You are on page 1of 13

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC


THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II


NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: Triết học Mác-Lênin
CHỦ ĐỀ: Mối quan hệ biện giữa chứng giữa vật chất và ý thức, vận
dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới đất nước.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hồng Hải

Sinh viên thực hiện:


1. Họ và tên: MSSV: Lê Ngọc Bảo Uyên 20DH711574

2. Họ và tên: MSSV: Nguyễn Thiên Thúy An 20DH712787

3. Họ và tên: MSSV: Trịnh Trần Thu Hương 20DH714152

4. Họ và tên: MSSV: Trần Anh Khoa 20DH712922

5. Họ và tên: MSSV: Đặng Phương Nam 19DH712736

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021


MỤC LỤC

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài nghiên cứu
1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
1.3 Kết cấu của tiểu luận
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.2 Cơ sở thực tiễn
3. PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận nội dung
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang ghi tài liệu tham khảo
1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài nghiên cứu

Vật chất – ý thức là nền tảng cho mọi mối quan hệ khác trong “thế giới” tự nhiên –
kinh tế- xã hội. Vì vậy, nghiên cứu lý luận về mối liên hệ giữa vật chất và ý thức
đóng vai trò quan trọng, cho ta thấy rõ được sự vận dụng sáng tạo mới của triết học
Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng cho một cuộc cách mạng đúng đắn sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh với trình độ ngay càng
cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Các nước
đều có cơ hội phát triển. Tuy nhiên do ưu thế về vốn công nghệ thị trường thuộc về
các nước phát triển, khiến cho các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng
trước những thách thức to lớn. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong
khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của nước ta quá
thấp, lại phải đi lên từ môi trường cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó, cùng
với xu thế phát triển của thời đại. Đảng và nhà nước ta cần tiếp tục tiến hành và
đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới đất nước, tình
hình phát triển kinh tế đóng vai trò then chốt, giữ vị trí chủ đạo. Đồng thời đổi mới
về chính trị cũng mang tính cấp bách bởi giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
có mối liên hệ giàng buộc chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau. Chính vì ý
nghĩa đó, nhóm em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ biện giữa chứng
giữa vật chất và ý thức, vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới đất
nước” .

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


• Phân tích, nghiên cứu đưa ra những luận điểm khoa học nhất, đúng đắn nhất về
mối liên hệ vật chất – ý thức.
• Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong công cuộc đổi
mới đất nước ta hiện nay.
• Nhấn mạnh vai trò to lớn của lý luận, tư tưởng khoa học từ nghiên cứu thực tiễn.
Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh làm nền tảng và là kim chỉ nam
cho hành động.
• Nâng cao vai trò của ý thức với vật chất, nhận thức được các quy luật khách quan
và vận dụng các quy luật khách quan trong thực tiễn của con người.
• Đề xuất ra những chính sách, chủ trương mới góp phần vào công cuộc đổi mới
đất nước, đặc biệt là đổi mới nền kinh tế (từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
thị trường)

1.3 Kết cấu của tiểu luận


- Đi từ lý luận chung về quan hệ giữa vật chất và ý thức:
• Vật chất quyết định ý thức
• Ý thức tác động trở lại vật chất
• Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

- Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong công cuộc đổi
mới đất nước ta hiện nay:
• Vạch ra quan điểm mới của đường lối chính sách của Đảng trong công cuộc đổi
mới đất nước bắt đầu từ kinh tế và chính trị
• Xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay, bởi kinh tế đóng vai trò then chốt
và chủ đạo trong công cuộc đổi mới đất nước.
2. PHẦN NỘI DUNG

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Triết học Mác – Lênin là nền tảng và là kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam,
việc nắm bắt và hiểu những quy luật này sẽ giúp cá cá nhân góp phần vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
 Triết học Mác – Lênin có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu liên quan trực tiếp đến
đời sống con người, đến tự nhiên, xã hội như vật chất, ý thức, mối quan hệ biện
chứng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm… Và một trong số những nội dung
phổ biến nhất trong môn học này là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật
chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức
nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con
người.
Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem
đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại,
phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
Đặc điểm của vật chất:
– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.
– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;
– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là
sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có
vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là
thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên
cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật
chất và tuân theo những quy luật của vật chất.
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa
là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này
có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác
động của vật chất lên bộ óc con người.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất


Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại
cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ
không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách
quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách
quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt
thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng
tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định
mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác
động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận
tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.
 Lê nin: Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong
những phạm vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn
đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và sau? Ngoài giới hạn
đó thì không còn nghi ngờ gì nữa đằng sau sự đối lập đó là tương đối.
 Vật chất quyết định ý thức
 Vật chất là cái có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, còn ý
thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Vật chất
quyết định nguồn gốc của ý thức: không có sự tác động của thế giới khách
quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức. Ý thức là sản phẩm của
một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới vật chất là nguồn
gốc khách quan của ý thức. Vật chất quyết định nội dung của ý thức: ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung của ý thức mang tính
khách quan, do thế giới khách quan quy định. Vật chất quyết định bản chất
của ý thức. Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức.
 Sự tác động của ý thức
 Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Biểu hiện ở chỗ: ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết
về thế giới xung quanh, giúp con người xác định mục tiêu, lựa chọn phương
pháp cho hoạt động của mình tạo nên ở con người tình cảm, niềm tin, ý chí,
thôi thúc con người nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Ý thức có
thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triên của những điều kiện vật
chất ở những mức độ nhất định.
 Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát
triển của các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với
hiện thực thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự
kìm hãm đó chỉ mang tính tạm thời, bởi vì sự vật vận động theo các quy luật
khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp,
thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp.
 Trong cuộc đấu tranh, bút chiến về quan hệ vật chất và ý thức Ph.Ăng-ghen
đã bảo vệ quan điểm của Các Mác và phê phán lại rằng khi đấu tranh với
những người theo chủ nghĩa duy tâm, Mác buộc phải nhấn mạnh vào cái
nguyên lý chủ yếu mà họ phủ nhận, nhưng không có nghĩa là hạ thấp vai trò
của ý thức, tinh thần. Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện
chứng mới phủ nhận, coi nhẹ tác động của tinh thần mà thôi.
 Vật chất quyết định ý thức
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, bởi
vì:
 Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh của
thế giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế giới vật chất. Vì
vậy, nội dung của ý thức do vật chất quyết định. Nên vật chất không chỉ
quyết định nội dung mà hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý
thức.
 Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức là
bản thân thế giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng
định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
 Ví dụ 1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh
lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương
thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn.
 Ví dụ 2: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về
công nghệ thông tin còn rất yếu. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng
như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì
trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất
nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng
như vậy.
 Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
 Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật
chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là
ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò
của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì
trong hiện thực khách quan.
 Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý
thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó
trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở
đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch,
lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện
mục tiêu của mình.
 Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
 Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
 Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật
chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động
khách quan của vật chất.
 Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể
quyết định hành động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng
hay sai, thành công hay thất bại …
 Ví dụ 1. Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn
10000C, người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ
chứ không phải bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
 Ví dụ 2. Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội
VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị
trường, để sau gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN


Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất
thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của
con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người.
Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách
quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức
không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho
con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác
định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp,
các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất
khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách quan
của vật chất.
Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định
hành động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại …
Ví dụ 1: Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C,
người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải
bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
Ví dụ 2: Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội VI,
đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, để sau
gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.
Bởi vì, ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động
trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát
từ hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy
mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thứ
Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự
phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu
cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng
cục bộ địa phương và đạo đức giả.
Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận
thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách
đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.

Ví dụ: Thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng gắn với đề cao lợi ích vật chất như:
Đạt danh hiệu thi đua; khen thưởng.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ mỗi quan hệ
giữ vật chất và ý thức cũng như ý nghĩa của vật chất, ý thức trong thực tiễn. Nếu có
thắc mắc gì hãy để lại bình luận phía dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
3. PHẦN KẾT LUẬN
Chủ nghĩa duy vật của Mác - Lênin đã luận chứng một cách khoa học về thế giới,
đó chính là thế giới vật chất. Thế giới vật chất không ai sinh ra, không ai tiêu diệt
được, tồn tại khách quan ngoài ý thức của con người và quyết định. Nhưng không
phủ nhận sự tác động trở lại của ý thức mà còn thừa nhận một cách có căn cứ khoa
học về vai trò của ý thức đối với vật chất. Chính mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức đã giúp con người không chỉ nhận biết được thế giới mà còn cải tạo
được thế giới vật chất để phục vụ cho lợi ích, đời sống của con người. Vai trò của ý
thức biểu hiện tập trung ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Tầm
quan trọng của ý thức tiến bộ của lý luận cách mạng đã được Lênin đúc kết thành
những luận điểm khoa học nhất, đúng đắn nhất và có giá trị to lớn cho đến ngày
nay. Đảng và Nhà nước ta luôn coi tư tưởng Triết học Mác – Lênin là kim chỉ nam
cho mọi hành động. Do nhiều các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau
nên khó tránh khỏi các giai đoạn thăng trầm. Song, về tổng thể, nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến sự thành công của cách mạng Việt Nam là Đảng ta đã nắm vững và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình thực tế nước ta
nên đã đề ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn trong từng giai đoạn
cách mạng, đã đưa cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đáng
chú ý là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (đánh đuổi đế quốc Pháp và Mỹ) và
đặc biệt là cuộc cách mạng XHCN – xây dựng và đổi mới đất nước. Đây chính là
tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam phát triển cao, từ đó nâng cao vị trí Việt Nam
trên thị trường quốc tế, góp phần củng cố sự ổn định về chính trị của đất nước.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://luatduonggia.vn/moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-trong-
nen-kinh-te-nuoc-ta-hien-nay/

2. https://hocluat.vn/quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-ve-nguon-goc-
va-ban-chat-cua-y-thuc/

3.https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9D_th%E1%BB%A9c_(tri%E1%BA
%BFt_h%E1%BB%8Dc_Marx-Lenin)

4. https://luathungson.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-
ythuc.html#Vat_chat_quyet_dinh_y_thuc

You might also like