You are on page 1of 22

Câu 1: Mối quan hệ vật chất và ý thức?

Ví dụ:

- Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học được dung để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh và
tồn tại, không lệ thuộc vào cảm giác
- Ý thức là một phạm trù đưuọc quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo.
- Mối qh giữa vật chất và ý thức: theo chủ nghĩa duy vật biện chứng , vật chất và ý thức có mqh biện
chứng, tỏng đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất

 -Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
  Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất.
Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau,
là tính thứ hai.
  Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật
chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
 -Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
  Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý
thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
  Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú
và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
 -Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
  Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật
chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ sở
để hình thành bản chất của ý thức.
 -Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
  Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay
đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
  Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất
lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
 Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì mới có
sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải được đáp ứng thì
chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
b. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
 -Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ
thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
 -Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất
để phục vụ cho cuộc sống con người.
 -Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có
thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức
không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện
tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động
của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
  Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát
triển.
  Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.
 -Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại
ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
 -Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính quy
định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực
chủ quan của các chủ thể hoạt động.
 Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng ta
chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát triển đất nước như hôm
nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng để
tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
 -Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận thức,
hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan,
từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan
duy ý chí. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
 -Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người,
chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Điều này
đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức, phải tích cực học tập,
nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của
bản thân.
 -Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích cá
nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan.
Liên hệ:
 -Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ
thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học
tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
 Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời khóa
biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các tiết học đầy đủ và
hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi nhận thức được sự nguy hiểm của
dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà để
bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
 -Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng
động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân mình, bồi
dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự
phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
 Ví dụ: Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để đánh
dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tôi thường xuyên tích cực phát biểu và thảo
luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tôi sẽ tìm thêm bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau
dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tôi cũng tích cực tham gia các hoạt động
ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã hội.
Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình qua việc
đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.
 -Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ,
không chủ quan trước mọi tình huống.
 Ví dụ: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà các
thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế hoạch. Hay khi đăng ký học phần,
tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn tránh cho bản thân không
kham nổi

Câu 2: Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
- Lực lượng sản xuất là sự lết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản
xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu
cầu nhất định của con người và xã hội
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong qá trình sản xuất ( sản xuất và tái sản
xuất xã hội)
- III. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX:
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, do
- vậy chúng tồn tại song song với nhau, tác động qua lại với nhau theo quan hệ biện
- chứng, tạo nên quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
- của lực lượng sản xuất.
- 1.Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh hưởng quyết
- định của sự phát triển lực lượng sản xuất:
- a) Sự phát triển của lực lượng sản xuất:
- Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự
- phát triển đó căn cơ là bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất, cụ
- thể hơn là về cả trình độ và tính chất của nó. Trình độ của lực lượng sản xuất trong
- từng giai đoạn là trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn đó,
- được thể hiện qua công cụ lao động và trình độ kĩ năng của người lao động. Gắn
- liền với trình độ là tính chất của lực lượng sản xuất. Tính chất của lực lượng sản
- xuất là tính chất của tư liệu lao động và người lao động. Khi công cụ sản xuất được
- sử dụng bởi từng cá nhân riêng biệt để sản xuất ra một sản phẩm mà không cần đến
- lao động của nhiều người, lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân.Ngược lại,
- công cụ sản xuất được nhiều người sử dụng để sản xuất ra các vật phẩm thì lực
lượng sản xuất lại mang tính chất xã hội.
- b)Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định tới sự biến đổi, phát triển của quan hệ sản
xuất:
- Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất
để phù hợp với nó. Có nghĩa là, khi một phương thức sản xuất mới ra đời, quan hệ sản xuất
được coi là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, sẽ có sự thay đổi để tạo điều kiện sử
dụng và khai thác tối ưu nhất mối liên hệgiữa người lao động với tư liệu sản xuất cũng như
với người lao động khác, giúp lực lượng sản xuất có cơ sở để tiếp tục phát triển. Nói kĩ hơn,
ta thấy rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ cao hơn khiến quan hệ sản
xuất từ chỗ đang phù hợp trở nên lạc hậu, không phù hợp, bỗng nhiên trở nên kìm hãm lực
lượng sản xuất. Do vậy, quan hệ sản xuất cũ tất yếu phải được thay bằng quan hệ sản xuất
mới. Nhưng rồi cái quan hệ sản xuất mới ấy cũng sẽ không còn phù hợp với lực lượng sản
xuất đã phát triển hơn nữa ở trong giai đoạn tương lai nào đó, và vì thế quá trình biến đổi
thay thế lại cứ thế diễn ra.
VD: .Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong 35 năm qua nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng, phát trển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc; trong đó có thành tựu quan trọng về nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, sự phù hợp và mâu thuẫn giữa chúng trong từng giai đoạn phát triển. Về
đặc trưng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đã chuyển từ “có nền kinh
tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất
chủ yếu” (Cương lĩnh năm 1991) sang “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
- Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật chất” cho quan hệ sản xuất mới
- Có thể khẳng định công cuộc đổi mới là quá trình chúng ta ngày càng nhận thức và vận dụng
đúng đắn hơn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức của quan
hệ sản xuất để khuyến khích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng mọi tiềm năng
của sản xuất, tạo thêm động lực cho người lao động. Đó là những chính sách, pháp luật liên
quan đến đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhà nước, nhất là doanh nghiệp
nhà nước, đến việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể, đến phát huy vai trò động lực của kinh
tế tư nhân, thu hút mạnh mẽ và phát huy hiệu quả của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nâng
cao chất lượng và hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế hỗn
hợp...trong quá trình phát triển nền kinh tế. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp
về đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ
thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; phát triển một số ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu, vận tải, khai thác vật liệu,
xây dựng, chế biến; ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công
nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao... Thực hiện
đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh
nghiệp và hàng hóa dịch vụ. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ nội lực,
tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học - công nghệ, về kinh tế tri thức, văn
minh của thế giới; kinh nghiệm quốc tế... để phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất và củng
cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới am gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương,
như ASEAN, APEC, ASEM, WTO..., thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA...), xúc
tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các cơ
chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản
lý tiên tiến. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187 nước, quan hệ kinh tế thương mại
và đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại, đầu tư.
