You are on page 1of 101

ÔN TẬP TRIẾT

CHƯƠNG 2

Câu 1: Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Ý nghĩa phương pháp luận?

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ
đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có
quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.

Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”như sau:

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay được các nhà
khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.

Ví dụ: Vật chất là tất cả mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta, dưới hình thức tồn tại dưới
dạng cụ thể như là cây cối, sông biển bàn, ghế, sách vở,…Những dạng cụ thể đó của vật chất luôn
tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Về phạm trù triết học, cụ thể là phạm trù vật chất thì nó phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ
vốn có của tất cả đối tượng ở thế giới hiện thực.

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc
vào ý thức.

Ví dụ: Vật chất dưới hình thức cụ thể của nó như cây cối, sông biển, nắng mưa, sấm chớp,thiên
tai vv… chúng luôn tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức, cho dù ý
thức chúng ta có tác động như thế nào thì chúng vẫn tồn tại.

Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người
cảm giác.

Trái với quan niệm “khách quan” mang tính chất duy tâm về sự tồn tại của vật chất,

V.I. Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông
qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện
sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các thực thể này do những đặc tính bản thể
luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho
con người những cảm giác. Mặc dù, không phải mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới
khi tác động lên giác quan của con người đều được các giác quan con người nhận biết; có cái phải
qua dụng cụ khoa học, thậm chí có cái bằng dụng cụ khoa học nhưng cũng chưa biết; có cái đến
nay vẫn chưa có dụng cụ khoa học để biết được; song, nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên
ngoài, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người thì nó vẫn là vật chất.

Ví dụ: Cây cối khi tác động vào các giác quan của chúng ta sẽ mang lại cảm giác như sần sùi, trơn
nhẵn, có mùi hương,… Sách vở tác động chúng ta thông qua quá trình sản xuất bằng những dụng
cụ, thiết bị tạo ra chúng chứ chúng không trực tiếp tác động lên chúng ta.

Lửa gây cảm giác nhiệt khi tiếp xúc bằng tay.

Băng gây cảm giác lạnh khi tiếp xúc qua da người.

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.

Ví dụ: Quan điểm “trọng nam khinh nữ” trong giai đoạn phong kiến đã tác động sâu sắc lên ý thức
của người phụ nữ thời bấy giờ, họ luôn trong tình trạng bị chả đạp, cực khổ làm lụng, nhường
nhịn tôn trọng đàn ông.

Khi tiếp xúc lá cờ sẽ hình thành biểu tượng lá cờ trong đầu.

Định nghĩa của Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy
vật và nhận thức khoa học:

Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất:


Định nghĩa vật chất của Lê-nin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây:

Thứ nhất, bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan,
đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm
trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các
nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về
vật chất.

Thứ hai, khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề
cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức.
Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản
ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền
tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội,về lịch sử.

Câu 2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất của ý thức?

Bản chất của ý thức :

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người một cách
năng động, sáng tạo; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ví dụ: Khi chúng ta nhìn vào lá cờ Việt Nam, ta có thể thấy được một ngôi sao vàng nằm giữa lá
cờ, hình đó tác động bộ óc ta gọi là ý thức.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm –
sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông
tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và
phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý
thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,..
trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các
mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế giới
khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu
hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng
kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào
trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.

Ví dụ: Về vấn đề bình đẳng giới, ở xã hội phong kiến thì người dân bị ảnh hưởng sâu sắc tư tương
“trọng nam khinh nữ” dẫn đến người phụ nữ thời kỳ này không được coi trọng, bị chà đạp nhưng
khi xã hội phát triển lên hình chủ nghĩa tư bản thì loại bỏ tư tưởng đó mà thay vào đó là “bình
đẳng giới nam nữ”, đàn ông phụ nữ đều có vai trò, địa vị.

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền
với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của
các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội
quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc
biệt – phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất
của 3 mặt là: trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.

Ví dụ: Khi nhìn vào một ngôi nhà, chúng ta sẽ có thông tin toàn diện như ngôi nhà đó có bề

ngoài, nội thất như thế nào.

Tiếp đến là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần và cuối cùng là
chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.

Ví dụ: Nhà văn viết một câu truyện, trong nội dung chính, tác giả có thể sáng tạo ra nhiều tình
tiết khác nhau trong câu chuyện.

Ba là, chuyển hoá mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng,
thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất
trong tự duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.
Ví dụ: Trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông tin về mặt
trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những thông tin mới và loại bỏ
những thông tin sai lầm về mặt trăng.

Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, vì phản ánh đó dù trực tiếp hay gián tiếp, dù dười dạng ý tưởng
thì bao giờ củng phải dựa vào những tiền đề vật chất, dựa trên hoạt động thực tiễn nhất định. Sự
sáng tạo của ý thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản
ánh, trên cơ sở của phản ánh. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. Ý thức
– trong bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra
sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc. Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển
xã hội nên về bản chất là có tính xã hội: Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy
mà là một hiện tượng xã hội. ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử-xã hội, phản ánh những quan
hệ xã hội khách quan. “ Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến chừng
nào con người còn tồn tại ” Theo Lenin thì nếu coi tư tưởng (ý thức) là có tính vật chất tức là một
bước sai lầm đến chỗ lẫn lộn chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm.

Ví dụ: Các nhà khoa học thiên tài đã sáng tạo, sáng chế những quy luật, định luật dựa vào giới tự
nhiên, dựa vào sự vận động phát triển của giới tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 3: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý
nghĩa phương pháp luận?

Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng trong đó vật
chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Ví dụ: Cái bàn, cái ghế, quyển sách, cái nhà… là một dạng cụ thể của vật vì nhìn nó có thể thấy
được và tạo cho con người cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại và tồn tại độc lập không
phụ thuộc vào cảm giác và ý thức. Hay khi đun sôi nước đến 100 ºC thì nước sẽ bị bốc hơi nên
quy luật này cũng là vật chất vì có tính khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác và ý
thức.
Sông ngòi, núi non tồn tại khách quan…

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ví dụ: Khi nhìn thấy ngôi nhà đẹp lúc đó hình ảnh đep của ngôi nhà đẹp chính là ý thức. Cũng
như khi xem một bộ phim có người cảm động khóc, có người buồn… lúc này họ đã thể hiện thái
độ cảm xúc trong ý thức. Và khi nhìn thấy 2 cô gái đẹp như nhau nhưng một người mình thấy
thích còn một người mình không thích thì đó là sự phản ánh sự chủ động, sáng tạo của ý thức.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong đó, vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, vật chất còn quyết định hình
thức biểu diễn cũng như sự biến đổi của ý thức. Song ý thức không hoàn toàn thụ động mà có thế
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.

Vật chất quyết định ý thức (vai trò của vật chất) được thể hiện ở những luận điểm sau:

Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.

Ví dụ: Một người sinh ra mà bộ não không hoạt động được hoặc không có bộ não thì không có ý
thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với
xã hội loài người thì hành động của cậu khi trở về với xã hôi cũng chỉ giống như những con sói,
tức là hoàn toàn không có ý thức.

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.

Ví dụ: Loài người nguyên thủy sống theo bầy đàn dựa vào sản vật của thiên nhiên thì tư duy của
họ đơn sơ, giản dị. Trải qua thời gian, sản vật thiên nhiên dần hao mòn dẫn đến đói khát, theo đó
sự tư duy, ý thức của họ phát triển và bắt dầu có bước tiến mạnh mẽ khi từ săn bắt, hái lượm
chuyển dần sang trồng trọt, chăn nuôi. Khi xuất hiện chủ nghĩa tư hữu, ý thức chính trị, pháp
quyền cũng dần thay thế cho ý thức cộng đồng nguyên thủy. Và chính những nội dung đó đã tác
động ý thức của chúng ta hiện đại khi muốn có thức ăn thì chúng ta vẫn phải trồng trọt và chăn
nuôi từ đó tạo ra hàng loạt sự tư duy, sáng tạo mới của con người.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.

Dựa theo ví dụ trên thì hiện nay con người thông qua hoạt động thực tiễn đã sáng tạo ra rất nhiều
hình thức trồng trọt, chăn nuôi mới. Có thể kể đến như lai các giống động – thực vật để tạo ra
giống có cả những đặc thù tốt của giống lai như giống cà chua bi siêu quả màu vàng là giống cà
chua F1 tập trung được những thế mạnh từ giống lai tạo, tạo nên những chum quả cà chua siêu
quả hiện nay . thời gian sinh trưởng ngắn. có thể trồng quanh năm. Ít sâu bệnh và cho chất lượng
quả cực tốt.

Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.

Ví dụ: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động tâm sinh lý của thần kinh
bộ não người. Nhưng khi bộ não bị tổn thương thì ý thức cũng bị rối loạn. Hay ở Việt Nam hiện
nay, nhận thức về công nghệ thông tin của học sinh cấp 1, 2, 3 là kém sở dĩ là do về máy móc
cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu. Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp
ứng thì trình độ công nghệ thông tin của học sinh sẽ phát triển hơn rất nhiều.

Ý thức có tính độc lập và tác động tích cứ trở lại vật chất được thể hiện ở những luận điểm sau:

Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người.

Ví dụ: Nếu tâm trạng một công nhân không tốt thì làm giảm năng suất của một dây chuyền sản
xuất trong nhà máy. Nếu không có đường lối cách mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta không
thể giành thắng lợi ở hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như Lênin đã nói: “Không có
lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”.

Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người,
dựa trên những tri thức khách quan, hiểu biết những quy luật từ đó đề ra mục tiêu xác định.

Ví dụ: Hiểu tính chất vật lý của thép nóng chảy ở hơn 1000oC thì con người tạo ra các nhà máy
gang thép để sản xuất các loại thép với đủ kích cỡ chủng loại, chứ không phải bằng phương pháp
thủ công xa xưa.

Thứ ba, ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt
động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.

Ví dụ: Như nhà máy xử lí rác thải của Đồng Tháp từ việc không khảo sát thực tế khách quan hay
đúng hơn là nhận thức về việc xử lí rác vô cơ và hữu cơ chưa đẩy đủ, vì vậy khi vừa khai trương
nhà máy này đã không thể xử lí nổi và cho đến nay nó chỉ là một dống phế liệu cần được thanh
lý.

Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại thông
tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Ví dụ: Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đại hội VI, đảng ta chuyển
nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan lieu sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà sau gần 20 năm
đất nước bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.

Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ta rút ra được ý nghĩa phương pháp luận:

Phải rút ra tính tôn trọng quy luật khách quan. Mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều
xuất phát từ thực tế khách quan. Phải biết tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu
không phải gánh hậu quả, tai họa khôn lường. Nhận thức sự vật, hiện tượng chân thực, đúng đắn,
tránh bôi đen đối tượng, không gán cho đối tượng cái mà nó không có.

Ví dụ: Trong ca dao tục ngữ “có thực mới vực được đạo” có nghĩa là vật chất có quyết định nhiều
tới ý thức của con người. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách
cụ thể. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, con người sẽ biết những hành động, cư xử đúng
mực.

Phát huy tính năng động, sáng tạo của con người, phát huy tác động tích cực của ý thức, không
trông chờ ý lại trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Ví dụ: Trước một trận đánh làm một quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, qua đó rút ra những
nhược điểm để tiến bộ, khắc phục các mặt tiêu cực, chưa tốt. Thực hiện giáo dục nhận thức thông
qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.
Câu 4. Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực
tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học của
khẳng định trên?

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng
và vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng nước ta để đề ra đường lối, chủ trương,
chính sách qua từng thời kỳ. Đặc biệt, trước những diễn biến hết sức phức tạp của tình hình trong
nước và thế giới, khi hệ thống XHCN và các đảng cộng sản đang rơi vào tình trạng khủng hoảng
sâu sắc, toàn diện, việc đề ra đường lối đổi mới là yêu cầu rất bức thiết đối với cách mạng, quyết
định sự sống còn của Đảng, đến thắng lợi cách mạng Việt Nam. Một trong những vận dụng cơ sở
lý luận của triết học Mác - Lênin vào công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng đã khởi xướng bắt
đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI là nguyên tắc khách quan - một nguyên tắc được rút ra từ mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã viết: “Đảng phải
luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức
và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”.
Việc tìm hiểu quy luật khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để vận dụng
đúng đắn quy luật này vào thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết đối với Đảng viên.

Quan điểm của Đảng ta về “Đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng
quy luật khách quan…” có cơ sở lý luận từ việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Theo đó, việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo nguyên tắc:

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

Vật chất luôn luôn quyết định ý thức

Sự quyết định này được thể hiện ở chỗ: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là
nguồn gốc của ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.

Ví dụ: Trong đời sống xã hội có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.

Chúng ta đều biết, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người
nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất
thì con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế
giới vật chất. Đó là nguyên nhân vật chất có trước, ý thức có sau.

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức đề, hoặc là chính bản thân
thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất. Cho nên vật chất là nguồn gốc của ý
thức.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung
mà ý thức phản ánh được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức
biểu hiện của ý thức… đều bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội, môi trường sống quyết
định.

Ví dụ: Giáo dục chính trị và tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất, như khi đạt danh
hiệu thi đua, được phần thưởng.

Ý thức có sự tác động tích cực trở lại vật chất

Sở dĩ có sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất là do sự tồn tại của ý thức có tính độc lập
tương đối so với vật chất.

Nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người cho nên sự tác động của ý thức đối với vật chất
cũng chính là sự tác động của con người đối với thế giới khách quan.

Bản thân ý thức tự nó không thể tác động đến vật chất. Sự tác động của ý thức đến vật chất phải
thông qua những hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên bản thân ý thức thể hiện sự tác động
đến vật chất là thực hiện sự chỉ đạo mọi hoạt động của con người; trang bị cho con người những
tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở đó con người xác định được mục tiêu, đề ra phương
hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện… để thực
hiện mục tiêu của mình.

Ví dụ: Chủ trương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con người – khủng hoảng
kinh tế xã hội, động lực
Sự tác động tích cực trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu
cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có
ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan và con người thực hiện
được sự cải tạo thế giới khách quan; ngược lại, nếu nhận thức của con người không phù hợp với
quy luật khách quan của thế giới thì khi con người hành động sẽ đi ngược lại các quy luật khách
quan và những hành động đó có tác dụng tiêu cực đến thế giới.

Từ mối quan hệ này, quan điểm duy vật biện chứng đã chỉ ra nguyên tắc phương pháp luận cơ
bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người là: phải xuất phát từ
thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.

Câu 5. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể? Ý nghĩa thực
tiễn?

Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện:

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - một trong hai
nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy
vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

Ý nghĩa thực tiễn:

Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó
với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có
thể nhận thức đúng về sự vật. Để đạt được mục đích đó, ta phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp,
phương tiện khác nhau để tác động nhằm làm thay đổi những mối liên hệ tương ứng.

Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú
ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên
... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất trong sự phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển
của sự vật trong tương lai. Cũng như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật. Con người cần
nhận biết được sự biến đổi kể cả biến đổi đi lên hay các biến đổi đi xuống.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi, để cải tạo được sự vật, chúng ta phải dùng hoạt động thực tiễn để
biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật và những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với
những sự vật khác. Quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữ “chính
sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”.

Ví dụ: Như trong thực tiễn xây dựng, triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng Cộng sản Việt Nam
vừa coi trọng đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, vừa nhấn mạnh đổi mới
kinh tế là trọng tâm.

Ví dụ: Về quan điệm toàn diện, khi giải quyết một bài toán về hình học không gian, chúng ta có
cái nhìn toàn diện những mặt phẳng bị khuất bên trong của một khối không gian, vận dụng những
công thức,tính chất, hệ quả của không gian và để giải quyết được bài một cách nhanh nhất và hiệu
quả chính xác cao thì cần tìm hiểu, sáng tạo ra những phương pháp.

Quan điểm lịch sử - cụ thể: Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể bao gồm toàn bộ nội
dung của hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan
tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

+ Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện
tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự
vật).

Ý nghĩa thực tiễn:

Theo quan điểm lịch sử cụ thể, khi chúng ta nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú
ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát
triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là
luận điểm khoa học trong điều kiện khác.

Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những
sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp
dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh,
quan hệ cụ thể nào.

Nếu không tôn trọng nguyên tắc lịch sử – cụ thể sẽ mang lại những hậu quả rất nghiệm trọng, ta
sẽ luôn nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách phiến diện, trừu tượng và sẽ không bao giờ giải
quyết được các mâu thuẫn; sẽ không bao giờ có được những phương hướng, hành động đúng khi
giải quyết vấn đề.

Câu 6: Quan điểm của triết học Mác – Leenin về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa
phương pháp luận?

Nguyên lý là thuật ngữ đa nghĩa khá bất định có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp cổ apxn (La Tinh
principium) với nghĩa đen là “đầu tiên nhất” - định đề, khẳng định để trên cơ sở đó các định luật
và lý thuyết khoa học, các văn bản pháp luật được xây dựng, các chuẩn mực, quy tắc hoạt động
trong xã hội được lựa chọn tuân theo. Như vậy, nguyên lý là những khởi điểm, những luận điểm
cơ bản nhất có tính chất tổng quát của một học thuyết chi phối sự vận hành của tất cả các đối
tượng thuộc lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của nó. Theo nghĩa đó, nguyên lý triết học là những
luận điểm - định đề khái quát nhất được hình thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ
người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; rồi đến lượt mình chúng lại làm cơ sở, tiền
đề cho những suy lý tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp... phục vụ
cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa sự vật, hiện tượng hay giữa cảc mặt, các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng
hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Ví dụ: Giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn
nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận
động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân
tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.

