You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

bêêêa

BÀI TẬP LỚN

Đề tài: Đề 2: Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về phạm trù “vật chất”, “ý
thức” và ý nghĩa phương pháp luận?

Giảng viên hướng dẫn: Đồng Thị Tuyền

Họ và tên : BÙI MẠNH TÚ

Lớp học phần: F3.THML/K15

Năm học: 2021 – 2022

1
Hà Nội, 13 tháng 7 năm 2022

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………3

1.1 Giới thiệu khái quát về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức…………….3

1.2 Vấn đề cơ bản của triết học………………………………………………………..…..3

II NỘI DUNG………………………………………………………………………………………..….4

2.1 Mối quan hệ giữa vật chất ý thức là gì ?..............................................4

2.2 Quan điểm duy vật về vật chất…………………………………………………….…..5

2.3 Quan điểm duy vật về ý thức………………………………………………………..….6

2.4 Ý nghĩa của phương pháp luận…………………………………………………..……..7

III KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………..…...8

2
MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu khái quát về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại
bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người đem lại cho con người
trong cảm giác và được chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng
động, sáng tạo thể hiện ở việc ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể
hình dung ra những gì không có trong thực tế vào trong bộ óc con người, ý thức có thể
dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra những lý thuyết khoa học và lý thuyết
rất trừu tượng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

1.2 Vấn đề cơ bản của triết học.


Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề này được coi là vấn đề cơ bản của
triết học, vì nó ra đời cùng sự ra đời của triết học và tồn tại cùng sự tồn tại của triết học
suốt từ khi ra đời đến nay.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất: Trả lời cho câu hỏi giữa tồn tại (vật chất) và tư duy (ý thức) cái nào có
trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Việc giải quyết mặt thứ nhất này đã
chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn:
1. Chủ nghĩa duy vật cho rằng tồn tại (vật chất) có trước tư duy (ý thức) và quyết
định tư duy (ý thức). Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của
thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có
trước ý thức và quyết định ý thức.
2. Chủ nghĩa duy tâm, ngược lại, cho rằng tư duy (ý thức) có trước tồn tại (vật
chất) và quyết định tồn tại (vật chất). Theo cách khác, chủ nghĩa duy tâm cho
rằng bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính
thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất.
Mặt thứ hai trả lời câu hỏi tư duy (ý thức) của con người có thể phản ánh được tồn tại
(vật chất) hay không? Nói cách khác là con người có khả năng nhận thức được thế giới

3
hay không? Đến đây lại chia thành hai học thuyết: Thuyết khả tri (có thể biết) và thuyết:
Bất khả tri (không thể biết) phủ định, hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con
người. Sự phát triển của khoa học (từ cuộc  cách mạng 1.0 đến nay là 4.0) và thực tiễn
của nhân loại đã bác bỏ chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết.

NỘI DUNG
2.1 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không
thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh
lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
Đặc điểm của vật chất:
– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.
– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;
– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;
– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là
hình thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý
thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh
tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt
động thực tiễn.

Thứ nhất: Vật chất quyết định ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có
sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo
hai ý sau đây:
+ Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau:

4
Ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời của con người
cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô hạn. Do đó có thể khẳng
định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có
trước ý thức.
Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới
vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó quan điểm về thế giới
vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách
quan, chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như
dự đoán được điểm kết thúc của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới
vật chất phải có trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con
người và có con người rồi mới có ý thức.
Vì vậy, vai trò của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có trước, ý thức
là cái có sau.
Vật chất là nguồn gốc của ý thức:
Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó
nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan cùng với
quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng. Nguồn
gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngôn ngữ.
Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật
chất có tổ chức cao, chứa đựng trong nó hàng tỷ noron thần kinh có khả năng sao lại,
chụp lại, chép lại và phản ánh thế giới khách quan bằng một cách năng động, sáng tạo.
Như vậy, yếu tố tạo nên ý thức là bộ não người là một dạng vật chất.
Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật chất. Bản chất của ý thức chỉ là sự phản
ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nếu không có
thế giới khách quan, bộ óc con người sẽ không có đối tượng để phản ánh và do đó chắc
chắn không có ý thức.
Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế
giới khách quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận
động qua đó phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã
hội.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ chính là
lớp vỏ vật chất của tư duy.
Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức.

