You are on page 1of 5

1

BÀI TIỂU LUẬN SỐ 1 MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI SỐ: 2

TÊN ĐỀ TÀI: PHẠM TRÙ Ý THỨC

1/ Nguồn gốc của ý thức: Gồm 2 nguồn gốc là: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc xã hội
– Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: gồm bộ óc con người và tác động của thế
giới khách quan lên bộ óc người tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng
tạo.
+ Con người là kết quả phát triển lâu dài nhất của giới tự nhiên. Bộ óc
người là nơi sản sinh ra ý thức có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi
và phức tạp, là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất (gồm 14 -15 tỷ
noron thần kinh).
+ Tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người: thế giới khách
quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động
đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
● Phản ánh là thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất nhưng chỉ
có phản ánh ở bộ não người mới là hình thức phản ánh cao nhất
(phản ánh năng động, sáng tạo), có sự kế thừa phản ánh tâm lý động
vật.
● Tâm lý động vật là tiền đề sinh vật tất yếu dẫn đến hình thành của
ý thức. Do vậy, ý thức chỉ có ở con người, động vật chỉ hành động
theo bản năng.
┉> Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
– Nguồn gốc xã hội của ý thức: gồm lao động và ngôn ngữ.
2

+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục
vụ nhu cầu tồn tại của con người. Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo và
có mục đích. Vai trò của lao động:
● Giúp hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là giúp bộ não người phát
triển. Nhờ lao động, con người chuyển từ di chuyển bằng 4 chi thành
2 chi; không ăn sống nữa mà chuyển sang ăn chín, phát hiện ra lửa…
● Giúp sự vật hiện tượng bộc lộ thuộc tính, kết cấu, quy luật vận
động. Giúp con người chế tạo ra công cụ lao động.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội
dung ý thức. Từ trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu
giao tiếp và trao đổi thông tin. Karl Marx đã nói: “Nó là cái vỏ vật chất
của tư duy”. Ngôn ngữ gồm 2 bộ phận: vỏ ngôn ngữ là vật chất, ruột
bên trong là ý thức. Vai trò của ngôn ngữ:
● Giúp con người phản ánh một cách khái quát và gián tiếp về đối
tượng, là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy
● Là công cụ truyền tin rất hiệu quả (tình cảm, tư tưởng, kinh
nghiệm). VD: ca dao, tục ngữ
┉> Như vậy, nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, nguồn gốc xã hội là điều
kiện đủ để ý thức hình thành, tồn tại và phát triển.
2/ Bản chất của ý thức:
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách năng động, sáng tạo
của bộ óc con người:
+ Tính năng động thể hiện: Ý thức không phản ánh nguyên si, thụ
động thế giới khách quan, mà trên cơ sở tiếp nhận, xử lý thông tin một
cách có định hướng, chọn lọc, đồng thời ý thức không chỉ dừng lại ở vẻ
bề ngoài mà còn khái quát bản chất, quy luật của thế giới.
+ Tính sáng tạo thể hiện: Dựa trên những tri thức đã có, con người
sáng tạo ra tri thức mới. Sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản
3

ánh, theo quy luật và khuôn khổ của sự phản ánh. Sự phản ánh ý thức là
quá trình thống nhất của ba mặt. Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể
và đối tượng phản ánh (chọn lọc thông tin). Hai là, mô hình hóa đối
tượng trong tư duy dưới dạng tinh thần. Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư
duy ra hiện thực.
┉> Như vậy, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức.
Ví dụ: Qua quá trình trồng trọt, con người quan sát và nghiên cứu được ưu,
nhược điểm của từng loại cây, sau đó tiến hành lai tạo ra nhiều giống cây trồng
mới có nhiều ưu điểm cho năng suất cao phục vụ đời sống.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức xem xét sự vật
hiện tượng thông qua lăng kính chủ quan con người vì vậy đôi khi phản ánh sai
lệch sự vật hiện tượng.
Ví dụ: - Đối với người bị mắc bệnh mù màu, sự phản ánh màu sắc vào bộ não
của họ sẽ khác so với người bình thường.
- Hay như trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi, vì họ bị mù nên
không nhìn thấy, họ cảm nhận con voi qua xúc giác, người sờ vào cái
vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ vào cái tai thì có nhận thức
về cái tai, họ không nhận thức được tất cả các bộ phận của con voi dẫn
đến ý thức về con voi bị sai lệch theo chủ quan của mỗi người.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Sự ra đời và tồn tại
của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các
quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã
hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng
động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
┉> Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy: ý thức
là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan
trên cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
3/ Kết cấu của ý thức:
4

- Theo các yếu tố hợp thành: Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu
tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí…, trong đó tri thức là nhân tố cơ
bản, cốt lõi nhất. Ngoài ra ý thức còn có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm
tin, lí trí,…
+ Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá
trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức
dưới dạng các loại ngôn ngữ.
+ Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các
quan hệ.
+ Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản
trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người.
- Theo chiều sâu của nội tâm: Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con
người, ý thức bao gồm: tự ý thức, tiềm thức, vô thức…
+ Tự ý thức: Là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối
quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan
trọng của ý thức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức.
+ Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát
của ý thức. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có
được tư trước nhưng đã biến gần như thành bản năng, thành kỹ năng
nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
+ Vô thức: Là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển,
nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một
lúc nào đó.
- Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động
cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người.
Chẳng hạn: máy tính điện tử, người máy thông minh, trí tuệ nhân tạo,… Điều
đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người. Dù máy móc có
5

hiện đại đến đâu chăng nữa cũng không thể hoàn thiện được như bộ óc con
người.
 Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Xem xét nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc
xã hội của ý thức cho thấy, ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hoá
lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử Trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp
của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người. Trong đó, nguồn gốc tự nhiên là
điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành,
tồn tại và phát triển. Hoạt động thực tiễn phong phú của loài người là môi
trường để ý thức hình thành, phát triển và khẳng định sức mạnh sáng tạo của
nó. Nghiên cứu nguồn gốc của ý thức cũng là một cách tiếp cận để hiểu rõ
bản chất của ý thức, khẳng định bản chất xã hội của ý thức. Sự ra đời, phát
triển của ý thức gắn liền với hoạt động lao động, cải tạo thế giới của con
người. Ý thức là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và giao tiếp của con
người trong các mối quan hệ xã hội, là kết quả của quá trình lĩnh hội kinh
nghiệm. Khi ý thức hình thành con người sẽ tác động lại thế giới khách quan
làm thay đổi thế giới khách quan dẫn đến sự hình thành nhận thức mới nên ý
thức không thể tách rời quá trình hoạt động cải biến thế giới khách quan của
con người.

You might also like