You are on page 1of 8

Mục Lục

Mở đầu
Nội dung
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan

1.1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

1.2. Ý nghĩa phương pháp luận

2. Nội dung nguyên tắc khách quan

2.1. Trong hoạt động nhận thức

2.2. Trong hoạt động thực tiễn

3. Lập kế hoạch cho 4 năm học đại học tại trường

Kết Luận
Mở đầu
Ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác Lênin
làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng lý luận đó vào thực tế cách mạng
nước ta để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách qua từng thời kỳ. Một trong
những vận dụng cơ sở lý luận của triết học Mác Lênin vào công cuộc đổi mới đất
nước mà Đảng đã khởi xướng bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ IV là nguyên tắc
khách quan, một nguyên tắc được rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã viết : “Đảng phải luôn xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và
hành động theo quy luật khách quan là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng”. Việc tìm hiểu quy luật khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức để vận dụng đúng đắn quy luật này vào thực tiễn là vấn đề hết sức
cần thiết đối với Đảng viên nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bởi vậy
dưới đây em xin tìm hiểu về đề tài “Vận dụng nguyên tắc khách quan hãy đưa ra
mục tiêu kế hoạch trong 4 năm học tại trường”.
Nội dung
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan
1.1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “vấn đề cơ bản của triết học đặc biệt là triết học
hiện đại”. Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau khi giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức mà hình thành hai đường lối cơ bảntrong triết học là chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Dưới đây ta cùng tìm hiểu quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biên chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Lênin đã
đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác
được cảm giác của chúng ta chép lại chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác.
Như vậy định nghĩa về vật chất của Lenin bao hàm các nội dung cơ bảnsau:
 Thứ nhất vật chất là thực tại khách quan tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức
 Thứ hai vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con người thì
đem lại cho con người cảm giác
 Thứ ba vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan là quá trình
phản ánh tích cực sáng tạo hiện thực khách quan của óc con người.
 Ý thức là hiện tượng chủ quan, là hỉnh ảnh của sự vật trong óc người
 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội
 Ý thức mang bản chất lịch sử xã hội
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức : Có thể nói vật chất và ý thức như haimặt của
một vấn đề về chúng có mối quan hệ hai chiều tác động biện chứng chặt chẽ trong
đó vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
 Thứ nhất vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức
Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Vật chất là cội nguồn sản sinh ra ý thức vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất
hiện của con người, mà con người là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài,
phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất. Con người do giới tự nhiên, vật
chất sinh ra cho nên ý thức - một thuộc tính của bộ phận con người - cũng do giới
tự nhiên, vật chất sinh ra. Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng
minh được rằng giới tự nhiên có trước, con người, vật chất là cái cótrước còn ý
thức là cái có sau. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức là nguồn gốc sinh
ra ý thức. Bộ óc con người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là cơ quan
phản ánh ảnh để hình thành ý thức, Sự tác động của thế giới khách quan vào não
người tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Lao động trong hoạt động thực
tiễn, hoạt động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng nói chữ viết) cùng
nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức.
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
Ý thức dù dưới bất kỳ hình thức nào suy cho cùng đều là phản ánh hiện thực
khách quan. Thế giới hiện thực vận động phát triển theo những quy luật khách
quan của nó được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức. Thế giới khách
quan mà trước hết chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xã hội - lịch sử của loài
người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ánh. Sự phát triển của hoạt
động thực tiễn là là động lực quyết định tính tính phong phú của nội dung ý thức.
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức
Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người, là cơ
sở để hình thành phát triển ý thức. Trong đó ý thức của con người vừa phản ánh
vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Mọi sự tồn tại phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình hình phát triển
của giới tự nhiên, của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
Con người - một sinh vật có tính xã hội ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh
thần thì dĩ nhiên ý thức - một hình thức phản ánh của óc người cũngphát triển cả về
nội dung và hình thức phản ánh của nó. Đời sống xã hội ngày càng văn minh và
khoa học ngày càng phát triển đã chứng minh điều đó. Trong đời sống xã hội, sự
phát triển của kinh tế sẽ đến cùng quy định sự phát triển của văn hóa đời sống vật
chất thay đổi thì sống một đời sống tinh thần lẫn thay đổi theo.
 Thứ hai, ý thức độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Ý thức có tính độc lập tương đối bởi vì ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào
trong đầu óc con người, là do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có
“đời sống” riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, không lệ thuộc một cách
máy móc vào vật chất. Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương đối tác động
trở lại thế giới vật chất. Ý thức có thể thay đổi nhanh hơn, chậm hơn hay song
hành so với hiện thực nhưng nhìn chung thường thay đổi chậm so với sự biến đổi
của thế giới vật chất.
Ý thức tác động với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Nhờ có hoạt động thực tiễn ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện
hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc
sống của con người. Còn tự bản thân ý thức thì không thể nào biến đổi được
hiệnthực con người. Dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết
những quy luật khách quan từ đó con ngưởi đề ra mục tiêu, phương hướng, biện
pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Đặc biệt là ý
thứctiến bộ, cách mạng một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân - lực lượng
vật chất xã hội thì có vai trò rất to lớn.
Ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người. Nó quyết định ảnh làm
cho hoạt động con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức có mối
quan hệ cùng chiều với sự phát triển khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự
báo tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên những lý
luận định hướng đúng đắn và những lý luận này được đưa vào quần chúng sẽ góp
