You are on page 1of 18

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


--------◌◌◌--------

BÀI TẬP LỚN


Học phần Triết học Mác-Lênin

Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Cường


Mã sinh viên: 11221155
Lớp: POHE Quản trị khách sạn
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thuân

Hà Nội_01/2023
MỤC LỤC
Lời mở đầu..................................................................................................3
Chương 1: Quan điểm của Mác-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý 4
thức............................................................................................................4
1). Khái niệm:..........................................................................................4
2). Đặc điểm:...........................................................................................5
3). Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:................................................6
4). Ý nghĩa................................................................................................8
Tiểu kết chương 1:......................................................................................8
Chương 2: Quá trình vận dụng của Đảng ta trong xây dựng và phát triển
kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam........................................................................9
1). Thực trạng trước và sau khi đổi mới:.................................................9
2). Quá trình vận dụng lý luận của Mác – Lênin cùng những bài học của
Đảng ta:...........................................................................................................11
3). Những thành tựu, hạn chế và giải pháp trong quá trình vận dụng
quan điểm của Mác – Lênin của Đảng:............................................................13
Tiểu kết chương 2:................................................................................16
Kết luận.....................................................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................17
Lời mở đầu
Thế giới chúng ta hiện đang sinh sống có vô cùng nhiều những
sự vật và hiện tượng phong phú, đa dạng. Tuy vậy, tất cả chúng đều
được quy về hai lĩnh vực: Vật chất và ý thức. Xoay quanh mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức luôn có rất nhiều quan điểm triết học,
nhưng chỉ có duy nhất một quan điểm triết học đúng và đấy đủ hơn
cả. Đó là quan điểm triết học của Mác-Lênin, quan điểm này coi vật
chất là thứ xuất hiện trước và ý thức xuất hiện sau. Vật chất quyết
định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động ngược trở lại vật
chất.
Trước năm 1986, đất nước Việt Nam đã đối mặt với rất nhiều
chướng ngại bởi một nền kinh tế bị chậm phát triển, một hệ thống
quản lý, quản trị yếu kém cũng do một phần không hiểu rõ và đầy đủ
về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này đã được nhận
thức đúng và đổi mới tại Đại hội VI, và quả nhiên đã giành nhiều
thắng lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Với mong muốn có thêm được nguồn kiến thức về vấn đề này,
em đã chọn đề tài: “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức. Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình xây
dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay”. Bởi em vẫn chưa
có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài tập lớn nên vẫn còn nhiều
sai xót khi làm bài luận này, mong thầy chỉ bảo em để lần sau em có
thể cải thiện hơn. Em xin cảm ơn thầy!
Chương 1: Quan điểm của Mác-
Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức
1). Khái niệm:
Vật chất theo định nghĩa của Lênin có nội dung cụ thể như sau: “Vật
chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” [1]. Định nghĩa về vật chất mà
Lênin nêu trên là kết quả tổng kết những thành tựu tự nhiên của khoa học phê
phán, những quan niệm duy tâm và siêu hình về phạm trù vật chất. Cụ thể
hơn, trong cuộc sống của chúng ta luôn có sự xuất hiện của vật chất, góp phần
làm cho cuộc sống con người chúng ta thêm hiện đại và văn minh. Ở đây, có
thể nêu lên một vài ví dụ về vật chất như:  Các phương tiện giao thông như
xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm…1

Theo như Wikipedia: “Ý thức theo Mác-Lênin định nghĩa là một phạm
trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức được cho là sự phản ánh
thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biên và sáng tạo.
Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất ”. Trong tâm lý học, ý thức được
định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở loài người. Ý thức là
sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì mà con người đã tiếp thu trong quá trình
tương tác với thế giới khách quan. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và

1
Nguyễn Nam (25/05/2022) Những ví dụ về vật chất
https://luathoangphi.vn/vi-du-ve-vat-chat/#:~:text=Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20duy%20v%E1%BA
%ADt%20bi%E1%BB%87n,m%C3%A1y%20chi%E1%BA%BFu%2C%20m%C3%A1y%20t%C3%ADnh%20b%E1%BA
%A3ng%E2%80%A6
Ăngghen đã nêu được nội dung cơ bản của ý thức khi nêu lên luận điểm: “ý
thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức” 2.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà
trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và
quyết định ý thức, tuy nhiên ý thức không thụ động và có thể tác động trở lại
vật chất qua hoạt động của con người.

