You are on page 1of 14

1.

Quan niệm CNDV BC về vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
* Quan niệm CNDV BC về vật chất
“- Vật chất, tồn tại những yếu tố có trước, sinh ra và quyết định ý thức tư duy.
- Thế giới tuy phong phú đa dạng nhưng được cấu thành từ những phần tử vật chất
nhỏ bé. Bản chất của thế giới là vật chất.
- Vật chất luôn ở trạng thái vận động không ngừng. Vận động là tự thân vận động.
Vận động diễn ra bằng nhiều hình thức.
- Vật chất tồn tại trong không gian và thời gian. Bản thân không gian, thời gian cũng
là vật chất.” – Định nghĩa vật chất của ăng ghen.
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
* Các hình thức tồn tại của vật chất
- Vận động: Vật chất tồn tại bằng cách vận động và chỉ thông qua vận động vật chất
mới biểu hiện được sự tồn tại cũng như các thuộc tính cơ bản của mình.
+định nghĩa: Vận động được hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu theo phương thức tồn tại của
vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra
trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.

- Không gian và thời gian


+ Không gian là một khái niệm dùng để biểu thị
 Sự tồn tại và tách biệt giữa các sự vật
 Quy mô và mức độ kết cấu của các sự vật
 Vị trí và trật tự phân bố của sự vật trong thế giới và trong một hệ thống vật
chất.
+ Thời gian phản ánh những quá trình nối tiếp nhau của sự vật hiện tương, theo trật
tự từ trước đến sau, từ xuất hiện, tồn tại cho đến diệt vong của mọi quá trình vật
chất trong không gian.
2. Quan niệm của CNDV BC về nguồn gốc và bản chất của ý thức.
* Quan niệm về nguồn gốc của ý thức
+ Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
của con người. Mối liên hệ giữa bộ óc con người với hiện tại khách quan đã tạo nên
quá trình phản ánh.
+ Nguồn gốc xã hội:
 Lao động: Là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới
tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình. Lao động
đóng vai trò lớn trong quá trình chuyển hóa vượn thành loài người.
Vai trò của lao động trong việc hình thành ý thức:Hình thể (dáng đi, cấu trúc
cơ thể, bộ não), nhận thức ( tư duy, nhận thức quy luật, quan hệ xã hội)
Trong quá trình lao đông, một mặt con người tác động vào giới tự nhiên làm
cho giới tự nhiên bộc lộ những bản tính, quy luật của mình. Mặt khác, trong
lao động, con người tác động lẫn nhau tạo nên những mối quan hệ xã hội.
 Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là công cụ để tư duy
nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực
Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, tri
thức
Không có ngôn ngữ thì tri thức không hình thành và phát triển được
* Bản chất của ý thức
- ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- ý thức phản ánh sáng tạo thế giới khách quan
- ý thức là một hiện tượng lịch sử-thế giới
3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, ý nghĩa phương pháp luận.
* Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- ĐỊnh nghĩa: Mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại độc lập tách rời nhau mà có mối
liên hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề cho sự phát triển của nhau; nương tựa,
chuyển hóa nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau.
- Những đặc trưng cơ bản
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính đa dạng phong phú.
- Phân chia thành các mối liên hệ khác nhau:
+ Mối liên hệ bên trong – bên ngoài
+ Mối liên hệ cơ bản – không cơ bản
+ Mối liên hệ bản chất – không bản chất
+ Mối liên hệ không gian – thời gian.
* Ý nghĩa phương pháp luận (dựa trên quan điểm toàn diện).
- Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải dựa trên quan điểm toàn diện, vì:
+ Nhận thức sự vật hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với
sự vật khác.
+ Khi tác động vào sự vật cần chú ý mối liên hệ nội tại của nó; mối liên hệ giữa sự vật
đó với sự vật khác và phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác
nhau để tác động nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Tại sao cần phải có quan điểm toàn diện:
+ Mỗi sự vật và hiện tượng được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, có nhiều
mối liên hệ mật thiết với thế giới
+ Quan điểm toàn diện giúp ta xem xét một cách khách quan và toàn diện về đối
tượng, hiểu đúng đối tượng.
4. Nguyên lý về sự phát triển, ý nghĩa phương pháp luận.
* Nguyên lỹ về sự phát triển phương pháp luận
- Khái niệm: Phát triển là một phạm trù triết học dùng đẻ chỉ sự vận động đi lên của
sựu vật hiện tượng: Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện
cho đến hoàn thiện hơn.