phần động viên, cổ vũ, khai thác tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được
nhân lên gấp bội. Ngược lại ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai là
xuyên tạc hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoahọc...
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất
làtrong thời đại ngày nay - thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và vai trò của tri thức
khoahọc, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
Kết luận : Tuy vậy sự tác động của ý thúc trở lại vật chất cũng chỉ với mức
độ nhất định, nó không thể sinh ra hay phá vỡ các quy luật vận động của vậtchất. Ý
thức không thể vượt quá những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa trên những
điều kiện khách quan, năng lực chủ quan của chủ thể để hoạt động. Nếu bỏ qua
điều này thì con người sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan, duy tâm và không tránh khỏi
thất bại trong hoạt động thực tiễn.
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm biện chứng duy vật
ta rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát
huy tính năng động chủ quan trong lĩnh vực nhận thức cũng như hoạt động thực
tiễn. Mọi chủ trương đường lối kế hoạch mục tiêu đều phải xem xét xuất phát từ
thực tế khách quan, đi từ những điều kiện, tiền đề, vật chất hiện có, tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan. Bởi không làm như vậy chúng ta sẽ phải gánh
chịu những hậu quả tai hại khôn lường.
Khi nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, không ca ngợi
cũng như phê phán một cách thái quá đối tượng, không bịa đặt đặt gán cho đối
tượng cái mà nó không có. Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng Nhìn chung phải
xuất phát từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính mối liên hệ
trong vốn có của nó cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa thực dụng..
Tuy nhiên cũng không được xem nhẹ tính năng động và sáng tạo của ý thức.
Cần cổ vũ phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ
lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Bởi quá trình đạt tới khách quan đòi hỏi chủ
thể phải không ngừng sử dụng ý thức tìm ra những biện pháp để thâm nhập vào
bản chất của sự vật, biến từ cái “vật tự nó” ( tức thực tại khách quan) thành cái
phục vụ cho nhu cầu của con người. Cần coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng
công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luậnchủ nghĩa mác-
lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời với giáo dục và nâng cao trình độ tri
thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri
thức và toàn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc giữ gìn rèn luyện nhân phẩm đạo đức
cho cán bộ Đảng viên bảo đảm sự thống nhất nhiệt tình cách mạng và ý chí khoa
học.
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính
năng động và chủ quan, chúng ta phải nhận thức và giải quyết đúng đắn quan hệ
lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể xã hội vàcó động cơ
trong sáng, thái độ thật sự khách quan khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và
hành động của mình.
2. Nội dung nguyên tắc khách quan
Vật chất là nguồn gốc khách quan sản sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sản phẩm, là
phản ánh thế giới khách quan, vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan, biết tạo điều kiện và phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực
hiện biến khả năng thành hiện thực, cụ thể :
2.1. Trong hoạt động nhận thức
- Chống thái độ duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan không đếm xỉa
đến điều kiện vật chất khách quan, tùy tiện, phiến diện lấy ý muốn nguyện vọng
cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương. chính sách, hậu quả là đường lối
không hiện thực và hoang tưởng và tất yếu sẽ điđến thất bại trong hoạt động thực
tiễn.
- Cần khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng cao năng lực
nhận thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động, ngồi chờ, ỷ lại vào
hoàn cảnh và điều kiện vật chất.
- Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố con người để cải tạo thế
giới khách quan và tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm
tới đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi.
2.2. Trong hoạt động thực tiễn
- Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở cho mọi
hoạt động của mình. Không được lấy ý kiến chủ quan làm quan điểm xuất phát.
- Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện người lãnh đạo phải nắm
chắc tình hình thực tế khách quan có như vậy thì mới nêu ra mụcđích chủ trương
và sẽ đi đến thắng lợi trong hoạt động thực tiễn.
- Phát phát huy vai trò năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan.
3. Lập kế hoạch cho 4 năm học đại học tại trường
Để 4 năm đại học của bạn trôi qua thực sự ý nghĩa, ngay từ khi vừa bước vào đại
học, nên đặt ra mục tiêu lớn cho mình trong vòng 5 năm tới. Việc viết ra các mục
tiêu là cách để nhắc nhở bản thân luôn luôn nỗ lực hướng đến mục tiêu đó, mục
tiêu trong học tập như: đứng trong top 5 của lớp, tốt nghiệp loại giỏi, giành học
bổng du học, thành thạo tin học, nâng cao kiến thức chuyên ngành; hay những mục
tiêu liên quan đến kỹ năng làm việc như: kỹ năng mềm, thuyết trình trước đám
đông, kỹ năng lãnh đạo, mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết nối thêm bạn bè,
tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh dành cho sinh viên…
Năm thứ nhất, khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, nên hãy dành
thời gian còn rảnh rỗi này để mở rộng các mối quan hệ xã hội, học các kỹ năng
mềm và ngoại ngữ. Để năm đầu tiên thật thành công: tham gia một câu lạc bộ trong
trường, tình nguyện mùa hè, đăng ký 1 lớp kỹ năng mềm và 1 lớp tin học, đăng ký
lớp tiếng Anh giao tiếp, tìm kiếm cơ hội giao lưu với các sinh viên thế giới qua
những chương trình trao đổi văn hóa và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cũng đừng
quên công việc quan trọng nhất là học tốt và giành những điểm số cao.
Năm thứ hai, việc nâng cao khả năng ngoại ngữ tương đương với mức
IELTS 7.5 hay TOEFL 95 là điều rất cần thiết nếudự định đi du học, hoặc làm việc
trong các tập đoàn toàn cầu. Cũng có thể trau dồi những kỹ năng cần thiết như làm
việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo hay lập kế hoạch cá nhân... thông
qua các khóa học, hoặc qua những việc làm thêm. Có rất nhiều công việc phù hợp
với sinh viên như: dịch thuật, hướng dẫn du lịch, làm trợ lý tại các hội chợ, trợ
giảng tại các trung tâm Tiếng Anh, lễ tân, thực tập sinh tại các công ty, tổ chức phi
chính phủ.
Năm thứ ba là thời điểm học nhiều môn chuyên ngành, và mong muốn áp
dụng kiến thức vào thực tế. Nhờ vào các mối quan hệ xây dựng được trước đó, và
những kỹ năng được rèn luyện từ năm thứ nhất, sẽ không khó khăn gì để tìm được
một công việc thực tập tốt, phát huy được khả năng của mình, và thậm chí còn
được trả lương cao.
Năm thứ tư với những thách thức mới, đó sẽ là năm quyết định bước ngoặt
của cuộc đời . Trong năm này, sẽ vô cùng bận rộn với khóa luận tốt nghiệp và tìm
kiếm công việc sau khi ra trường. Trước khi ra trường, nhớ hoàn thành các kế
hoạch đã đặt ra từ năm đầu, như thi các chứng chỉ quốc tế, kết thúc khóa học với
điểm số cao, và thi một học bổng lớn để hoàn thành ước mơ du học.