“Mối liên hệ phổ biến” được sử dụng với hai hàm nghĩa:

Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ như: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái
vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào,
lĩnh vực nào)

Khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng
của thế giới ( phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các
sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định). Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ
phổ biến, cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có
tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện... Khi nghiên
cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có
(đặc thù) đó. Nhưng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.

Tính chất của mối liên hệ được thể hiện:

Tính khách quan mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới là vốn có trong mỗi bản thân
sự vật, hiện tượng xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Các mối liên hệ, tác động đều
là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và
tồn tại ngoài ý thức không phụ thuộc vào ý thức

Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh
vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không do ai sang tạo ra. mà
là cái vốn có của thế giới vật chất

Tính phổ biến của mối liên hệ thế hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong
tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận
động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại biệt lập với
các sự vật hiện tượng khác, đồng thời không có sự vật hiện tượng nào không phải là một cấu trúc
hệ thống.

Ví dụ: Trong tự nhiên (mối liên hệ trong ngũ hành, mối liên hệ giữa mặt trời và mặt trăng qua
định luật van vật hấp dẫn), trong xã hội (các hình thái kinh tế xã hội: công xã nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, …), trong tư duy (lớp 1, 2, 3,…)

Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ thể hiện ở các sự vật, hiện tượng trong thế giới rất đa
dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì vậy khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật
cần phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.

Căn cứ vào phạm vi, tính chất, trình độ có những cách phân loại mối liên hệ phổ biến như sau:
chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian, tất nhiên
và ngẫu nhiên, trực tiếp và gián tiếp. việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì các
mối liên hệ của các đối tượng là rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ
khác.

Ví dụ: Cá và chim đều có mối liên hệ với nước, nhưng cá có mối liên hệ với nước khác loài chim.
Đa số loài cá bắt buộc phải sống trong nước, không có nước chúng không thể tồn tại, nhưng loài
chim không sống trong nước mà nước là một thứ cần thiết trong cuộc sống của chúng.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi nhận thức, xem xét và nghiên cứu về một đối tượng nào đó, cần
phải đặt đối tượng đó trong mối liên hệ với các đối tượng khác, giữa lý luận với nhu cầu thực tiễn,
phải nghiên cứu tất cả các mặt, yếu tố kể các các mắt khâu trung gian có liên quan đến đối tượng.
Tránh quan điểm phiến diện một chiều và siêu hình. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng
bộ các biện pháp các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo (theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ)
vẫn phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Quan điểm lịch sử - cụ thể là quan điểm khi xem xét sự vật phải chú ý đặt sự vật trong hoàn cảnh
lịch sử cụ thể đã sinh ra vấn đề đó, yêu cầu trong việc nhận thức và xử lí các tình huống trong
hoạt động thực tiễn cần xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống
phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.

Ví dụ: Khi đánh giá mức độ phạm tội của tội phạm, ta cần biết tội phạm thực hiện hành vi phạm
tội đó trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào để đưa ra những kết luận chính xác nhất.

Câu 7: Quan điểm của triết học Mác – Lênin nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương
pháp luận?

Nguyên lý là thuật ngữ đa nghĩa khá bất định có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp cổ apxn (La Tinh
principium) với nghĩa đen là “đầu tiên nhất” - định đề, khẳng định để trên cơ sở đó các định luật
và lý thuyết khoa học, các văn bản pháp luật được xây dựng, các chuẩn mực, quy tắc hoạt động
trong xã hội được lựa chọn tuân theo. Như vậy, nguyên lý là những khởi điểm (điểm xuất phát
đầu tiên) hay những luận điểm cơ bản nhất có tính chất tổng quát của một học thuyết chi phối sự
vận hành của tất cả các đối tượng thuộc lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của nó. Theo nghĩa đó,
nguyên lý triết học là những luận điểm - định đề khái quát nhất được hình thành nhờ sự quan sát,
trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; rồi đến lượt
mình chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật,
quy tắc, phương pháp... phục vụ cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất
cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận
động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận
động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thóat ly chúng thì không thể có phát triển.

Cần phân biệt hai khái niệm gắn với khái niệm phát triển là tiến hóa và tiến bộ. Tiến hóa là một
dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ, và thường là sự biến đổi hình thức của tồn tại xã hội
từ đơn giản đến phức tạp. Thuyết tiến hóa tập trung giải thích khả năng sống sót và thích ứng của
cơ thể xã hội trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Trong khi đó, khái niệm tiến bộ đề cập đến sự phát
triển có giá trị tích cực. Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ
chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu. Trong tiến bộ, khái niệm phát
triển đã được lượng hóa thành tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ trưởng thành của các dân tộc,
các lĩnh vực của đời sống con người.

Ví dụ về tiến hóa: Từ chó sói hoang dã, chỉ qua vài ngàn năm chọn giống, loài người đã tạo ra
hàng trăm nòi chó nhà có hình dạng và kích thước khác hẳn nhau.

Tiến bộ như sau: ‘ sách hoá trường học ‘ của Nguyễn Quang Thạch hay ‘ liên minh STEM ‘ đây
là những đóng góp giúp thay đổi nền giáo dục theo chiều hướng tích cực nâng cao trí thức .

Linh dương là Artiodactyls (thậm chí ngón động vật có vú có móng) bản địa đến châu Phi và
Eurasia, thuộc về gia đình họ trâu bò, và có liên quan đến bò và lợn chặt chẽ nhất; pPronghorns
cũng là loài Arodactyls, sống ở Bắc Mỹ, thuộc họ Antilocapridae, và có quan hệ họ hàng gần nhất
với hươu cao cổ và Okapis. Tuy nhiên, điểm chung của linh dương và ngạnh là nơi sinh thái của
chúng: cả hai đều là loài gặm cỏ nhanh nhẹn, lanh lợi, chịu sự săn mồi của các loài động vật ăn
thịt có chân, chúng đã tiến hóa các màn sừng phức tạp do kết quả của quá trình chọn lọc giới tính.
Trên thực tế, chúng có bề ngoài giống nhau đến mức loài Pronghorns thường được gọi là "linh
dương Mỹ".

Phát triển có tính phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy.

Vào trước năm 1869 người ta đã phát hiện được khá nhiều nguyên tố hóa học, thế nhưng người
ta vẫn chưa biết giữa các nguyên tố liệu có mối quan hệ gì với nhau không. Vào năm 1869, giáo
sư Mendeleev (1834 - 1907) đã tiến hành nghiên cứu việc phân loại các nguyên tố. Cuối cùng
Mendeleev đã phát hiện ra sự thay đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố theo khối lượng nguyên
tử (thời đó người ta gọi là nguyên tử lượng) của chúng.

Phát triển có tính kế thừa, sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ
định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng
mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô, vì vậy trong sự vật, hiện
tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng,
trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự
vật mới tiếp tục phát triển.

Trong lịch sử phát triển của triết học nói chung và trường phái chủ nghĩa duy vật nói riêng thì
cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất
phác, nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ
nghĩa duy vật thời kỳ đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật chất và đưa ra
những kết luận mà về sau người ta thấy mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác. Tuy hạn
chế do trình độ nhận thức thời đại về vật chất và cấu trúc vật chất, nhưng chủ nghĩa duy vật chất
phác thời Cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới, không
viện đến Thần linh, Thượng đế hay các lực lượng siêu nhiên.

Phát triển có tính đa dạng, phong phú; tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tính
đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời gian.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đổi tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của
nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển
của nó trong tương lai.

Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn
có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù
hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.

Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển;
chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.

Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích
cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải
xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động... trong sự biến đổi của nó”.

Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với
sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.

Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ đó có
thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên
hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên
hệ tất nhiên để hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.

Ngoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy rõ khuynh hướng phát
triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu cầu của xã hội đối với chuyên ngành
đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện
bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Câu 8. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục
được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?

Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển:

Nội dung của nguyên lý của sự phát triển:

Thế nào là sự phát triển:

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất
cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận
động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận
động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thóat ly chúng thì không thể có phát triển.

Ví dụ: - Sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ chức
xã hội Thị tộc, bộ lạc so khai đến những tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức xã hội là Bộ
tộc, dân tộc.
- Quá trình phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều loại công nghệ hiện đại ra đời
thay thế cho những công nghệ đã dần lạc hậu.

Như vậy, phát triển là phạm trù triết học khái quát về sư vận động đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện.

Phép biện chứng duy vật không chỉ thừa nhận phát triển của thế giới mà nó còn chỉ ra cách thức,
nguồn gốc, khuynh hướng của sự phát triển. Mặt khác nó cũng chỉ ra phát triển không phải lúc
nào cũng diễn ra theo đường thẳng mà trái lại rất quanh co, rất phức tạp, thậm chí có những bước
thụt lùi tạm thời.

Tính chất của sự phát triển:

Tính khách quan: nguyên nhân, nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong các sự vật hiện tượng,
do quá trình đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẩn => sự phát triển diễn ra độc
lập với ý thức của con người -> con người không thể dùng ý chí chủ quan của mình để ngăn cản
sự phát triển của thế giới.

Ví dụ: Hai quá trình quang hợp và hô hấp ở cây xanh:Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất
hữu cơ, tích lũy năng lượng jtừ CO2 và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng, còn hô hấp là
quá trình sử dụng C02 phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống
cúa cơ thể, đồng thời thải ra khí C02 và nước.Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau: Hô
hấp sẽ không thực hiện được, nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang
hợp cũng không thể thực hiện được, nếu không có năng lượng do trình hô hấp giải phóng ra.

Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở tất cả sự vật, hiện tượng ở mọi lĩnh vực của thế giới: tự
nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình
quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.

Tính đa dạng phong phú của sự phát triển: phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, song ở
mỗi sự vật hiện tượng, quá trình phát triển lại không giống nhau, không đồng đều do chúng tồn
tại ở không gian, thời gian khác nhau. Mặt khác, trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn
chịu những sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của tất cả các yếu tố và điều kiện khác.

Ví dụ: Không thể đồng nhất tính chất, phương thức phát triển của giới tự nhiên với sự phát triển
của xã hội loài người. Sự phát triển của giới tự nhiên thuần tuý tuân theo tính tự phát, còn sự phát
triển của xã hội loài người lại có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý
thức.

Những sự tác động như vậy có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đôi khi nó làm thay đổi
chiều hướng phát triển, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.

Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển

Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:

+ Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật
trong sự tự vận động và phát triển của chính nó;

+ Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn
thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát triển (bản chất) của sự vật.

+ Khi ta xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào thì ta không chỉ nhìn nhận, nắm bắt những cái hiện
đang tồn tại mà ta còn phải thấy rõ những khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng.
Đồng thời phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như biến đổi có tính chất thụt lùi. Nhưng
điều cơ bản phải khái quát được những biến đổi chính để vạch ra những khuynh hướng biến đổi
của sự vật, hiện tượng.

+ Phải phân chia quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn để mà trên cơ sở đó tìm ra
những phương pháp nhận thức và cách thức tác động cho phù hợp để thúc đẩy sự vật phát triển
nhanh hay kìm hãm sự phát triển đó. Tùy thuộc sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống
của con người.

Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:
+ Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng,
những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó.

+ Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp để
biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng.tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự
vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta.

+ Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn.

+ Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm
(tư duy) siêu hình trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.

+ Quan điểm phát triển mâu thuẫn với sự trì trệ, bảo thủ trong nhận thức và trong hoạt

động thực tiễn.

+ Nguyên tắc phát triển đòi hỏi chủ thể phải sử dụng các nguyên tắc khác kèm theo mới làm sáng
tỏ bản tính vận động và phát triển tự thân của sự vật như nguyên tắc (phân tích) mâu thuẩn,
nguyên tắc tích lượng-chất, nguyên tắc phủ định biện chứng…

Câu 9. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù cái riêng, cái chung. Ý

nghĩa phương pháp luận?

Cặp phạm trù cái chung và cái riêng

- Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực. Các mối liên
hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm
trù cơ bản. Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan. Các phạm trù hình thành và phát triển trong
hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội cùa con người. Trong phép biện
chứng duy vật, các cặp phạm trù có vai trò phương pháp luận khác nhau. Cặp cái riêng, cái chung
là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp;
khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức được toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống.

- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất
là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một
cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.

- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một
sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng)
khác nữa.

Ví dụ: Khi sinh ra đường chỉ tay của mỗi người là cái đơn nhất và cũng là cái riêng, vì chỉ tay của
một người không thể giống người khác và chỉ có thể có ở người đó không thể xuất hiện ở người
khác.

Giai cấp công nhân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, ngoài những nét chung với giai cấp
công nhân các nước, còn có những đặc điểm riêng như ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, trong
nội bộ không có giai cấp công nhân quy tộc. Những đặc điểm riêng đó là cái đơn nhất của giai
cấp này.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng. Cả cái chung lẫn cái
đơn nhất đều không tồn tại độc lập, tự thân, chúng là thuộc tính nên phải gắn vớí đối tượng xác
định. Chỉ cái riêng (đối tượng, quá trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại độc lập. Cái chung và cái
đơn nhất đều chỉ tồn tại trong cái riêng, như là các mặt của cái riêng.

Thứ nhất, cái chung không tồn tại độc lập, mà là một mặt của cái riêng và liên hệ không tách rời
với cái đơn nhất, hệt như cái đơn nhất liên hệ chặt chẽ với cái chung

Ví dụ: Đa số con cá nào cũng đều sống dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Chúng tạo nên
cái chung và phản ánh qua khái niệm “cá”. Điều đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại nhưng
chỉ tồn tại trong cái riêng chứ không tồn tại độc lập, tách rời cái riêng.

Thứ hai, mọi cái riêng đều là sự thống nhất các mặt đối lập cái đơn nhất và cái chung
Ví dụ: Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, thị trường, tương tác giữa các quốc gia tạo nên xu hướng
toàn cầu hóa. Khi xu thế toàn cầu hóa hình thành tạo ra một quy luật, quay lại chi phối các quốc
gia.

Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng

Ví dụ: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là
có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn.., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng
của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước,
nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.

Giai cấp tư sản Việt Nam, bên cạnh cái chung là bóc lột giá trị thặng dư, nó còn có đặc điểm riêng
là ra đời sau giai cấp vô sản.

Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định.

Ví dụ: Một loại sinh vật nào đó có một kiểu trao đổi chất đã ổn định, nay rơi vào những điều kiện
không bình thường đối với nó, một số chúng sẽ có những biến dị cho thích hợp với hoàn cảnh, sự
biến dị đó là để duy trì nòi giống cho thế hệ sau, thế hệ từ cái đơn nhất đã chuyển thành cái chung
cho cả loài. Trong khi đó kiểu trao đổi chất trong môi trường cũ này không thích nghi được với
môi trường mới sẽ mất dần, thế là từ cái chung chuyển thành cái đơn nhất.

Mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái chung thể hiện trước hết ở mối liên hệ lẫn nhau trong một
thể thống nhất gồm các mặt, các yếu tố đơn lẻ vốn có trong một sự vật, hiện tượng này và các
mặt, các yếu tố được lặp lại ở nó vầ trong các sự vật, hiện tượng khác. Mối liên hệ giữa cái chung
với cái riêng biểu hiện là mối liên hệ lẫn nhau giữa các thuộc tính (hay các bộ phận) cùng có ở
nhiều đối tượng với từng đối tượng đó được xét như cái toàn bộ. Như vậy, cái riêng là cái toàn
bộ, cái chung chỉ là bộ phận bởi bên cạnh cái chung thì bất cứ đối tượng (cái riêng) nào cũng còn
có cái đơn nhất, tức là bên cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không lặp lại, những
mặt cá biệt; vì vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối
lập đó. Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất, vừa là cái chung; thông
qua các đặc điểm cá biệt, các mặt không lặp lại của mình, sự vật, hiện tượng (cái riêng) đó biểu
hiện là cái đơn nhất, nhưng thông qua các mặt lặp lại trong các sự vật, hiện tượng khác, nó biêu
hiện là cái chung.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của
mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện
tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.

Ví dụ: Khi xây dung cơ chế, chính sách chung phải khảo sát, phân tích, đánh giá từ cái riêng,
không thể quan sát bên ngoài, từ cái chung “phải đưa nghị quyết vào cuộc sống”, không “phải
đưa cuộc sống vào nghị quyết”.

Thứ hai, cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra
cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Tránh tuyệt
đối hóa cái chung và cái riêng.

Ví dụ: Khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ
thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy
mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.

Phong trào nuôi bò sữa, trồng cà phê cần được điều chỉnh nếu không phù hợp điều kiện khí hậu,
thổ nhưỡng, không phát triển rầm rộ,… Không được áp chung cái chung máy móc, không cụ thể
nó trong trường hợp cụ thể.

Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có
thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong
hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con
người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
Câu 10: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả. Ý
nghĩa phương pháp luận?
Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.

Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát
thành các phạm trù cơ bản. Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan. Các phạm trù hình thành
và phát triển trong hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội cùa con người.
Trong phép biện chứng duy vật, các cặp phạm trù có vai trò phương pháp luận khác nhau. Cặp
nguyên nhân và kết quả là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các
sự vật, hiện tượng như những quá trình tự nhiên.

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các
sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

Còn kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Ví dụ: Sự tương tác những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… trong hạt ngô là nguyên nhân
làm biến đổi hạt ngô thành cây ngô (cây ngô là kết quả). Hay sự tác động giữa điện, xăng, không
khí, áp suất,...(nguyên nhân) làm động cơ nổ máy, vận hành (kết quả).

Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân
quả.

Ví dụ: Sau mùa Đông là mùa Xuân, ta không thể nói mùa Đông là nguyên nhân của mùa Xuân.
Nguyên nhân của mùa Đông cũng như của mùa Xuân là do sự vận chuyển của quả đất chung
quanh mặt trời, nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của
mùa hè v.v..

Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết
quả có quan hệ sản sinh ra nhau. Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ
thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh
ra. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết
quả khác nhau. Và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật
thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện
nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì
sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất
hiện của kết quả.

Engels nhận xét rằng:

“Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được
áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường
hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại
gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên
nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và
không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở
trong một quan hệ xác định cụ thể”

Ông cũng khẳng định: Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân
và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét trường hợp
riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và
quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết
quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác
lại trở thành kết quả và ngược lại.

Trong quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có
ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Hướng
tích cực tức là thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân, hướng tiêu cực cản trở sự hoạt động của
nguyên nhân.

Phép biện chứng duy vật của triết học Marx-Lenin khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân của sự vật, không phụ thuộc
vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau
và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc
mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không
sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình.

Ví dụ: Như những loại cây ưa bóng râm khi những điều kiện khí hậu khắc nghiệt diễn ra sẽ là
nguyên nhân dẫn đến kết quả là cây đó sẽ chết. Kết quả đó không phụ thuộc vào ý thức con người
mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất
định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã
được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối
liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.

Ví dụ: Trong trường hợp khi trời mưa, độ ẩm cao, làm cho con chuồn chuồn không bay được lên
cao. Ngược lại, nếu trời nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn. Hay
như trong xã hội, nếu như luật pháp càng lỏng lẻo thì an ninh trật tự của xã hội đó sẽ bất ổn.

Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết
quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện,
hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải
được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao
nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

Ví dụ: Nước ở áp suất 1 atm luôn luôn sôi ở 1000oC.

Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, Triết học Mác-Lenin
nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng dụng vào thực tiễn và tư
duy, cụ thể là:

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng
nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận
thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân
của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó.
Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng
tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách
rời thế giới hiện thực.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy
cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau
đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chủ thể cần phân loại các nguyên
nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên
ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng
tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có
tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Câu 11:Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.
Ý nghĩa phương pháp luận?

Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên:

Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.

Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện
tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không

thể khác.

Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài
quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất
hiện thế khác.

Ví dụ: Đã là nhà tư bản thì nhất thiết phải bóc lột công nhân, đó là tất nhiên, vì điều đó bắt nguồn
từ bản chất của phương thức sản xuất tu bản chủ nghĩa.

Ví dụ: Hạt giống được gieo trồng sẽ nảy mầm vả trở thành cây trưởng thành là điều tất nhiên;
nhưng tốc độ phát triển của nó là do nhiều yếu tố ngoại cảnh thúc đẩy nên có thể có nhiều tốc độ
khác nhau là cái ngẫu nhiên

Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên được thể hiện như sau:

Thứ nhất, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong đó cái tất nhiên có vai trò quyết định. còn cái
ngẫu nhiên làm cho sự biểu hiện của cái tất nhiên trở nên phong phú.

Ví dụ: Sự xuất hiện của các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là một điều tất nhiên do những nhu
cầu của xã hội cần giải quyết những nhiệm vụ chín muồi gây nên. Nhưng nhân vật đó là ai thì lại
hoàn toàn ngẫu nhiên bởi vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ
nhân vật ấy đi thì phải xuất hiện nhu cầu phải có người khác thay thế, và người thay thế này có
thể tốt hơn hoặc xấu hơn nhưng cuối cùng sẽ xuất hiện.

Thứ hai, tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau, không có cái
tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý tách rời nhau: cái tất nhiên được biểu hiện ra trong hiện thực
thông qua cái ngẫu nhiên. Trong trường hợp này có thể nói: cái tất nhiên xuyên qua vô số cái ngẫu
nhiên mà biểu hiện tính tất yếu theo quy luật của nó, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện, là cái
bổ sung cho tất nhiên. Bởi vậy, trong mỗi cái ngẫu nhiên đều bao hàm trong nó ít hay nhiều tính
tất nhiên. Vì thế, để nhận thức cái tất nhiên nào đó, có thể thông qua việc nghiên cứu cái ngẫu
nhiên.

Ví dụ: Tai nạn giao thông xảy ra trên một đoạn đường nào đó là ngẫu nhiên. Nhưng nếu đoạn
đường đó liên tiếp xảy ra tai nạn, vậy thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên ấy ẩn giấu một cái tất
nhiên nào đấy. Có thể do đoạn đường này quá hẹp, địa hình bị nhà cửa che khuất, không có biển
báo từ xa nên tai nạn xảy ra là tất nhiên. Nhưng cái tất nhiên không thể tồn tại thuần tuý mà nó
được bộc lộ thông qua từng trường hợp tai nạn cụ thể, ngẫu nhiên, xảy ra thường xuyên trên đoạn
đường này.
Thứ ba, tuy mỗi sự vật, hiện tượng đều có tất nhiên và ngẫu nhiên, nhưng trong quá trình vận
động và phát triển, thông qua mối liên hệ này thì đó là ngẫu nhiên, còn thông qua những mối liên
hệ khác thì đó là tất nhiên và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau.

Hay trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật này để lấy vật khác là hiện tượng ngẫu
nhiên. Nhưng về sau, nhờ phân công lao động xã hội và sản xuất phát triển mà việc trao đổi sản
phẩm trở thành hiện tượng tất nhiên.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào
tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được
mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan.

Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần tuý nên trong hoạt động nhận thức chỉ có thể chỉ
ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua. Mặt khác, cái
ngẫu nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật làm cho nó diễn ra nhanh hoặc chậm, cho
nên chúng ta không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, coi nhẹ cái ngẫu nhiên, đúng như C.Mác đã
khuyến cáo: “lịch sử sẽ mang tính chất thần bí nếu như cái ngẫu nhiên không có tác dụng gì cả”.

Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến trình
phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải
có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.

Thứ tư, ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được các
điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tao ra điều kiện thuận lợi để “biến” ngẫu nhiên
phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.

Câu 12. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng. Ý
nghĩa phương pháp luận?

Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.Cặp bản chất,
hiện tượng là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp; diễn dịch và
quy nạp; khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức được toàn bộ các mối liên hệ theo hệ thống

Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương
ứng của đối tượng.

Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định
ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.

Ví dụ: Một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng. Hiện tượng biểu hiện của nó
(qua thực nghiệm) là sự giao thoa bước sóng (có thể quan sát được).

Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung, vì cái tạo nên bản chất của một lớp sự
vật thì cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó. Nhưng bản chất không phải là bất kỳ cái
chung nào, nó là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Trong thực tế có
cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách
quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Giữa bản chất và hiện tượng có quan hệ biện chứng,
chúng vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng lại mẫu thuẫn đối lập nhau.

Một là, sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan; giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, ràng
buộc chặt chẽ không tách rời nhau. Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng,
ngược lại không có hiện tượng nào lại không là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thông qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự
biểu hiện của bản chất.

Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bất kỳ bản chất nào cũng được
bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở
một mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Khi
bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo. Và, nếu có một bản chất mới xuất hiện
thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mới phản ánh bản chất mới.

Ví dụ: Bản chất của chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp
vô sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra ở nhiều hiện tượng trong xã hội tư bản như sự bần
cùng hóa giai cấp vô sản, nạn thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường,
chiến tranh,... Khi không còn giai cấp tư sản, không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư thì các
hiện tượng trên cũng sẽ mất đi theo.

Hai là, tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện
tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập, nghĩa là chúng vừa
thống nhất vừa mâu thuẫn. Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài,
nhưng chúng thống nhất với nhau ở chỗ bản chất chỉ có thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và
hiện tượng là hiện tượng của một bản chất nhất định.

Thứ hai, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi
của điều kiện và hoàn cảnh, và mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh của bản chất trong một
trường hợp nhất định. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện
tượng.

Ví dụ: Con người: vui – buồn – sôi nổi – trầm tư,... thay đổi nhưng bản chất của người
đó vẫn là người tốt(hoặc người xấuh).

Thứ ba, bản chất là cái tương đối ổn định,ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến
đổi.

Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ hiện tượng là sự phản ánh của bản chất
nhưng nhiều khi nó không biểu hiện hoàn toàn phù hợp với bản chất, biểu hiện bản chất dưới
hình thức đã biến đổi, nhiều khi còn xuyên tạc bản chất.

Ví dụ: Nhúng một nửa cái thước vào chậu nước – nhìn vào ta thấy cái thước gấp khúc nhưng thực
ra thước vẫn thẳng.

Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, muốn nhận thức đúng bản chất của sự vật thì không thể dừng lại ở hình thức bề ngoài mà phải
đi vào bản chất. Nhiệm vụ của nhận thức là phải vạch ra được bản chất của sự vật thông qua vô số hình
thức, đồng thời phải xem xét những hình thức điển hình trong các hoàn cảnh điển hình mới làm rõ được
bản chất của sự vật.

Thứ hai, Vì bản chất phản ánh cái tất yếu, tính quy luật nên trong hoạt động thực tiễn cần căn vào
bản chất của sự vật chứ không nên dựa vào hiện tượng bề ngoài. Trong nhận thức chúng ta hết
sức thận trọng khi kết luận BC của sự vật.

Câu 13. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận?

- Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các mặt, các yếu
tố, các thuộc tính bên trong mỗi hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau sự vật và nhất định tác
động khi có các điều kiện phù hợp.

- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một
trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này
vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển
chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.

- Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác
động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mặt đối lập.

- Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động, trái
ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong
hiện thực. Cứ hai mặt đối lập tồn tại trong một sự vật sẽ xảy ra mâu thuẫn biện chứng, cả hai mặt
đối lập cùng tham gia tạo nên bản chất của sự vật hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Ngày >< đêm, diện tích âm >< diện tích dương,. Các mặt đối lập này phải có liên hệ với
nhau, nếu tách rời nhau thì chúng không còn là mặt đối lập (xét trong một chỉnh thể).

- Sự thống nhất của các mặt đối lập là tính quy định, ràng buộc lẫn nhau, nương tựa vào nhau
làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập. Do đó, nếu không có mặt đối lập này sẽ không
có mặt đối lập kia và ngược lại. Sự thống nhất này còn nói lên sự đồng nhất giữa chúng, có nghĩa
là giữa chúng có điểm giống nhau khi biến đối có thể chúng sẽ chuyển hóa vào nhau.

Ví dụ: Như hít với thở, hít vào là tiền đề của thở ra, hay như sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa
tư bản phục vụ lợi ích giai cấp tư sản nhưng lại tạo tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng
chủ nghĩa xã hội.

- Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, “đấu
tranh” với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài
trừ phủ định nhau của các mặt đối lập.

Ví dụ: Về sự đấu tranh của các mặt đối lập như sau, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất
lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt, chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội
bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa hai mặt này.

- Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất có quan hệ
hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của vật. Sự đấu tranh của mối quan hệ gắn bó với
tính tuỵêt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối
lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.

- Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa dạng. Mỗi loại mâu
thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng.

- Căn cứ vảo sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và mâu
thuẫn không cơ bản. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu. Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn
bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong
mối quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối
kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Nói về vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển, Ph.Ăngghen nhấn mạnh, nguyên
nhân chính cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng là sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau giữa chúng và giữa các
mặt đối lập trong chúng. Khái quát lại, nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối
lập là: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau
tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này
là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phắt triển, làm cho cái cũ mất đi và cái
mới ra đời.

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Phải có thái độ khách quan trong việc nhận thức mâu thuẫn của sự vật đó là thừa nhận tính khách
quan của mâu thuẫn, phát hiện kịp thời mâu thuẫn, xuất phát từ bản thân sự vật để tìm ra mâu
thuẫn của nó, phải xem xét phân tích một cách chi tiết, cụ thể.

- Phải nắm vững phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó là thông qua đấu tranh giữa các mặt đối
lập chứ không được phép dung hòa các mặt đối lập, tuy nhiên phải vận dụng linh hoạt các hình
thức đấu tranh.

- Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức giải quyết mâu thuẫn thông qua hình thức chuyển
hóa mặt đối lập. Đó có thể là một trong hai mặt đối lập chuyển hóa vào mặt còn lại, hoặc mặt này
thủ tiêu mặt kia, hoặc cả hai mặt cùng chuyển hóa sang những hình thức mới của mình.
- Liên hệ đến bản thân sinh viên, phải biết vận dung linh hoạt các hình thức giải quyết mâu thuẫn
thông qua hình thức chuyển hóa mặt đối lập. Đó có thể là một trong hai mặt đối lập chuyển hóa
vào mặt còn lại, hoặc mặt này thủ tiêu mặt kia, hoặc cả hai mặt cùng chuyển hóa sang những hình
mới của mình.

Ví dụ: Giải quyết mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị: cải tạo nông thôn thành nông thôn mới,
làm ranh giới, sự khác biệt giảm dần.

- Không ngừng học tập để có tri thức mới tiến bộ hơn. Học thực chất thi thực chất, nói không với
tiêu cực trong thi cử.

- Rèn luyện bản thân mình để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực
cách mạng để có sự thống nhất tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Ra
sức đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái chưa tốt, đấu tranh chống lại tiêu cực.

- Đối với bản thân là sinh viên phải nâng cao ý thức tránh nhiệm trong học tập như: Sinh viên 5
tốt”, Sinh viên xây dựng môi trường thân thiện”. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực
tiễn, học đi đôi với hành.

Câu 14: Quan điểm của triết học Mác – Leenin về quy luật từ những sự thay đổi về lượng
dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận?

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các mặt, các yếu
tố, các thuộc tính bên trong mỗi hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau sự vật và nhất định tác
động khi có các điều kiện phù hợp.

Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng
là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? và
giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác).

Ví dụ: Sắt (Fe) có nguyên tử khối bằng 56 đvC, có những tính chất vật lý sau: sắt là kim loại
nặng, có màu trắng xám và ánh kim, sắt có tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhưng kém hơn sắt,
sắt có tính nhiễm từ, khối lượng riêng: 7,86 g/cm3 – nhiệt độ nóng chảy: 1539°C. Những thuộc
tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không
thể tồn tại sự vật không có chất và không thế có chất nằm ngoài sự vật. Chất của sự vật được biểu
hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất
của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc
tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận
động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi
hay mất đi.

Ví dụ: Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng công cụ,
có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người còn những thuộc tính khác không là thuộc tính cơ
bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau thì những thuộc tính của con
người về nhân dạng, về dấu vân tay,... lại trở thành thuộc tính cơ bản.

Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực
các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác.

Ví dụ: Kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố các bon tạo nên
nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử các bon là khác nhau, vì thế chất của chúng
hoàn toàn khác nhau. Kim cương rất cứng, còn than chì lại mềm.

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình
độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng,
ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng còn biểu hiện ở kích
thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận
động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt...

Ví dụ: Đối với mọi phân tử CO2,lương sẽ là số nguyên tử của nguyên tố hóa học tạo

nên nó, có nghĩa là một nguyên tử C (Cacbon) và hai nguyên tử O (Oxi).


Ví dụ: Tốc độ của ánh sáng là 300.000 km/giây.

Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy, xuất hiện trong quá trình tác động lẫn nhau giữa chất và
lượng.

Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất với lượng; là
giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay
đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: Về độ như người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ 146 tuổi. Nên với
dữ kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 146 năm là “độ” của con người xét về mặt tuổi. Diễn
đạt một cách chính xác hơn: Sự thống nhất giữa trạng thái còn sống và số tuổi từ 0 – 146 là “độ
tồn tại” của con người. (Thuật ngữ “độ tuổi” mà chúng ta hay dùng cũng ít nhiều liên quan ở đây).

Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật,
hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy, gọi là
độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút trên sẽ dẫn đến sự ra
đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng mới với chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới.

Ví dụ: Ở những ví dụ đã nêu trên, 0 độ C, 100 độ C, 146 tuổi là những điểm nút.

Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng
do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động
liên tục của sự vật, hiện tượng, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu cho sự biến đổi, phát triển về
chất.

Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước nhảy này là do
nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.

Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước
nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố... của sự vật, hiện tượng thay đổi.
Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận... của chúng. Sự
phân biệt bước nhảy toàn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi chúng đều là kết quả của
quá trình thay đổi về lượng.