2). Đặc điểm:


a) Vật chất có những đặc điểm như sau:

- Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận
động.

- Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận
động.

- Vật chất vận động trong không gian và thời gian.

- Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật
chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.

b) Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới,
một cá thể được cho là có ý thức khi có được những đặc điểm sau:

- Nhận thức được bản chất của sự vật sự việc, nhận thức khái quát qua
việc sử dụng ngôn ngữ.

- Dự kiến trước kế hoạch cho hành vi, kết quả của nó làm cho hành vi
mang tính có chủ định.

2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.37, 37, 29, 27,
45.
3). Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Vật chất và ý thức là hai phạm trù có quan hệ hai chiều và tác động qua lại
lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và
thức tế như sau:
- Thứ nhất, vật chất có vai trò quyết định ý thức, chủ nghĩa duy vật biện
chứng cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức và là nguyên nhân quyết định ý thức vì:
+ Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao gọi là
bộ não người nên chỉ khi có con người thì mới có ý thức. Trong mối quan
hệ giữa con người với thế giới vật chất, con người là kết quả quá trình
phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất.
Kết luận này đã được chứng minh bằng quá trình phát triển rất lâu dài
của khoa học về thế giới tự nhiên; đó là bằng chứng khoa học chứng
minh cho quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
+ Các yếu tố hình thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của
ý thức (bộ não người, thế giới khách quan tác động vào bộ não gây ra
các hiện tượng tư duy, lao động và ngôn ngữ), hay là bản thân bản thân
thế giới vật chất (thế giới khách quan). , hay các hình thức tồn tại của vật
chất (bộ não người, hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng
định vật chất là nguồn gốc của ý thức [1].
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của
thế giới vật chất nên nội dung của ý thức do vật chất quyết định. Sự vận
động, phát triển của ý thức, sự biểu hiện của ý thức do các quy luật sinh
học, quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Các
yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội
dung mà còn quyết định hình thức biểu hiện cũng như mọi biến đổi của
ý thức.
+ Một ví dụ để minh chứng cho luận điểm trên đó là: Việt Nam ta
thường có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" ý là
vật chất quyết định nhận thức của con người. Khi con người
không đủ no, không có sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ khó
hoạt động. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của
cuộc sống một cách cụ thể nhất [2].
- Thứ hai, ý thức tác động ngược lại vật chất. Trong mối quan hệ với vật
chất, hoạt động thực tiễn của con người được thông qua để thể hiện những
tác động của ý thức với vật chất:
+ Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức
là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp thay
đổi hiện thực. Để cải biến hiện thực, con người phải tiến hành các hoạt
động vật chất. Tuy nhiên, mọi hoạt động của con người đều do ý thức
chỉ đạo nên vai trò của ý thức không phải là trực tiếp sáng tạo, cải tạo
thế giới vật chất mà là cung cấp cho con người những tri thức về hiện
thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra
phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp,
công cụ, phương tiện, v.v. để hoàn thành mục tiêu của bạn. Ở đây, ý
thức đã thể hiện sự tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tế của con người.
+ Sự trở lại của ý thức với vật chất xảy ra theo hai hướng: tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu con người có ý thức đúng đắn, có tri thức khoa học,
có tình cảm cách mạng, có nghị lực và ý chí kiên cường thì hành động
của con người phù hợp với quy luật khách quan và con người có khả
năng vượt qua thử thách. biến đổi - đây là tác động tích cực của ý thức.
Nếu ý thức con người không phản ánh hiện thực khách quan, bản chất
và các quy luật khách quan của nó thì ngay từ đầu phương hướng hoạt
động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan và hành
động này sẽ tác động tiêu cực. dụng tiêu cực cho hoạt động thực tiễn,
cho hiện thực khách quan.
+ Như vậy, thông qua việc định hướng hoạt động của con người, ý
thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực sự của
con người tốt hay xấu, thành công hay thất bại, hiệu quả hay kém hiệu
quả.
+ Ví dụ:  Khi ở nhiệt đố 0 độ C thì nước đông thành đá, do đó
con người muốn uống nước đá đã cung cấp một nhiệt  độ vừa đủ
để nước chuyển từ trạng thái lỏng, sang trạng thái rắn (nước đá)
[2].
4). Ý nghĩa
Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản và phổ biến nhất, đó là thuộc tính của
tồn tại khách quan quy định vật chất, Lênin đã giúp chúng ta phân biệt được sự
khác nhau cơ bản giữa phạm trù vật chất và phạm trù khoa học, khoa học
chuyên ngành, từ đó khắc phục những hạn chế trong quan niệm của các triết
gia trước đây, cung cấp cơ sở khoa học để xác định cái gì là quan trọng và cái gì
không.
Với định nghĩa về vật chất, Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của
triết học. Đó là vật chất có trước, ý thức là cái có sau vật chất, xác định ý thức
này con người có thể nhận thức được thế giới khách quan bằng cách sao chép
và nắm bắt sự phản ánh của con người về định nghĩa hiện thực và khách quan
về vật chất của Lênin. Góp phần tạo cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng quan
niệm duy vật về xã hội.
Về cơ bản, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có những ý nghĩa nhất
định và quan trọng như:
+ Phải biết dựa vào các quy luật khách quan để có thể xác định
đúng mục tiêu, kế hoạch, tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức
có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra một cách tối ưu.
+ Khắc phục được bệnh chủ quan; bệnh bảo thủ, trì trệ, thái
độ tiêu cực...đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay.
+ Con người, nhân tài muốn ngày càng phát triển, xã hội
ngày càng tiến bộ thì cần phải luôn chủ động, phát huy khả năng
của mình để khám phá, sáng tạo cái mới, hơn nữa con người phải
không ngừng rèn luyện, trau dồi, nâng cao năng lực của mình và
không bao giờ được bỏ cuộc giữa chừng.