Kết Luận
Nhìn chung, việc lập cho mình kế hoạch học tập và làm việc của mỗi người khác
nhau là khác nhau. Bởi ai cũng có những mục tiêu riêng, định hướng riêng và
chuyên ngành riêng của mình. Những năm tháng học Đại học, hãy cố gắng làm cho
nó thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất có thể.Nắm vững kiến thức và hiểu biết khách
quan về một chủ đề là cách tốt nhất để phát triển và tiến bộ trong việc học. Sinh
viên nên luôn tìm kiếm và sử dụng thông tin từ các nguồn tin cậy và tránh đưa ra
nhận định hoặc quan điểm không dựa trên dữ liệu hoặc sự chứng minh. Việc áp
dụng nguyên tắc của C.Mác và Ăngghen giúp chúng ta phát huy tính năng động
chủ quan trong quá trình học tập, tìm được định hướng cho bản thân khỏi lạc lõng.
Như vậy, có thể khẳng định, nguyên tắc khách quan rất quan trọng trong
nghiêncứu và học tập của sinh viên. Việc sử dụng nguyên tắc này đảm bảo tính
chính xác và đáng tin cậy của kết quả nghiên cứu, cho phép sinh viên phát triển kỹ
năng đánh giá và sử dụng thông tin một cách khách quan

You might also like