Ví dụ: Học sinh thi đậu kỳ thi trung học phổ thông trở thành sinh viên là bước nhảy toàn bộ (đã
thay đổi hoàn chất học sinh thành chất sinh viên), học sinh lớp 10 thi qua cuối kỳ để lên lớp 11
là bước nhảy cục bộ (đã thay đổi dần nhận thức, suy nghĩ và tri thức nâng cao hơn lớp 10).

Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, có bước nhảy
tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy tức thời làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau
chóng ở tất cả các bộ phận của nó. Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng
cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, trong trường
hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm hơn.

Ví dụ: Bước nhảy tức thời như những vụ nổ vũ khí hạt nhân giải phóng năng lượng cực kỳ lớn
và ngay tức khắc có thể khiến một khu vực thành thị, tấp nập thành chốn hoang vu, không người.

Quy luật lượng đổi - chất đổi còn nói lên chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đã khẳng định
mình, nó tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng. Sau khi chất
mới của SV ra đời nó sẽ tác động trở lại lượng của sự vật thể hiện: tạo ra điều kiện mới tiếp tục
tích lũy cho sự thay đổi về lượng tiếp theo. Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, nhịp
điệu, trình độ của sự vận động và phát triển của SV. Bản thân chất mới được tạo thành cũng thúc
đẩy sự thay đổi tương ứng của lượng để cho lượng này trở nên phù hợp hơn với chất mới đó.

Ví dụ: Khi chất học sinh trở thành chất sinh viên thì lượng tri thức tích lũy vào hoàn toàn khác
biệt. Khi làm học sinh, trên trường luôn được thầy cô hướng dẫn đầy đủ, chi tiết và rất nhiệt tình,
không cần trải qua sự tìm tòi và khai thác thông tin bên ngoài nhiều. Nhưng khi đã trở thành sinh
viên phải hình thành ý thức tự giác, tự học, tự tìm hiểu nghiên cứu kiến thức bên ngoài bài giảng
của thầy cô, giáo trình và tự rèn luyện những kỹ năng mềm thông qua hoạt động nghiên cứu, thực
tiễn, tập hình thành ý thức độc lập, không phụ thuộc vào giảng viên và sách vở. Đó là sự tác động
của chất mới đến sự thay đổi của lượng.

Ý nghĩa phương pháp luận:


Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến
đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. .

Ví dụ: Sinh viên muốn trở thành kỹ sư sau khi tốt nghiệp đại học thì trước đó phải biết tích lũy
lượng kiến thức mở rộng, nâng cao và phải có kỹ năng mềm mà xã hội hiện nay đòi hỏi cùng với
kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Phải biết cân nhắc kỹ lưỡng khả năng bản thân, quỹ thời gian,
và tài chính gia đình, không nên nôn nóng tốt nghiệp, bảo thủ mà đăng ký quá nhiều môn học vào
một kỳ dẫn đến tình trạng theo không kịp, uống phí công sức bản thân, tiền bạc gia đình và phải
bỏ thời gian để học lại.

Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận
động của sự vật, hiện tượng; tư tưởng nôn nóng thường biểu hiện ở chỗ không chú ý thỏa đáng
đến sự tích lũy về lượng mà cho rằng, sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy
liên tục; ngược lại, tư tưởng bảo thủ thường biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi
sự phát triển chỉ là những thay đổi về lượng. Do vậy, cần khắc phục cả hai biểu hiện trên.

Ví dụ: Sinh viên khi chưa tích lũy đủ lượng kiến thức của môn học mà đã thi, vì nghĩ thi rồi sẽ
qua, không qua học lại cũng không sao. Hay sinh viên khi đã đủ lượng kiến thức và lượng tín chỉ
ra trường nhưng không muốn mà muốn tích lũy ở ngoài xưởng thực tập, những nơi thuê sinh viên.
Cần phải khắc phục hai điểm này vì khi đã đủ lượng cần thực hiện bước nhảy để trở thành kỹ sư
đi làm và từ đó sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm tay nghề và kinh nghiệm sống.

Thứ ba, sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm
thực hiện bước nhảy; tuy đều có tính khách quan, nhưng quy luật xã hội chỉ diễn ra thông qua
hoạt động có ý thức của con người; do vậy, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy
vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan.

Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức
liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng; do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù
hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.

Câu 15. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quy luật phủ định của phủ định?.Ý nghĩa
phương pháp luận?

Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quy luật phủ định của phủ định:

Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra
khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện
tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa
trong sự phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, nó phát triển
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nội dung quy
luật thể hiện qua các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng dưới đây.

Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái
tồn tại khác của cùng một sự vật hiện tượngtrong quá trình vận động, phát triển của nó.

Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của sự vật.

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân,
là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Tuy nhiên có sự
phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa
từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển
tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ.

Ví dụ: Khi gieo trồng cây lúa là sự phủ định biện chứng của hạt thóc vì cây lúa làm tiền đề, tạo
tiền đề phát triển ra nhiều hạt thóc hơn nữa, còn gạo là sự phủ định siêu hình của hạt thóc vì nó
chấm dứt sự phát triển tiếp tục của hạt thóc khi gieo trồng.

Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Tính khách quan: (sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra), vì
nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, nó là kết quả của quá trình đấu
tranh giải quyết mâu thuẫn ở bên trong sự vật. Chính nhờ việc giải quyết mâu thuẫn đó làm cho
cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.

Ví dụ: Cây lúa là sự phủ định biện chứng của hạt thóc, vì cây lúa là kết quả sự phát triển của
chính hạt thóc và cây lúa tạo tiền đề, xu hướng phát triển thành nhiều hạt thóc.

Tính kế thừa: (loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ
còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới).

Ví dụ: Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố tích cực của cha
mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.

Đường xoáy ốc là khái niệm dùng để chỉ sự vận động của những nội dung mang tính kế thừa có
trong sự vật, hiện tượng mới nên không thể đi theo đường thẳng, mà diễn ra theo đường tròn
không năm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy trôn ốc. Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt
rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng ở tính kế thừa qua khâu trung gian, tính lặp
lại, nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển. V.I. Lênin lưu ý chúng ta: “Sự phát
triển hình như diễn lại nhũng giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ
cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo
đường thẳng”. Như vậy, sự phát triển dường như lặp lại, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc
điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể
hiện trình độ phát triển cao hơn và sự nối tiếp nhau các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính vô
tận của sự phát triển từ thấp đến cao.

Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong
của chúng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hóa giữa những mặt
đối lập trong sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành
sự vật, hiện tượng đối lập với nó, phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng
mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ,nhưng cũng đã mang không ít nội
dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thửc, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do
phủ định của phủ định) sẽ lại trở về sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào), nhưng
về nội dung, không phải trở lại chúng giống y như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại chúng, bởi đã
trên cơ sở cao hơn. Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển vì chỉ
thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy,
phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại tạo ra điểm xuất
phát của chu kỳ phát triển tiếp theo, số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ phát triển có thể
nhiều hơn hai, tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể, nhung ít nhất cũng phải qua hai
lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Mỗi
lần phủ định biện chứng thực hiện xong sẽ mang thêm những yếu tố tích cực mới; do vậy, sự phát
triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự
vật, hiện tượng.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự
thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt xích
chuyển hóa, có thể xốc định được kết quả cuối cùng của sự phát triển.

Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra
quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi.

Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với
quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất
hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới đó gắn với
việc nhận thức và hành động có ý thức của con người.

Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thăng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thởi gian nào đó, sự
vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó
phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện
tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

Câu 16. “Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luôn là quá trình khó khăn, lâu dài, phức
tạp, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng cái cũ”. Vận dụng
cơ sở lý luận triết học Mác - Lênin, Anh (chị) hãy phân tích nhận định để làm rõ nội dung
trên?

- Quy luật phủ định của phủ định của phép tư duy biện chứng mang đến cho chúng ta sự hiểu biết
đầy đủ hơn về cái mới , thông qua một hoặc một số lần phủ định thì cái mới được ra đời. Cái mới
ra đời là cái phù hợp với quy luật là cái tất thắng , chứa yếu tố tích cực đối với sự tồn tại của sự
vật, sức sống sẽ ngày càng lớn và là cái được khẳng định. Cần phân biệt cái mới và cái quái…. :
cái quái cũng mới xuất hiện, nhưng nó không hợp quy luật, không hợp thời, do đó sẽ nhanh chóng
bị lùi tàn.

- Cơ sở phân biệt là: tính quy luật, hợp thời, tiến bộ, lạc hậu, tính tích cực và tính tiêu cực.

+ Cái cũ là cái đã tồn tại, nhưng không còn hợp thời, hợp quy luật nữa, chứa yếu tố tiêu cực đối
với sự phát triển của sự vật, nó sẽ ngày càng suy tàn và là cái bị phủ định. Cần phân biệt cái cũ
và cái truyền thống : cái truyền thống cũng là cái đã tồn tại, nhưng nó vẫn còn hợp thời, hợp quy
luật, do đó nó vẫn có sức sống mạnh mẽ và được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

+ Cái mới ngày càng mạnh lên, cái cũ ngày càng yếu đi;

- Cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ là một quá trình khó khăn, lâu dài và phức tạp vì:

+ Cuộc đấu tranh này không đơn thuần là giữa hai cái, hai cá thể, mà là sự đấu tranh giữa hai phe,
hai thế lực đối lập nhau. Một lực lượng ra sức duy trì cái cũ, một lực lượng bảo vệ, phát triển cái
mới.

+ Do không có ranh giới rõ ràng: Cái mới và cái cũ không tách bạch, rạch ròi mà quyện vào nhau.
Cuộc đấu tranh giữa những cái mà nó choàng lấy nhau,ôm chồm lấy nhau

gây ra sự khó khăn trong phân biệt. Cái mới ra đời từ cái cũ nên bị phủ đầy cái cũ. Cái cũ có thể
ngụy trang, ra vẻ giống như cái mới khiến ta nhầm lẫn. Vì vậy, cuộc đấu tranh này rất khó khăn.

+ Cái mới còn non trẻ, yếu ớt, chưa được ủng hộ nhiều, trong khi cái cũ đã tồn tại lâu, mạnh, bám
rễ sâu vào hiện thực. Do đó, ban đầu cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng vì hợp quy luật, hợp
thời nên sẽ dần được ủng hộ và mạnh mẽ lên, càng lớn mạnh hơn, trong khi cái cũ không hợp
thời nên sẽ ngày càng suy yếu, ít được ủng hộ. Cái cũ bám rễ ăn sâu vào hiện thực cuộc sống nên
nó mạnh. Trong khi cái cũ chưa bám rễ chưa ăn sâu nên còn yếu ớt.

+ Đến một lúc nào đó, sức mạnh cái mới và cái cũ sẽ ngang bằng, và tiếp theo, cái mới ngày càng
mạnh hơn, cái cũ ngày càng suy yếu, cái mới cuối cùng sẽ thắng cái cũ. Quá trình đấu tranh này
không diễn ra một sớm một chiều, đó là một cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp.

Về thực tiễn (có thể nói thực tiễn đất nước, nhân loại hay cá nhân)

- Có thể nói, cách mạng tháng 10 Nga là vết son trong lịch sử của nhân loại. Lần đầu tiên trong
lịch sử, nhà nước Xã Hội chủ Nghĩa ra đời. Đây là hình thái kinh tế xã hội tiến bộ so với chủ
Nghĩa Tư Bản lúc bấy giờ. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, nước Nga Xô Viết được thành
lập, sau đó là hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu được thành lập, Trung Quốc, Việt NAM, Cu
Ba. CNXH trở thành một hệ thống trên thế giới tuy nhiên không có nghĩa là CNXH đã thắng hoàn
toàn CNTB. CNXH mới ra đời, còn non yếu, lại bị các nước TB bao vây, cấm vận về kinh tế,
chia rẽ về chính trị. Các nước XHCN mới ra đời còn non yếu phải dựa vào chính mình, hỗ trợ lẫn
nhau để chống lại bè lũ ĐQ hùng mạnh luôn tìm đủ mọi cách, dùng nhiều hình thức từ cây gậy
đến củ cà rốt để tiêu diệt CNXH. Sau hơn 80 năm phát triển, năm 1991, Liên Xô sụp đổ, kéo theo
các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ theo. Đây được coi như là bước ngoặt, bước lùi của CNXH
trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do tính hợp quy luật, nên CNXH cho thấy nhiều điểm ưu việt, nên
nó không bị diệt vong mà vẫn phát triển và ngày càng vững chắc và lớn mạnh. Còn CNTB-đại
diện cho cái cũ – hiện nay ngụy trang, biến đổi dưới nhiều hình thức ví dụ như hình thức bóc lột
tinh vi hơn. Tuy nhiên, CNTB vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu. Nó là cái cũ, vì vậy sẽ bị thay thế trong
tương lai. Mặc dù vậy, cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB là một cuộc đấu tranh cam go, phức
tạp, không thể giành thắng lợi trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài,
có những bước thụt lùi, nhưng cuối cùng, cái mới tiến bộ sẽ chiến thắng.

- CNTB ra đời sớm nhất tại Hà Lan 1648, và ở Anh 1688. Cuộc CMTS Hà lan và CMTS Anh
giữa thế kỷ XVII là một cuộc tấn công vào thành trì của xã hội cũ để xây dựng chế độ xã hội mới’
lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho CNTB phát triển. Tuy nhiên CNTB
lúc đó còn non yếu, phong kiến còn mạnh. Ví dụ như sau khi CMTS Anh thắng lợi, sau đó vào
năm 1660,Charles II, (con của Charles I) phục hồi chế độ phong kiến. Vương triều Stuart được
phục hồi. Sau khi nắm chính quyền, Charles II khủng bố những người tham gia cách mạng, cai
trị hết sức phản động. Năm 1685 Charles II chết, em là James II lên thay, tiếp tục củng cố thế lực
phong kiến. Phải đợi đến cuối thế kỷ 18, CMTS Pháp thành công 1789, CNTB mới được xem
thắng lợi hoàn toàn. Cuộc CMTS Pháp mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai
cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

Câu 17: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý
nghĩa phương pháp luận?

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu
chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý:

– Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức:

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ
giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh
những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng
vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc
con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động
đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác
nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các
quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học.

Ví dụ: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt
động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc
bấy giờ.

Do đó, nếu xa rời thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi
dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể có
được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nến nó xa rời thực tiễn. Vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này
yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dừa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn,
phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học
đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều,
máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực
dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn
làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông, ngược lại,
thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn
mù quáng.

– Thực tiễn là động lực của nhận thức:

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính
xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với
tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận
thức tiếp theo.

+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức
về thế giới.

+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con
người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.

Ví dụ: Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn con người cần phải “đo đạc diện tích và đo
lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” mà toán học
đã ra đời và phát triển.

– Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới.
Nhấn mạnh vai trò này của thực tiễn Lênin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn,
phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.

Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt
động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn
vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt
ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.
Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của
mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng
hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.

Ví dụ : Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gen người cũng ra
đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y và từ mục đích tìm hiểu, khai
thác những tiềm năng bí ẩn của con người... có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri
thức nào mà lại không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn, không nhằm vào việc phục
vụ, hướng dẫn thực tiễn.

– Thực tiễn là tiêu chuẩn tiêu chuẩn của chân lý:

Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực
tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo chính xác nhất để kiểm tra tính đúng
đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân lý hay không. Mác đã từng khẳng định: “Vấn
đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn
không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải
chứng minh chân lý”.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý

+ Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối
tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể

+ Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.

Ví dụ:

1. Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.

2. Trái đất quay quanh mặt trời


3. Không có gì quý hơn độc lập tự do

Ý nghĩa phương pháp luận:

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực
tiễn.

Quan điểm này yêu cầu:

– Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.

– Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn dẫn đến
bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

– Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi
vào chủ nghĩa thực dụng.

Câu 18: Các giai đoạn của nhận thức

Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. Đó là
quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức.

V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau: "Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động):

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn. Ớ giai đoạn này, nhận
thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, được diễn ra dưới ba
hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Cảm giác là hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn cảm tính, được
nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người, đưa lại cho con
người những thông tin trực tiếp, giản đơn nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật. Cảm giác
chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc, nội dung
khách quan của cảm giác, do đó là nguồn gốc của mọi hiểu biết của con người.

Ví dụ: Khi dùng tay (xúc giác) vào quả sầu riêng chúng ta sẽ thấy đau vì vỏ sầu riêng có gai nhọn,
khi đưa lên mũi (khướu giác) chúng ta có thể ngửi được một mùi thơm không thể có ở loại trái
cây khác, khi đưa vào miệng (vị giác) để nếm thì chúng ta sẽ thấy vị ngọt lịm.

Tri giác là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính). Tri
giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người.
Do đó, có thế “nói, tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác. Vì vậy, tri giác cho ta hình ảnh về sự
vật trọn vẹn hơn cảm giác. Nhưng tri giác vẫn là hình ảnh trực tiếp, cảm tính về sự vật. Từ tri
giác, nhận thức chuyển lên hình thức cao hơn là biểu tượng.

Ví dụ: Chúng ta có tri giác về quả cam thì nó phải là tổng hợp của nhiều cảm giác của chúng ta.
Khi mà mắt (thị giác) chúng ta nhìn thấy quả cam thì nó cho chúng ta cảm giác về hình dáng,
màu sắc của quả cam, khi tay chúng ta chạm vào quả cam (tác động xúc giác) nó cho chúng ta
cảm giác về vẻ bề ngoài của quả cam đó là vỏ của quả cam rất là nhẵn, khi chúng ta đưa quả cam
lên mũi (khướu giác) sẽ cho chúng ta cảm giác về mùi thơm của quả cam.

Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính. Khác với cảm giác và
tri giác, biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhờ trí nhớ, khi sự vật không trực
tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhưng biểu tượng vẫn giống tri giác ở chỗ, nó vẫn là
hình ảnh cảm tính về sự vật, mặc dù tương đối hoàn chỉnh. Cho nên, biểu tượng chưa phải là hình
thức của nhận thức lý tính. Nó như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận
thức lý tính.

Ví dụ: Như một người đã góp mặt trong sự việc máy bay đâm vào tòa tháp đôi vào ngày
11/09/2001, người đó đang sống ở hiện tại nhưng vẫn nhớ hình ảnh về sự việc đó.

Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng):

Bắt nguồn từ trực quan sinh động, thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một
cách gián tiếp, khái quát hơn, đầy đủ hơn dưới các hình thức: Khái niệm, phán đoán và suy lý.

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một, hoặc một
số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng
một từ hay một cụm từ.

Chẳng hạn: Thủ đô, Tổ quốc, Dân tộc, v.v.. Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực
tiễn và hoạt động nhận thức của con người. Nó là kết quả của sự tổng hợp, khái quát biện chứng
những tài liệu thu nhận được

Trong hoạt động thực tiễn. Do đó, khái niệm “là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong
sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong
khuynh hướng, trong nguồn gốc”.

Phán đoán là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng
của thế giới trong ý thức con người. Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng, bằng cách
liên kết các khái niệm lại để khẳng định hay phủ định một thuộc tính hay một mối Ịiên hệ nào đó
của sự vật. Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ thành một mệnh đề, bao gồm
lượng từ, chủ từ, hệ từ và vị từ. Trong đó, hệ từ đóng vai trò quan trọng nhất vì nó biểu thị mối
quan hệ của sự vật được phản ánh.

Ví dụ: Một số sinh viên là người Hà Nội. “Một số” là lượng từ (đối lập với nó là lượng từ “Tất
cả”, “Sinh viên” là chủ từ; “là” (đối lập với nó “không là) - ở đây là hệ từ - đặc trưng cho phán
đoán về mặt chất, “người Hà Nội” là vị từ. Căn cứ vào lượng và chất của phán đoán đơn như ở
phân chia ở trên, logic học hình thức nghiên cứu bốn kiểu phán đoán đơn cơ bản. Song, dựa vào
nội dung và mức độ phổ quát của tri thức về đối tượng logic biện chứng phân chia phán đoán
thành ba loại cơ bản là: phán đoán đơn nhất (ví dụ: bạc dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: bạc
là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến
là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.

Suy lý (suy luận và chứng minh) là những hình thức của tư duy trừu tượng, trong đó các phán
đoán đã liên kết với nhau theo quy tắc: phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ những phán
đoán đã biết làm tiền đề. Có hai loại suy luận chính: quy nạp và diễn dịch. Quy nạp là loại hình
suy luận trong đó từ tiền đề là những tri thức vê riêng từng đôi tượng người ta khái quát thành tri
thức chung cho cả lớp đối tượng, tức là tư duy vận động từ cái đơn nhất đến cái chung, cái phổ
biến. Diễn dịch là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là tri thức chung về cả lớp đối tượng
người ta rút ra kết luận là tri thức về riêng từng đối tượng hay bộ phận đối tượng, tức là tư duy
vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn, đến cái đơn nhất (cái riêng). Trong quá trình nhận
thức của con người, hai loại suy luận này có liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Suy lý
là phương thức quan trọng để tư duy của con người đi từ cái đã biét đến cái chưa biết một cách
gián tiếp, rút ngắn thời gian trong việc phát hiện tri thức mới. Tính chân thực của tri thức thu
nhận được nhờ suy lý, phụ thuộc vào tính chân thực của các phán đoán tiền đề và sự tuân thủ chặt
chẽ, đúng đắn các quy tắc lôgíc của chủ thể suy lý.

Ví dụ, nếu liên kết phán đoán “bạc dẫn điện” với phán đoán “bạc là kim loại” ta rút ra được suy
luận “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán
đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.

Như vậy, nhận thức lý tính khác với nhận thức cảm tính ở chỗ, nó đã phản ánh, khái quát, trừu
tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chình thể toàn diện. Vì vậy, nhận thức lý
tính có thể phản ảnh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, phản ánh sự vật,
hiện tượng sâu sắc hơn nhận thức cảm tính. Đồng thời nó luôn hàm chứa nguy cơ xa rời hiện
thực. Do đó, nhận thức lý tính phải được gắn liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực tiễn.
Đây cũng là thực chất bước chuyển từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn.

Một vòng khâu của quá trình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong đó, thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là khâu kết
thúc và đồng thời có vai trò kiểm tra tính chân thực các kết quả nhận thức. Quá trình nhận thức
thông qua các vòng khâu nhận thức này để ngày càng tiến sâu hơn vào bản chất của các sự vật,
hiện tượng. Kết thúc vòng khâu này cũng đồng thời là sự bắt đầu của một vòng khâu mới của sự
nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Cứ thế, nhận thức của con người là vô tận. Mỗi nấc thang
mà con người đạt được trong quá trình nhận thức, đều là kết quả của cả nhận thức cảm tính và cả
nhận thức lý tính, được thực hiện trên cơ sở của hoạt động thực tiễn.

Vòng khâu của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất. Đó cũng chính là quá trình giải quyết
những mâu thuẫn không ngừng nảy sinh trong nhận thức. Đó là mâu thuẫn giữa chưa biết và biết,
giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm, v.v..Cứ mỗi khi mâu thuẫn được giải quyết, thì
nhận thức của con người lại tiến gần tới chân lý hơn.

Câu 19. V.I.Lênin cho rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý”. Anh (chị)
hãy phân tích nhận định trên?

Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách
quan.

Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà
con người, trong hoạt động thực tiễn, sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật,
hiện tượng khách quan, mang tính chất cụ thể, với những biểu hiện phong phú của nó trong mối
quan hệ với sự quan sát của con người. Do đó, đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận
thức. Trong giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cám giác, tri giác
và biểu tượng.

Cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất
của các quá trình nhận thức, nhưng nếu không có nó thì sẽ không thể có bất cứ nhận thức nào về
sự vật, hiện tượng khách quan. Mỗi cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan
đều có một nội dung khách quan, mặc dù nó thuộc về sự phản ánh chủ quan của con người. Cảm
giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác.
Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật, hiện
tượng khách quan, cụ thể, cảm tính, được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác
về sự vật, hiện tượng. So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong
phú hơn, nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện
tượng khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan.

Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật, hiện tượng khách quan vốn đã được phản ánh bởi
cảm giác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức lạp nhất của giai đoạn nhận thức
cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ giai đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức
lý tính. Đặc điểm của biểu tượng là có khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu
trưng về sự vật, hiện tượng khách quan, nó có tính chất liên tưởng về hình thức bên ngoài, bởi
thế nó bắt đầu có tính chất của những sự trừu tượng hóa về sự vật, hiện tượng. Đó là tiền đề của
những sự trừu tượng hóa của giai đoạn nhận thức lý tính.

Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm tính, nhận thức vẫn chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách
quan để nhờ đó nhận thức có thể lý giải được đúng đắn các sự vật, hiện tượng được phản ánh
trong giai đoạn nhận thức cảm tính, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức phục vụ hoại
động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan.

Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu
tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan,
Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản
chất, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực
tiễn

Khái niệm chân lý

Mọi quá trình nhận thức đều dẫn tới sự sáng tạo ra những tri thức, tức những hiểu biết của con
người về thực tại khách quan, nhưng không phải mọi tri thức đều có nội dung phù hợp với thực
tại khách quan, bởi vì nhận thức thuộc về sự phản ánh của con người đối với thực tại khách quan
đó. Thực tế lịch sử nhận thức của toàn nhân loại cũng như của mỗi con người đã chứng minh
rằng, những tri thức mà con người đã và đang đạt được không phải bao giờ cũng phù hợp với
thực tế khách quan; trái lại, có rất nhiều trường hợp không phù hợp, thậm chí hoàn toàn đối lập
với thực tế khách quan.

Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm chân lý được dùng để
chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và
chứng minh bởi thực tiễn.

Các tính chất của chân lý

Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.

Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ
quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp với thực tế khách quan chứ không phải
ngược lại. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm
thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn ở trong nhận
thức; trái lại nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.

Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những điểm cơ bản phân biệt quan niệm về
chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri – là những
học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và phủ nhận khả năng con người
nhận thức được thế giới đó.

Vai trò của chân lý đối với thực tiễn

Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó là các hoạt
động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội đồng thời cũng qua đó con người thực hiện một cách
tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình. Chính quá trình
này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của con người. Hoạt động thực tiễn chỉ
có thể thành công và có hiệu quả một khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về
thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lỷ là một trong những
điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá trình vận
động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển
nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.

Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận
thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một
quá trình. Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn
để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội.

Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt
động kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát
huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay.

CHƯƠNG 3

Câu 1: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn
tại và phát triển xã hội?

Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra
những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, là phương pháp luận khoa học để nhận
thức, cải tạo xã hội. Ngày nay, thế giới đang có những biến đổi to lớn, sâu sắc nhưng lý luận hình
thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và giá trị thời đại. Đây là cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận khoa học chỉ đạo cho các chính đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa vận dụng
sáng tạo trong xác định cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội;
là cơ sở khoa học của việc xác định con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm một hệ thống các quan
điểm cơ bản: Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội; biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng của xã hội; sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Hệ
thống quan điểm lý luận khoa học này đã phản ánh bản chất và quy luật vận động, phát triển của
lịch sử xã hội loài người.
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người
phải tiến hành sản xuất. Đó là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người.
Sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thoả
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Ví dụ: Sản xuất lương thực thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, sản xuất phim để thỏa mãn
nhu càu giải trí của con người.

Quá trình sản xuất diễn ra trong xã hội loài người chính là sự sản xuất xã hội - sản xuất và tái sản
xuất ra đời sống hiện thực. Ph.Ăngghen khẳng định: “Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố
quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả Mác
và tôi chưa bao giờ khẳng định gì hơn. Nếu như có ai xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là
chỉ có nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định, thì họ đã biến câu đó thành một câu trống
rỗng, vô nghĩa”.

Sự sản xuất xã hội, tức là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, bao gồm ba phương diện
không tách rời nhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người.
Mỗi phương diện có vị trí, vai trò khác nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động,
phát triển của đời sống xã hội. Cùng với sản xuất vật chất, con người tiến hành sản xuất tinh thần.
Sản xuất tinh thần là hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và
phát triển của con người và xã hội.

Ví dụ: Như sản xuất bức tranh nghệ thuật, phim, hài kịch, tiểu thuyết,…

Đồng thời, cùng với hai phương diện sản xuất cơ bản nói trên, xã hội còn phải sản xuất ra bản
thân con người. Sự sản xuất ra bản thân con người ở phạm vi cá nhân, gia đình là việc sinh đẻ và
nuôi dạy con cái để duy trì nòi giống. Ở phạm vi xã hội là sự tăng trưởng dân số, phát triển con
người với tính cách là thực thể sinh học - xã hội.

Sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội,
nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Ví dụ: Con người sản xuất vật chất như xe máy, tủ lạnh, lương thực, hải sản, mỹ phẩm,… và để
sản xuất được như vậy cần phải sử dụng công cụ lao động như máy gặt hái lúa, công cụ thiết bị
công nghệ mới để sản xuất xe máy, ô tô,…

Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Vai trò của sản xuất vật
chất được thể hiện, trước hết, sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp tạo ra “tư liệu sinh hoạt của con
người” nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như từng cá thể người
nói riêng.

Ví dụ: Sản xuất lương thực, thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và duy
trì sự tồn tại và phát triển của con người.

Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người. Hoạt động sản xuất vật chất
là cơ sở hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người, từ đó hình thành nên các
quan hệ xã hội khác - quan hệ giữa người với người về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo...
Sản xuất vật chất đã tạo ra các điều kiện, phương tiện bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con
người và duy trì, phát triển phương thức sản xuất tinh thần của xã hội. C.Mác chỉ rõ: “Việc sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp... tạo ra một cơ sở từ đó mà người ta phát triển
các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn
giáo của con người ta”. Nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của
mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó.

Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ hoạt động sản xuất
vật chất mà con người hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, tình cảm, đạo đức.. .Sản xuất
vật chất là điều kiện cơ bản, quyết định nhất đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của
con người. Ph.Ăngghen khẳng định rằng, trên một ý nghĩa cao nhất, “lao động đã sáng tạo ra bản
thân con người”. Như vậy, nhờ lao động sản xuất mà con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà
nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời sáng
tạo ra chính bản thân con người.
Nguyên lý về vai trò của sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người
có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Để nhận thức và cải tạo xã hội, phải xuất phát từ đời
sống sản xuất, từ nền sản xuất vật chất xã hội. Xét đến cùng, không thể dùng tinh thần để giải
thích đời sống tinh thần; để phát triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sống kinh tế - vật chất.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Trong quá trình sản xuất vật chất con người luôn luôn tìm mọi cách để làm biến đổi tự nhiên, biến
đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Chính sự phát triển không ngừng của sản xuất
vật chất đã quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định sự phát triển
xã hội. Do đó, khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, chúng ta phải xuất phát từ cơ sở sâu xa của
nó, đó là sản xuất vật chất.

Để cải tạo xã hội cũ - lạc hậu và xây dựng xã hội mối - văn minh tiến bộ thì mấu chốt căn bản của
quá trình cách mạng ấy cần phải cải tạo căn bản trình độ lạc hậu của nền sản xuất cũ và xây dựng
được trình độ phát triển của nền sản xuất mới.

Là một sinh viên bản thân tôi sẽ chăm chỉ, tìm cách cố gắng phấn đấu học tập, trau dồi kiến thức
rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho xã hội, tích cực tham gia lao động
sản xuất xã hội cho Đất nước ngày càng hùng mạnh.

Câu 2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Giá trị phương pháp luận?

Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai
đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực
lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất
và năng lực thực tiễn làm biến đổỉ các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định
của con người và xã hội. Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao
động vật hóa” tạo ra sức sản xuất, là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của
xã hội ở các thời kỳ nhất định. Như vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố (người
lao động và tư liệu sản xuất) cùng mối quan hệ (phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt
(sức sản xuất) để cải biến giới tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất theo mục đích của con người.
Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất - năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con
người.

Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo
nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội.

Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và
đối tượng lao động (hệ thống giao thông vận tải, kho chứa, nhà xưởng, v.v.). Đối tượng lao động
là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác động lên,
nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người.

Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ, lao động trí tuệ của con người
đóng vai trò chủ yếu trong lực lượng sản xuất. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất
vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Dự báo hơn 100 năm trước đây của C.Mác về
vai trò động lực của khoa học đã và đang trở thành hiện thực. Trong thời đại ngày nay, khoa học
đã phát triển đến mức trở thành nhữmg mguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản
xuất, tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội. Nó vừa là ngành sản xuất riêng, vừa thâm nhập
vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữa hai quá trình nghiên cứu khoa học và sản xuất
đã đan xen với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khoảng cách thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sản
xuất được rút ngắn lại, đặc biệt khoa học đã mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Những phát
minh khoa học trở thành xuất phát điểm cho sự ra đời của những ngành sản xuất mới, những thiết
bị máy móc, công nghệ, nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng mới, đem lại sự thay đổi về chất
của lực lượng sản xuất. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng; khoa học trong thời
đại ngày nay đã “trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, tạo thành cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ và là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá trình
sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ
trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan
hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Đây là quan
hệ quy định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đoàn ngưòi trong sản xuất, từ đó quy định quan hệ
quản lý và phân phối. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm
của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác. Bởi vì, lực lượng xã hội nào
nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình
sản xuất và phân phối sản phẩm.

Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:

Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường
xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính
ổn định tương đối.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách
quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng sẽ mâu thuẫn với
tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”,
“tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trờ thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất.

Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách
quan của nền sản xuất.Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục
đích, xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất
phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.

Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiều hướng, đó là
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với
lực lượng sản xuất thì nền sản xuất phát triển đúng hướng, quy mô sản xuất được mở rộng; những
thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng nhanh chóng; người lao động nhiệt tình hăng hái sản
xuất, lợi ích của người lao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu
quan hệ sản xuất không phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy nhiên,
sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định.

Ví dụ: Ở Việt Nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, phân công chi tiết, thiết bị mua
của nhiều nước

Ý nghĩa trong đời sống xã hội:

Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm,
đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn
diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận
thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh
tế ở Việt Nam hiện nay.

Câu 3. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng quy luật này ở nước ta hiện nay?

Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai
đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực
lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng

Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu
cầu đời sống của mình.Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản
xuất xã hội)

Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường
xuyên vận động và phát triển, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính
ổn định tương đối. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng sẽ
mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình
thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối nên tác
động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách
quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái
trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa bàn đầy
đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển . Nếu quan hệ sản xuất “đi sau” hay “vượt trước” trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất đều là không phù hợp. Sự phù hợp không có nghĩa là đồng nhất
tuyệt đối mà chỉ là tương đối, trong đó chứa đựng cả sự khác biệt.Sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích, xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình
thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của
nền sản xuất.Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiều
hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Ý nghĩa trong đời sống xã hội

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa
phương pháp luận rất quan trọng. Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát
triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động. Trong
quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến việc nhận thức và vận dụng đúng
đắn, sáng tạo quy luật này đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn.