Tiểu kết chương 1:


Với quan điểm về vật chất, ta cần phải thấy rằng phạm trù vật chất là
phạm trù trung tâm của học thuyết nhận thức (hiểu theo nghĩa rộng). Thế giới
vật chất là vô hạn, được tạo thành từ nhiều quá trình khác nhau của vật chất,
nhưng các quá trình là những biểu hiện khác nhau của vật chất. Vì vậy, không
nên nhầm lẫn lý luận khoa học cụ thể về cấu tạo, tính chất và hình thái của vật
chất với quan niệm triết học về vật chất, vì đây là khái niệm chung nhất, không
được phân tích chi tiết, chuyên biệt như các khoa học cụ thể khác. Còn đối với
ý thức, trước khi rút ra được kết luận “ý thức không bao giờ có thể là cái gì
khác hơn ngoài là sự tồn tại được ý thức”, Mác và Ăngghen đã phải giải thích
rõ về quan hệ giữa  những ý niệm, quan niệm của con người với hoạt
động vật chất của họ: “... những quan niệm, tư duy, sự giao tiếp tinh
thần của con người xuất hiện ra còn là sản phẩm trực tiếp của các quan
hệ vật chất của họ. 

Chương 2: Quá trình vận dụng của


Đảng ta trong xây dựng và phát triển
kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ
nam cho sự nghiệp Cách Mạng Việt Nam. Đó là học thuyết khoa học đưa
ra các quy luật chung nhất về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy,
là tiền đề cho công cuộc xây dựng kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện
nay.