- Tuy nhiên, trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng phải thấy rằng,
cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, xuất hiện những mâu thuẫn mới, sự không phù hợp
mới giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cản trở sự phát triển của cả lực lượng
sản xuất và cả quan hệ sản xuất. Chúng ta phải thấy rằng, nước ta đang trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, đang thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa có
lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại làm cơ sở cho quan hệ sản xuất mới. Cho nên, không
thể nóng vội trong xây dựng quan hệ sản xuất, song cũng không được coi nhẹ việc xây dựng,
hoàn thiện quan hệ sản xuất từng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu
vực kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp nhiều
vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm cho người lao động. Song, các doanh nghiệp tư
nhân chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặp nhiều bất lợi về cạnh tranh, nguồn vốn và cả
bị phân biệt đối xử trong thực tế do cơ chế, chính sách. ề chủ quan, công tác nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn về kinh tế thị trường, về quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong điều kiện một nước lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đổi mới, hội nhập... còn nhiều hạn chế, bất cập…. Nhận thức trên một số vấn đề thuộc chủ
trương, quan điểm tuy đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, song vẫn còn nhiều
ý kiến khác nhau trong thực tiễn, chẳng hạn(như: xác định thành phần kinh tế hay khu vực kinh
tế, vấn đề kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, vấn đề quan
hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ
nghĩa...). Chính vì nhận thức còn khác nhau ở tầm quan điểm nên trong việc thực hiện nghị
quyết, chính sách còn ngập ngừng, thiếu nhất quán, không kiên quyết, thiếu đồng bộ, làm hạn
chế đến hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo
của Đảng còn chậm đổi mới; nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể còn thiếu thống nhất, thiếu tính
hệ thống; khâu tổ chức thực hiện còn thiếu kiên quyết, quyết liệt, vẫn còn tình trạng dễ làm khó
bỏ; quản lý, quản trị nhà nước còn nhiều yếu kém; chưa thể chế hóa kịp thời các quan điểm,
chủ trương của Đảng thành các chính sách, biện pháp có tính khả thi, hiệu quả. Đồng thời, có
một số chủ trương chưa đủ rõ hoặc chưa phù hợp, chưa có sự thống nhất và thông suốt ở các
cấp, các ngành, còn “ trên nóng, dưới lạnh”. Một số cán bộ, đảng viên, thậm chí là cán bộ cao
cấp rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích
nhóm”, năng lực, phẩm chất và uy tín không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới phát
triển bền vững đất nước.
- Giải pháp:
- Một là, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nhận thức và
vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở
nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế.
- Hai là, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về sở
hữu và các khu vực kinh tế, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ, ý kiến còn khác
nhau, nhằm phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, như vấn đề chế độ sở hữu và
các hình thức sở hữu ở nước ta; vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vấn đề sắp xếp,
đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; vai trò kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; vai trò
động lực phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta; vai trò kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; vấn
đề kinh tế hỗn hợp, kinh tế cổ phần và các mối quan hệ kinh tế giữa các khu vực kinh tế của
nền kinh tế nước ta trong quá trình phát triển bền vững đất nước.
- Ba là, tiếp tục đổi mới tư duy và quan điểm phát triển hài hòa cả về lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội. Xây dựng tư duy mới về mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập, về phương thức phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách
toàn diện thể chế nhằm huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực; thực hiện cơ chế thị
trường và giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phân phối các tư liệu
sản xuất; bảo đảm bình đẳng thực sự giữa các khu vực kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa các tổ
chức trong cung ứng các dịch vụ công (giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ…) và phúc lợi xã
hội, đảm bảo an sinh xã hội, cuộc sống của nhân dân.
- Bốn là, thực hiện đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
luật pháp và chính sách kinh tế- xã hội, để kiến tạo sự phát triển bền vững của đất nước. Xây
dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, trọng dụng nhân tài, nhất là trong bộ máy quản lý,
quản trị của nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và chính
sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Xây
dựng và hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong sự vận
hành nền kinh tế; hoàn thiện cơ chế vận hành các loại thị trường phù hợp với thực tiễn của đất
nước và thông lệ quốc tế. Khẩn trương nghiên cứu và tổ chức thực hiện có hiệu quả Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, để mở cửa các thị
trường dịch vụ, đầu tư, tài chính, thương mại điện tử, logistisc, hàng hoá nông sản, thuỷ sản,
dệt may, da giày vv…cũng như thu hút làn sóng đầu tư chất lượng cao, tham gia sâu vào chuỗi
giá trị toàn cầu, góp phần quan trọng làm cho kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững
với chất lượng, hiệu quả cao hơn.
- Năm là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực; tạo động lực phát triển; từng bước hoàn thiện chế độ sở hữu và các thành phần kinh
tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; gắn
kết chặt chẽ 3 trụ cột phát triển bền vững: kinh tế - xã hội - môi trường; vai trò văn hoá, xã hội,
con người và đổi mới sáng tạo, công bằng, bình đẳng. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện
chế độ phân phối, phúc lợi xã hội, cải cách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và nhân dân.
- Trước tác động công nghệ 4.0
- Một là,nhận thức sâu sắc về tác động, ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra động lực mới để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ chuyển sang nền kinh tế tri thức, sang xã hội “thông minh”, Chính vì vậy, ngay từ trên giảng
đường đại học, sinh viên phải chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật
kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào học tập, công tác và
cuộc sống.
- Hai là, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0 trong học tập, nghiên cứu: Kết nối internet toàn cầu
mang lại cho mỗi cá nhân nguồn tài nguyên khổng lồ, vô vàn cơ hội tìm kiếm thông tin, tư liệu, sách
trực tuyến, Mấu chốt chính là sự khác biệt giữa việc lựa chọn học tập chủ động hay thụ động, ứng
dụng một cách tích cực để cách mạng 4.0 vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ hỗ trợ cho sinh
viên thực hiện mục tiêu của mình. Hơn bao giờ hết, trước những khó khăn mà đại dịch Covid-19
mang lại, cuộc cách mạng 4.0, sự kết nối toàn cầu, chuyển đổi số,... đã chứng minh được tầm quan
trọng và sự tất yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế - xã hội đến giáo dục - đào tạo
- Bản thân mỗi sinh viên cần tự giác, chủ động, liên tục tìm tòi, cập nhật những tri thức mới,
sẵn sàng học hỏi và đổi mới, đặc biệt là về những tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ năng ứng
dụng vào thực tiễn (như việc sử dụng hệ thống camera giám sát giao thông kết nối, cải cách
thủ tục hành chính trong quản lý nhân hộ khẩu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
về an ninh trật tự, thủ tục xuất nhập cảnh, cấp thị thực điện tử…), phát triển toàn diện về
ngoại ngữ, kỹ năng mềm.
- Câu 3: Mối liên hệ phổ biến?
- Mối liên hệ phổ biến: là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thếgiới (cả tự
nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trongmối liên hệ với các sự
vật, hiện tượng khác. Cơ sở của mối liên hệ này là tínhthống nhất vật chất của thế giới.
- Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến:– Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng
luôn có mối liên hệ với nhau,dù ít hay nhiều. Điều này là khách quan, không lệ thuộc vào
việc con ngườicó nhận thức được các mối liên hệ hay không. – Sở dĩ mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng có tính khách quan là do nó làvốn có của sự vật, không do ai gán cho sự vật.
Các dạng vật chất (bao gồmsự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể, nhưng thống nhất với
nhau ở tínhvật chất. Có điểm chung ở tính vật chất tức là chúng có mối liên hệ với nhauvề
mặt bản chất một cách khách quan.– Ví dụ:+ Mối liên hệ giữa con gà và quả trứng.+ “Hiệu
ứng cánh bướm” của nhà toán học Edward Norton Lorenz khámphá ra “Chỉ cần một con
bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốcxoáy ở Texas”. Lý thuyết này xuất phát từ
quan điểm cho rằng những sự vật, hiện tượng ở rất xa nhau nhưng đều có liên quan đến nhau.
- Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến:
- Mối liên hệ phổ biến phải có tính phổ biến
- Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả
các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác
xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.
- Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại
tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất
cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu
thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ
thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm
biến đổi lẫn nhau.
- VD: Mưa đều có liên hệ đến gió mùa và gió mùa đều có liên hệ đến những dònghải lưu.
- Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan
- Nó là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.
- Như vậy nếu chúng ta xét theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và
làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn
có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể
nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng,phong phú
- Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũngđa dạng, vì
vậy khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần phân loại mối liênhệ một cách cụ thể.-
Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thểkhác nhau, ở
những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển củasự vật thì cũng có tính
chất và vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất tínhchất, vị trí vai trò cụ thể của các
mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhấtđịnh.
- - Ví dụ: + Các loài cá, chim, thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước
khácvới chim và thú.+ Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xuyên thì
cá không thểtồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại không sống trong nước
thườngxuyên được.
- Ý nghĩa:
- 1. Quan điểm toàn diện
- Trong nhận thức, trong học tập:
- Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét tất cả các mặt,các
mối liên hệ, kể cả những mắt khâu trung gian trong những điều kiệnkhông
gian, thời gian nhất định. V. I. Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu đượcsự vật, cần
phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mốiliên hệ và
“quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” [1]
- + Hai là, trong vô vàn các mối liên hệ, trước hết cần rút ra những mối liên
hệcơ bản, chủ yếu, tức là xem xét một cách có trọng tâm, trọng điểm, nhờ
đónắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Ba là, sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải
đốichiếu với các mối liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.Ứng
với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhấtđịnh, con
người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số hữu hạn những mốiliên hệ. Do
đó, trí thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối,không trọn vẹn, đầy
đủ.Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa những tri thức
đãcó, tránh xem đó là những chân lý luôn luôn đúng. Để nhận thức được sựvật,
chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ
- Bốn là, chống lại cách xem xét siêu hình, phiên diện, một chiều (Không
thấyđược trọng tâm, trọng điểm, đánh giá tràn lan các mối liên hệ, không
thấyđâu là chủ yếu, chỉ thấy một mặt mà không thấy nhiều mặt, chỉ thấy một
mốiliên hệ mà không thấy các mối liên hệ khác).
- + Năm là, chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải (coi mọi mối liên hệ
nhưnhau), có nghĩa là chống lại chủ nghĩa chiết trung về mối liên hệ.Quan
điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mốiliên hệ đến
chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng nhất của sựvật, hiện tượng.
Điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê.
- + Sáu là, chống lại thuật ngụy biện (quy cái thứ yếu thành cái chủ yếu, quy
cáikhông cơ bản thành cái cơ bản, bằng lý lẽ, lập luận tưởng rằng có lý,
nhưngthực chất là vô lý).
- Trong hoạt động thực tiễn:
- + Một là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí
củatừng mối liên hệ đang chi phối đối tượng.
- Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ,
toàndiện, phương tiện thích hợp, chọn lĩnh vực nào là chủ yếu để biến đổi
nhữngmối liên hệ nội tại của sự vật và những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó
vớinhững sự vật khác, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơ bản,
tấtnhiên, quan trọng... Ví dụ: Trong Công tác quản lý thì phải phân cấp quản lý
như nhà nước (bộban ngành), cơ quan (phòng, ban) …+ Ba là, nắm vững sự
chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra cácbiện pháp bổ sung nhằm
phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, và lèolái sự vận động, phát triển
của đối tượng đúng quy luật và hợp lợi ích củachúng ta.+ Bốn là, khi giải quyết
một vấn đề cần xem xét các yếu tố cấu thành liên hệmật thiết, phải xem xét yếu
tố lịch sử hình thành trong mối tương quan vớihiện tại.
- Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện nhưng nó
cũngxa lạ với cách xem xét dàn trải, liệt kê chung chung. Nó đòi hỏi phải biết
kết hợpnhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” với “chính sách có
trọng điểm”.Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và chủ
nghĩa nguỵ biện.
- Ví dụ như trong thực tiễn xây dựng, triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng Cộng
sảnViệt Nam vừa coi trọng đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội…,vừa nhấn mạnh đổi mới kinh tế là trọng tâm.
- LIÊN HỆ CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19
LÊN GIÁO DỤC VIỆT NAM:
- Trong vòng 3 năm kể từ khi dịch bệnh covid-19 xuất hiện, cuộc sống của con
người không chỉ ở VN mà cả toàn thế giới đã hoàn toàn bị đảo lộn. Dịch bệnh
hoành hành đã khiến cho nhiều ngành trong tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, sản
xuất, khai thác,… bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Và 1 trong những ngành bị
tác động thay đổi nhiểu nhất chắc hẳn là ngành giáo dục. Trong thời kỳ covid-
19 diễn biến vô cùng phức tạp thì chính phủ và bộ giáo dục đã phải kịp thời ứng
phó, thích nghi đồng thời đưa ra các giải pháp để có thể khắc phục được những
hệ lụy kéo theo trong khoảng thời gian bùng phát dịch bệnh. Chính vì dịch bùng
phát trong bối cảnh kỷ nguyên số mà ngành giáo dục cần phải có những giải
pháp phù hợp vs hoàn cảnh thực tế và xu thế phát triển của xã hội để có thể vừa
chống đỡ vs dịch bệnh vừa có thể đảm bảo đc chất lượng giáo dục.
-
- SỰ THÍCH NGHI VÀ GIẢI PHÁP :Thực hiện khẩu hiệu:” Tạm dừng đến
trường, không dừng việc học”. Bộ giáo dục điều chỉnh tổ chức hoạt động giáo
dục theo hướng tập trung dạy vàhọc nội dung cốt lõi các môn học trong điều
kiện phòng, chống COVID-19; hướng dẫn địa phương chủ động linh hoạt
chuyển đổi giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến, trên truyền hình; duy
trì dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để hỗ trợ dạy học trực tiếp(theo
tuyengiao.vn,17/01/2022)
- Hướng dẫn triển khai các phương án dạy và học phù hợp: tùy theo từng
vùngmức độ diễn biến của dịch bệnh thì Bộ chỉ đạo dạy học theo các phương án
trực tuyến trên các hệ thống phần mềm như zoom, gg classroom, dạy trên
truyền hình hoặc dạy vừa trực tuyến vừa trực tiếp.Bên cạnh đó các công tác
kiểm tra học sinh cx đc thực hiện trực tuyến.