- tính chất của sự phát triển:
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính đa dạng, phong phú
+ Tính kế thừa.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Quan điểm phát triển:
+ Khi xem xét bất kỳ sự vật hiện tượng nào cần phải đặt chúng vào trong sự vận
động, phát triển
+ Thấy được nhưngc biến đổi đi lên và thấy được những biến đổi có tính thụt lùi của
sự vật, hiện tượng.
+ khái quát, vạch ra hướng biến đổi chính của sự vật.
5. Cặp phạm trù Cái riêng và Cái chung, ý nghĩa phương pháp luận.
- Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng riêng lẻ, tồn
tại với tư cách là một cái toàn vẹn, tồn tại độc lập với những cái riêng.
- Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, màu sắc, những thuộc
tính, màu sắc, những thuộc tính, yếu tố quan hệ,... tồn tại ở nnhieeuf sự vật hiện
tượng
* Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
- Cái chung thực sự tồn tại, nhưng không phải độc lập bên ngoài cái riêng mà chỉ tồn
tại bên trong cái riêng và tự biểu hiện mình thông qua cái riêng. Không có cái chung
trừu tượng, chỉ có cái chung tồn tại trong cái riêng cụ thể. Ví dụ, vận động là thuộc
tính chung của mọi loại vật chất nhưng không có vận động nào nằm ngoài vật chất
mà vận động luôn gắn với một vật thể nhất định.
- Cái riêng là những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, toàn ven nhưng không tồn tại độc lập
tuyệt đối với cái chung mà tồn tại trong mối quan hệ dẫn tới cái chung. Điều này có
thể giải thích thành hai điểm như sau:
+ bất kỳ cái riêng nào cũng tồn tại trong một mối quan hệ với những cái riêng khác
cùng giống loài của họ, để tạo thành bầy đàn, cộng đồng và bị chi phối bởi những
thuộc tính chung của giống, loài đó.
+ Bất kỳ cái riêng nào cũng tốn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, do
vậy phải có quan hệ phụ thuọc với những cái riêng khác nhau như những phương
tiện, điều kiện sống của mình ( Cộng sinh).
- Cái chung tuy chỉ là bộ phận của cái riêng nhưng là cái bản chất, chi phối sự vận
động và phát triển của cái riêng. Còn cái riêng tuy là cái toàn vẹn, phong phú hơn cái
chung nhưng không gia nhập hết vào cái chung. Bởi vì, ngoài cí chung ra thì bất cứ cái
riêng nào cũng bao hàm cái đặc thù. Ví dụ, tư duy, ý thức, ngôn ngữ chỉ là đặc tính
của con người nhưng chi phối bản chất, thuộc tính vận động của nó.
- Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều
kiện nhất định, có thể xảy ra hai trường hợp:
+Dưới tác động của ngoại cảnh, cái riêng đặc thù ban đầu có thể trở thành cái
chung phổ biến sau đó và ngược lại. Ví dụ, các hiện tượng biến dị trong sinh vật,
nhưng dần dần sẽ biến thánh hiện tượng di truyền.
+ Sự biểu hiện cái chung ở mỗi cái riêng có thể khác nhau có thể khác nhau tạo
tính đa dạng thông nhất ở các giống loài. Ví dụ, ngôn ngữ là phương tiện nhưng mỗi
cá nhân nói với một ngữ âm, ngữ điệu, hàm ý.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại nên
muốn nhận thức và phát hiện cái chung, phải xuất phát từ cái riêng cùng loại cùng
loài. Đây là cơ sở của phương pháp quy nạp, một phương pháp được vận dụng phổ
biến trong khoa học tự nhiên và trong tâm lý học xã hội.
- Vì cái riêng không tồn tại bên ngoài mối liên hệ dẫ tới cái chung, do vậy muốn nhận
thức đúng về cái riêng, phải xuất phát từ những tri thức chung. Đây là cơ sở của
phương pháp luận diễn dịch và phép suy luận phổ quát trong vật lý học, toán học,
logic học và hình thức
- Vì cái chung chỉ tồn tại như một bộ phận của cái riêng nên dễ bị cái riêng cải biến,
đồng hóa. Do vậy, không thể áp dụng nguyên si cái chung vào cái riêng mà cần phải
tính toán đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Trong đời sống xã hội, do mỗi cá nhân ( cái riêng) Có xu hướng thể hiện bản chất
(cái chung) của mình không giống nhau nên cần tôn trọng cá tính. Nếu cá tính đó tích
cực thì cần nhân rộng, tạo điều kiện cho cái đặc hù trở nên phổ biến.