Sự vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở nước ta:

Từ lý luận và thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một
quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Còn quan hệ sản xuất lạc hậu hơn, hoặc “tiên tiến” hơn so với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Do đó, trong công cuộc đổi mới kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII (1991),
VIII (1996) và lần thứ IX (2001), Đảng ta đã “chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trườmg có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đường lối đó xuất phát từ trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp kém, vừa không đồng
đều nên chúng ta không thể nóng vội, chủ quan như trước đây để xây dựng một quan hệ sản xuất
dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Đối với nước ta, từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, do vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, đi đôi với việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất thì điều cần thiết và có tính quyết định
là chúng ta phải phát triển lực lượng sản xuất. Muốn phát triển lực lượng sản xuất thì không có
con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ấy phải thật sự lấy phát triển giáo dục – đào tạo, khoa
học và công nghệ làm nền tảng và động lực. Phát triển giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân lực của công
cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh”.

Câu 4. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay.

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực
của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan
hệ sản xuất mầm mống. Mỗi quan hệ sản xuất có một vị trí, vai trò khác nhau; trong đó quan hệ
sản xuất thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội
tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất
định.

Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính trị,
pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học... cùng những thiết chế xã hội tương ứng như
nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một quy luật cơ bản
của sự vận động, phát triển lịch sử xã hội. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ
bản của xã hội gắn bó hữu cơ, có quan hệ biện chứng, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc
thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Thực chất là sự hình thành, vận động và phát triển của các quan điểm tư tưởng cùng với những
thể chế chính trị - xã hội tương ứng xét đến cùng phụ thuộc vào quá trình sản xuất và tái sản xuất
các quan hệ kinh tế.

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:

Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Tính chất của
kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai
cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần
của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực
chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng
trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền,
triết học, tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng
quyết định.

Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá trình thay đổi
diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế
– xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự thay đổi cơ
sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Trong đó, có những
yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi cơ sở hạ tầng như
chính trị, pháp luật, có những nhân tố riêng lẻ của kiến trúc thượng tầng thay đổi chậm hơn như
tôn giáo, nghệ thuật, v.v.. Cũng có những nhân tố nào đó của kiến trúc thượng tầng cũ vẫn được
kế thừa để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.

Ví dụ: Trong xã hội có giai cấp thì nhà nước, pháp quyền là yếu tố tác động mạnh nhất đối với
cơ sở hạ tầng. Còn các yếu tố khác như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. cũng đều có
sự tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp quyền chi phối.

Ví dụ: Cơ sở hạ tầng quan hệ sản xuất tư bản thì kiến trúc thượng tầng là kiến trúc thượng tầng
cơ bản. cơ sở hạ tầng thay đổi thì dẫn đến kiến trúc thượng tầng thay đổi nhưng phức tạp vì sự
thay đổi không đồng nhất thay đổi nhanh, chậm khác nhau, ví dụ trong xã hội hiện nay vẫn còn
tư tưởng gia trưởng phong kiến.

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,
mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau.

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc
thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm
phát triển xã hội.

Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng không làm
thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.

Ví dụ: Các điều hành của Đảng, Nhà nước là minh họa rõ nét nhất cho sự tác động trở lại của
kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. cụ thể như, trong phòng chống dịch bệnh Covid 19,
nhà nước đã chỉ đạo các chuyến bay giải cứu người Việt Nam tại nuóc ngoài về nước, điều trị các
ca nhiễm bệnh. Bên cạnh đó thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh.

Ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay:

Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cơ sở khoa
học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Kinh tế và chính
trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn,
mạnh mẽ đối với kinh tế. Thực chất của vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò hoạt động tự giác,
tích cực của các giai cấp, đảng phái vì lợi ích kinh tế sống còn của mình. Sự tác động của kiến
trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trước hết và chủ yếu thông qua đường lối, chính sách của
đảng, nhà nước. Chính vì vậy, V.I. Lênin cho rằng: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh
tế... Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”.

Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào giữa kinh tế và chính
trị đều là sai lầm. Tuyệt đối hóa kinh tế, hạ thấp hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là rơi vào quan
điểm duy vật tầm thường, duy vật kinh tế sẽ dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỷ cương, pháp luật
và không tránh khỏi thất bại, đổ vỡ. Nếu tuyệt đối hóa về chính trị, hạ thấp hoặc phủ định vai trò
của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn và cũng không
tránh khỏi thất bại.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến nhận thức và
vận dụng quy luật này. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi
mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mới
chính trị từng bước thận trọng vững chắc bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt
mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định - phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta
hiện nay:

Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà
có sự thống trị về chính trị và tinh thần Nhà nước phải thực hiện biện pháp kinh tế có vai trò quan
trọng nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo hướng
như : kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể
dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức
công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để
phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý. Các thành phần đó vừa khác nhau
về vai trò, chức năng, tính chất, vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống
nhất mà còn cạnh tranh nhau, liên kết và bổ sung cho nhau.

Để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước phải sử dụng tổng
thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục, trong đó thì biện pháp kinh tế là quan trọng
nhất nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất với hình thức và thích hợp theo hướng kinh tế quốc
doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu
hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty
cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển
lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hợp lý.

Câu 5. Phân tích nhận định sau: “Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một
quá trình lịch sử tự nhiên” (C.Mác)? Giá trị khoa học và ý nghĩa cách mạng của học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội?

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã
hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù
hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng
được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định bao
gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến: Lực lượng sản xuất: quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng); kiến trúc
thượng tầng.

Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người

Ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kiến trúc thượng tầng
tác động biện chứng, tạo nên sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.
Tiến trình lịch sử xã hội loài người là kết quả của sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử. Xu hướng
cơ bản, xu hướng chung của sự vận động, phát triển lịch sử loài người là do sự chi phối của quy
luật khách quan (thống nhất giữa cái chung với cái đặc thù và cái riêng) xét đến cùng là sự phát
triển của lực lượng sản xuất.

Sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử trong tiến trình lịch sử “tự nhiên của xã hội loài người bao
hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế giới và sự phát triển “bỏ qua” một
hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối với một số quốc gia, dân tộc cụ thể.

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan của lịch sử xã hội. Phát
triển là xu hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã hội loài người.

Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội ra đời đem lại một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về
lịch sử xã hội. Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội, bác
bỏ quan niệm trừu tượng, duy vật tầm thường, duy tâm, phi lịch sử về xã hội trước đó, trở thành
hòn đá tảng của khoa học xã hội, cơ sở phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sự phân
tích lịch sử xã hội. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã giải quyết một cách khoa học về vấn đề
phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu hình trước
đó đã thống trị trong khoa học xã hội. Chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội không phải do
một lực lượng tinh thần hoặc lực lượng siêu nhiên thần bí nào cả, mà do hoạt động thực tiễn của
con người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất dưới sự tác động của các quy luật khách quan.

Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải nhận thức và tác động của ba yếu
tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kiến trúc

thượng tầng.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát triển
của Việt Nam đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây chính là sự
lựa chọn duy nhất đúng đắn, có khả năng và điều kiện để thực hiện.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở lí luận, phương pháp luận khoa học trong quán triệt
quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mô hình, mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam được xác định với các tiêu chí về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng
tầng. Đồng thời xác định các phương hưóng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hộilà cơ sở lí luận, phương pháp luận khoa học và cách mạng
trong đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch, sai trái, phiến diện về xã hội. Phê phán thuyết
kỹ trị, thuyết hội tụ đấ tuyệt đối hóa yếu tố kinh tế - kỹ thuật, xoá nhoà sự khác nhau về bản chất
của các chế độ xã hội nhằm chứng minh cho sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ tư bản.

Nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với nâng cao nhận thức
về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt sâu sắc đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng,
kiên định con đường chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là cơ sở khoa học và cách mạng trong cuộc đấu
tranh tư tưởng chống lại các quan đỉểm phiến diện, sai lầm, phản động hòng phủ nhận mục tiêu,
lý tưởng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 6. Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của đấu tranh giai cấp
trong sự phát triển của xã hội? Liên hệ với ĐTGC trong TKQĐ lên CNXH ở VN hiện nay?

Trong tác phẩm sáng kiến vĩ đại, V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa giai cấp như sau:

“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ
trong một hệ thống sản xuát xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường
thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về
vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau vềcách thức hưởng thụ và
về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”.

Theo định nghĩa trên đây, thực chất của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã
hội thành các giai cấp khác nhau, đối lập nhau là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị
của họ trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định, do đó tất yếu dẫn tới việc "tập đoàn này có thể
chiếm đoạt được lao động của tập đoàn khác". Do vậy, V.I.Lênin khẳng định: "Giai cấp là những
tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập
đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định". Thực chất của sự phân
hóa giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành
những kẻ bóc lột và những người bịbóc lột.

Ví dụ: Lịch sử nhân loại mấy ngàn năm qua đã chứng minh điều này, đó là sự phân hóa những
con người trong cộng đồng xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ trong lịch
sử thời cổ đại, chúa đất và nông nô thời trung cổ, tư sản và vô sản từ thời cận đại đến nay.

Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp:

Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực quan trọng, trực tiếp của lịch sử. C.Mác
và Ph. Ăngghen luôn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh giai cấp, đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, coi đó là “đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng xã hội hiện
đại”.

Sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển cả tính chất và trình độ, mâu thuẫn với quan
hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cũ. Trong xã hội có giai cấp,
mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa các giai cấp cơ bản có lợi ích
đối lập nhau trong một phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất lỗi thời khi trở thành xiềng xích
trói buộc sự phát triển của lực lượng sản xuất không tự động mất đi, nó được các giai cấp thống
trị, phản động ra sức bảo vệ bằng bạo lực, bằng kiến trúc thượng tầng chính trị, bằng pháp luật
và tư tưởng.v.v... Trong các giai cấp bị bóc lột, bị thống trị tất yếu có một giai cấp đại biểu cho
lực lượng sản xuat phát triển. Lợi ích căn bản của họ đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây
dựng quan hệ sản xuất mới, “tạo địa bàn phát triển” cho lực lượng sản xuất. Đấu tranh giai cấp
đạt tới đỉnh cao thường dẫn đến cách mạng xã hội. Thông qua cách mạng xã hội mà quan hệ sản
xuất cũđược xoá bỏ, quan hệ sản xuất mới phù họp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
được xác lập. Khi cơ sở kinh tế mới đã đã hình thành phát triển thì kiến trúc thượng tầng mới sớm
hay muộn cũng ra đời,phát triển theo, xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội
thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.

Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong những thời kỳ tiến hoá xã hội.
Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế - xã hội, đấu tranh giai cấp thường xuyên
tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tiễn cho thấy, sự phát triển của
kinh tế, chính trị, văn hoá và ngay cả tư tưởng, lý luận của xã hội.v.v... đều là sản phẩm ít, hoặc
nhiều mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải
tạo xã hội, xoá bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai
cấp cách mạng. Thông qua thực tiễn đấu tranh giai cấp, giai cấp cách mạng có sự trưởng thành
về mọi mặt. Các giai cấp cách mạng cũng phải tự nâng mình lên đáp ứng được yêu cầu của lịch
sử.

Ví dụ: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội chiếm hữu nô lệ là mâu thuẫn giữa chủ nô và nô là dẫn tới
cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, nô lệ khởi nghĩa chống lại nhà nựớc và giai cấp chủ nô. Khởi
nghĩa của Xpactacuxơ lãnh đạo vào thế kỷ thứ I trước công nguyên đãlàm rung chuyển đế quốc
La Mã, đẩy chế độ đó tới không thể cai trị như cũ được nữa. Đấu tranh của nô lệ chống chủ nô là
một trong những động lực góp phần giải thể chế độ đó đểbước sang một hình thái kinh tế xã hội
cao hơn – hình thái kinh tế xã hội phong kiến. Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ không
phải bắt buộc đối với tất cả các dân tộc, nhiều dân tộc đã bỏ qua chế độ này, từ công xã nguyên
thủy thẳng tiến lên chế độ phong kiến. Vì khi công xã nguyên thủy của quốc gia đó tan rã thì các
quốc gia chung quanh đã hình thành và phát triển chế độ phong kiến như lịch sử của Mông Cổ,
Nhật Bản, Nga, của các tộc người Giécmanh, …

Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Song vai trò là động lực của các
cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử không giống nhau. Vai trò của đấu tranh giai cấp đến mức
độ nào điều đó phụ thuộc vào quy mô, tính chất của các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà
mỗi cuộc đấu tranh giai cấp phải giải quyết. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống
giai cẩp tư sản là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử. Do tính chất, quy mô rộng lớn
và triệt để của các nhiệm vụ mà nó phải giải quyết, vì vậy đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
là “đòn bẩy vĩ đại nhất” trong lịch sử xã hộỉ có giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là động lực duy nhất mà
là một động lực trực tiếp và quan trọng. Vì vậy, trong đấu tranh cách mạng cần phải xác định hệ
thống các động lực của xã hội, có nghệ thuật sử dụng những động lực đó để giải phóng giai cấp
và thúc đẩy xã hội phát triển.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đấu tranh giai cấp là tất yếu, tính
tất yếu của nó do chính các đặc điểm kinh tế -xã hội của thời kỳ quá độ qui định.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh
giai cấp của giai cấp vô sản là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chưa hoàn thành. Quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ gián tiếp từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến vói
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa. Trong thời kỳ nàỵ còn cơ sở kinh tế để nảy sinh giai cấp bóc lột và mâu thuẫn giai cấp
vẫn tồn tại. Với đặc điểm nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến và bản thân trong quá trình phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đòi hỏi tất yếu phải
đấu tranh chống lại khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản, giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa trên các lĩnh vực phát triển của đất nước.

Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay được diễn ra trong điều kiện mới với những thuận
lợi rất cơ bản song cũng có không ít các khó khăn. Cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế -
xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp, địa vị của các giai cấp trong xã hội ta có biến đổi căn bản, tạo ra
so sánh lực lượng có lợi cho sự nghiệp cách mạng. Giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai
cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Khối liên minh giai cấp mới công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam được củng cố vững chắc và trở thành nền tảng của chế độ xã hội mới. Trong bối cảnh
quốc tế phức tạp, song vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sân Việt Nam được giữ vững và tăng
cường. Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam tiếp tục được củng cố, hoàn thiện và trở
thành công cụ chính trị mạnh mẽtrong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và nhân dân
lao động. Sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có
ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển. Những thành quả của sự
nghiệp cách mạng và các tiền đề kinh tế - vật chất đã tạo dựng được là cơ sở để thực hiện thắng
lợi mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại; xu hướng toàn cầu hoá; hội nhập và họp tác quốc tế, khu vực phát triển đang tạo ra cho cách
mạng Việt Nam cả thời cơ, vận hội và cả các thách thức trên con đường phát triển của mình.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cơ bản trên, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cách
mạng Việt nam còn gặp không ít khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau. Tình hình hiện
nay cho thấy, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo
loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở
Việt Nam. Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thếgiới và sự điều chỉnh để thích nghi của chủ
nghĩa tư bản hiện đại và sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đã có tác động không nhỏ đến
cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp và lâu dài.

Như vậy, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tất cả cảc
lĩnh vực của đời sống xã hội, với các nội dung cụ thể khác nhau, nhằm giải quyết nhiều mâu thuẫn
của quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 7: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc với nhân
loại. Liên hệ Việt Nam?

Quan hệ giai cấp, dân tộc:

- Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến nay. Khái niệm dân tộc
được sử dụng theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng dùng để chỉ quốc gia - các quốc gia, dân tộc trên
thế giới. Theo nghĩa hẹp dùng để chỉ cộng đồng tộc người - các dân tộc đa số và thiểu số trong
một quốc gia.

- Giai cấp là những tập đoàn to lớn, những tập đoàn này khác nhau về địa vị của họ trong một hệ
thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử

- Dân tộc và giai cấp là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau, có vai trò lịch sử khác
nhau đối với sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử nhân loại, giai cấp có trước dân tộc hàng
nghìn năm. Khi giai cấp mất đi, dân tộc vẫn còn tồn tại lâu dài. Trong một dân tộc có nhiều giai
cấp và ngược lại một giai cấp có thể tồn tại trong nhiều dân tộc.

Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại:

- Nhân loại là khái niệm dùng để chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đất. Nhân loại được
hình thành trên cơ sở của việc thiết lập những quan hệ giữa các thành viên, những tập đoàn và
những cộng đồng trở thành một thể thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất đó là bản chất người của
từng cá thể và của cả cộng đồng, bản chất đó quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung
của cả cộng đồng nhân loại.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, cộng đồng nhân loại chưa hình thành rõ nét và vấn đề nhân
loại chưa được thực sự đặt ra bởi vì, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người mới tách khỏi
giới động vật; trình độ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là trình độ của sản xuất vật chất còn rất lạc
hậu nên các cộng đồng người sống biệt lập nhau và không tạo lập được các mối liên hệ rộng rãi.
Chỉ đến giai đoạn phát triển nhất định của văn minh, con người mới bắt đầu có sự nhận thức đầy
đủ hơn về chính mình, về quan hệ của mình với cộng đồng và về vận mệnh của loài người.

