You are on page 1of 9

Đề cương Triết

Câu 1: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về vấn đề cơ bản
của triết học.
- Chủ nghĩa duy vật: Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba
hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và
chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật
thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất
nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật chất và đưa
ra những kết luận mà về sau người ta thấy mang nặng tính trực quan, ngây thơ,
chất phác. Tuy hạn chế do trình độ nhận thức thời đại về vật chất và cấu trúc vật
chất, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã
lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới, không viện đến thần linh,
thượng đế hay các lực lượng siêu nhiên.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử của chủ
nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và
điển hình là ở thế kỷ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển đạt được
những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa
duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ
của phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới - phương pháp nhìn thế giới như một
cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản ở trong trạng
thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực trong toàn cục
nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi thế
giới quan duy tâm và tôn giáo, đặc biệt là ở thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường
trung cổ sang thời phục hưng.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy
vật, do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX,
sau đó được V.I. Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết
triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời,
ngay từ khi mới ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế
của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là
đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn
là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện
thực ấy.
- Chủ nghĩa duy tâm: Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: chủ nghĩa duy tâm
chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.
Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ
quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng
coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác
nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..
Câu 2: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất của ý
thức

*Nguồn gốc của tự nhiên:


- Bộ não người và ý thức: ý thức là thuộc tính của 1 dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ não người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh
của bộ óc.-Phản ánh: là thuộc tính chung với mọi dạng vật chất phản ánh là sự
tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này lên dạng vật chất khác, có 3 hình
thức phản ánh:
+Phản ánh lý hóa là đặc trưng cho các dạng vật chất vô sinh.
+Phản ánh sinh vật đặc trưng cho các dạng vật chất hữu sinh, được thể hiện
thông qua 3 trình độ cơ bản: tính kích thích, tính cảm ứng và tính tâm lý.
+Phản ánh ý thức: hình thức đặc trưng riêng chỉ có ở con người, ý thức là 1 sự
phản ánh của 1
dạng vật chất có tổ chức cao vào trong bộ não con người. Ý thức phản ánh thế
giới vật chất vào bộ não người 1 cách năng động, sáng tạo.
-Do đó, bộ não người, cùng với thế giới bên ngoài tác động của bộ não người,
đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
*Nguồn gốc xã hội:
-Thông qua các quá trình lao động, sản xuất, bô não con người dần hoàn thiện,
khả năng phản ánh ngày càng phát triển, đồng thời thông qua các quá trình lao
động, ngôn ngữ được hình thành.
-Ngôn ngữ là phương thức để truyền tải thông tin, lưu giữ thông tin. Đặc Biệt,
ngôn ngữ có khả năng khái quát hóa các tri thức của con người. Nếu không có
ngôn ngữ thì không có ý thức.
=> Do đó, nguồn gốc trực tiếp quyết định sự hình thành của ý thức là quá trình
lao động, sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người. Đó Chính Là nguồn
gốc xã hội của ý thức.
*Bản chất của ý thức: ý thức là phản ánh có tính chất năng động, sáng tạo của bộ
óc con người về thế giới khách quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan.
-Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức: thể hiện khả năng hoạt
động tâm sinh lý của con người trong việc người tiếp nhận, chọn lọc, xử lý, lưu
giữ thông tin. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới,
tưởng tượng ra cái không có thực trong thực tế, tiên đoán và dự báo tương lai…
-Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan: ý thức là hình ảnh về thế
giới khách quan quyết định cả về hình thức và nội dung, sống nó không còn y
nguyên như thế giới khách quan.
Theo mác, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong bộ não
người và được bộ não cải biến đi ở trong đó.
-Ý thức là 1 hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: sự ra đời và tồn tại của
ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy luật tự
nhiên, xã hội. Với tính năng động, ý thức sáng tạo lại thực hiện theo nhu cầu của
thực tiễn.
Câu 3: Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến. Tính chất mối liên hệ phổ biến và ý
nghĩa phương pháp luận.
Nguyên lý mối quan hệ phổ biến
- Liên hệ dùng để chỉ sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau, làm điều kiện, tiền
đè cho nhau và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc giữa
các yếu tố, các mặt, các quá trình trong cùng một sự vật hiện tượng.
- Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng chỉ tính phổ biến của các mối liện
hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới.
- Những mối quan hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự
vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện
chứng duy vật.
- Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mọi liện hệ. nhờ sự
thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại cô lập, mà luôn tác động
qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Tính khách quan
+ Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với
nhau,dù ít hay nhiều. Điều này là khách quan, không lệ thuộc vào việc
con ngườicó nhận thức được các mối liên hệ hay không.
+ Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ phục vụ
cho mình có lợi hơn mà thôi.
- Tính phổ biến
+ diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
+ diễn ra giữa các mặt các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện
tượng.
+ Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay
quá trìnhnào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác. Đồngthời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không
phải là một cấu trúc hệthống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những
mối liên hệ bên trong của nó,tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ
thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tạitrong mối liên hệ với hệ thống
khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú
+ Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa
chúng cũngđa dạng, vì vậy khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần
phân loại mối liênhệ một cách cụ thể.
+ Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện
cụ thểkhác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động,
phát triển củasự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau. Do đó,
không thể đồng nhất tínhchất, vị trí vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác
nhau đối với mỗi sự vật nhấtđịnh
Ý nghĩa phương pháp luận
- Nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất, xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng. Phải
thừa nhận khả năng tồn tại nhiều góc nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau
về một sự vật
- Từ xem xét toàn diện phải đi đến nhận thức được trọng điểm, bản chất của
sự vật, hiện tượng.
- Để cải tạo sự vật trên thực tế phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp.
- Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện
Câu 4: Cặp phạm trù Nội dung và hình thức. Ý nghĩa phương pháp luận.
Phạm trù nội dung là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những
yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng. Trong khi đó, phạm trù hình
thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là
hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
Mối quan hệ
Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau, vì vậy
không có một hình thức nào không chứa dựng nội dung, đồng thời không có nội
dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Cùng một nội dung có
thể biểu hiện trong nhiều hình thức, và cùng một hình thức có thể chứa đựng
nhiều nội dung. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện
chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội
dung. Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi còn hình
thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng. Nội dung thay đổi
bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, không phải bất cứ
lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung
quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở
lại nội dung. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát
triển. Nếu hình thức không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Không được tách rời, tuyệt đối hoá nội dung và hình thức. Chống chủ
nghĩa hình thức.
- Để nhận thức và cải tạo sự vật, phải căn cứ vào nội dung. Phải thường
xuyên đối chiếu giữa nội dung với hình thức để tạo điều kiện cho hình
thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.
Câu 5: Cặp phạm trù Cái riêng, cái Chung. Ý nghĩa phương pháp luận.
Phạm trù cái riêng: dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất
định
Phạm trù cái chung: Chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những
quan hệ…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
Phạm trù cái đơn nhất: chỉ những đặc tính, những tính chất… chỉ tồn tại ở một
sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Mối quan hệ
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan. Trong đó, cái chung
chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó; cái
chung không tồn tại biệt lập tách rời cái riêng, tức là không tách rời mỗi sự vật,
hiện tượng, quá trình cụ thể.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại
độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái
bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì, cái riêng là tổng hợp của
cái chung và cái đơn nhất; còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật
của nhiều cái riêng.
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện
xác định.
Ý nghĩa phương pháp luận
+Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, do vậy muốn nhận thức cái chung phải
thông qua việc nghiên cứu nhiều cái riêng.
+ Tách rời cái chung khỏi cái riêng, tuyệt đối hoá cái chung sẽ rơi vào chủ
nghĩa giáo điều kinh viện, nghèo nàn đơn điệu. Tuyệt đối hoá cái riêng sẽ rơi
vào chủ nghĩa kinh nghiệm.
+ Trong hoạt động thực tiễn, có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để những
cái đơn nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và ngược lại