- Trong xu hướng phát triểnn chung toàn cầu hóa hiện nay, một số vấn đề quốc gia
có thể trở thành vấn đề quốc tế, còn mọi vấn đề chung của thời đại yêu cầu mọi quốc
gia cùng gánh vác, chia sẻ trách nhiệm. Trong một quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích
giai cấp, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân phải có sự phát triển hài hòa. Trong vấn đề
văn hóa, mỗi quốc gia cần có những bản sắc văn hóa riêng để giữ gìn và phát triển.
Để giải quyết được điều này, cần phải hiểu một cách sâu sắc mối quan hệ biện chứng
giữa cái chung (quốc tế) và cái riêng (quốc gia) để giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý,
tránh những xu hướng cực đoan như quốc tế chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa, địa
phương chủ nghĩa.
6. Cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả, ý nghĩa phương pháp luận.
- Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ nhứnguwj tác động qua lại lẫn
nhau giữa các mặt của một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến
đổi nhất định.
- Kết quả là những biến đổi được gây ra do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai mặt
của một sự vật hơcj giữa các sự vật với nhau gây nên.
Căn cứ vào tính chất vai trò của nguyên nhân người ta chia nn-kq thành các dạng
+ Nguyên nhân chủ yếu – nguyên nhân thứ yếu
+ Nguyên nhân chủ quan – nn khách quan
+ Nguyên nhân bên trong – nn bên ngoài
+ nguyên nhân căn bản – nn ko căn bản
+ nn trực tiếp – nn gián tiếp
* Quan hệ biện chứng giữa nn-kq
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nên bao giờ nguyên nhân cũng có trước kết quả,
còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện. Đây là quan hệ
nối tiếp và sản sinh.
- Quan hệ nguyên nhân kết quả mang tính phức tạp
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, mục
đích cụ thể
+ một kết quả có thể được sinh ra từ nhiều nguyên nhân tác động độc lập hoặc diễn
ra cùng một lúc và cùng chiều
- NN-KQ có tính tất yếu khách quan tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của
con người. Con người không thể bằng ý thức của mình tạo nên quan hệ nhân quả.
Tính tất yếu khách quan được thể hiện qua nguyên nhân nào thì kết quả đó.
- Tính phổ biến: Luật nhân quả bao trùm lên mọi sự vận động và phát triển của vạn
vật trên thế giới. Luật nhân quả trong tự nhiên diễn ra một cách tự nhiên, luật nhân
quả trongg xã hội diễn ra có sự tham gia của con người.
- Nhân quả là vòng tuần hoàn diễn ra liên tục, nguyên nhân sinh ra kết quả, đến lượt
mình kết quả lại hình thành nguyên nhân để tạo ra kết quả mới.
- Kết quả tác động trở lại nguyên nhân:
+ Nếu nguyên nhân tốt sẽ sinh ra kết quả tốt tác động ngược lại vào nguyên nhân để
sinh ra những kết quả tốt hơn.
+ Nếu kết quả có ý nghĩa tiêu cực sẽ tác động xấu trở lại nguyên nhân.
- Khi nghiên cứu về luật nhân quả cần chú ý:
+ Nguyên nhân thường ra đời trước kết quả về mặt thời gian nhưng đôi khi do điều
kiện vật lý, trạng thái tâm lý, bối cảnh không gian nên ta thấy điều ngược lại.
+ Không phải cái gì nối tiếp nhau cũng là nhân quả
+ Khi hai nguyên nhân tác động ngược chiều nhau có thể triệt tiêu kết quả, các
nguyên nhân tác động cùng chiều có thể làm cho kết quả có thể tăng thêm
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì nhân quả mang tính tất yếu khách quan nên muốn nhận thức kết quả phải xuất
phát từ nguyên nhân.
Vì nhân quả mang tính phổ biến nên khi nhận thức nguyên nhân phải tìm đúng
nguyên nhân. Quán triệt nguyên tắc này, cần chống lại thuyết định mệnh và mục
đích luận.
- Muốn có kq tốt cần bắt nguồn từ những nn tích cực, muốn loại bỏ hậu quả cần loại
bỏ những nguyên nhân sinh ra nó.