- KHÓ KHĂN PHẢI ĐỐI MẶT:
- Đứng trc sự biến động mạnh mẽ về mọi mặt về kinh tế- xã hội, mặc dù Đảng
và Chính phủ đã có các biện pháp để có thể thích nghi với tình hình dịch bệnh
nhưng cx ko thể hoàn toàn có thể giải quyết triệt để đc, Đặc biệt với ngànhgiáo
dục – 1 trong những ngành cần nhiều sự tương tác và tham gia của giáo viên và
các học sinh đã phải đối mặt vs nhiều thách thức:
- Theo cảnh báo của tổ chức UNICEF, đại dịch Covid đã gây ra một “ lỗhổng”
lớn cho nền giáo dục thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo ước tính củabáo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam : “ gần 20 triệu học sinh, sinh viênkhông được đến
trường trong một thời gian dài, trên 7 vạn sinh viên khôngđược ra trường đúng
hạn .- Với việc học online, việc ngồi qua màn hình máy tính, điện thoại sẽ khiến
cho sự tương tác của giáo viên vs học sinh sẽ bị giảm đi 1 phần nào đó. Đồng
thời việc tự giác trong học tập của các học sinh sẽ khá là khó nếu ko có sự giám
sát của các giáo viên
- Không những thế, sự khác nhau về điều kiện kinh tế của mỗi vùng miền, mỗi
gia đình cx sẽ trở thành 1 trở ngại không nhỏ đối vs việc học trực tuyến.Theo
bộ Giáo dục và Đào tạo, có đến 1,5 triệu học sinh ở 26 địa phương không có
thiết bị học trực tuyến. Không chỉ vậy, việc học trực tuyến trong điều kiện cơ sở
hạ tầng chưa đáp ứng đủ ( đường truyền kém, chập chờn… ) dẫn đến việc tiếp
thu kiến thức bị gián đoạn. Thậm chí ngồi học trước màn hình máy tính quá lâu
cũng như không hoạt động sẽ khiến trẻ em phải đối mặt với các vấn đề về sức
khoẻ như béo phì, chậm phát triển…- Không chỉ các học sinh mà cả các phụ
huynh cx phải lo lắng khi trong thời gian giãn cách đã khiến cho nguồn thu
nhập bị gián đoạn và có những phụ huynh đã phải nghỉ việc từ đó dẫn đến mối
lo trong việc đóng học phí. Tuy nhiên dù hết thời gian giãn cách nhưng các
trường học để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh nên vẫn tổ chức học onl
từ đó khiến cho các phụ huynh e ngại về việc để con ở nhà 1 mình.
- Đại dịch cũng đã tác động không nhỏ tới giáo viên, nhân viên, người laođộng
ngành Giáo dục và đào tạo. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tạithành
phố, có tới 12341 giáo viên – nhân viên bị mất việc làm trong đó 82%là giáo
viên mầm non. “Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐTTP.HCM, cho
biết tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động bịmất việc là 12.341
người. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là bậc mầm nonvới 10.129 nhân sự,
chiếm 82,08% bị hủy hoặc hoãn hợp đồng lao động.” –(Trích: Báo Thanh
niên ).Đối với những giáo viên tuy còn việc nhưng việckhó khăn về thiết bị hay
it kinh nghiệm trong việc sử dụng công nghệ hoặcrối loạn đường truyền đã ảnh
hưởng ít nhiều đến quá trình giảng dạy cũngnhư tiếp nhận thông tin của học
sinh-Việc tổ chức các kì thi cũng xảy ra nhiều bất cập, chất lượng và sự
côngbằng trong các kì thi không được bảo đảm.
- Có thể thấy, nền Giáo dục đang phải đối mặt với rất nhiều khókhăn và thách
thức. Tuy nhiên những thách thức này không hềriêng lẻ mà có sự liên kết chặt
chẽ, tác động qua lại lẫn nhau đòihỏi phải có sự đổi mới, thay đổi căn bản và
toàn diện để có thểthích ứng, khắc phục hậu quả mà đại dịch gây ra cũng như
pháttriển trong bối cảnh lịch sử hoàn toàn mới. Hay nói cách khác,ngoài những
thách thức thì dịch COVID-19 lại có tác dụng thúcđẩy nền giáo dục thay đổi tư
duy, đổi mới sáng tạo của từng cánhân nói riêng và của toàn ngành nói chung.
- LIÊN HỆ BẢN THÂN:Đối với bản thân em hiện đã trở thành 1 sinh viên và
đãcó khoảng thời gian làm quen và học trực tuyến ở bậc THPT, cùng với việc
thích nghi và điều chỉnh để học tập trong 1 giai đoạn cực kì nhiều khó khăn thì
em đã rút ra đc những giải pháp để trang bị cho chính bản thân mình cx như
cácsinh viên , học sinh khác phương pháp, tâm thế chủ động, sẵn sàng trong học
tập như sau:
- Trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị cho mình một sức khoẻ thật tốt trong
thờiđiểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp này để có thể đảm bảo quá trình
tiếpthu kiến thức không bị gián đoạn.
- - Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã hội đang bị dịch bệnh chi phối thì mỗi chúngta
cần nâng cao tinh thần tự học của chính mình. Nguồn tri thức có ở khắpmọi nơi,
quan trọng là chúng ta phải biết áp dụng kĩ năng số để tìm kiếm vàtra cứu thông
tin, tài liệu học tập sao cho phù hợp và chính xác -> Hãy tậndụng tối đa những
nguồn lực xung quanh ta vì khi đó việc học sẽ trở nên dễdàng hơn rất nhiều.
- Cuối cùng, hãy xây dựng cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tích cực.
- Câu 4: Phân tích các nguồn gốc hình thành hình thức:
- Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người
được nhận định là các yếu tố tự nhiên là sự bắt nguồn và cũng là nguồn gốc tự
nhiên của ý thức. Sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan
là do có sự tác động của thế giới khách quan tới bộ óc của con người tạo ra khả
năng về sự hình thành ý này. Như vậy, có thể nhận định một điều rằng sự phản
ánh về thế giới khách quan từ con người được xem là ý thức.
- Mà trong đó, phản ảnh được hiểu là sự sự tái tạo về đặc điểm dạng vật chất này
bởi dạng vật chất khác khi tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh sinh
học, phản ánh tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh năng động sáng tạo
được hiểu là hình thức của những sự phản ánh và phản ánh là một thuộc tính từ
tất cả các dạng vật chất.
- Một hình thức thấp nhất và đặc trưng cho vật chất vô sinh là phản ánh về hóa
học vật lý. Những biến đổi về lý, hóa, cơ khi có sự tác động lẫn nhau bởi các
dạng vật chất vô sinh được nhận định là phản ánh về hóa học vật lý. Hình thức
được phản ánh chỉ mang tính thụ động của vật nhận tác động chứ phản ánh
chưa định hướng lựa chọn.
- Phản ánh tâm lý được nhận định là sự phản ánh cho động vật đặc trưng đã được
phát triển đến trình độ mà có hệ thần kinh trung ương, phản ánh này thể hiện
dưới cơ chế phản xạ có điều kiện lên những tác động môi trường sống.
- Hình thức để phản ánh năng động và sáng tạo bởi con người đó chính là phản
ánh ý thức.
- Hình thức được phản ánh cao hơn và đặc trưng giới tự nhiên hữu sinh đó là
phản ánh sinh học. Quá trình phát triển giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiện
qua tính kích thích, phản xạ và tính cảm ứng.