Câu 6: Nội dung quy luật Lượng Chát, ý nghĩa phương pháp luận.
- Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần
lượng. Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần
thường xuyên có sự biến đổi.
- Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
- Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật,
hiện tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ
chất cũ. Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được
hình thành với một lượng mới. Tuy nhiên bản chất của lượng là vận động nên
nó sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào đó nó sẽ
làm phá vỡ chất hiện tại.
- Quá trình vận động giữa hai mặt Lượng và Chất tác động với nhau qua hai
mặt: Chúng tạo nên sự vận động liên tục và không dừng lại. Lượng sẽ biến đổi
dần dần và tạo nên chất mới, hay nói cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo
nên bước nhảy vọt. Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần và tạo nên bước nhảy vọt
tiếp theo.
- Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật,
hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
- Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh
chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi
về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất
là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho
thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
Ý nghĩa phương pháp luận
 Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về
chất; không được nóng vội.
 Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách
quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng, tránh bảo thủ, thụ động.
 Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy;
trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan
 Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự
vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp

Câu 7: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thực tiễn và vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, một trong những lý thuyết triết học quan trọng
của Karl Marx và Friedrich Engels, có quan điểm quan trọng về vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là yếu tố
quyết định trong việc xác định ý thức và tri thức của con người.

Vai trò của thực tiễn: Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi thực tiễn, tức là hiện
thực xã hội và kinh tế, là yếu tố quyết định trong quá trình hình thành ý thức và
tri thức của con người. Theo quan điểm này, con người không sáng tạo tri thức
từ trí tưởng tượng mà thay vào đó, tri thức của họ dựa vào quan sát và phân tích
thực tiễn xã hội, kinh tế và lịch sử. Thực tiễn xã hội, chẳng hạn như điều kiện
kinh tế, xã hội và chính trị, tạo ra cơ hội và hạn chế trong việc hình thành tri
thức và ý thức.

Nhận thức và biện chứng: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng vạch ra mối quan
hệ giữa nhận thức và biện chứng. Biện chứng là phương pháp nghiên cứu dựa
trên việc xem xét sự phát triển và biến đổi trong thực tiễn xã hội. Nhận thức,
theo triết lý này, không phải là một quá trình tĩnh, mà là một quá trình động và
phức tạp. Nhận thức phản ánh sự thay đổi trong thực tiễn và cũng có thể thay đổi
dựa trên thực tiễn mới. Con người thông qua việc nghiên cứu và thực hành có
thể cải thiện tri thức của họ và thích nghi với biến đổi trong thế giới xã hội.

Tóm lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng nhấn mạnh vai trò của thực tiễn trong
quá trình hình thành tri thức và nhận thức của con người. Thực tiễn xã hội và
biện chứng là cơ sở cho sự hiểu biết và phân tích của con người về thế giới xung
quanh họ

Câu 8: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.


Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai khía cạnh quan trọng trong việc
hiểu về cách con người tạo ra kiến thức và tri thức về thế giới xung quanh. Dưới
đây là sự khác biệt giữa chúng:

Nhận thức cảm tính (Empirical Perception):

Nhận thức cảm tính là quá trình tạo ra kiến thức và tri thức dựa trên thông tin mà
con người thu thập thông qua các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị
giác, và mùi giác). Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng các giác quan để quan
sát, nghe, chạm, nếm và ngửi thế giới xung quanh.

Nhận thức cảm tính liên quan đến việc tạo ra kiến thức dựa trên những gì con
người có thể quan sát trực tiếp hoặc thông qua các trải nghiệm cảm quan.

Nhận thức lý tính (Conceptual Perception):

Nhận thức lý tính là quá trình tạo ra kiến thức và tri thức dựa trên sự phân tích,
lý luận, và sáng tạo từ thông tin cảm tính. Điều này bao gồm việc sử dụng trí tuệ
và tư duy để hiểu, phân tích, và tổ chức thông tin thu thập được thông qua giác
quan thành các khái niệm, ý tưởng và kiến thức lý thuyết.

Nhận thức lý tính liên quan đến việc sử dụng tri thức trừu tượng và trí tuệ để
hiểu và giải thích thế giới, đặc biệt khi thông tin cảm tính cần được chuyển đổi
và biến đổi thành các khái niệm và lý thuyết.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là rất quan trọng
trong việc xây dựng tri thức. Nhận thức cảm tính cung cấp dữ liệu cơ bản và
thông tin đầu vào cho quá trình nhận thức lý tính, trong khi nhận thức lý tính
giúp con người hiểu và tổ chức thông tin cảm tính thành tri thức sâu sắc và có ý
nghĩa hơn.

You might also like