người bay bằng tứ
chi đó cả. muốn bay thì ta buộc phải sáng tạo ra phương tiện, công cụ hỗ trợ. Tất cả
phải dựa vào điều kiện khách quan từ môi trường Trái đất và năng lực của loài người
*Nguồn: - _ - - - -https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-
hoc-xa-hoi-va-nhan-van/triet/y-thuc-co-tinh-doc-lap-tuong-doi-va-tac-dong-tro-lai-
vat-chat-12/20226081

-Giáo trình Triết học Mác - Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị) NXB Chính trị Quốc gia sự thật.

Chương 2. VẬN DỤNG VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên hiện nay (Hoàng Chí Tiên)

2.1.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học

Theo kết quả khảo sát nội dung Đánh giá tầm quan trọng của tự học đối với Sinh viên
trong đợt khảo sát việc tự học năm 2023 tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành bởi
phòng Đảm bảo chất lượng cho thấy: khoảng 70 - 80% sinh viên cho rằng tự học là rất
quan trọng hoặc quan trọng. Ngược lại chỉ có 5 – 10% thấy tự học không quan trọng
(phần còn lại trả lời ở mức trung dung).

Một cuộc khảo sát khác của Viện nghiên cứu Sư phạm trường Đại học Sư phạm Hà
Nội trên mẫu 350 sinh viên thuộc các khoa khác nhau của trường có kết quả như sau:

TT Mức độ Năm thứ nhất (200) Năm thứ hai (150)

Số lượng (%) Số lượng (%)

1 Rất quan trọng 20 10,0 35 23,3

2 Quan trọng 121 60,5 94 62,6

3 Không quan trọng 59 29,5 21 4,0

Bảng 2.1.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học.

Phân tích kết quả có thể thấy: tuy có sự khác biệt giữa ý kiến sinh viên năm 1 và 2
nhưng đa phần sinh viên nhận thức được tự học là quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn
đối với kết quá trong quá trình học tập của sinh viên.

2.1.2. Thực trạng việc lập kế hoạch tự học của sinh viên.

Cũng theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Sư phạm trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, ta có kết quả tình trạng việc lập kế hoạch tự học của các sinh viên như sau:
Mức độ

TT Loại kế hoạch
Có Lúc có, lúc không Không

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)

1 Theo năm học 50 25 70 35 80 40

2 Theo học kỳ 65 32,5 85 42,5 50 25

3 Theo tháng 80 40 100 50 20 10

4 Theo tuần 120 60 70 35 10 5

5 Theo môn học 135 67,5 60 30 5 2,5

Bảng 2.1.2.1: Tình trạng việc lập kế hoạch tự học của sinh viên.

Rõ ràng các sinh viên thường không chọn lập kế hoạch tự học dài hạn với 40% sinh
viên không lập “kế hoạch theo năm học” mà thường chọn thời gian gần hơn như theo
học kỳ, theo tháng hoặc theo môn học. Có thể thấy việc đào tạo theo phương thức tín
chỉ với số buổi học giới hạn 10-15 buổi có ảnh hưởng khá nhiều đến việc lập kế hoạch
của sinh viên.

Khi được đề nghị liệt kê 2 hành vi mà bản thân sinh viên thấy cần sửa đổi nhất, các
câu trả lời phần lớn sẽ như sau:

- Hành vi thứ nhất: Không xác định chi tiết kế hoạch và mục tiêu học tập. Đa số đều
học “đến đâu hay đến đó” chứ không có định hướng chính xác về môn học này có liên
quan gì đến nghề nghiệp tương lai của bản thân.

- Hành vi thứ hai: Trì hoãn hoàn thành những việc liên quan đến học tập chuyên môn.
Các sinh viên hầu như “nước đến chân mới nhảy” nên thường có kết quả học tập
không như mong muốn.

Khi được hỏi về phương pháp học tập, phần lớn sinh viên trong mẫu nghiên cứu có
đáp án như sau:

- Đặt mục tiêu cho môn học (đạt điểm giỏi, khá,…), nhưng lại không lập kế hoạch cụ
thể để thực hiện mà chỉ suy nghĩ chung chung.

- Học theo thời khóa biểu, học lần lượt theo môn học và bài tập giảng viên giao chứ
không có kế hoạch tự học của bản thân.
- Chỉ thực sự học lúc sắp thi, thức đêm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Sau kì thi
nhiều khi kết quả không tốt hoặc phải học lại.

