You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---o0o---

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC

Bài Tập Tự Luận Cá Nhân


Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp
luận và liên hệ với thực tế đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Mai Lan

Sinh viên thực hiện : Ngô Đỗ Nhật Quang

Lớp : AUM_K32_QTKD

Mã sinh viên : 19235729

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2023


I. Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó
vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý
thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của
con người. Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách
quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép
lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất:

– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.

– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;

– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;

– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ
thể và là hình thức tồn tại của vật chất.

Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch
sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con
người thông qua hoạt động thực tiễn.

Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

▪ Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên
chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới
vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là
sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển
hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng
minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.

2
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc
người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao
động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan),
hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động,
ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật
chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát
triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy
luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc
lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả
hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

▪ Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.

Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai
trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện
thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất.
Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức
không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con
người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu,
đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công
cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự
tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm
cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy
luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình
thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực cúa
ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan,
bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã
3
đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với
hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.

Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế
quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay
sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.

Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật
chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung
và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ
có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải
thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người. Sức mạnh của ý
thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ
thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người
và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo
định hướng của ý thức.

Ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở
lại vật chất thông qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ
hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt
tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.

Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực
hiện tự phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những
mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư
tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.

Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi
nhận thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính
sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.

II. Ý nghĩa phương pháp luận


Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động. Tri thức mà
con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt
động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối

4
tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.Để cải tạo thế giới khách quan
đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có
thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.
Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà
không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.

Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.Con
người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động,
phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con
người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc
giữa chừng.

Trong việc xây dựng nền kinh tế mới: Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu
những nghiên cứu, đúc kết từ phân tích của nhà khoa học, nhà triết học vào thực
tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để
con người phản ứng với thực tại vật chất thông qua những nhận thức cụ thể. Có
những thứ tồn tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự cải tạo của con người mới
có ích cho nhiều việc.

Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm
chí thay đổi và tác động trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các
vật thể, đồ vật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có
hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó và loại bỏ nó khỏi thế giới loài
người. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Đảng ta chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài
nước, đặc biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy
phải “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

III. Liên hệ với thực tế đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong bối cảnh đổi mới kinh tế tại Việt
Nam hiện nay đóng vai trò không thể phủ nhận và giữa hai yếu tố này tồn tại một
5
tương tác đầy chặt chẽ. Thực tế, quá trình đổi mới kinh tế đã đưa ra một cái nhìn
sâu sắc về sự phối hợp và ảnh hưởng lẫn nhau giữa vật chất và ý thức.

Nếu nhìn vào khía cạnh vật chất, chúng ta có thể thấy rõ sự đầu tư mạnh mẽ
của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa, và công nghệ. Hệ thống giao
thông hiện đại như cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô thị và cảng hàng không mới đã
mở ra những cơ hội mới cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để khai thác và sử dụng
nguồn lực này một cách hiệu quả, ý thức của cấp lãnh đạo và doanh nghiệp phải
thích ứng và đổi mới.

Ý thức, ở khía cạnh khác của mối quan hệ, là nguồn động viên quan trọng để
định hình chiến lược và hướng phát triển. Cấp lãnh đạo và doanh nghiệp cần có tư
duy đổi mới, khả năng đánh giá và áp dụng những giải pháp sáng tạo để thích nghi
với môi trường thay đổi nhanh chóng. Đồng thời, sự đổi mới và sáng tạo trong ý
thức còn thúc đẩy sự phát triển của vật chất thông qua việc thúc đẩy nghiên cứu,
ứng dụng công nghệ mới, và quản lý nguồn lực hiệu quả.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quyết định của mối
liên hệ này. Đào tạo lao động với kỹ năng và kiến thức phù hợp với nhu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là trách nhiệm của giáo dục mà còn là một phần
quan trọng của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Chúng ta cũng thấy rõ sự quan trọng của việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ và đổi mới mô hình tăng trưởng. Sự đổi mới trong ý thức
không chỉ là nguồn động lực cho sự sáng tạo mà còn là yếu tố chính để nâng cao
năng suất và chất lượng trong sản xuất.

Tổng cộng, mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đang đóng vai trò quyết định
trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Sự tương tác chặt chẽ
giữa những yếu tố này là chìa khóa để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và bền vững. Điều này không chỉ đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế mà còn
góp phần vào sự thịnh vượng và phồn thịnh của xã hội.

6
IV. Kết Luận

Mối liên hệ giữa vật chất và ý thức là một chủ đề lâu dài trong lịch sử triết học
và xã hội học, đặt ra những câu hỏi quan trọng về sự tương tác giữa các yếu tố vật
chất và tâm hồn, hay nói cách khác, giữa thế giới vật chất và ý thức con người. Trên
mặt lý thuyết, mối liên hệ này có thể được hiểu qua nhiều phương diện khác nhau, từ
triết lý đến khoa học xã hội, tất cả đều tác động lẫn nhau để tạo nên một thế giới phức
tạp và đa chiều.

Khi áp dụng vào bối cảnh của thực tế đổi mới kinh tế ở Việt Nam, ta thấy mối
liên hệ này có sự phản ánh rõ nét trong sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.
Quá trình đổi mới kinh tế không chỉ mang lại những thay đổi về mặt vật chất như tăng
trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức cộng
đồng. Người dân Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ
nghĩa xã hội đến mô hình kinh tế thị trường, điều này không chỉ là sự thay đổi về cơ
sở hạ tầng mà còn đánh bại đến cách nhìn nhận và đối nhân xử thế của mọi người.

Mối liên hệ giữa vật chất và ý thức ở Việt Nam không chỉ giới hạn trong phạm
vi quốc gia mà còn đặt ra những thách thức và cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sự
tương tác này không chỉ là vấn đề nội dung mà còn là yếu tố quyết định sự thành công
của quá trình đổi mới. Việc hiểu rõ và linh hoạt ứng xử với mối liên hệ này sẽ giúp
Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và đồng thời bảo tồn những giá
trị truyền thống, định hình một xã hội văn minh, công bằng và bền vững.

You might also like