- Chống lối suy diễn chủ quan, lấy nguyên cớ thay cho nguyên nhân hoặc khi hậu quả
xảy ra thì đổ lỗi cho hoàn cảnh.
- Trong thực tiễn, cần chú ý đến diềud kiện, hoàn cảnh, nhân tố nhằm thúc đẩy để
thu được kết quả như ý muốn
7. Cặp phạm trù Nội dung và Hình thức, ý nghĩa phương pháp luận.
Nội dung dngf để chỉ sự tổng hợp những mặt, những yếu tố, các quá trình tạo ra sự
vật hiện tượng.
Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại của sự vật và phát triển của
sự vật, là hệ thống những mối liên hệ tương đối bền vững giữa những yếu tố trong
sự vật đó, là cách thức tổ chức và kết cấu của sự vật
* Mối quan hệ biện chứng:
Nội dung hth là 2 trong cùng một sự vật, vậy nên chúng tồn tại thống nhất với nhau.
ĐƯợc thể hiện như sau:
-Mọi sự vật hiện tượng bao giờ cũng chứa đựng một nd nhất định, đi kém với nội
dung là hình thức tương ứng. Không có nội dung nào tồn tại không có hình thức và
ko có hình thức nào không hàm chứa bất kỳ nội dung nào. Ví dụ trong một phương
thức sản xuất, quan hệ sản xuất (hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, trình độ tổ chức
sản xuất và cách thức phân phối lao động) đóng vai trò như hình thức còn lực lượng
sản xuất đóng vai trò như nội dung.
- Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức chỉ mang tính tương đối. Một hình thức có
thể bao hàm nhiều nội dung khác nhau và một nội dung có thể đc thể hiện qua nhiều
hình thức. Ví dụ, một cái nhà có thể được sử dụng vào nhiều công dụng khác nhau
như để ở, để bán hàng, làm văn phòng,...
- Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định so với hình thức. Nội dung là yếu tố
động, luôn luôn thay đổi, còn hình thức mang tính ổn định. Khi nội dung thay đổi thì
sớm muộn sẽ kéo theo sự thay đổi của hình thức. Trong lĩnh vuẹc xã hội, điều này
được phản ánh bằng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất. Còn trong lĩnh vực kinh tế, khi kinh tế thay đổi thì lối sống
phong tục cũng thay đổi theo.
- Hình thức tác động trở lại nd: Hình thức bị quyết định bởi nội dung, nhưng nó cũng
có tính độc lập tương đối, tác động lại hình thức như sau:
+ Nếu hình thức phù ợp với nd thì sẽ thúc đẩy nd pt. Trong giai đoạn đầu khi phương
thức sản xuất hình thành, qhsx phù hợp với llsx sẽ thúc đẩy llsx phát triển.
+ Nếu hình thức không phù hợp (tân tiến quá hay lạc hậu quá) so với nội dung thì sẽ
cản trở sự pt của nd. Ví dụ, trong giai đoạn sau của quá trình sx, khi qhsx ko còn phù
hợp với llsx nên kìm hãm sự pt của llsx.
* Ý nghĩa ppl
- Vì nội dung quyết định hình thức nên trong nhận thức và đời sống cần phải xuất
phát từ nội dung. Khi muốn thay dổi về hình thức thì phải xuất phát từ nội dung.
Chống chủ nghĩa hình thức, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, giáo dục, lối sống.
Trong lối sống, bệnh hình thức được thể hiện cụ thể thành một căn bệnh phô trương
hình thức, từ đó tạo thành lối sống xa hoa lãng phí, đua đòi chạy theo các mốt thời
trang và các phương tiện sống khác.
- Vì một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau nên cần sử dụng
đa dạng về hình thức để truyền tải nội dung.Chống bệnh bảo thủ giáo điều trong
nhận thức và thực tiễn.
- Khi hình thức tác đônggj trở lại nd cần phải chú ý đến sự hòa hợp giữa nd và ht. Khi
nd thay đổi thì ht cũng phải thay đổi theo. Tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ không
muốn thay đổi. ĐỒng thời cũng tránh tư tưởng chủ quan duy ý chí, phát triển ht một
cách thái quá, không chú ý đến nd.