Những câu trả lời thể hiện rõ tính không hiệu quả của hoạt động tự học ở sinh viên,
đặc biệt là trong kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian tự học.

Về kỹ năng lập kế hoạch, hầu hết sinh viên chưa biết lập kế hoạch đúng chuẩn, thể
hiện rõ ràng mục tiêu đặt ra và tính khả thi hoàn thành các mục tiêu đó. Ngoài ra, sinh
viên chưa biết vận dụng các yếu tố thúc đẩy tâm lý như hình vẽ, màu sắc, họa tiết,...
nên các bản kế hoạch thường đơn điệu và cứng nhắc.

Về kỹ năng quản lý thời gian, hầu hết người tham gia nghiên cứu đều thiếu chủ động
trong hoạt động tự học, thể hiện ở việc quản lý, sắp xếp thời gian tự học một cách
chưa hiệu quả.

Khi được hỏi các điều mà sinh viên chưa hài lòng trong kỳ nghỉ, các câu trả lời thu
được sắp xếp theo tần suất lặp lại như sau:

- Kết quả học tập kém hơn mong đợi do không đủ thời gian học tập.

- Không hoàn thành dự định vì không có thời gian (học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,
kỹ năng mềm, …).

- Không phụ giúp người thân được gì vì không bố trí được thời gian.

- Ít giao lưu bạn bè vì bị bận học.

Nhìn chung các câu trả lời được đưa ra đều có nguyên nhân là thời gian không đủ. Lý
do chủ yếu được sinh viên liệt kê ra là do đã lãng phí thời gian theo những cách khác
nhau như: ngủ, lên mạng, chơi game, xem phim, lượn phố…

Dưới đây là ý kiến của sinh viên về thời gian tự học hàng ngày của bản thân:

Thời gian tự học Mức độ thực hiện (N = 350)

Số lượng (%)

Trên 6 giờ/ ngày 12 3,4

5 - 6 giờ/ ngày 20 5,7

3 - 4 giờ/ ngày 43 12,3

1 - 2 giờ/ ngày 125 35,7


Không biết/Không để ý 150 42,8

Bảng 2.1.2.2: Thời gian tự học hàng ngày của sinh viên.

Chỉ rất ít sinh viên học từ 5 – 6 giờ/ngày hoặc trên 6 giờ/ngày (không đến 10%), một
phần nhỏ học 3-4 giờ/ngày, còn phần đông là 1 - 2 giờ/ngày hoặc không quan tâm đến
thời gian bản thân sử dụng cho việc tự học (chiếm tới hơn 75%), có thể thấy ngoài
thời gian học tập trên lớp, các sinh viên không thường chú trọng thời gian cho việc tự
học.

Điều này thể hiện dù sinh viên có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tự học
nhưng bởi chưa có đầy đủ khả năng lập kế hoạch cũng như kỹ năng quản lý thời gian
đúng mức nên hiệu quả của việc tự học là không tốt.

2.1.3. Thực trạng quá trình tự học của sinh viên

a, Về hình thức tự học:

Khảo sát nội dung Hình thức tự học mà sinh viên thường dùng trong đợt khảo sát việc
tự học năm 2023 tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành bởi phòng Đảm bảo chất
lượng có kết quả như sau:

40% sinh viên đồng ý rằng thời gian họ dành cho việc học phần lớn là lên lớp, tức học
với sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên.

20% sinh viên chọn tự học qua tài liệu có sẵn của các môn học.

15% sinh viên sử dụng hình thức tự học theo nhóm.

10% sinh viên tự tìm hiểu kiến thức theo sở thích.

10% sinh viên tự học không cần sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên ở tất cả môn
học.

5% sinh viên còn lại học các hình thức riêng của từng người, không đáng kể.

Kết quả khảo sát trên cho thấy:

Đa phần Sinh viên hiện nay vẫn học theo hình thức truyền thống là học tập trên lớp
dưới sự kèm cặp của Giảng viên.

Tùy vậy, đã có một số lượng Sinh viên hiện nay chủ động trong tự học của mình, học
theo sở thích cá nhân, học không có sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên.
b, Về mục đích tự học:

Cũng trong đợt khảo sát trên, theo tiêu chí mục đích tự học, Phòng đảm bảo chất
lượng trường Đại học Nguyễn Tất Thành có kết quả như sau:

Lượng sinh viên tự học để tìm hiểu kiến thức chưa biết cao nhất, chiếm tới 35%.

Lượng sinh viên tự học để ôn tập kiến thức đã học chiếm 26%.