1). Thực trạng trước và sau khi đổi mới:


Trước khi công cuộc đổi mới bắt đầu:
+ Về kinh tế (vật chất): Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, cơ cấu kinh tế
bị mất cân đối ở nhiều mặt, sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu đời sống,
sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp đủ thực phẩm cho nhân dân. Cuộc
khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu rộng bùng phát từ năm 1980 đến cuối
1990 đã khiến tăng trưởng kinh tế chậm, có năm bị suy thoái [4]. Ta có
thể thấy được sự nghiêm trọng qua những thống kê: “GDP bình quân
đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, nếu năm 1985 còn đạt
233,3 USD, thì năm 1988 chỉ còn 86 USD/người, thuộc loại thấp nhất thế
giới. Lạm phát và nhập siêu rất cao; tỷ lệ thất nghiệp năm 1989 lên đến
trên 13%...”3.
+ Về mặt chính trị: Nước ta chưa đề ra các chủ trương chính sách
toàn diện về đổi mới cũng như chưa tìm ra được đầy đủ nguyên nhân
đích thực của sự trì trệ trong nên kinh tế nước ta. Đặc biệt về kinh tế,
3
Minh Ngọc (2014) Cơ cấu thành phần kinh tế sau 30 năm đổi mới https://bom.so/hkgmtc
chúng ta chưa kiên quyết khắc phục tính chủ quan, trì trệ trong sắp xếp
cơ cấu kinh tế, đổi mới xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế đồng thời vẫn
còn sai sót trong lĩnh vực phân phối lưu thông. Tình hình diễn biến tới
mức, vào khoảng từ cuối năm 1985 đến cuối năm 1986, nghĩa là sau thất
bại của cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền (9-1985), các cơ quan
lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước cũng thấy rõ không thể tiếp tục
duy trì những chủ trương, chính sách đã lỗi thời, hoặc chỉ thay đổi có
tính chất chắp vá, nửa vời một số chính sách riêng lẻ nào đó thôi4.
Sau công cuộc đổi mới Đảng ta đã có những sự thay đổi rõ rệt:
+ Kinh tế: Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, bước đầu
hình thành nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự chỉ đạo của Nhà nước, các nguồn lực sản xuất của
xã hội được huy động tốt hơn. , đời sống vật chất và tinh thần của một
bộ phận nhân dân có phần được cải thiện. Các hoạt động dân chủ trong
xã hội ngày càng được khuyến khích. Đảng chủ trương đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa
nước ta thành nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao nhất nội lực, đồng thời
tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi
với phát triển văn hóa, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải
thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc
phòng, an ninh. Cụ thể hóa những thành tựu nổi bật, ta có: “Tăng trưởng
kinh tế đạt tốc độ cao”, “giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP đạt
7%”5; mặc dù năm 2020 kinh tế nước ta đã bị tàn phá bởi dịch Covid-19
nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng 3% ( là một trong những
nước hiếm hoi có được sự tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế
giới ) [5].

4
GS.TS Phạm Xuân Nam Viện Khoa học xã hội (2008) TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG QUÁ
TRÌNH ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=3ddff82d-d4b4-4ab4-ad2b-
54b70d5469ee&groupId=13025
5
Nguyễn Đức Kiên theo Báo nhân dân (2021) Kinh tế Việt Nam - nhìn lại sau 35 năm đổi mới
https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/10365-kinh-te-viet-nam-nhin-lai-sau-35-nam-doi-moi.html
+ Chính trị: Đảng và Nhà nước đã đi sâu nghiên cứu, phân tích tình
hình, lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở, nhân dân và trên hết là đổi mới tư duy
về kinh tế. Đại hội VI của Đảng đã rút ra bài học lớn, trong đó: phải luôn
xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Đảng đã xác định đường lối đổi mới, mở ra một bước ngoặt trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Và tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, đánh giá về tình hình chính trị - xã hội của Việt Nam sau
hơn 4 năm thực hiện đường lối đổi mới: Công cuộc đổi mới bước đầu đã
đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Tình hình chính trị trong
nước ổn định. Thực tế đã chứng minh, sự biến đổi cơ cấu các tầng lớp xã
hội theo hướng trên đã có tác dụng làm cho mỗi người, mỗi gia đình,
không phân biệt tầng lớp xã hội phải tìm cách khai thác tiềm năng về
vốn, lao động, công nghệ, tri thức và kinh doanh kinh nghiệm kinh doanh
để chăm sóc bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất nước. Chính
sự năng động xã hội này tưởng chừng như một “phép màu” đã phát huy
tác dụng nhanh chóng đẩy lùi sự suy thoái, trì trệ của thời kỳ bao cấp
trước đây và hít thở luồng sinh khí mới làm thay đổi rõ rệt tình hình sản
xuất và đời sống ở thành thị và nông thôn.

