You are on page 1of 8

ÔN TẬP TRIẾT HỌC CUỐI KỲ I

Câu 31: Theo quan điểm duy vật lịch sử tồn tại xã hội là gì? Cho ví dụ
minh họa. Nêu và phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội.
Trả lời:
*Tồn tại xã hội:
Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh
hoạt vật chất của mỗi cộng đồng người trong những điều kiện lịch sử xác định.
*Ví dụ minh họa:
Vào thời kì tiền sử của VN được tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh
thổ VN cho tới khoảng thế kỉ I TCN. Ở thời kì này, các bộ lạc săn bắt (bán), hái
lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ, công cụ còn rất thô sơ song đã có những
bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác. Thời kì này con người đã nhận biết, tận
dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sé, xương, sừng, tre
gỗ… Bên cạnh đó đk khí hậu thuận lợi cho đs con người cộng với sự đa dạng
phong phú của các loài động-thực vật phương Nam nên nguồn tài nguyên rất
phong phú.
*Các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội:
 Một là: Phương thức sx ra của cải vật chất của xh đó.
Vd: phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành đk sh
vật chất truyền thống của người VN.
 Hai là: Các yếu tố thuộc về đk tự nhiên – hoàn cảnh địa lý.
Vd: đk khí hậu, đất đai, sông hồ,… tạo nên đặc điểm riêng của kgian sinh tồn
trong cộng đồng xh.
 Ba là: Các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất
lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,…
=>> Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động
lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương
thức sx vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

LOẠI CÂU HỎI 4 ĐIỂM:


Câu 1: Anh (chị) cho biết quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý
thức là gì? Cho ví dụ minh họa. Phân tích khái quát nguồn gốc, bản chất
của ý thức và rút ra nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn?
Trả lời:
Theo quan điểm chủ nghĩa DVBC, ý thức là toàn bộ những họat động tinh thần
của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng, ý chí…(tất cả chỉ
tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi của ý thức.
Ví dụ: Ý thức học tập, ý thức tgia giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh chung,
……
a)Nguồn gốc của ý thức:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc xã hội.
*Nguồn gốc tự nhiên:
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố
cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách
quan.
-Về bộ óc con người: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao
lả bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh
của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có
hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. 
- Về thế giới khách quan (TGKQ): thế giới khách quan được phản ánh thông
qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý
thức.
*Nguồn gốc xã hội:
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức trong đó, cơ bản nhát và
trực tiếp nhất là lao động và ngôn ngữ.
-Về lao động: Lao động vừa là quá trình con người tác động vào tự nhiên tạo ra
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình cũng là quá trình
vừa làm thay đổi cấu trúc cơ thể người, vừa làm giới tự nhiên bộc lộ những
thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động, v.v. của nó qua những hiện
tượng mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt
động của các giác quan, tác động đến bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc,
tri thức nói riêng, ý thức nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát
triển.
-Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tín mang
nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.
b)Bản chất của ý thức:
-Là hình ảnh chủ quan về TGKQ. Điều đó thể hiện ở chỗ: Ý thức là hình ảnh về
thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và về hình
thức biểu hiện, nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã
cải biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh
nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v.) của con người.
-Là sự phản ánh năng động, sáng tạo của TGKQ vào bộ óc người trên cơ sở
hoạt động thực tiễn. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể
hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v.
trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan,
xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
c) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Cần tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức và năng lực tư duy
con người, trong hđ nhận thực & thực tiễn nhằm đem lại hiệu quả trong công tác
và học tập.
- Con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để
làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào quần chúng để nó trở thành tri thức,
niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động.
- Phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách
mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa
học và tính nhân văn trong định hướng hành động.
- Cần chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường
lý luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v. trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Câu 2: Anh (chị) trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo quan
điểm duy vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa. Từ đó, rút ra ý nghĩa
phương pháp luận?
Trả lời:
-Khái niệm: MLH phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các MLH của các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là các mối liên hệ giữa các
mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản
chất và hiện tượng, v.v..
- Tính chất của MLH:
+ Phổ biến: bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nửa là hệ thống
mở, tồn tại trong mốì liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn
nhau.
 Tự nhiên
 Xã hội
 Tư duy
+ Khách quan: sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự
vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập
không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và
vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình
+Đa dạng: quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao
hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mốì liên hệ phổ biến
ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, m
 Thế giới khác nhau -> MLH khác nhau
 Không gian khác nhau -> MLH khác nhau
-Phân loại:
+ MLH bên trong và MLH diễn ra bên ngoài.
+ MLH cơ bản và MLH không cơ bản
+ MLH chủ yếu và MLH thứ yếu
+ MLH trực tiếp và MLH gián tiếp
-Ví dụ minh họa: + cá không thể sống thiếu nước.
+Trong tư duy con người có mỗi liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
+Mối liên hệ giữa cung-cầu trên thị trường, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên
quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu trên thị trường.
+Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể người.
+Cây xanh quang hợp thải ra khí oxi giúp cho quá trình trao đổi chất của động
vật. Động vật lại thải ra chất thải đồng thời cũng là chất dinh dưỡng đối với cây
để cây sinh trưởng và phát triển.
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Khi xem xét cứ bất kỳ sự vật hiện tượng nào phải tôn trọng quan điểm toàn
diện.
+ Muốn thực hiện được quan điểm toàn diện cần phải chống quan điểm phiến
diện, xem xét sự vật hiện tượng một mặt, một chiều, một lần lấy đó làm kết quả
chung..
+ Muốn tìm hiểu chính xác bản thân sự vật hiện tượng, cần căn cứ vào lịch sử
cụ thể. Vì mọi sự vật hiện tượng luôn có tính đa dạng, phong phú do thế giới vật
chất tạo nên.
+ Muốn thực hiện được quan điểm lịch sử cụ thể cần chống quan điểm qua loa,
đại khái, chung chung khi nhận thức hay kết luận về đối tượng.