Lượng sinh viên tự học để học lại kiến thức đã học nhưng chưa hiểu chiếm 25%.

Lượng sinh viên tự học để nâng cao kiến thức đã học ít hơn, chiếm 13%.

Lượng sinh viên tự học nhằm mục đích khác không đáng kể, chiếm 1%.

Có thể thấy có tới hơn 1/3 sinh viên đã chủ động học tập, thu thập kiến thức mới, tuy
nhiên với 1/4 sinh viên vẫn chưa hiểu hết kiến thức trên lớp, tức là các sinh viên
không đủ thời gian học tập hoặc xao nhãng bài giảng ngay cả khi trên giảng đường.

c, Về nội dung tự học:

Theo kết quả cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu Sư phạm trường Đại học Sư phạm
Hà Nội trên mẫu 200 sinh viên năm nhất thuộc các khoa khác nhau của trường có kết
quả như sau (có thể chọn nhiều nội dung):

STT Các nội dung Số lượng (%)

1 Theo trình tự bài học trên lớp 113 56,5

2 Theo câu hỏi trong giáo trình 57 28,5

3 Theo nội dung ôn tập, thi 200 100

4 Theo sự định hướng của giảng viên 200 100

5 Theo ý thích cá nhân 60 30,0

Bảng 2.1.3: Nội dung tự học của sinh viên.

Qua bảng số liệu trên, nội dung tự học của sinh viên vẫn hạn chế theo giảng viên và
chương trình học tập, thi cử, khi được hỏi, các sinh viên cho rằng do giảng viên ít
hướng dẫn cách thức xây dựng nội dung tự học, chủ yếu là giảng dạy những kiến thức
của giáo trình, ít đi ra bên ngoài.

d, Về phương pháp tự học:


Trong cùng cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu Sư phạm trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, phân tích chi tiết thì các biểu hiện cụ thể khi nghiên cứu tài liệu học tập của sinh
viên là khá đa dạng, gồm:

- Đọc giáo trình, tài liệu liên quan đến bài học trước và sau khi lên lớp;

- Đọc tài liệu theo yêu cầu của giảng viên;

- Tìm kiếm tài liệu cần thiết;

- Làm đề cương sau buổi học;

- Thảo luận nhóm;

- Trao đổi với bạn bè và giảng viên;

- Vận dụng lý thuyết giải bài tập, thực hành, làm việc;

- Học theo ý thích cá nhân.

Nhìn chung, việc tự học của sinh viên vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin và
chương trình sẵn có. Việc chủ động tìm kiếm các tài liệu liên quan đến nội dung môn
học ở sinh viên thường tập trung ở những bạn sinh viên ưu tú. Hoạt động thảo luận tổ
nhóm được tiến hành song cũng không nhiều.

d, Về địa điểm tự học:

Trong đợt khảo sát tình hình học tập hàng năm, theo tiêu chí địa điểm tự học, Phòng
đảm bảo chất lượng trường Đại học Nguyễn Tất Thành có kết quả như sau:

60% sinh viên tự học tại nhà.

20% sinh viên tự học tại thư viện trường.

10% sinh viên học tại nhà bạn, nơi làm thêm,…

Dưới 3% sinh viên học tại các hàng quán coffee, trà sữa,…

Như vậy, hầu hết sinh viên học tại những nơi quen thuộc và có sẵn nguồn kiến thức
như ở nhà hoặc thư viện (khoảng 80%), một số ít học tại những nơi thuận tiện và thoải
mái hơn (khoảng 20%).

e, Về thời gian tự học:

Mục này được tổng hợp từ các sinh viên cả mới và cũ theo năm nhập học, Phòng đảm
bảo chất lượng trường Đại học Nguyễn Tất Thành rút ra kết luận: Sinh viên năm nhất
dành ít thời gian cho việc tự học nhất, lượng thời gian tăng dần qua các năm và sinh
viên năm bốn tự học nhiều nhất.

Điều này cho thấy sinh viên thường học nhiều hơn hoặc ít hơn tuy theo số lượng môn
học tăng giảm các năm, đặc biệt là năm cuối khi phải thực tập, chuẩn bị đầu ra cũng
như làm khóa luận tốt nghiệp nên việc tự học được đầu tư nhiều thời gian nhất.