2). Quá trình vận dụng lý luận của Mác – Lênin cùng những
bài học của Đảng ta:
Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật”6, Đại
hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về
những sai lầm đã qua và đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước
ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Biết nghiên cứu, khai
thác, tổ chức và sử dụng các lực lượng vật chất (cá nhân-cộng đồng, kinh tế-
quân sự, đối nội-đối ngoại, quá khứ-tương lai...) để phục vụ sự nghiệp Đổi mới
cũng như cần coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đoàn kết
toàn dân tộc là động lực chủ yếu phát triển đất nước.
- Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ biện chứng
giữa kinh tế và chính trị:
Nhân tố vật chất giữ vai trò là cơ sở và quyết định, còn nhân tố ý thức có
tác động phản hồi trở lại nhân tố vật chất. Trong nhiều trường hợp, nhân tố ý
6
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội 1987,
tr. 12
thức có tác dụng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động của con người.
Bởi, chúng ta thấy rằng, tình hình kinh tế của một nước là cơ sở, là quyết định,
song chính trị là cơ bản. Do vậy, nếu tình hình đất nước ổn định, dù nhiều Đảng
khác nhau nhưng vẫn quy về một chính Đảng thống nhất đất nước thì khi nước
đó hưng thịnh giàu có cuộc sống nhân dân sẽ càng ấm no hạnh phúc, nhưng
nếu ngược lại đất nước đó thiếu thốn về mọi mặt thì dù chính trị có ổn định
đến đâu thì cuộc sống nhân dân vẫn sẽ trở nên nghèo khó và dễ dẫn đến đảo
chính, sự sụp đổ chính quyền để thay thế một chính quyền mới đem lại nhiều
lợi ích hơn sẽ dần trở nên tất yếu.
Trong xã hội này, theo Mác, mối quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất là mối quan hệ cơ bản nhất quyết định mọi mối quan hệ khác.
Một khi sản xuất phát triển, phương thức sản xuất của con người thay đổi,
năng suất lao động tăng lên, mức sống được cải thiện thì các mối quan hệ và
mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi theo. Sự giàu có và đa dạng của các
quan hệ vật chất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đời sống
tinh thần trong quá trình sản xuất vật chất là cơ sở làm nảy sinh sự giàu có và
đa dạng trong sự phát triển của con người. của người.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, các ý tưởng, chính sách đổi
mới trong phát triển kinh tế được đưa ra một cách phù hợp, hiệu quả nhằm
mang lại lợi ích kinh tế cao cho xã hội cũng như cho người dân. Ổn định chính
trị là điều kiện tốt, tạo ra bầu không khí yên bình, thoải mái, tự do cho người
người, nhà nhà, các doanh nghiệp, tổ chức, hoạt động trong các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, cống hiến và phát huy khả năng của mình để mang lại lợi ích cho
bản thân và xã hội.
- Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh
tế mới ở nước ta hiện nay:
Như chúng ta đã biết, sau khi giải phóng thành công đất nước, kinh tế
miền Bắc bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ sở vật chất yếu kém, cơ cấu kinh tế mất
cân đối, năng suất lao động thấp… sản xuất nông nghiệp chưa đủ cung cấp
lương thực cho dân, ngoài còn bị tàn phá nặng nề bởi đế quốc Mĩ. Mặt khác,
nền kinh tế miền Bắc cũng bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh phá hoại
bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đại hội Đảng lần thứ V chưa phát hiện đầy
đủ những nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng trì trệ của nền kinh tế nước
ta, chưa đề ra những chủ trương, chính sách toàn diện về đổi mới, nhất là đổi
mới kinh tế.
Tại Đại hội VII, sau khi phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình quốc tế và
trong nước, đặt mục tiêu tổng quát thành mục tiêu cụ thể, những phương
hướng chỉ đạo trong 5 năm 1991-1995 được đặc biệt lưu ý. Đó là phương
châm kết hợp động lực kinh tế với động lực chính trị và tinh thần. , chủ trương
theo đuổi đổi mới toàn cầu, đồng bộ để làm sâu sắc hơn công tác đổi mới với
mong muốn đặt cược mạnh mẽ vào đổi mới kinh tế đồng thời thúc đẩy mạnh
mẽ đổi mới trên các lĩnh vực khác.
Với thành công của công cuộc đổi mới hơn mười năm qua, chúng ta
càng có lý do để khẳng định đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển khách quan của tình hình
đất nước. giai đoạn phát triển kinh tế thị trường mà trước đây chúng ta đã phủ
nhận và tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.

