You are on page 1of 5

VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT & Ý THỨC

TRONG CUỘC SỐNG & HỌC TẬP


- TÌNH YÊU TRIẾT HỌC
GV: TH/S Nguyễn Huỳnh Bích Phương
 Lí Luận
 Khái niệm vật chất và ý thức
 "Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"_Lê-
nin

 Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc
con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Vật chất có vai trò quyết định ý thức


Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là
sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có
vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là
thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên
cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật
chất và tuân theo những quy luật của vật chất. Vật chất quy định nội dung và hình
thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về
đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu,
sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.
Vật chất quyết định ý thức qua những nội dung cơ bản sau
1. Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức
2. Vật chất quyết định nội dung ý thức
3. Vật chất quyết định bản chất ý thức
4. Vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu ý thức
Ý thức tác động trở lại vật chất
Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại
cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ
không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách
quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách
quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt
thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng
tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định
mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác
động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận
tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất
thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của
con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người.
Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách
quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức
không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho
con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác
định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp,
các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.

 Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng,vật chất có trước ý thức có sau,vật
chất quyết định ý thức;còn ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ óc con
người.
Biểu hiện mối quan hệ này trong đời sống xã hội,đó là tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội,tức là lĩnh vực vật chất quyết định lĩnh vực tinh thần.
Cụ thể hơn,trong đời sống xã hội thì nhân tố vật chất quyết định nhân tố ý thức.
Nhân tố vật chất bao gồm:Điều kiện vật chất,hoàn cảnh sống,điều kiện khách
quan,quy luật khách quan,khả năng khách quan…
Nhân tố ý thức bao gồm:tư tưởng,quan điểm ,lý luận,đường lối,chính sách,mục
tiêu,phương hướng,giải pháp,biện pháp,cách thức hành động…
Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất,vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:Không có vật chất sẽ không có
ý thức(‘’có thực mới vực được đạo’’,’’có bột mới gột nên hồ’’,’’phú quý sinh lễ
nghĩa’’…)
Thứ hai,vật chất quyết định nội dung của ý thức: nội dung của ý thức mang tính
khách quan, do thế giới khách quan quy định.
Thứ ba,vật chất quyết định bản chất của ý thức:Bản chất sáng tạo và bản chất xã
hội của ý thức cũng phải dựa trên những tiền đề của vật chất quyết định.
Thứ tư,vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu của ý thức: Tri thức và
các yếu tố của ý thức đều dựa trên sự phản ánh của vật chất.

 Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
Sở dĩ ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất,bởi vì ý thức là ý thức của con
người,gắn liền với tính năng động,sáng tạo của nhân tố con người,nhân tố chủ
quan;mặt khác,ý thức là sự phản ánh sáng tạo đối với thế giới.
Nếu ý thức phản ánh phù hợp với vật chất thì nó sẽ thúc đẩy các quá trình vật chất
phát triển.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh không phù hợp với vật chất thì nó sẽ kìm
hãm sự phát triển của các quá trình vật chất.
Tuy nhiên,tự bản thân ý thức không thể có sức mạnh để tác động vào vật
chất.Muốn có sức mạnh để tác động vào vật chất thì ý thức phải được thâm nhập
vào con người và được tổ chức thực tiễn trong thực tiễn.C.Mac viết;’Vũ khí của sự
phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí,lực lượng vật
chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất;nhưng lý luận cũng sẽ trở thành
lực lượng vật chất,một khi nó thâm nhập vào quần chúng’’
Như vậy,chính ý thức quyết định thành công hay thất bại của con người trong thực
tiễn.

 Ý nghĩa
 Thứ nhất, vật chất quyết định ý thức vì trong nhận thức cần phải tôn trọng
nguyên tắc tính khách quan; Trong hoạt động thực tiễn cần xuất phát từ thực tế
khách quan, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan

 Thứ hai, về ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy
tính năng động chủ quan, nghĩa là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo
của ý thức.
 Thứ ba, chỉ cần chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí do tuyệt đối hóa, thổi
phòng tính tích cực, sáng tạo của ý thức, cần phải chống lại bệnh bảo thủ do trì
trệ hạ thấp tính tích cực, sáng tạo của ý thức.

 Thứ tư, Khi xem xét các hiện tượng xã hội cần phải tính đến cả điều kiện vật
chất lẫn nhân tố tinh thần, cả điều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan

 Vận dụng theo đề bài.


 Vận dụng vào cuộc sống
-Tùy tình hình thực tế chúng ta thay đổi, hoạt động và thích nghi với môi trường
mới. Tại ĐHSP TP.HCM, khi bước tới một Thành phố mới xe cộ đông đúc hơn rất
nhiều so với nơi em sống trước kia, môi trường sống thay đổi đứng trước điều đó
em cần học cách đi lại, phát triển ý thức, quan sát nhiều hơn. Từ đó, chấp hành tốt
nhất những qui định, qui tắc giao thông nơi đây.

-Theo sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên, em chuẩn bị hoàn chỉnh những nội
dung được giao và cả cách trình bày, diễn đạt để có một bài thuyết trình thật sự hết
mình. Đọc thật nhiều những bài tham khảo nhưng không sao chép hoàn toàn mà
làm phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn nữa bài thuyết trình. Nhờ vậy mà em và
nhóm thuyết trình của em có kết quả tốt hơn. Từ đó mà những bài thuyết trình sau
chúng em có tinh thần tốt hơn, chuẩn bị bài đầy đủ hơn.

- Là nhóm trưởng của một nhóm thuyết trình, người đứng đầu tập thể phải lắng
nghe những ý kiến của các bạn đóng góp, ghi nhận những ý kiến có giá trị, không
có những thái độ không tốt với mọi người khi mọi người phê bình, góp ý vì mục
đích chung. Từ đó những sản phẩm của nhóm của tập thể sẽ đạt năng suất cao hơn

-Khi còn là học sinh lựa chọn ngành nghề em luôn lựa chọn ngành nghề phù hợp
với điều kiện của gia đình, năng lực và sở thích của bản thân, nhu cầu của xã hội
để đảm bảo ra trường có việc làm và vui vẻ khi được làm công việc mình yêu
thích.

 Vận dụng vào học tập

-Hay trong học tập thay đổi từ những qui tắc ở cấp THPT sang Đại học có những
thay đổi về qui định,qui tắc cũng như phương pháp học tập để phù hợp với môi
trường khác-đông đảo người học hơn từ đó mà tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí
với môi trường đại học cũng thay đổi.
- Khi bước vào cổng trường, cổng cơ quan chúng ta dừng xe dắt bộ- thể hiện sự
tôn trọng và chính ý thức đó giúp bộ phận bảo vệ có thể dễ dàng hơn trong việc
kiểm soát người ra vào đề phòng kẻ gian bảo vệ tài sản của chúng ta. Chính nhờ
vậy mà mọi người cũng sẵn sàng và nghiêm chỉnh thực hiện việc này.

-Khi bước đến TP.HCM nhiều học sinh như em luôn xem xét thật cẩn thận nơi ở
phù hợp với mình về cơ sở vật chất, an ninh. Ngoài ra còn phải xem kĩ xem chúng
có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân và bản thân có đáp ứng được
những đòi hỏi, qui định của nơi ở đó hay không.

You might also like