*Nguồn tham khảo:

Nghiên cứu Thực trạng tự học của sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Khảo sát chất lượng tự học của sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

2.2. Nguyên nhân (Đoàn Ngọc Minh Thu)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động tự học của sinh viên, bao gồm:

1. Hệ thống giáo dục: Hệ thống giáo dục truyền thống thường tập trung vào việc
truyền đạt kiến thức từ giảng viên đến sinh viên mà ít khuyến khích sự tự học
và sáng tạo. Điều này có thể làm giảm sự quan tâm và động lực tự học của sinh
viên.
2. Thiếu ý thức về vai trò của sinh viên: Một số sinh viên không nhận ra rằng họ
là chủ thể chính trong quá trình học tập và có trách nhiệm tự học. Thiếu ý thức
này dẫn đến sự phụ thuộc vào giảng viên và mong đợi được chỉ dẫn một cách
chi tiết.
3. Khả năng quản lý thời gian: Sinh viên thường phải đối mặt với lịch trình học
tập phức tạp, công việc ngoại khoá và các cam kết khác. Không biết cách quản
lý thời gian hiệu quả có thể làm giảm thời gian còn lại để tự học và gây áp lực
lên sinh viên.
4. Môi trường học tập không thuận lợi: Môi trường học tập không thuận lợi như
thiếu tài liệu tham khảo, phòng học không đủ, mạng internet chậm hay không
ổn định, v.v. có thể làm giảm khả năng tự học của sinh viên.
5. Thiếu hỗ trợ và sự động viên: Sự thiếu hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và các thành
viên khác trong cộng đồng học tập có thể làm mất đi động lực và lòng tự tin
của sinh viên trong việc tự học.
6. Thiếu kỹ năng tự học: Một số sinh viên thiếu kỹ năng tự học như quản lý thông
tin, sắp xếp công việc, biên soạn kế hoạch học tập, phân loại kiến thức, v.v.
Điều này có thể gây khó khăn và mất thời gian khi tiến hành hoạt động tự học.
7. Thiếu động lực và mục tiêu rõ ràng: Khi không có mục tiêu rõ ràng hoặc động
lực cụ thể, sinh viên có thể mất đi sự tập trung và động lực để tiến hành hoạt
động tự học.

2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học
của sinh viên hiện nay (Nguyễn Huyền Trang)
2.3.1. Nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học của sinh viên

Nhân tố chủ quan trong hoạt động học tập của sinh viên là những yếu tố nội tại và cá
nhân mà sinh viên huy động sử dụng trong quá trình học tập (năng lực, ý chí, sự sáng
tạo, sự kiên nhẫn, thái độ học tập, phương pháp học tập...). Nhân tố chủ quan này có
thể được phát triển và cải thiện thông qua việc thực hành, trải nghiệm học tập liên tục
của sinh viên. Nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học đóng vai trò quan trọng trong
học tập, giúp sinh viên nắm vững tri thức, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà
trường và xã hội, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và giải quyết những vấn đề thực tiễn
của cuộc sống. Do đó, việc phát huy nhân tố chủ quan là vô cùng cần thiết nhằm nâng
cao năng lực tư duy, hoàn thiện nhân cách của người học và chất lượng của giáo dục.

Phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của sinh viên là một quá trình tác động làm
biến đổi, nâng cao những yếu tố bên trong người học như năng lực tư duy, động cơ,
thái độ, trách nhiệm, phương pháp học tập, tự học. Nhằm khai thác một cách có hiệu
quả những phẩm chất tâm lý, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Có thể nói,
phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của sinh viên chính là sự phát triển nâng lên
của các yếu tố “nội lực” bảo đảm cho họ chiếm lĩnh được mục tiêu đào tạo, hoàn
thành được nhiệm vụ học tập rèn luyện trong thời gian học tập ở trường cao đẳng, đại
học.

2.3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động tự học của
sinh viên hiện nay