8. Nội dung quy luật Lượng-Chất, ý nghĩa phương pháp luận.
CHất kà phạm tù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật
làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. Ví dụ, nước là chất lỏng trong suốt
có công dụng hòa tan muối khoáng, phục vụ sinh hoạt giúp phân biệt nước với cái
chất khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng,quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển cũng như các thuộc
tính của sự vật.
* Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Sự tăng lên và giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
+ Trong bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng luôn tồn tại mặt chất và mặt lượng,
chúng tác động qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau. Mọi sự thay đổi về lượng
đều có ảnh hưởng đến trạng thái của chất và ngược lại. Nhưng không phải bất kỳ sự
thay đổi về lượng nào cũng làm cho chất thay đổi.
Nếu sự thay đổi về lượng vẫn còn nằm trong giới hạn độ, tức là giới hạn hay tiêu
chuẩn cho phép mà ở đó sự vật vẫn còn là nó
Nếu sự thay đổi của sự vật vượt qua giới hạn độ, tức là vượt qua ngưỡng hay tiêu
chuẩn cho phép , lúc đó bước nhảy diễn ra làm cho sự vật có thể
thay đổi hình thức (trạng thái) tồn tại.
 Thay đổi tính chất
 Thay đổi màu sắc
 Thay đổi trạng thái hoạt động
 Có thể biến thành một cái hoàn toàn khác nó.
Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút, bước nhảy diễn ra làm cho chất mới ra đời.
Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nut
mới của sự vật ấy. Quá trình đó diễn ra liên tiếp ở sự vật khiến sự vật luôn luôn phát
triên
- Sự tác động trở lại của chất đối với lượng
+ Khi chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng theo hướng tăng lên hoặc giảm đi (về
quy mô, tốc độ vận động, năng suất,...) của sự vật.. Ví dụ, khi xh thực hiện chương
trình sinh đẻ có kế hoạch làm giảm lượng dân số thì làm cho dân số tăng lên, chất
lượng dân số tăng tác động trở lại tỷ lệ dân số tiwwps tục giảm hoặc ổn định.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiến, con người phải tích lũy đủ về lượng để làm
biến đổi về chất, tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng đốt cháy giai đoạn,
muốn thực hiện những bước nhảy liên tục (tả khuynh)
- Khi đã tích lũy đủ về lượng thì phải quyết tâm thực hiện bước nhảy, tránh tư tưởng
bảo thủ, trì trệ (hữu khuynh)
- Chống tư tưởng phán diện, giản đơn cho rằng cứ thay đổi về lượng là thay đổi về
chất xảy ra. Trong đời sống xã hội, điều này thể hiện ra là bệnh coi trọng thành tích,
coi trọng số lượng mà không để ý chất lượng.
- Thay đổi về chất còn nhiều cách thức khác nhau như thay đổi cấu trúc, phương
thức liên kết, thay đổi hoàn cảnh. Do vậy, cần phải sử dụng nhiều phương thức làm
biến đổi về chất, chứ không phải một chiều duy nhất là thay đổi về lượng.
9. Nội dung quy mâu thuẫn, ý nghĩa phương pháp luận
- Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy
định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
- Mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển
hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng với nhau.
- Sự hình thành mâu thuẫn:
+ Giai đoạn đồng nhất. Khi sự vật hình thành bao giờ cũng đồng nhất với chính nó,
nghĩa là tồn tại như một chỉnh thể thống nhất, trong lòng sự vật chưa có sự khác
biệt. VD: cộng đồng ngth
+ Giai đoạn hình thành sự khác biệt. VD: sự phân hóa giàu nghèo
+ Giai đoạn phát sinh các mặt đối lập. VD: Giai cấp chủ nô và nô lệ
+ Giai đoạn hình thành mâu thuẫn. Các quyền lợi, tính chất, m đ trái ngược nhau. VD:
mâu thuẫn giai cấp.
* đặc điểm quy luật mâu thuẫn
- Mâu thuẫn mang tinh khách quan, là hiện tượng vốn có trong bản thân hiện tương,
không phụ thuộc vào ý thức con người. Ngay cả mâu thuẫn xã hội cũng phát sinh và
tồn tại khách quan. Ví dụ, mâu thuẫn giữa các đảng phái, lực lượng đều là khách
quan. Quan trọng là con người cần phải nhận thức đúng về mâu thuẫn để có bphap
giải quyết
- Mâu thuẫn mang tính phổ biến.: Tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới.