Câu 3: Anh (chị) trình bày nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm duy
vật biện chứng? Cho ví dụ minh họa. Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp
luận?
Trả lời:
-Khái niệm:
+ Quan điểm siêu hình: Phát triển là chỉ sự tăng, giảm thuần túy về mặt lượng,
ko có sự thay đổi về mặt chất; đồng thời xem xét sự phát triển là qúa trình tiến
lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.
+Quan điểm biện chứng: Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật
theo khuynh hướng xoáy ốc đi lên diễn ra cực kỳ quanh co phức tạp, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
+ Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vôn
có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thốhg nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu
cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình
thái của sự vật, hiện tượng mới.
-Tính chất của sự phát triển:
+Phổ biến: Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát
triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong mọi sự vật,
hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó.
+Khách quan: Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc cửa
sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện
tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát
triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con
người.
+Đa dạng: Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát
triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi
hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn
giống nhau.
 Thế giới khác nhau -> sự phát triển khác nhau
 Không gian khác nhau -> sự phát triển khác nhau
-Ví dụ: + Trong quá trình biến đổi của các giống loài đã có sự biến đổi và phát
triển từ bậc thấp lên bậc cao
+ Quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức trong xh của loài người:
thị tộc, bộ lạc -> bộ tộc, dân tộc…
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Muốn nhận thức, đánh giá về sự vật hiện tượng phải tôn trọng quan điểm phát
triển.
+ Muốn thực hiện được quan điểm phát triển, đòi hỏi phải chống lại những tư
tưởng đối lập với nó như: tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quan liêu, chậm đổi mới khi
xh đó thay đổi.
+ Nhìn nhận sự vật theo con đường biện chứng, bao hàm.
+ Quan điểm lịch sử, cụ thể: giải quyết các vấn đề phù hợp với thực tiễn.

Câu 4: Anh (chị) trình bày quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất của sự vật và ngược lại theo quan điểm duy vật biện
chứng? Liên hệ với quá trình học tập của bản thân?
Trả lời:
*Quy luật lượng-chất:
-Vị trí của quy luật:
+ Là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép BCDV.
+ Quy luật này chỉ ra cách thức vận động, phát triển của sự vật trong tự nhiên,
xã hội, tư duy theo một đường xoáy ốc đi lên.
-Khái niệm:
+Chất:
 Là tổng hợp tất cả các thuộc tính vốn có, khách quan của sự vật, hiện
tượng.
 Làm cho sự vật là nó và phân biệt nó với các khác.
+Lượng:
 Dùng để chỉ tính vốn có của sự vật, hiện tượng.
 Về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng.
-Đặc điểm lượng và chất:
+Chất và lượng liên quan chặt chẽ với nhau, chất tồn tại thông qua lượng, lượng
là biểu hiện của chất. Chất nào lượng ấy.
+Chất chỉ biểu hiện qua một lượng nhất định, nếu vượt quá giới hạn của Lượng,
chất sẽ biến đổi.
+ Cùng một sự vật trong mối quan hệ này là lượng, trong mối quan hệ khác là
chất.
-Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất: Tính thống nhất giữa chất và lượng:
Một sự vật thống nhất giữa mặt chất và lượng. Chất là tương đối ổn định, lượng
thường xuyên biến đổi.
+Độ: Là khoảng giới hạn giữa lượng và chất. Ở đó sự thay đổi về lượng chưa đủ
làm thay đổi về chất.
+Điểm nút: Là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng cũng dẫn ngay đến sự
thay đổi về chất.
+Bước nhảy: Là sự chuyển hóa từ chất này sang chất kia, tức là sự thay đổi về
chất của sự vật.
 Bước nhảy đột biến – Bước nhảy tiệm tiến
 Bước nhảy toàn bộ - Bước nhảy bộ phận
-Quy luật này còn có chiều ngược lại, khi sự vật chuyển hóa, sự vật mới ra đời
có chất mới, lượng mới. Chất mới tác động lại lượng của sự vật trên những
phương diện khác nhau làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
->KL: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự
thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng-chất) chỉ ra cách thức
vận động của sự vật trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+Mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ lượng nên trong hành động trước hết phải chú ý
đến sự tích luỹ về lượng, tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
+Chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó khăn không dám thể hiện bước
nhảy về chất khi đã tích luỹ đủ lượng.
+Phải chủ động tạo ra những điều kiện cần thiết, để bước nhảy có thể thực hiện
nhằm đạt mục đích đặt ra.
+Muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn của độ, không
thể cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ.
*Liên hệ bản thân:
-Khi còn là học sinh thì bản thân tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc
nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,
… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra,
những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần
thiết, ta sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.
-Trải qua các cấp học (bước nhảy), học sinh trở thành sinh viên là lại tiếp tục
quá trình tích lũy lượng (tích lũy kiến thức) khác hẳn so với các cấp học trước.
Việc tích lũy bây giờ không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài
giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức,
bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công
việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy
được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước
nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận
được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc.
-Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự
vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người,
giúp chúng ta ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát
triển.

You might also like