- Thứ hai, nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm các nhân tố cơ bản nhất như lao
động và ngôn ngữ, nó trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức.
- Một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay
đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người được nhận định là lao động. Còn
cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có vai trò trong thể
hiện, lưu trữ nội dung ý thức thì chính là ngôn ngữ.
- VD: Ý thức đã hình thành trong quá trình con người lao động, khi đó, con
người đã có ý thức tác động đến sự vật xung quan họ để có thể tạo ra những thứ
họ muốn theo đúng ý chí của họ. Ví dụ như:
-
- Khi con người tham gia vào quá trình lao động sản xuất thì thay như giai đoạn
trước con người sử dụng cày cuốc để cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm
đường,… thì ngày nay, con người đã ý thức được việc tăng năng suất lao động
bằng việt đưa máy móc vào hoạt động để tạo ra năng suất công việc như mình
mong muốn.
- Câu 5: Quy luật mâu thuẫn?
- -Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng
duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định về: mọi sự vật hay hiện tượng
ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn
còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
- -Vị trí của quy luật: là “hạt nhân" của phép biện chứng, chỉ ra nguồn gốc, động
lực cơ bản của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
- 2. Nội dung quy luật.
- -Sự thống nhất của các mặt là sự ràng buộc, phụ thuộc, nương tựa vào nhau, đòi
hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là điều kiện, tiền đề cho
sự tồn tại của mặt kia và ngược lại:
-  Thứ nhất: các mặt đối lập nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau, mặt đối lập
này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề. Chỉ là tương đối và tạm thời
-  Thứ hai: các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
- Thứ ba: giữa các mặt đối lập có sự tương đồng
- -Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng
bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có
thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn
nhau giữa các mặt đối lập.
- Ví dụ về mâu thuẫn:nhân vật phản diện và nhân vật chính diện trong 1 bộ phim
hoặc tác phẩm văn học; mối quan hệ xã hội bao gồm lối sống có văn hoá và phi
văn hoá; mối liên hệ thống nhất, đấu tranh giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể
sinh vật; sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế – xã hội, chân lý và sai
lầm trong quá trình phát triển của nhận thức.
- Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt,
những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân
mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại
của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho
sự ra đời của cái mới.
-  II. Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
-  1. Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động.
-  -Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau mặt
đối lập.
- Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không
tách rời nhau.
-  -Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động,
làm mâu thuẫn phát triển.
- Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Tuy nhiên theo khuynh
hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở
thành đối lập.
- Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ
đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ
thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi.
- -Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.
- Ta đã thấy rằng khi có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ có đấu tranh, đấu tranh và thống
nhất các mặt đối lập thì không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng.
- * Dẫn chứng: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/12/1946 ) Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết : “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất
nước, không chịu làm nô lệ.’’
- Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu tranh và
thống nhất các mặt đối lập quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự vật. Do đó, mâu thuẫn
là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
- 2. Mâu thuẫn là động lực sự vận động
- Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới khách quan cũng đều chứa đựng những mâu
thuẫn trong bản thân nó, trong đó luôn diễn ra quá trình vừa thống nhất vừa đấu tranh của các
mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng. Chúng có vị trí,
vai trò nhất định đối với sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự vật.
Khi nào các mặt đối lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn tồn tại. Vì vậy
thống nhất có tính tương đối.
- Nhưng trong khi các mặt đối lập thống nhất với nhau, quá trình đấu tranh giữa chúng không
ngừng diễn ra. Đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập đều biến đổi,
dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển. Khi sự đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm, các mặt đối
lập xung đột
-
- gay gắt, chúng sẽ chuyển hoá cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá
vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
-
- Vì vậy đấu tranh có tính tuyệt đối.
-
- Mâu thuẫn cũng có quá trình vận động, phát triển: Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự
khác nhau căn bản của các mặt đối lập nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác
nhau đó ngày càng phát triển đi đến chỗ đối lập, rồi sau đó xung đột gay gắt. Khi hội đủ
những điều kiện thích hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết làm cho sự vật vận động và phát
triển.
-
- Tóm lại: mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo
thành mâu thuẫn trong bản thân mình, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời.
-
- Ví dụ:
-
- -Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta có mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp, khi
mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho ta động lực đứng lên đấu tranh và kết quả cuối cùng là
nhà nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra đời.
- -Trong nông nghiệp, ta có thể lợi dụng những mặt đối lập trong di truyền và biến dị, gây ra
đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao hơn.
- -Trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhận ra được những mặt tranh chấp nội bộ
để có hướng giải quyết phù hợp, điều chỉnh các mặt chưa tốt của các thành viên.
- -Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta còn vấp phải những khó khăn trở
ngại. Bênh cạnh những cá nhân luôn phấn đấu vươn lên thì vẫn còn đó những người biếng
nhác ù ì, những thành phần bất hảo. Bên cạnh những người có điều kiện học tập thì còn đó
những học sinh, sinh viên đang thiếu thốn. Để giải quyết các vướng mắc trên, về phía Nhà
nước cần ban hành rộng rãi hơn, hoàn thiện hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ
trợ hợp lí, đảm bảo nghiêm trị và cải tạo tốt tội phạm. Về phía dân, mỗi người cần tự đấu
tranh với chính mình, chống lại mọi cám dỗ, thiên kiến lạc hậu, nỗ lực trong học tập cũng
như lao động.
- -Trong nhận thức, sở dĩ các tư tưởng con người ngày càng phát triển bởi luôn có sự đấu tranh
giữa nhận thức đúng và nhận thức sai, giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu sắc hơn.
- -Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở các thời kì lại tạo nên một hình thái
xã hội mới. Xã hội mới hình thành lại làm nảy sinh ra những mâu thuẫn mới trong lòng xã
hội đó.
- 3. Ý nghĩa phương pháp luận
- -Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu
thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng
cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó.
- -Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn,
xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng mặt đối lập trong mâu
thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn
của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm ra được những phương pháp để giải quyết
mâu thuẫn.
- -Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không
điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ
thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
- III. Liên hệ bản thân sinh viên: (hình ảnh về sinh viên)
- Bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện
tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện tượng khách quan mang tính phổ biến
được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn có của sự vật.
- Việc học của sinh viên là một quá trình tăng trưởng về mặt tri thức và đồng thời ta cũng học
cách áp dụng những tri thức đó vào đời sống thực tế. Vậy nên quá trình học tập của sinh viên
cũng không ngoại lệ mà nó chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.
- Chính vì thế, ta cần phải biết áp dụng quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và
sự học nói riêng để có thể thúc đẩy sự phát triển của bản thân sinh viên:
- a) Phải biết tôn trọng mâu thuẫn.
- Con người cần luôn luôn cố gắng tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt
đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển.
- Đối với sinh viên, tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà
trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra kế hoạch học
tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu bản thân.
- b) Không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn.
- Khi gặp vấn đề không được tránh né, mà cần tìm ra giải pháp khắc phục, như thế mới có thể
phát triển bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau này.