3). Những thành tựu, hạn chế và giải pháp trong quá trình vận
dụng quan điểm của Mác – Lênin của Đảng:
Sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện ở Việt Nam, Đảng ta đã gặt hái được
những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, mà ở
đây em chỉ tập trung trình bày về Những thành tựu về phát triển xã hội
phải thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội (mà cốt lõi là cơ cấu các giai tầng
xã hội), tính năng động xã hội của mọi tầng lớp dân cư được phát huy, đời sống
của đại đa số người dân trong nước được cải thiện.
- . Khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, cùng với quá trình phát triển nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
từng bước phát triển kinh tế tri thức đi đôi với xây dựng xã hội học tập, thì cơ
cấu các giai tầng xã hội đã biến đổi theo hướng ngày càng đa dạng và phong
phú hơn. Chính tính năng động xã hội ấy dường như là một "phép lạ" đã có tác
dụng nhanh chóng đẩy lùi tình trạng suy thoái, trì trệ ở thời kỳ bao cấp trước
đây và thổi luồng sinh khí mới làm chuyển biến rõ rệt tình hình sản xuất và đời
sống ở cả thành thị và nông thôn. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống
kê, đã có khoảng 80 - 85% gia đình tự đánh giá có mức sống khá lên so với
trước. Tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân đầu người đã tăng từ 200 USD
năm 1990 lên 835 USD năm 2007.
- Phát huy sáng kiến do thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng từ năm 1992
về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương, năm 1993 chính
phủ trung ương đã lần lượt ban hành các chính sách có liên quan đến xóa đói
giảm nghèo được thực hiện trên phạm vi cả nước. Kết quả là tỷ lệ đói nghèo ở
Việt Nam, theo chuẩn quốc gia, đã giảm từ 30% năm 1992 xuống còn gần 7%
năm 2005.
- Khi nói về GDP bình quân đầu người, xếp hạng HDI của Việt Nam năm
2005 vượt lên 18 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 123 trên tổng số 177
nước được thống kê, còn HDI thì xếp thứ 105/177. Điều đó chứng tỏ sự phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có xu hướng phục vụ sự phát triển con
người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội khá hơn so với một số nước đang
phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam.
- Nhìn chung, sau gần 10 năm đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội nghiêm trọng, và từ năm 1996 đã bước sang giai đoạn tiếp tục
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Song, Đảng ta vẫn còn đang phải đối mặt với những thách thức khó
khắn, hạn chế trên con đường phát triển đất nước vận dụng quan điểm
của Mác – Lênin. Ở đây em có thế liệt kê những yếu kém, bất cập mà
Đảng ta cần phải lưu ý như sau:
- Giai đoạn 2001-2013, tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân ở thành
thị đạt 4,8% trong khi ở nông thôn chỉ là 1,8%, hệ số co dãn việc làm chung chỉ
đạt mức trung bình 0,28, tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng
0,28%. Thậm chí, năm 2013, hệ số co dãn việc làm còn thấp hơn mức trung
bình, chỉ đạt 0,27%. So với các nước trong khu vực, hệ số co dãn việc làm còn
thấp, hay tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm và đem lại lợi ích cho người
lao động. Điều này cần được đặc biệt quan tâm khi có sự quá tải của thị trường
lao động tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam ví dụ như Đông Nam Bộ,
nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp.
- Chất lượng việc làm của đất nước ta cũng không được cao, năng suất
lao động xã hội của Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu
vực. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 55% so với Trung Quốc,
35% so với Thái Lan, 15% so với Malaysia và khoảng 5- 6% so với Hàn Quốc.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam yếu kém so với các nước
trong khu vực [6] ( xếp hạng chỉ cao hơn Campuchia trong ASEAN ).
- Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, mạng lưới y tế tuy được
mở rộng, nhưng trang bị còn thiếu thốn, phân bố chưa hợp lý, chưa thuận tiện
cho dân. Cơ chế chính sách bảo hiểm y tế, thu viện phí và khám chữa bệnh cho
người nghèo còn nhiều bất cập. Ước tính mỗi năm có hàng vạn người nghèo
phải vay lãi, bán gia cầm, gia súc hoặc tài sản cố định để trả viện phí. Vì thế, đối
với người nghèo bị bệnh, nhất là các bệnh nặng đòi hỏi dịch vụ y tế chất lượng
cao, là một rủi ro có thể đẩy họ vào bần cùng.
- Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội nhức nhối do mặt trái của kinh tế thị
trường đẻ ra, đặc biệt khi vai trò quản lý của Nhà nước còn yếu, khi việc thực
thi kỷ cương phép nước chưa nghiêm, là tệ tham nhũng, buôn lậu, kể cả buôn
bán phụ nữ và trẻ em7, và những tệ nạn xã hội khác như bạo lực gia đình, ma
túy, mại dâm, kéo theo sự lây lan của bệnh HIV/AIDS... vẫn đang diễn biến
phức tạp ở nhiều nơi.