a) Xác định mục tiêu rõ ràng: Đặt ra những mục tiêu cụ thể và đo lường được
trong quá trình học tập. Mỗi sinh viên đều có những mục tiêu và định hướng
khác nhau: không nợ môn, đạt học bổng, thực tập sớm, có công việc ổn định
sau ra trường, tốt nghiệp đúng hạn…Việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng
giúp sinh viên xác định rõ hướng đi và có thêm động lực để thực hiện, theo
đuổi những mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Có nhiều cách để xác định mục
tiêu học tập:
- Suy nghĩ về ước mơ của bản thân
- Tự trả những câu hỏi: trong tương lai muốn trở thành người như thế
nào?, mức lương mong muốn được nhận sau khi tốt nghiệp?.
b) Tạo lập lịch học hiệu quả: Lên kế hoạch học tập và tuân thủ theo kế hoạch đề
ra. Việc lên kế hoạch, thực hiện chúng giúp một cách nghiêm túc, có kỷ luật
không chỉ giúp sinh viên hoàn thành đúng mục tiêu đề ra mà còn rèn luyện
thêm những kỹ năng sống cho sinh viên trong nhịp sống nhanh hiện nay. Ngoài
học tập, sinh viên còn phải sắp xếp thời gian biểu cho phù hợp với lối sống, sức
khỏe; học tập phải đi đôi với giải trí, sáng tạo thể dục thể thao để không bị ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình trau dồi kỹ năng, hoàn thiện bản thân.
c) Sử dụng công cụ học tập phù hợp: Tận dụng các công cụ học tập như ứng dụng
di động, phần mềm học tập trực tuyến, hoặc các trang web giáo dục. Công cụ
học tập phù hợp còn giúp sinh viên tối ưu và hiệu quả hóa quá trình học tập,
trau dồi tri thức đồng thời còn là một trong số những công cụ giúp phát triển kỹ
năng tổ chức, quản lí và kích thích sự sáng tạo không ngừng của sinh viên.
d) Tìm kiếm nguồn thông tin đa dạng: Đọc sách, bài viết, tạp chí, xem video hoặc
tham gia các khóa học trực tuyến để tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác
nhau. Việc tìm kiếm thông tin, tham khảo sách/tài liệu là cách tối ưu giúp tăng
cường tư duy phản biện về những vấn đề trong xã hội và kiến thức của sinh
viên về chuyên kiến thức chuyên ngành/chuyên môn. Bên cạnh đó việc đọc còn
đóng vai trò quan trọng hình thành thói quen sống lành mạnh, chủ động học hỏi
và tiếp thu kiến thức mới, những lĩnh vực mới.
e) Tự đánh giá và phản hồi: Tự phản hồi đánh giá quá trình học tập của chính
mình để từ đó rút được kinh nghiệm và tìm ra được phương pháp học tập phù
hợp với bản thân.
f) Hợp tác và thảo luận: Trong quá trình học tập, sinh viên có thể tham gia vào
các nhóm học tập, thảo luận với bạn bè hoặc giáo viên để chia sẻ kiến thức và ý
kiến. Việc hợp tác giúp sinh viên trau dồi thêm kỹ năng sống: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý,.. ; giúp sinh viên hiểu sâu vấn đề
hơn và sáng tạo ra những ý tưởng mới; tìm ra được thiếu sót của chính mình để
từ đó trau dồi bản thân.
g) Tạo môi trường học tập thuận lợi:
- Tìm một nơi yên tĩnh và thoáng đãng để tập trung tối đa vào việc học.
Loại bỏ những yếu tố gây xao lạc như điện thoại di động, ti vi hay mạng
xã hội trong thời gian học.
- Nhà trường có thể cải thiện cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu
học tập của sinh viên và tạo một môi trường học tập/giảng dạy tốt nhất
cho sinh viên/ giảng viên; nâng cao chất lượng bài giảng, không ngừng
đổi mới nội dung chương trình đào tạo nhằm tích cực hóa nhân tố chủ
quan trong quá trình học tập của sinh viên.

Có thể nói, phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của sinh viên là kết quả của sự tác
động biện chứng của những điều kiện khách quan của quá trình đào tạo như: nội dung
chương trình đào tạo, mục tiêu yêu cầu, chất lượng, phương pháp dạy học của giáo
viên, điều kiện bảo đảm cho quá trình học tập, tự học với người học - chủ thể của quá
trình nhận thức ấy. Trong đó, để hoàn thành nhiệm vụ chủ thể nhận thức phải phát huy
năng động của những yếu tố “nội lực”, tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội
tri thức được trang bị và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo để vươn tới chiếm lĩnh mục tiêu
đào tạo.
* Nguồn tham khảo:

- Th.S Nguyễn Thị Thảo Tiên (2019), "Phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt
động tự học của sinh viên hiện nay", Khoa Lý Luận cơ bản, Trường Đại học
Khánh Hòa
- Phạm Bá Toàn, "Tầm quan trọng của việc đọc sách chuyên ngành với tân sinh
viên", Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
- Trương Oanh (2023), "Mục tiêu học tập của sinh viên: Tầm quan trọng và Cách
xây dựng", Tâm Lý Học Đường

You might also like