You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

⸎⸎⸎⸎⸎

Đề bài: “Phân tích theo quan điểm triết học Mác- Lênin về vấn đề cơ bản của
triết học?”

Sinh viên : Hoàng Bạch Nhật

Lớp : Triết học Mác - Lê nin-1-2-22(N08)

Mã SV : 22013279
I.MỞ ĐẦU
Nhân loại có nhiều nền văn minh khác nhau và có nhiều quan niệm khác
nhau về sự hình thành của nền văn minh ấy. Song chắc chắn một điều rằng triết
học ra đời như một lời khẳng định của nền văn minh ấy nói riêng và văn minh
nhân loại nói chung. Nó thể hiện trình độ phát triển tư duy của con người , dân tộc,
quốc gia.
Trong dòng chảy của lịch sử triết học thì triết học Mác – Lênin ra đời muộn
hơn so với các trường phái triết học khác nhưng lại đạt được nhiều thành công rực
rỡ nhất về mặt khoa học. Vì vậy triết học Mác – Lênin có một vị trí đặc biệt trong
lịch sử triết học.
II.NỘI DUNG
1. Khái niệm triết học
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có
kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.
Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải
quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống
chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
2.Vấn đề cơ bản của triết học
2.1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật
chất.
Vật chất quyết định ý thức
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:

Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người..
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.

2.2. Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:


2.2.1. Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước? cái nào quyết định
cái nào?
Ý thức trong triết học Mác – Lênin là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan
trong bộ óc của con người một cách có cải biến và sáng tạo.
Vật chất là phạm trù để chỉ thực tại khách quan được cảm giác của con người ghi
lại, chụp lại. Vật chất là cái phản ánh, là hiện thực khách quan, không phụ thuộc
vào cảm giác, không vì cảm giác của con người mà bị biến đổi hay mất đi.
Mối quan hệ của vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau.
Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, người ta vẫn cho rằng ý thức quyết định
vật chất, ý thức là cái có trước. Nhưng thực tế, vật chất mới chính là thứ có trước, ý
thức có sau. Và vật chất là nguồn gốc của ý thức, nó quyết định ý thức. Nhưng
đồng thời ý thức (mang bản chất xã hội) cũng tác động ngược trở lại vật chất thông
thông qua hoạt động của con người.
Theo Mác – Lênin, vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và có sự tác động qua lại
lẫn nhau. Vậy dù cho vật chất và ý thức cái nào có trước thì chúng cũng luôn cùng
tồn tại và vận động không ngừng. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
trong triết học gồm:

a. Vật chất quyết định ý thức

b.Ý thức tác động trở lại vật chất – vật chất và ý thức cái nào có trước

2.2.2. Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ?
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hoàn toàn có khả năng nhận thức thế
giới khách quan nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của não bộ. Cụ thể hơn các sự
vật, hiện tượng của thế giới khách quan khi tác động vào cơ quan cảm giác sẽ gây
ra cảm giác.Đó là nhận biết đầu tiên của con ngừơi về thế giới khách quan.Con
người có 5 giác quan, mỗi giác quan thu nhận một loại cảm giác nhất định.Cơ quan
cảm giác có thể phân biệt một cách tinh tế các tác động từ bên ngoài.Tuy nhiên
hoàn toàn không phải mọi cái trong thế giới chúng ta đều có thể ?trong tận mắt, bắt
tận tay?.Chẳng hạn chúng ta không thể sờ những làn sóng vô tuyến bằng tay,
không thể nghe trực tiếp làn âm thanh có bước sóng không phù hợp với tai
người.Thế nhưng bằng trí óc con người có thể phát minh ra những công cụ và thiết
bị khoa học tiên tiến dựa vào đó để phát hiện ra những hiện tượng đó
3. Sự khác nhau căn bản giữa quan điểm chủ nghĩa duy vật với quan điểm chủ
nghĩa duy tâm
a. Khái niệm
Điểm khác nhau đầu tiên giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nằm
ở bản chất khái niệm của chúng. Theo đó, Chủ nghĩa duy tâm là một triết lý được
ghi nhận cho nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Plato. Đặc điểm trung tâm của triết lý này
là sự khẳng định rằng thực tế không là gì ngoài những gì được xây dựng bởi tâm trí
của chúng ta đối với chúng ta.
b. Hình thức thể hiện
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm có hình thức thể hiện hoàn toàn
khác nhau. Đó chính là điểm khác biệt tiếp theo của hai chủ nghĩa này. Cho đến
nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy
vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
c. Tư tưởng bản nguyên thế giới
Đây chính là điểm khác nhau tiếp theo giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm. Theo đó, với sự ra đời của vật lý lượng tử, một số nhà khoa học tin rằng
khái niệm vật chất chỉ đơn thuần thay đổi, trong khi những người khác tin rằng vị
trí thông thường không còn được duy trì. 

III.KẾT LUẬN
Tóm lại, Triết học khác các môn khoa học khác: sử dụng các công cụ lý tính,
tiêu chuẩn logic và những kinh nghiệm mà con người khám phá thực tại để diễn tả
và khái quát thế giới bằng lý luận. Không phải mọi triết học đều là khoa học, song
các học thuyết triết học đều đóng góp ít nhiều, nhất định cho sự hình thành tri thức
khoa học triết học trong lịch sử. Từ vấn đề cơ bản của triết học, xác định được nền
tảng và điểm xuất phát của mình mà giải quyết các vấn đề khác mà thông qua đó,
lập trường, thế giới quan của các học thuyết, triết gia cũng được xác định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-luat-dai-hoc-
quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/triet-hoc/phan-tich-moi-quan-he-giua-vat-chat-
va-y-thuc-van-dung/20803752
[2]. https://123docz.net/document/12442926-tieu-luan-cao-hoc-triet-khai-quat-lich-
su-hinh-thanh-va-phat-trien.htm
[3]. https://thietbiruaxegiare.net/vat-chat-va-y-thuc-cai-nao-co-truoc/
[4]. https://hoc24.vn/cau-hoi/con-nguoi-co-kha-nang-nhan-thuc-duoc-the-gioi-hay-
khong.229433510539
[5]. https://khacnhaugiua.vn/chu-nghia-duy-vat-va-chu-nghia-duy-tam-khac-nhau-
nhu-the-nao/

You might also like