Thời cổ đại, một số nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô đã coi giai cấp nô lệ chỉ là “công cụ biết
nói”. Chế độ đẳng cấp cực đoan, chế độ phân biệt chủng tộc... trong lịch sử cho thấy, đã có những
tập đoàn người đặc quyền, đặc lợi không muốn thừa nhận sự thống nhất trên cơ sở bản chất người
của một bộ phận cộng đồng nhân loại.

Đối lập với những quan điểm trên, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ thuộc các thời đại khác nhau xem
nhân loại như một cộng đồng có chung vận mệnh, bản chất; xem sự tồn tại của các cá nhân cũng
như các cộng đồng, tập đoàn người... không thể tách rời khỏi vận mệnh nhân loại. Một số nhà tư
tưởng thời kỳ phục hưng và thời đại cách mạng tư sản đã đề cao vấn đề nhân loại, đề cao quyền
con người. Vì vậy, sự tự ý thức của nhân loại đã có một bước phát triển lớn. Tuy nhiên, quan
niệm của họ còn trừu tượng và phiến diện, chưa thấy được tính lịch sử và tính giai cấp của vấn
đề nhân loại. Giai cấp, dân tộc và nhân loại có mối quan hệ biện chứng với nhau. Là những cộng
đồng và tập đoàn người tồn tại và phát triển không tách rời nhân loại, nên giai cấp, dân tộc và
nhân loại luôn có tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Quan hệ biện chứng giữa giai cấp, dân tộc và
nhân loại được thể hiện trên các nội dung cơ bản sau:

Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách rời với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và
bị chi phối bởi lợi ích giai cấp và dân tộc. Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định tất yếu hình thành các quan hệ giai cấp, dân tộc. Giai cấp thống trị trong phương thức sản
xuất còn phù hợp với quy luật vận động của lịch sử không những là đại biểu cho lợi ích chân
chính của dân tộc, mà còn có vai trò to lớn thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại. Ngược
lại, khi giai cấp thống trị dân tộc trở nên lỗi thời, phản động, thì lợi ích của nó về căn bản mâu
thuẫn với lợi ích chung của dân tộc và lợi ích toàn nhân loại. Trong xã hội phong kiến, giai cấp
tư sản là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới, phù hợp với quy luật phát triển của lịch
sử. Lúc đó lợi ích của giai cấp tư sản phù hợp với lợi ích của dân tộc và nhân loại, có đóng góp
tích cực trong việc hình thành dân tộc và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng nhân loại.

Sau khi trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp tư sản nhanh chóng củng cố quyền lực để duy
trì áp bức giai cấp và áp bức dân tộc. Hiện nay, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đang đặt nhân
loại đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách, như ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt tài nguyên,
đói nghèo, bệnh tật, khủng bố, v.v.. Giai cấp tư sản thực sự là trở lực chính của tiến bộ xã hội
hiện nay. Giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích căn bản của dân tộc và
nhân loại hiện nay, do vậy muốn giải phóng mình giai cấp công nhân phải đồng thời giải phóng
dân tộc và giải phóng toàn nhân loại. Đó không chỉ là sự nghiệp giải phóng một giai cấp, mà còn
là sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người nói chung.Tuy nhiên, vấn đề nhân loại không
phải bị chi phối một cách thụ động bởi vấn đề dân tộc và giai cấp, mà có vai trò tác động trở lại
rất quan trọng. Trước hết, sự tồn tại của nhân loại là tiền đề, là điều kiện tất yếu, thường xuyên
của sự tồn tại dân tộc và giai cấp. Sự phát triển của thế giới, trước hết là sự phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội nói chung đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho con người cải tạo tự nhiên
và xã hội, phục vụ cho cuộc sống của mình.

Tác động của nhân loại đến dân tộc và giai cấp còn thể hiện ở chỗ, sự phát triển về mọi mặt của
nhân loại tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp. Lịch
sử đã khẳng định, sự phát triển của nhân loại qua mỗi giai đoạn đã từng bước tác động to lớn đến
phong trào giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Sự phát triển đó tạo ra những điều kiện
thuận lợi về vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến bộ, cách mạng để lật
đổ ách thống trị của các giai cấp thống trị, phản động.

Liên hệ với Việt Nam

- Nhân tố quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang đó là Đảng cộng sản Việt
Nam đứng đầu là HCM đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại
trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Nét đặc biệt nhất của việc giải quyết mối quan hệ đó là gắn
liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Mối liên hệ này xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam, chi phối các mặt của cách mạng.

- Để tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên, vấn đề
quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại ở Việt Nam cần đảm bảo những nội dung sau:

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp với đoàn kết dân tộc.

+ Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc.

+ Giải quyết mối quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát
huy sức mạnh nội lực của dân tộc với tranh thủ sức mạnh của thời đại.

Câu 8. Đặc điểm của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay?

Khái niện đấu tranh giai cấp:

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện mới của lịch sử, V.I. Lênin
chỉ rõ: “Đấu tranh giai cấp là gì? Đấu tranh gia cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống
một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống
bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân
làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” .

Như vậy, các nhà kinh điển đã chỉ ra tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp trong xã hội
có đối kháng giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được giữa các
giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn có lợi ích căn bản đối lập
nhau trong một phương thức sản xuất xã hội nhất định.

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột
chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đấu tranh giai cấp là tất yếu, tính
tất yếu của nó do chính các đặc điểm kinh tế -xã hội của thời kỳ quá độ qui định.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh giai
cấp của giai cấp vô sản là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chưa hoàn thành. Quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ gián tiếp từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến vói trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa. Trong thời kỳ nàỵ còn cơ sở kinh tế để nảy sinh giai cấp bóc lột và mâu thuẫn giai cấp vẫn
tồn tại. Với đặc điểm nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến và bản thân trong quá trình phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đòi hỏi tất yếu phải đấu
tranh chống lại khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trên các lĩnh vực phát triển của đất nước.

Hiện nay, các thế lực phản động trong nước đang bằng nhiều âm mưu và thủ đoạn chống phá sự
nghiệp cách mạng của đất nước. Chúng đang ra sức tập hợp lực lượng, lôi kéo các phân tử bất
mãn với chê độ, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo...để chống phá sự
nghiệp cách mạng. Để thực hiện các mưu đồ phản động đó, chúng đang tìm mọi cách câu kết với
chủ nghĩa đế quốc, ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, những tàn dư về tư tưởng, tâm
lý và tập quán lạc hậu của giai cấp phong kiến, tư sản, của chủ nghĩa thực dân cũ, chủ nghĩa thực
dân mới, v.v… còn tồn tại. Mặt khác, còn có các tư tưởng, tâm lý lạc hậu nảy sinh chính trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đó là những tiêu cực do mặt trái của kinh tế thị trường sinh
ra. Tất cả những yếu tố và tàn dư lạc hậu đó không tư động mất đi, mà chỉ có thể thông qua cuộc
đấu tranh giai câp mới loại bỏ được nó Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra
gay go, phức tạp trên tât cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay được diễn ra trong điều kiện mới với những thuận
lợi rất cơ bản song cũng có không ít các khó khăn. Cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế -
xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp, địa vị của các giai cấp trong xã hội ta có biến đổi căn bản, tạo ra
so sánh lực lượng có lợi cho sự nghiệp cách mạng. Giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai
cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Khối liên minh giai cấp mới công nhân - nông dân- trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam được củng cố vững chắc và trở thành nền tảng của chế độ xã hội mới. Trong bối cảnh
quốc tế phức tạp, song vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sân Việt Nam được giữ vững và tăng
cường. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục được củng cố, hoàn thiện và trở
thành công cụ chính trị mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và nhân dân
lao động. Sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển. Những thành quả của sự
nghiệp cách mạng và các tiền đề kinh tế - vật chất đã tạo dựng được là cơ sở để thực hiện thắng
lợi mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại; xu hướng toàn cầu hoá; hội nhập và họp tác quốc tế, khu vực phát triển đang tạo ra cho cách
mạng Việt Nam cả thời cơ, vận hội và cả các thách thức trên con đường phát triển của mình.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cơ bản trên, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cách
mạng Việt nam còn gặp không ít khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau. Tình hình hiện
nay cho thấy, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo
loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở
Việt Nam. Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới và sự điều chỉnh để thích nghi của chủ
nghĩa tư bản hiện đại và sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đã có tác động không nhỏ đến
cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp và lâu dài.

Chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay, là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước kém phát
triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục
những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động
chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội.

Như vậy, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tất cả cảc
lĩnh vực của đời sống xã hội, với các nội dung cụ thể khác nhau, nhằm giải quyết nhiều mâu thuẫn
của quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được diễn ra với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú và đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp và kết hợp các hình thức, biện
pháp linh hoạt: bằng hành chính và giáo dục; giữa cải tạo và xây dựng; sử dụng các hình thức
kinh tế trung gian, quá độ; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở cửa và
hội nhập để tranh thủ các vận hội, thời cơ xây dựng thành công chủ nghĩa hxã hội; kết họp giữa
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh.v.v...

Câu 9: Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH?. Ý nghĩa phương pháp luận?

Khái niệm tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật
chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội
vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người vói con người
là những quan hệ cơ bản nhất.

Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức
sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số, v.v., trong đó
phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất

Khái niệm ý thức xã hội: ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành
của văn hóa tinh thần của xã hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng cửa
hỉnh thái kinh tế - xã hội, của cấc giai cấp đã tạo ra nó.

Ví dụ: Một số giá trị truyền thống văn hóa tiêu biểu của con người Việt Nam: tinh thần yêu nước,
tinh thần bất khuất, tinh thần tự chủ, tinh thần đoàn kết, tinh thần nhân ái, tinh thần cần cù, tiết
kiệm...

Kết cấu của ý thức xã hội: Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Trong hệ
tư tưởng xã hội thì quan trọng nhất là các quan điểm, các học thuyết và các tư tưởng. Trong tâm
lý xã hội có tình cảm, tâm trạng, truyền thống.

Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội. Tồn tại xã hội nào thì cỏ ý thức xã
hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi
và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội.

Các hình thái ý thức xã hội:

Ý thức chính trị: Hình thái ý thức chính trị phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn
ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và thái độ của các
giai cấp đối với quyền lực nhà nước.

Ý thức pháp quyền: Ý thức pháp quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị. Hình thái ý
thức pháp quyền cũng phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật.

Ý thức đạo đức: Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm,
trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh phúc, v.v. vầ về những quy tắc đánh giá, những chuẩn
mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với với nhau và giữa các cá nhân với
xã hội.

Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ: Ý thức nghệ thuật, hay ý thức thẩm mỹ, hình thành rất
sớm từ trước khi xã hội có sự phân chia giai cấp, cùng với sự ra đời của các hình thái nghệ thuật.
Ý thức tôn giáo: Các nhà duy vật trước Mác mặc dù đã tìm nhiều cách khác nhau để giải thích
nguồn gốc ra đời và bản chất của tôn giáo nhưng tất cả đều sai lầm. Đối vói C.Mác và Ph.Ăngghen,
tôn giáo có trước triết học; nó là một hình thái ý thức xã hội trực tiếp thể hiện thế giới quan của
con người. Khác với tất cả các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo là sự phản ảnh hư ảo sức
mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người.

Ý thức khoa học: Khoa học hình thành và phát triển ở một giai đoạn nhất định của sự phát triển
xã hội, của nhu cầu sản xuất xã hội và sự phát triển năng lực tư duy của con người. Khoa học là
sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là phương thức nắm bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực,
cung cấp những tri thức chân thực về bản chất các hiện tượng, các quá trình, các quy luật của tự
nhiên và của xã hội.

Ý thức triết học: Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết
học. Nếu như các ngành khoa học riêng lẻ nghiên cứu thế giới từ các khía cạnh, từ những mặt
nhất định của thế giới đó thì triết học, nhất là triết học Mác - Lênin, cung cấp cho con người tri thức
về thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa học và
của chính bản thân triết học.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội: Các hình thái ý thức xã hội có đặc điểm chung là mặc
dù bị tồn tại xã hội quy định, song chúng đều có tính độc lập tương đối.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những điểm sau đây:

* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.

* Ý thức xã hộỉ có thể vượt trước tồn tại xã hội

Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ra đời cách đây hàng trăm
năm nhưng nó đã dự báo một xã hội tương lai, đó là xã hội CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH
(một xã hội tốt đẹp, không có áp bức, bóc lột...).

Ý thức xã hội có tính kế thừa: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tính kế thừa của ý thức xã
hội có ý nghĩa to lớn đối vói sự nghiệp xây dựng vãn hóa tinh thần của dân tộc ta hiện nay.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại
xã hộỉ theo những cách khác nhau, có vai trò khác nhau trong xã hội và trong đời sống của con
người

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã
hội là một biểu hiện khác của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

Ví dụ: Sự thay đổi tư duy phát triển kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường
định hướng XHCN của Đảng ta năm 1986 đã phản ánh đúng đắn quy luật khách quan nên đã đưa
đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu kém phát triển trở thành một quốc gia đang ngày
càng phát triển như hiện nay…

Ý nghĩa phương pháp luận:

Quan niệm duy vật về lịch sử thừa nhận biểu hiện này về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
đối lập hoàn toàn cả với chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội lẫn chủ nghĩa
duy vật tầm thường chỉ coi trọng vai trò của kinh tế còn phủ nhận hoàn toàn vai trò của tích cực
của ý thức xã hội. Ý thức xã hội cũng cũng có vai trò nhất định của nó. về điều này Ph.Ăngghen
viết: “Những tiền đề và điều kiện kinh tế, rốt cuộc giữ vai trò quyết định, nhưng những điều kiện
chính trị, V.V., ngay cả những truyền thống tồn tại trong đầu óc con người cũng đóng một vai trò
nhất định, tuy không phải là vai trò quyết định” .

Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ
thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các
hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác
nhau của sự phát triển xã hội; đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư
tưởng đó. Vì vậy, cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ
xã hội.

Câu 10. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội với TTXH? Ý nghĩa phương pháp luận?

Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời
sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập
quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản
ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội; có kết cấu
bao gồm: địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số và phương thức sản xuất vật chất.

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ
thuộc vào tồn tại xã hội.Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những
tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn
hóa, nghệ thuật (tức ý thức xã hội)… sớm muộn sẽ biến đổi theo.

Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội
này và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái
với công lý, không phù hợp với lý tính con người và cần được thay thế bằng chế độ công bằng và
hợp lý tính của con người hơn.

Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở những điểm sau đây:

Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.

Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những
hoạt động thực tiễn của con người.

Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của
một số hình thái ý thức xã hội.

Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp
nhất định trong xã hội.

Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của thời đại – giai cấp công
nhân, tuy ra đời vào thế kỷ XIX trong lòng chủ nghĩa tư bản nhưng đã chỉ ra được những quy luật
vận động tất yếu của xã hội loài người nói chung, của xã hội tư bản nói riêng, qua đó chỉ ra rằng
xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội cộng sản.

Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.

Ví dụ: Nước Pháp thế kỷ XVIII có nền kinh tế phát triển kém nước Anh, nhưng tư tưởng thì lại
tiên tiến hơn nước Anh.

Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn
cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến
các hình thái ý thức khác.

Ví dụ: Ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn; còn ở Tây Âu trung
cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần xã hội như triết học, đạo đức, nghệ
thuật, chính trị, pháp quyền.

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.

– Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào:

+ Những điều kiện lịch sử cụ thể;

+ Tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh;

+ Vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng;

+ Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội;

+ Mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội.

Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả
hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội.
Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy vai trò tác động tích cực
của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.

Mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây dựng
con người mới.

Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa
trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát
triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.

Câu 11. “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”
(C.Mác)? Ý nghĩa phương pháp luận?

Con người là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội, Mác nhiều lần so sánh con người với
con vật để tìm điểm giống và khác. Mác cho rằng:

* Con người là thực thể sinh học - xã hội

Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự
nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh
và văn hóa. về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự
nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã
quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con
vật”. Khi xem xét con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể tách rời hai
phương diện sinh học và xã hội của con người thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết
định phương diện kia.

Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận của giới tự nhiên.
“Giới tự nhiên...là thân thể vô cơ của con người,... đời sống thể xác và tinh thần của con người
gắn liền với giới tự nhiên”, về phương diện thực thể sinh học, con người còn phải phục tùng các
quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình
sinh học của giới tự nhiên. Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên,
nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan.

Ví dụ: Con người cũng có những nhu cầu tự nhiên giống các loài vật khác như: ăn, uống, duy trì
nòi giống,….

Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội quan trọng nhất
của con người là lao động sản xuất. “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát
khỏi trạng thái thuần túy là loài vật. Lao động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con
người, làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa của nó. Lao động là điều kiện kiên
quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hỉnh thành và phát triển của con người cả về phương
diện sinh học lẫn phương diện xã hội.