Những hạn chế kể trên đang trực tiếp kìm hãm nước ta với tham vọng
trở thành “Con rồng Châu Á” để ngang hàng với những nước đứng đầu
trong khu vực. Vậy nên những giải pháp sẽ cần được đề ra để đối phó với
nhữ vấn đề này:
- Thứ nhất, phát triển xã hội và hội nhập quốc tế đòi hỏi một nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững. Vì chỉ có một nền kinh tế như
vậy mới có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho phát triển xã hội
theo hướng tiến bộ, công bằng để hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự
phát triển xã hội theo hướng trên không thể đạt được nếu nền kinh tế quốc
dân trì trệ, suy thoái. Ngược lại, không thể có một nền kinh tế tăng trưởng
nhanh, hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội mà đại bộ phận dân cư thấp
kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, suy thoái về đạo đức, một bộ phận đáng kể
7
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em, cho đến nay Việt Nam đã phát hiện 6.700
phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, 21.038 phụ nữ và trẻ em vắng mặt lâu ngày bị nghi là bán ra nước ngoài (Xem
báo Tuổi trẻ ngày 20-6- 2008).
nhân dân lao động rơi vào tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, bần cùng và bị gạt
ra ngoài xã hội. Đây cũng là điều mà Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh
Copenhagen về Phát triển xã hội, cũng như Chương trình nghị sự thế kỷ 21 của
Liên hợp quốc đã cảnh báo.
- Thứ hai, phát triển xã hội theo hướng tiến bộ, công bằng và hội nhập
quốc tế có thể và phải hỗ trợ lẫn nhau, vừa là tiền đề vừa là điều kiện. Phát
triển xã hội trước hết phải sử dụng tối đa nguồn lực nội sinh của đất nước,
nhưng nguồn lực nội sinh sẽ được nhân lên khi có sự kết hợp, bổ sung cho
nhau giữa các nguồn lực quốc tế, bao gồm nguồn lực vật chất (như vốn, kỹ
thuật, công nghệ) và nguồn lực tinh thần (như tri thức, kinh nghiệm, ý tưởng).
Trong mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực quốc tế, thì nguồn
lực trong nước là quyết định, nguồn lực quốc tế là quan trọng.
- Thứ ba, để thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, bình đẳng và
hội nhập quốc tế hiệu quả, cần phát huy vai trò của nhà nước và của xã hội dân
sự. Nhà nước hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự
án phát triển xã hội ở nước mình, trên cơ sở đó mở rộng giao lưu, hợp tác với
các nước trên thế giới về các vấn đề song phương.