- Sinh viên cũng vậy, khi gặp bài giảng không hiểu, hay bài tập không giải được, cần phải tìm
tòi trên các trang mạng, diễn đàn học vấn, hỏi và tiếp thu từ các giảng viên, các đàn anh, đàn
chị hay cả những bạn học. Sinh viên không được ngại việc học lại, học bổ sung để củng cố
kiến thức của mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần phải biết chia sẻ kiến thức của mình cho
những người cần chúng. Chia sẻ và học hỏi là cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp
phải đối với sự học của một sinh viên.
- c) Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong tri thức:
- Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc người ta không bao giờ được nghĩ mình có đầy đủ
tri thức, mà phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn đề mới. Để làm
được điều đó, con người cần phải luôn luôn đổi mới, sáng tạo ra các tri thức mới. Đồng thời,
quy luật mâu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biết vượt qua mọi định kiến để bài trừ những cái
cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc cái mới còn chưa quen thuộc. Có thể nói quy
luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận đang trở nên phong
phú hơn qua mỗi ngày của nhân loại.
- Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ không được ngủ
quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó. Điều đó giúp cho sinh viên thêm phần sáng
tạo, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cũng bởi vì thế mà qua mỗi
năm, các trường đại học, học viện phải tái bản một số cuốn sách để đổi mới kiến thức cho các
sinh viên.
- d) Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống.
- Bởi vì, kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta phải nhìn nhận được sự tương tác, tương hỗ giữa
các kiến thức, của các ngành nghề khác nhau để bổ trợ cho sự thiếu sót của nhau, đồng thời
loại bỏ những kiến thức thừa thãi.
- Cũng như vậy, sinh viên cần tìm hiểu sự tương tác qua lại giữa các môn học, ngành học, qua
đó đánh giá và chọn lọc được một chỉnh thể những môn học phù hợp với bản thân. Cần biết
vận dụng khả năng tổng hợp, phân tích để tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức cần thiết.
- Vậy, qua những điều đã nói ở trên, có thể thấy việc vận dụng nhuần nhuyễn quy luật mâu
thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và việc học tập nói riêng là cực kì cần thiết đối với
sinh viên. Điều đó là nền tảng sự phát triển của bản thân mỗi sinh viên, và cũng quyết định
thành bại trong sự nghiệp sau này. Là sinh viên, ta cần phải biết cách áp dụng những điểm có
lợi của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào học tập để hoàn thành mục
tiêu của mình.
Liên hệ vấn đề vừa học vừa làm của sinh viên hiện nay: sinh viên cần có tiền để ăn, đóng học phí
tuy nhiên việc tích lũy tri thức bị ảnh hưởng, qui luật này chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
Nếu có thể quản lí tốt thời gian cho công việc và thời gian học tập thì việc đi làm là một cách tốt
để dạy cho các em về trách nhiệm trong cuộc sống và giá trị của việc lao động: đứng đắn, trưởng
thành hơn, độc lập hơn trong suy nghĩ, trong việc ra quyết định và thậm chí là vạch ra đường
hướng cho tương lai của mình.
Khám phá đc năng lực mới của bản thân
Bản thân được độc lập về tài chính và chi trả những khoản nhỏ cho bản thân.
Đúc kết kinh nghiệm cho công việc sau này

Nhưng cũng sẽ có những bất lợi:


Việc học sẽ bị ảnh hưởng, dễ bị sa đà vào mặt tối của xã hội
Vừa học vừa làm thực sự sẽ là bước ngoặt lớn nếu bạn biết nắm bắt cơ hội, biết sắp xếp thời gian
và tự ý thức năng lực của mình tuy nhiên nếu ngược lại thì bạn phải chịu những hậu quả đáng
tiếc
Câu 6: Phân tích mqh ngầu nhiên, tất nhiên:
- Tất nhiên là do cái bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết
định và trong những điều kiện nhất định nó sẽ xảy ra đúng như thế chứ không thể khác được.
- VD: xh có sự phân chia ra thành giai cấp đối kháng thì nhất định phải có đấu tranh giai cấp
- Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản tất nhiên dẫn tới dẫn tới cuộc cách mạng vô sản
và dẫn đến nền chuyên chính vô sản là điều tất yếu.
- Giống tốt, mạ khỏe, đủ nước, phân nhiều, chăm sóc chu đáo thì năng suất lúa đó cao là tất
nhiên.
- Ngẫu nhiên: là cái không do bản chất mối liên hệ bên trong qui định mà do những mối lh bên
ngoài. Do đó có thể xảy ra cũng có thể không xảy ra, cũng có thể xuất hiện như này cũng có
thể như thế khác.
- VD: nhà Tư bản bóc lột công nhân
- Cái ngẫu nhiên ở đây là: nhà tư bản có thể bóc lột công nhân sản xuất vải sợi, công nhân sx
bóng đèn.
- Học tập chăm chỉ, phương pháp tốt, nắm chắc kiến thức cơ bản, áp dụng thực tế thì sẽ đạt đc
kết quả tốt là điều tất nhiên. Nhưng đến mùa thi ở nhà lại báo tin buồn ảnh hưởng đến tư
tưởng, kết quả xấu đi (ngẫu nhiên).
- Mối quan hệ biện chứng:
- Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với với ý thức
con người.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật,
còn ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển đo, làm cho nó diễn ra nhanh hoặc chậm. Vì vậy,
C.Mác cho rằng lịch sử sẽ mang tính chất thần bí nếu như cái ngẫu nhiên không có tác dụng
gì cả. Điều đó có nghĩa là cái ngẫu nhiên chính là một bộ phận trong tiến trình phát triển
chung của sự vật, hiện tượng. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra nhanh hoặc chậm
sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên. Ví dụ, cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố
ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng phát triển của phong trào nhưng lại có ảnh
hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hay chậm.
- Hai là, tuy tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập với nhau
dưới dạng thuần tuý.
- Nghĩa là không có cái tất nhiên thuần tuý và cái ngẫu nhiên thuần tuý, chúng tồn tại trong
mối liên hệ thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ, cái tất nhiên
bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể hiện ra, còn
ngẫu nhiên chính là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên.
Điều đó có nghĩa là cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng chủ yếu của sự phát triển,
nhưng khuynh hướng phát triển ấy khi bộc lộ thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới hình thức ngẫu
nhiên nào đó so với chiều hướng chung chứ không có cách bộc lộ nào khác. Bản thân cái tất
nhiên ấy chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên. Những cái gì ta thấy trong hiện
thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là cái ngẫu nhiên thuần tuý mà là cái ngẫu
nhiên bao hàm cái tất nhiên, đằng sau chúng bao giờ cũng ẩn nấp cái tất nhiên nào đó.
- Ví dụ, tai nạn giao thông xảy ra trên một đoạn đường nào đó là ngẫu nhiên. Nhưng nếu đoạn
đường đó liên tiếp xảy ra tai nạn, vậy thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên ấy ẩn giấu một cái tất
nhiên nào đấy. Có thể do đoạn đường này quá hẹp, địa hình bị nhà cửa che khuất, không có
biển báo từ xa nên tai nạn xảy ra là tất nhiên. Nhưng cái tất nhiên không thể tồn tại thuần tuý
mà nó được bộc lộ thông qua từng trường hợp tai nạn cụ thể, ngẫu nhiên, xảy ra thường
xuyên trên đoạn đường này.
- Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau khi thay đổi mối quan hệ, ranh
giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối.
- Điều đó thể hiện ở chỗ, có cái thông qua những mặt này hay trong mối quan hệ này là cái
ngẫu nhiên, nhưng thông qua những mặt khác hay trong mối quan hệ khác thì lại là biểu hiện
của cái tất nhiên và ngược lại. Do vậy, muốn biết cái gì là tất nhiên hay ngẫu nhiên chúng ta
phải đặt nó trong mối quan hệ xác định. Chúng ta cần lưu ý tới đặc điểm này để tránh cái
nhìn cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ, vào cuối xã hội công xã nguyên thuỷ, việc trao đổi vật này lấy vật khác là một việc
hoàn toàn ngẫu nhiên. Vì khi đó mỗi công xã sản xuất ra chỉ đủ riêng cho mình dùng. Nhưng
về sau, nhờ có sự phân công lao động mà người ta sản xuất được nhiều sản phẩm hơn và bắt
đầu có sản phẩm dư thừa; khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên bình thường và ngày càng trở
thành một hiện tượng tất nhiên trong xã hội.
- Ý nghĩa phương pháp luận
- Nếu như cái tất nhiên là cái gắn bó với bản chất của sự vật, là cái nhất định phải xảy ra theo
quy luật nội tại của nó, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất của sự vật, là cái có
thể xảy ra hoặc không xảy ra thì trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải căn cứ vào cái tất
nhiên chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên và dừng lại ở cái ngẫu nhiên. Mặt khác, cái
ngẫu nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật làm cho nó diễn ra nhanh hoặc chậm,
cho nên chúng ta không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, coi nhẹ cái ngẫu nhiên, đúng như
C.Mác đã khuyến cáo: “lịch sử sẽ mang tính chất thần bí nếu như cái ngẫu nhiên không có
tác dụng gì cả”.
- Vì cái tất nhiên vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể hiện ra, còn
ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên, cho
nên, muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so
sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Trong số những cái ngẫu nhiên, con người phải tìm cho được
cái ngẫu nhiên có lợi, cố định lại để biến nó thành cái tất nhiên, và phải tìm cho ra cái ngẫu
nhiên có hại, tạo điều kiện để loại trừ nó.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau, vì vậy, không nên cứng nhắc khi xem
xét sự vật hiện tượng. Để xác định cái gì là tất nhiên hay ngẫu nhiên chúng ta phải đặt nó
trong một quan hệ xác định.
- Câu 6: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức?
*Khái niệm:
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người
nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn. Sự nhận thức của con người
vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Qua quá trình
nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.
- VD: Người công nhân vệ sinh dùng chổi và hót rác để thu quét những đống rác bên vệ đường
làm sạch môi trường; hay hoạt động lao động của người công nhân trong nhà máy, xí nghiệp
tác động vào máy móc trên những dây chuyền sản phẩm để tạo ra những sản phẩm đưa ra thị
trường phục vụ con người...
- Ví dụ: Hoạt động lấy ý kiến cử tri tại địa phương, tiến hành Đại hội Đoàn thanh niên trường
học, Hội nghị công đoàn.
- *Tính chất của hoạt động thực tiễn:
- -Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội.
- -Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể.
- -Là hoạt động có tính sáng tạo, có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người.
- *3 hình thức cơ bản của thực tiễn:
- -Hoạt động sản xuất vật chất: quá trình của con người sử dụng công cụ lao động tác động vào
tự nhiên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội ( ví dụ:dùng cuốc đi cuốc đất trồng cây vải, trồng
mít,…)
- -Hoạt động chính trị- xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau
trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. ( ví
dụ: đoàn thanh niên, hội sinh viên)
- -Hoạt động thực nghiệm: khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành
trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của
tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên
cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- *Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- a,Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
- -Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các thuộc tính, nó chỉ
hoạt động khi con người tác động vào bằng hoạt động thực tiễn, tức là thực tiễn phải là điểm
xuất phát, cơ sở trực tiếp hình thành nên quá trình nhận thức.
- -Thế giới khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp tiến trình vận động của nó, con người
bắt buộc phải thông qua hoạt động thực tiễn.
- b,Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- -Những tri thức con người đạt được trong quá trình nhận thức phải áp dụng vào hiện thực và
cải tạo hiện thực, sự áp dụng đó thông qua thực tiễn. Đó là sự vật chất hóa những quy luật,
tính tất yếu đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là mục đích chung của các ngành khoa học.
- c,Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức:
- -Những tri thức mới, thông qua nhận thức con người có được, để kiểm tra tính đúng đắn của
nó, phải dựa vào thực tiễn. Thực tiễn chính là thước đo giá trị những tri thức mới đó, đồng
thời thực tiễn bổ sung, điều chỉnh,sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
- *Ý nghĩa:-Coi trọng tổng kết thực tiễn.
- -Chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí.
- THÊM Ý
- Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức
- Vì sao lại nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Xuất phát từ sự thật rằng mọi tri thức
dù trực tiếp hay gián tiếp đối với bất kì đối tượng con người nào, ở bất kì trình độ kinh
nghiệm hay lý luận đều bắt nguồn từ thực tiễn. Thực tiễn cung cấp tài liệu cho quá
trình nhận thức, cho mọi lý luận. Thông qua những hoạt động thực tiễn, con người tác
động vào thế giới bên ngoài, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật
để con người có thể nhận thức được chúng. Con người vốn quan hệ với thế giới bên
ngoài bằng thực tiễn chứ không phải bằng lý luận. Chính từ trong quá trình hoạt động
thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển. Lúc
đầu con người thường thu nhận tài liệu một cách chủ quan, sau đó tiến hành so sánh,
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các
sự vật, hiện tượng để xây dựng thành khoa học, lý luận.
- Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức. Bởi lẽ nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh hay
lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng phải quy về phục vụ thực tiễn. Do vây, kết quả nhận
thức phải hướng dẫn và chỉ đạo thực tiễn. Nếu lý luận, khoa học không vận dụng được
để cải tạo thực tiễn thì không có bất cứ ý nghĩa nào.
- Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức. Thực tiễn giúp con người
nhận thức toàn diện hơn về thế giới. Những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát
triển của nhận thức là kết quả của thực. Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến
đổi thế giơi, con người cũng không ngừng biến đổi theo. Từ đó con người ngày càng đi
sâu vào nhận thức và khám phá thế giới, làm sâu sắc và phong phú vốn tri thức của
mình về thế giới xung quanh. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải luôn luôn làm mới nguồn
tri thức, biết cách tổng kết kinh nghiệm, khái quảt lý luận để từ đó thúc đẩy sự ra đời
và phát triển của các ngành khoa học. Hoạt động thực tiễn của con người cần tới khoa
học - từ đó dẫn đến sự ra đời của khoa học.