Ví dụ: Con người có nhu cầu lao động, sáng tạo, xây dựng cải tạo xã hội để có cuộc sống tốt đẹp
hơn.

Trong hoạt động con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn có hàng
loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, thể
hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau. Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa những con người. Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài
người”, con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với
con vật, Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con
người mà còn cho xã hội, khác với hoạt động của con vật chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh
học trực tiếp của nó. Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý
thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội với nhau. Cũng nhờ
có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy của con
người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ
nhất phương diện con người là một thực thể xã hội. Chính vì vậy, khác với con vật, con người
chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
* Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của Phoiơbắc đã xem xét con
người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như
là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn. Phoiơbắc đã không nhìn thấy
những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong
sản xuất.

* Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời, lại là chủ thể
của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người. Con người và
động vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử con người khác với lịch sử động vật. Lịch sử của
động vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái
hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra, và trong chừng mực mà chúng
có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy, thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải
do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này
bao nhiêu, thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”.

Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác định. Đó là toàn
bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián
tiếp đến đời sống của con người và xã hội. Đó là những điều kiện cần thiết, tất yếu, không thể
thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Một mặt, con người là một bộ phận của giới
tự nhiên, để tồn tại và phát triển phải quan hệ với giới tự nhiên, phải phụ thuộc vào giới tự nhiên,
thu nhận và sử dụng các nguôn lực của tự nhiên để cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu của
chính mình. Mặt khác, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân theo các quy luật
của tự nhiên, tuân theo các quá trình tự nhiên như cơ học, vật lý, hóa học, đặc biệt là các quá trình
y, sinh học, tâm sinh lý khác nhau, về phương diện sinh thể hay sinh học, con người là một tiểu
vũ trụ có cấu trúc phức tạp, là một hệ thống mở, biến đổi và phát triển không ngừng, thay đổi và
thích nghi khá nhanh chóng so với các động vật khác trước những biến đổi của môi trường. Nó
vừa tiếp nhận, thích nghi, hòa nhịp với giới tự nhiên, nhưng cũng bằng cách đó cải biến giới tự
nhiên để thích ứng và biến đổi chính mình.

Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội. Chính nhờ môi trường xã hội mà con người trở
thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, của
môi trường trong đó có môi trường xã hội. Môi trường xã hội cũng là điều kiện và tiền đề để con
người có thể thực hiện quan hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng lớn và hữu hiệu hơn. Trong thực
chất thì môi trường xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên với những đặc thù của nó. So với
môi trường tự nhiên môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến con người, sự
tác động của môi trường tự nhiên đến từng cả nhân con người thường phải thông qua môi trường
xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố xã hội. Môi trường xã hội cũng như mỗi cá
nhân con người thường xuyên phải có quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại trong mối quan
hệ tác động qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau.

Do sự phát triển của công nghiệp, của cách mạng khoa học – công nghệ, nhiều loại môi trường
khác đã và đang được phát hiện. Đó là những mọi trường, như môi trường thông tin, kiến thức,
môi trường từ tính, môi trưởng điện, môi trường hấp dẫn, môi trường sinh học, v.v.. Nhưng cần
lưu ý rằng, có những môi trường trong số đó mới được phát hiện và đang được nghiên cứu, nên
còn có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau, thậm chí đôi lập nhau. Môi trường sinh học, môi
trường cận tâm lý, môi trường tương tác yếu, đang được nghiên cứu trong khoa học tự nhiên là
những môi trường như vậy.

* Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có quan hệ
với nhau để tồn tại và phát triển. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng
hòa các quan hệ xã hội”. Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con
người hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất
của con người, nhung không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mả
lâ sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không
tách rời nhau.

Ý nghĩa phương pháp luận:


Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ
phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương
diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.

Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử
của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát
huy nguồn động lực quan trọng thác đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là
hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận
đó có thể thấy một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính
là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng
sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng thực hiện sự nghiệp giải
phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chu nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa nhầm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này
trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo
đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người”

Câu 12: Mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân trong lịch sử. Ý nghĩa của vấn
đề này trong việc quán triệt bài học “Lấy dân làm gốc”.

Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ bộ phận những người có cùng chung lợi ích căn bản, bao
gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh
đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội của một thời đại nhất định.

Một là, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần;

Hai là, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp đối kháng với nhân dân;

Và ba là, những giai cấp, tầng lớp xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Ví dụ: Giai cấp nông dân, công nhân, tiểu trí thức....

Như vậy, lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản:

Một là, có tri thức khoa học uyên bác, biết nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và
thời đại;

Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, biết thống nhất ý chí, hành động của họ để giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra;

Và ba là, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, biết hy sinh quên mình vì lợi ích cao
cả của quần chúng nhân dân.

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Huệ.....

Sự xuất hiện lãnh tụ mang tính khách quan.

Việc xuất hiện lãnh tụ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính lịch sử.

Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử:

Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định đối với mọi tiến trình lịch sử. Vai trò

đó được thể hiện ở ba mặt:

Một là, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải
vật chất – cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Hai là, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Do đó, các cuộc cách mạng xã hội là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh đòi thay đổi chế độ
xã hội của quần chúng, khi chế độ xã hội này đi ngược lại lợi ích của quần chúng.

Ba là, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá – tinh thần của xã hội. Điều
này được thể hiện ở chỗ: Quần chúng nhân dân là người sáng tác về văn học, nghệ thuật, khoa
học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức…;
Tuy nhiên vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân không tách rời vai trò của lãnh tụ.

Vai trò rất quan trọng của lãnh tụ trong lịch sử:

Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có nhiệm vụ:

Một là, nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những qui luật khách
quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội;

Hai là, định hướng chiến lược, hoạch định chương trình hành động cách mạng;

Ba là, tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của
quần chúng vào giải quyết những công việc then chốt nhất. Lãnh tụ có vai trò rất quan trọng trong
lịch sử; vai trò đó được thể hiện ở chỗ:

Một là, lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội.

Hai là, lãnh tụ thường là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, là linh hồn của tổ chức
xã hội.

Ba là, lãnh tụ còn là tấm gương mẫu mực để quần chúng phấn đấu, học tập nhằm nâng cao nhân
cách của các thành viên trong tổ chức.

Ý nghĩa của bài học “Lấy dân làm gốc”

Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam có đặc điểm riêng. Là một dân tộc
nhỏ bé luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội, dân tộc Việt Nam cần
phải tập hợp, đoàn kết lại để có sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Do
vậy, ngay cả dưới chế độ xã hội có sự đối kháng giai cấp, vai trò của quần chúng nhân dân cũng
luôn được đề cao. Chính bản thân giai cấp thống trị cũng hiểu rằng: “Chở thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, ngược lòng dân thì chết” (Nguyễn Trãi; cũng “chỉ sợ
lòng dân không theo” (Hồ Nguyên Trừng)… Có

thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử quần chúng nhân dân, của toàn dân tộc dựng nước và giữ
nước.
Thấm nhuần bài học “Lấy dân làm gốc” để thấy rằng, tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá cá nhân
người lãnh đạo sẽ dẫn đến tuyệt đối hoá cá nhân kiệt xuất, tuyệt đối hoá vai trò người lãnh đạo
mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và của quần chúng nhân dân. Căn bệnh trên dẫn đến hạn
chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản
thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng mù quáng, tiêu cực, tức không phát huy được tính năng động,
sáng tạo chủ quan của mình.

Câu 13: Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

Trong sự nghiêp đổi mới đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết
định sự phát triển nhanh, hiệu quả,và bền vững kinh tế nước ta. Đó là yếu tố hết sức bức thiết và
cần có tính cập nhật, đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực xét trong nước ta nói
riêng và quốc tế nói chung. Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có tri thức và đạo đức. Từ đây mỗi con
người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần
và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là đưa con người đạt đến
những giá trị phù hợp với đặc điểm văn hóa và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt
Nam để thực hiện quá trình đổi mới của nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế nói chung
trên thế giới.

Trước khi có học thuyết Mác, những cố gắng của tư duy triết học nhắm đạt tới sự hiểu biết về
con người “cụ thể” hiện thực không đem lại kết quả, rốt cuộc chủ nghĩa duy tâm vẫn ngự trị trong
nhận thức về con người và về đời sống xã hội. Chỉ khi Triết học Mác ra đời, vấn đề con người
được xem xét một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc hơn, trên cơ sở lập trường của duy vật triệt
để.

Con người là thực thể sinh học - xã hội:

Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự
nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh
và văn hóa. về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự
nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã
quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏinhững đặc tính vốn có của con
vật”. Điều đó có nghĩa rằng con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước
uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để ăn uổng, sinh đẻ con cái, tồn tại và phát triển.

Trong hoạt động con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn có hàng
loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, thể
hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau. Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa những con người. Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài người”,
con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con vật,
Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn
cho xã hội, khác với hoạt động của con vật chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp
của nó. Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý thức của con
người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội với nhau. Cũng nhờ có lao động và
giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện
tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện
con người là một thực thể xã hội. Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và
phát triển trong xã hội loài người.

*Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của Phoiơbắc đã xem xét con
người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như
là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn. Phoiơbắc đã không nhìn thấy
những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong
sản xuất. Do vậy, ông đã tuyệt đối hóa tình yêu giữa người với người. Hơn thế nữa, đó cũng không
phải lả tình yêu hiện thực mà là tình yêu đã được ông lý tưởng hóa. Phê phán quan niệm sai lầm
của Phoiơbắc và của các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong
lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định
con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch
sử xã hội loài người và của chính bản thân con người. Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư
tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những
con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho
họ trở thành những con người như đang tồn tại. cần lưu ý rằng con người là sản phẩm cùa lịch sử
và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm
mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.

*Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử:

Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời, lại là chủ thể
của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người. Con người và động
vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử con người khác với lịch sử động vật. Lịch sử của động
vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện
nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra, và trong chừng mực mà chúng có
tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy, thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do
ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao
nhiêu, thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”.
Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là
hoạt động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất. Nhờ chế tạo công cụ lao động
mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội.
Chính ở thời điểm đó con người bắt đàu làm ra lịch sử của mình. “Sáng tạo ra lịch sử” là bản chât
của con người, nhưng con người không thê sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà
là phải dựa vào những điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại trong những hoàn cảnh mới.
Con người, một mặt, phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ của thế hệ trước để
lại, mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến những điều kiện cũ. Lịch
sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương ứng, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế
ấy. Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng
luôn là sản phẩm của lịch sử.

*Bản chất con ngưòi là tổng hòa các quan hệ xã hội:


Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có quan hệ
với nhau để tồn tại và phát triển. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa
các quan hệ xã hội”. Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người
hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của
con người, nhung không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mả lâ
sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách
rời nhau. Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất,
quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện
tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, V.V.. Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành
lên bản chất của con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản
chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới
có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất
người của con người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chỉ
phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người không còn
thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội. Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính
xã hội”. Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi
phối.

*Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam:

Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng lý luận cho
việc phát huy vai trò của con người trong cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh, do yêu cầu khách quan của sự phát triển lịch sử - xã hội Việt Nam,
tiếp thu văn hóa và các giá trị truyền thống của dân tộc, gia đình, tinh hoa văn hóa của nhân loại,
trong đó có lý luận về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã vận dụng sáng tạo và phát triển
lý luận về con người phù hợp vói điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại. Theo Hồ Chí Minh:
“chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước.
Rộng nữa là cả loài người”. Quan niệm về con người của Hồ Chí Minh rõ ràng là đã được cụ thể
hóa, bao hàm cả cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc, nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có các nội dung cơ bản là: tư tưởng về giải
phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, tư tưởng về con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Công cuộc
giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi và
thắng lợi hoàn toàn, triệt để bằng việc thực hiện cách mạng vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Sự nghiệp giải phóng đó chỉ được hoàn thành khi các giai cấp bị bóc
lột, các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên phạm vi toàn thế giói thoát khỏi ách áp bức,
nô lệ. Phát triển con người toàn diện là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Kết luận:

Ngày nay, với cuộc cách mạng kĩ thuật công nghệ hiện đại, đã dần dần đi đến khẳng định sự phát
triển của con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Trong sự phát triển con người đặc
biệt nhấn mạnh via trò của trí tuệ và đi liền với nó là vai trò giáo dục đào tạo nguồn lực con người.
Đối với sự nghiêp đổi mới của nước ta phải coi con người là nhân tố quyết định, từ đó phải nâng
cao dân trí và chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ trí tuệ và nghị lực, tay nghê và công nghệ, ý thức
và tâm hồn thắm đượm sâu bản sắc dân tộc, khoa học và ý chí, thực hiện sự chuyển mình rõ nét
xã hội nông nghiệp thành xã hội công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cuộc đại
thắng của dân ta đã đi vào lịch sử suy cho cùng là thắng lợi chính con người Việt Nam. Bài học
đó còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của
Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 14: Vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển xã hội. Ý nghĩa phương pháp
luận?

Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt động trong một
không gian và thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp đang
hoạt động trong một xã hội xác định. Đó có thể là toàn bộ quần chúng nhân dân của một quốc
gia, một khu vực lãnh thổ xác định. Họ có chung lợi ích cơ bản liên hiệp với nhau, chịu sự lãnh
đạo của một tổ chức, một đảng phái, cá nhân xác định để thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính
trị, văn hóa hay xã hội xác định cùa một thời kỳ lịch sử nhất định. Nội hàm của khái niệm quần
chúng nhân dân bao gồm: Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần là lực
lượng căn bản, chủ chốt; Toàn thể dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối
kháng với nhân dân; Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp
hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội. Với nội dung đó quần chúng nhân dân là một
phạm trù lịch sử thay đổi tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể của các quốc gia, khu vực.

Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động của khối đông đảo con
người được gọi là quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức, nhằm
thực hiện mục đích và lợi ích của mình. Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội và những nhiệm vụ
đặt ra của mỗi thời đại mà quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội và
giai cấp khác nhau. Như vậy: Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao
gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh
đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội của một thời đại nhất định.

Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá – tinh thần của xã hội. Điều này
được thể hiện ở chỗ: Quần chúng nhân dân là người sáng tác về văn học, nghệ thuật, khoa học, y
học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức…; Hoạt động thực tiễn và cuộc sống của quần chúng
nhân dân là nguồn cảm hứng vô tận cho các thiên tài của văn hoá và khoa học; hơn nữa, giá trị
của các tác giả lớn, cũng như thiên tài loài người chỉ được xác định nếu nó được quần chúng chấp
nhận và phổ biến trong cuộc sống của họ.
Tóm lại, xét trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động
tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ thuộc
vào điều kiện cụ thể của các thời đại lịch sử khác nhau mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân
dân có thể biểu hiện khác nhau. Dưới chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện
để phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo của mình. Nhưng, sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ
được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo. Nói rõ hơn, vai trò sáng tạo ra lịch sử
của quần chúng nhân dân không tách rời vai trò của lãnh tụ.

Vai trò rất quan trọng của lãnh tụ trong lịch sử:

Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có nhiệm vụ: Một là, nắm bắt xu thế của
dân tộc, quốc tế và thời đại trên cơ sở hiểu biết những qui luật khách quan của các quá trình kinh
tế, chính trị, xã hội; Hai là, định hướng chiến lược, hoạch định chương trình hành động cách
mạng; Ba là, tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng, thống nhất ý chí và hành động
của quần chúng vào giải quyết những công việc then chốt nhất. Lãnh tụ có vai trò rất quan trọng
trong lịch sử; vai trò đó được thể hiện ở chỗ:

Một là, lãnh tụ có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ xã hội. Nếu lãnh tụ nhận thức được những
qui luật vận động của xã hội, trên cơ sở đó định hướng đúng đắn phong trào cách mạng thì sẽ
thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu lãnh tụ không nắm bắt được xu thế vận động của dân
tộc, thời đại thì sẽ kìm hãm sự phát triển đối với xã hội, thậm chí có thể dẫn lịch sử trải qua những
bước quanh co, phức tạp.

Hai là, lãnh tụ thường là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, là linh hồn của tổ chức
xã hội. Do đó, lãnh tụ là người sáng lập, quản lý, điều khiển các tổ chức xã hội và có vai trò quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đó.

Ba là, lãnh tụ còn là tấm gương mẫu mực để quần chúng phấn đấu, học tập nhằm nâng cao nhân
cách của các thành viên trong tổ chức. Sau khi hoàn thành vai trò của mình, lãnh tụ trở thành biểu
tượng tinh thần sống mãi trong tình cảm và niềm tin (tâm khảm) của quần chúng nhân dân.

Ý nghĩa của bài học “Lấy dân làm gốc”:


Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân Việt Nam có đặc điểm riêng. Là một dân tộc
nhỏ bé luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội, dân tộc Việt Nam cần
phải tập hợp, đoàn kết lại để có sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Do
vậy, ngay cả dưới chế độ xã hội có sự đối kháng giai cấp, vai trò của quần chúng nhân dân cũng
luôn được đề cao. Chính bản thân giai cấp thống trị cũng hiểu rằng: “Chở thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, ngược lòng dân thì chết” (Nguyễn Trãi; cũng “chỉ sợ
lòng dân không theo” (Hồ Nguyên Trừng)… Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử quần chúng
nhân dân, của toàn dân tộc dựng nước và giữ nước.

You might also like