Thứ hai: Vai trò của ý thức đối với vật chất
Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức tác động vào vật chất theo hai hướng:

5
Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích
cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan.
Hướng tiêu cực khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách
mạng sẽ nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật.

2.2. Quan điểm duy vật về vật chất


          Vật chất là phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Cũng như các phạm
trù khác của triết học duy vật, nội dung của phạm trù vật chất luôn được bổ sung, phát
triển cùng sự phát triển của khoa học, của thực tiễn và nhận thức của con người. Kế
thừa những thành tựu của các nhà duy vật trong lịch sử,  đặc biệt là quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăngghen về vật chất, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Vật chất trong định nghĩa của V.I.Lênin phải được hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là nó
mang tính khái quát hóa cao, phản ánh tất cả những dạng tồn tại cụ thể của vật chất.
Vật chat có nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính cơ bản nhất là “thực tại khách quan, –
tức là tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và loài người. Thuộc tính này
là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái gì thuộc về vật chất, cái gì không thuộc về vật chất.
Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin cũng khẳng định tư duy của con người có thể nhận
thức được vật chất.

2.3. Quan điểm duy vật về ý thức


Các nhà duy tâm cho rằng, ý thức “sinh” ra vật chất, quyết định vật chất chứ không phải
là sự phản ánh vật chất. Chủ nghĩa duy vật mácxít khẳng định ý thức có nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên thể hiện ở chỗ ý thức là thuộc tính phản
ánh của bộ óc con người. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Cùng với
sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp
lên cao (phán ánh vật lý, phản ánh sinh vật với các hình thức như kích thích, cảm ứng;
phản ánh tâm lý động vật; phản ánh ý thức con người).
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người (có tới 14
tỷ tế bào thần kinh). Chính bộ óc người và sự tác động của thế giới khách quan kên bộ
óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Như vậy không có bộ óc người thì không thể
có ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức thể hiện ở chỗ phải có lao động và cùng với lao động là
ngôn ngữ thì mới có ý thức được. Chính lao động đóng vai trò quyết định trong việc

6
chuyển biến vượn người thành người; gips bộ óc phát triển, làm nảy sinh ngôn ngữ. Như
vậy, lao động và ngôn ngữ là hai nguồn gốc xã hội trực tiếp quyết định sự ra đời của ý
thức con người.
Về bản chất, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Ý thức là
hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ óc con người. Nhưng đây là sự phản ánh 
năng động, sáng tạo; sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất mà con người
quan tâm; là sự phản ánh không nguyên xi mà còn được cải biến trong bộ óc con người.
Phán ánh của ý thức có thể là phản ánh vượt trước hiện thức, có thể dự báo được xu
hướng biến đổi của thực tiễn; ý thức là ý thức của con người nhưng con người là con
người hiện thực của một xã hội cụ thể. Do vậy, ý thức luôn mang bản chất xã hội.

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận


Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các
hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối
tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.
Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào
hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch
mới có thể thành công.
Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà
không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động,
phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người
phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa
chừng.
Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa
vào lười suy nghĩ, lười lao động.

7
KẾT LUẬN

Tóm lại muốn hiểu đúng làm đúng về vật chất và ý thức thì ta phải :
Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật
chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.
Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu
của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri
thức của bản thân.
Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình
huống.
Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả
yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://daihocnguyentrai.edu.vn/de-cuong-chuyen-de-1-chu-nghia-mac-lenin/

https://luathoangphi.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc/

https://luathoangphi.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc-lien-he-ban-than/

https://luanvanviet.com/phuong-phap-luan-la-gi/

You might also like