+ Trong tự nhiên
Mâu thuẫn đồng hóa – chuyển hóa
Mâu thuẫn điện tích âm – điện tích dương
Mâu thuẫn thiên địch
Sự sống cũng là mt
+ trong xã hội’
Llsx-qhsx
Các giai cấp, đảng phái
Cá nhân - xã hội
+ Trong tư duy
- Mâu thuẫn mang tính đa dạng phong phú.
+ Mt bên trong – bên ngoài
+ Mt cơ bản – mt ko cơ bản
+ Mt chue yếu – thứ yếu
+ Mt đối kháng- ko đối kháng.
- Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển: Sự vận động và phát triển
bao giờ cũng xuất phát từ những mâu thuẫn trong lòng sự vật. Ví dụ, mâu thuẫn giai
cấp dẫn đến đấu tranh giai câos, đấu tranh giai cấp đến đỉnh điểm thfi phát sinh cách
mạng xã họi làm thay đôie hình thái kt-xh.
* Ý nghĩa phương pháp luận
Qua nghiên cứu quy kuật, ta rút ra:
- Phương pháp phân tích mâu thuẫn: là quá trình xem xét, nghiên cứu, đánh giá
nhằm xác định đúng nội dung, tích chất và các loại hình mâu thuẫn
+ Mỗi sự vật hiện tượng có mâu thuẫn khác nhau
+ Mỗi sự vật hiện tượng khác nhau cùng một lúc tồn tại nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu
thuẫn có đặc điểm, vai trò riêng đối với sự vật.
+ Qua trình phát triển của mâu thuẫn gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn mâu thuẫn
có tính chất riêng.. Ví dụ, mâu thuẫn tôn giáo và khoa học thời trung đại khác thời
hiện đại
- Phương pháo giải quyết mâu thuẫn
+ Mâu thuẫn cần giải quyết kịp thời, tránh thái độ tả khuynh, giải quyết mâu thuận
khi chưa đến độ chín muồi và chưa đủ điều kiện để vật chất giải quyết.
+ Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh chứ không thể dung hòa giữa các
mặt đối lập. Chống quan điểm hữu khuynh, dĩ hòa vi quý, tư tưởng cải lương, trốn
tránh hoặc thủ tiêu đấu tranh.
+ Cần phải giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn, cụ thể, đúng người, đúng việc. Tránh tư
tưởng quan liêu đại khái và thờ ơ, thụ động.
Trong hai cuộc kháng chiến, đảng ta đã xác định đunngs nhưunxg mâu thuẫn của
thời đại, của dân tộc đế từ đó đề ra phương pháp đấu tranh và tranh thủ sự đồng
tình thế giới.
10. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
* Nhận thức cảm tính
Là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, có được nhờ sự hoạt động của giác quan
nhận biết truẹc tiếp như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác,...
- cảm giác: là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất ở giai đoạn nhận thức cảm tính. Là sự
phản ánh những thuộc tính riêng lẻ khi chúng ta tác động trực tiếp tới những giác
qaun con người.
Thực chất của cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, Hình ảnh có
trong cảm giác là phi vật chất, nhưng phản ánh cái vật chất đang tác động từ bên
ngoài.
Cảm giác chỉ dêm cho con người hình ảnh và đặc tính bên ngoài của đối tượng,
những hiểu biết mang tính cục bộ.Do nhiều yếu tố khách quan, trạng thái tâm lý chủ
quan nên đôi khi đánh lừa con người.
- Tri giác: Là hình ảnh tương đối toàn vẹn của sự vật khi sự vật đó tác động vào các
giác quan. Tri giác nảy nở dựa trên cơ sở của cảm giác.
Tri giác đem lại sự hiểu biết tương đối hoàn chỉnh, toàn vẹn về đối tượng
Tri giác có bước phát triển cao hơn cảm giác nhưng cũng chỉ nhận biết những tính
chất bên ngoài của hiện tượng mà chưa hiểu bản tính bên trong của nó.
- Biểu tượng
Là hình ảnh tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc khi các sự vật tác động vào
các giác quan. Được hình thảnh bở sự bổ trợ nhau của các giác quan. Có ự tham gia
của các yếu tố phân tích, tổng hợp và ít nhiều mang tính trừu tượng hóa.
Cảm giác, tri giác, biểu tượng là những hình thức kế tiếp nhau của giai đoạn nhận
thức cảm tính.
* Giai ddoanj nhaanj thuwcs lý tính

You might also like