Tiểu kết chương 2:


Tóm lại công cuộc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự nghiệp đầy chông gai và thử thách, có thể xem
đây là cuộc kháng chiến trường kỳ của Đảng, nhà nước và nhân dân. Những
diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến động to lớn của đất
nước ta trong công cuộc đổi mới toàn diện xã hội đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta
phải kiên trì, vững vàng, giữ vững niềm tin và quyết tâm, vượt qua khó khăn,
đồng thời cảnh giác và thông minh. nhạy bén để thích ứng nhanh với thực tế
đang biến đổi từng ngày, từng giờ.

Kết luận
Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp luận duy vật biện chứng vào
nghiên cứu và quản lý kinh tế, phát huy hơn nữa mối quan hệ biện chứng giữa
hai nước, trong quá trình đổi mới kinh tế và chính trị nhằm phát triển nền kinh
tế đất nước, chúng ta sẽ nhất định trở thành những nhà quản lý kinh tế giỏi,
góp phần xứng đáng vào công cuộc trẻ hóa nền kinh tế đất nước, tạo điều kiện
thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam cất cánh, góp phần củng cố hơn nữa vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần củng cố hơn nữa sự ổn định chính
trị của đất nước. Đây là trách nhiệm của các nhà quản lý kinh tế và chính trị của
chúng ta. Củng cố hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần
củng cố hơn nữa sự ổn định chính trị của đất nước. Đây là trách nhiệm của các
nhà quản lý kinh tế và chính trị của chúng ta.

Danh mục tài liệu tham khảo

[ T. L. H. Lợi, “Quan điểm của V.I.Lênin về vật chất trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và
1] chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,” Trường chính trị Tôn Đức Thắng, 9 4 2020. [Trực tuyến].
Available: https://truongchinhtri.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/trang-tin-chi-
tiet/!ut/p/z0/
fcyxDoIwGATgV3FhbFoqQjuSsIiaKNEEuphSClTJX9FC9O1Fo4OL4325OyxwjgXI0TTSGQuym3IhwiP
nyZKsAn_NssQncZYeov12R9nGxykW_wvTgzn1vYixUBacvjucd6acuetgoZmp1kA7BeORm0QffePX
ukc3SPi.

[ P. K. Oanh, “Luật Hoàng Phi,” 9 9 2022. [Trực tuyến]. Available:


2] https://luathoangphi.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc/#:~:text=M%E1%BB%91i
%20quan%20h%E1%BB%87%20gi%E1%BB%AFa%20v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t%20v
%C3%A0%20%C3%BD%20th%E1%BB%A9c%20l%C3%A0,ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB
%99ng%20c%E1%BB%A7a%20con%20ng%C6%B0%E1.

[ N. T. Nhung và L. M. Trường, Luật Minh Khuê, 21 10 2022. [Trực tuyến]. Available:


3] https://luatminhkhue.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc.aspx.

[ M. Ngọc, “Cơ cấu thành phần kinh tế sau 30 năm đổi mới,” Báo điện tử chính phủ, 10 9
4] 2014. [Trực tuyến]. Available: https://baochinhphu.vn/co-cau-thanh-phan-kinh-te-sau-30-nam-
doi-moi-102170261.htm#:~:text=Tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201986%2C%20n
%E1%BB%81n%20kinh,v%E1%BB%91n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20t%C6%B0%20n
%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ngo%C3%A0i..

[ N. Đ. Kiên, “Kinh tế Việt Nam - nhìn lại sau 35 năm đổi mới,” Ban quản lý lăng chủ tịch
5] Hồ Chí Minh, 15 1 2021. [Trực tuyến]. Available:
https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/10365-kinh-te-viet-nam-nhin-lai-sau-35-nam-doi-
moi.html.

[ B. K. h. v. Đ. tư, "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020," Bộ Kế hoạch và
6] Đầu tư, 2014.

You might also like