- Thứ hai, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Quan điểm của triết học Mác - Lênin đã
từng cho rằng: "vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách
quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực
tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý. Nhận thức khoa học
có tiêu chuẩn logic riêng tuy nhiên chúng không thể thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn
thực tiễn và xét đến cùng nó còn phụ thuộc và tiêu chuẩn thực tiễn.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa tuyệt đối mà cũng vừa tương đối. Tuyệt đối ở
đây là bởi thực tiễn chính là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Không
phải tất cả thực tiễn có thể kiểm nghiệm được chân lý mà còn phải dựa vào thực tiễn ở
mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Tính tương đối của thực tiễn thể hiện ở chỗ thực tiễn
không ngừng biến đổi và phát triển. Thực tiễn cũng không tránh khỏi yếu tố chủ quan
bởi lẽ thực tiễn cũng là một quá trình và được thực hiện bởi con người. Chính sự biến
đổi không ngừng của thực tiễn đã ngăn cản những tri thức của con người biến thành
chân lý tuyệt đối cuối cùng. Những tri thức liên tục bị kiểm nghiệm bởi các giai đoạn
của thực tiễn có thể thực tiễn trong quá khứ, hiện tại hay thậm chí là tương lai. Để từ
đó nhận thức của con người được bổ sung, điều chỉnh và phát triển toàn diện nhất.
- Vận dụng mọi quan hệ Lượng và Chất, em hãy giải thích câu tục ngữ sau: " Có công mài sắt
có ngày nên kim ". Qua đó rút ra bài học gì cho bạn thân
- “Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau
một cách biện chứng. Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi
nhất định về “chất” của sự vật, hiện tượng. Câu tục ngữ trên cũng vậy, khi ta chăm chỉ, cố
gắng làm một việc gì "có công mài sắt", sẽ có sự thay đổi về lượng, đến một lúc nào đó ta có
thể nhận được thành quả là khi chất thay đổi "có ngày nên kim".
- Câu thành ngữ với tám chữ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm khuyên ta nên rèn luyện đức
tính kiên nhẫn, không được nản chí vì ta ắt sẽ thành công.
- Quy luật lượng – chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển
-
- Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến
một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất cũ.
- Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật,
Điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật
Bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật.
- Lấy một ví dụ cụ thể về quy luật này như sau:
- Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng là lượng
kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút chính là
năm 1 và năm 4, bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân.
- Rút ra bài học thực tế: Cần phải tích lũy đủ về lượng thì mới có thể thay đổi về chất, tránh tư
tưởng nóng vội chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi về chất (chưa học xong đã muốn
đi làm công việc mình đang học) hoặc bảo thủ, trì trệ khi đã tích lũy đủ về lượng nhưng lại
không muốn thay đổi về chất (học xong rồi nhưng lại không muốn đi làm)
- Rút ra: lượng đủ thì chất đủ
- 6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên;
Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực
-
- Cái riêng và cái chung: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự tồn tại của mình.
-
- Ví dụ: mỗi con người là một thực thể riêng biệt, phân tích kỹ bên trong mỗi con người đều có
những điểm chung như đều có khối óc có thể điều khiển được hành vi của mình và trái tim
cảm nhận được thế giới xung quanh.
-
- Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có
trước kết quả, nguyên nhân như thế nào sẽ sinh ra kết quả như thế ấy.
-
- Ví dụ: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy.
-
- Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên vạch ra đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu
nhiên, tất nhiên quy định ngẫu nhiên, đồng thời, ngẫu nhiên bổ sung cho tất nhiên. Do vậy
trong thực tế phải căn cứ vào cái tất nhiên, chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên, nhưng
cũng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên.
-
- Ví dụ: Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều tất
nhiên, nhưng nhưng đến ngày thi thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi thấp là điều ngẫu
nhiên.
- Nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có mối liên hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ lẫn
nhau. Không có nội dung nào mà lại không có hình thức, cũng không có một hình thức nào
lại không chứa nội dung. Nội dung quyết định hình thức và hình thức cũng tác động trở lại
đối với nội dung. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.
- Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết định phải làm trang bìa như thế
nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu
buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc quyết định đọc quyển sách đó.
- Bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất
định, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Bản chất quyết
định hiện tượng, bản chất như thế nào thì hiện tượng sẽ như thế ấy.
- Ví dụ: bản chất của nước là chất lỏng được thể hiện bằng hiện tượng
- Khả năng và hiện thực: Khả năng và hiện thực tồn tại thống nhất, không tách rời nhau và
luôn chuyển hóa lẫn nhau; khả năng trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực.
Vì thế mà trong thực nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực và để khả năng biến thành
hiện thực cần phát huy tối đa tính năng động chủ quan của con người trong nhận thức và thực
tiễn.
- Ví dụ: Trước mắt, là giấy, bút và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra hộp đựng
quà.
- Lý luận nhận thức duy vật biện chứng là nhận thức và thực tiễn
- Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử và xã hội của con người nhằm
cải biến tự nhiên và xã hội.
- Thực tiễn bao gồm hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động khoa
học, trong đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, chi phối đối với các hoạt
động còn lại. (Có tiền và tài sản rồi thì mới nghĩ đến chuyện đảm bảo ổn định an ninh xã hội
và phát triển khoa học là tiền đề để tạo ra của cải, vật chất mới)
- Nhận thức là quá trình phản án tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
của con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan đó. Nhận thức
gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác và biểu tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm,
phán đoán và suy lý)
- Mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở,
động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình
nhận thức. Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn
đem lại cho con người những tài liệu cho nhận thức, giúp nhận thức nắm bắt được bản chất,
quy luật vận động của thế giới.
- Ví dụ: Khi học các môn vật lý, hóa học, học sinh thường được tham gia các buổi thí nghiệm
song song với các buổi học lý thuyết, các buổi thí nghiệm này chính là thực tiễn để kiểm tra
lại đúng đắn của lý thuyết mình vừa học. Đồng thời, trước khi đưa ra các chân lý thì các nhà
khoa học đã có quá trình nghiên cứu thực tiễn để đưa ra quy luật.
-
- Câu 7: Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội:
- Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh
tồn, phát triển của con người và xã hội loài người, là hoạt động nền tảng làm phát sinh phát
triển những mối quan hệ của con người. Nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và
phát triển của xã hội loài người. Khác với các quan điểm duy tâm về lịch sử, C.Mác đã xuất
phát từ “ Con người hiện thực” và đi đến kết luận rằng : “... tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn
tại của con người và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: người ta phải có khả năng sống đã
rồi mới có thể làm ra lịch sử, nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức
uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản
xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật
chất…”. Cũng vì vậy, có thể khẳng định: con người với tư cách “Người” được bắt đầu bằng
tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của
mình. Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên,
biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát
triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời
sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động phát triển
của toàn bộ đời sống xã hội, suy đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nền
sản xuất xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đúng đắn các vấn đề của đời sống xã hội
thì cần phải tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật
chất của xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức những tư liệu sinh hoạt
vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát
triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ
những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát
triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ

You might also like