You are on page 1of 5

1.

Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học

Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học,  Ăngghen đã khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn
của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và
tồn tại”; giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên.

1.1. Vấn đề cơ bản của triết học được phân tích trên hai mặt.

Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào
quyết định cái nào?
+ Chủ nghĩa duy vật: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ
nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước quyết định ý thức.
+ Chủ nghĩa duy tâm:  bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật
chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất.

Thứ hai, con người có khả năng nhận thức chân thực thế giới hay không?
+ khả tri luận: con người có khả năng nhận thức được thế giới.
+ bất khả tri luận: con người không có khả năng nhận thức được thế giới hay
có chăng cũng chỉ là cái bề ngoài chứ không phải là bản chất hay chân thực
của nó.

1.2. Chủ nghĩa duy tâm

Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội: sự xem xét phiến diện, tuyệt
đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận
thức và đồng thời thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức,
bóc lột nhân dân lao động.

Hai hình thức cơ bản:


+ chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con
người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa
duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những
cảm giác” của cá nhân.

+ chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý
thức nhưng tinh thần ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý
thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người.
Thực thể tinh thần, ý thức khách quan này thường được mang những tên gọi
khác nhau như: “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lý tính thế giới”…

1.3. Chủ nghĩa duy vật

Nguồn gốc: sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn
với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Nó là kết quả của
quá trình đúc kết, khái quát kinh nghiệm để vừa phản ánh những thành tựu
mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừa định hướng cho
các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng của những thành tựu ấy.

Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát
triển qua các hình thức của nó, trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng là
hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật.

2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ
nghĩa duy vật

Ba hình thức cơ bản:

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy
vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy
vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể, coi đó
là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ
=> mang nặng tính trực quan nên những kết luận về thế giới còn ngây thơ,
chất phác.

Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời cổ đại về cơ bản là
đúng vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không
viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy
vật,. Đây là phương pháp nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới khổng lồ
mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có
biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những
nguyên nhân bên ngoài gây ra.

p/s :Chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển

Chủ nghĩa duy vật biện chứng  khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy
vật chất phác cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại, đạt tới trình
độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”. Trong định nghĩa này, Lênin đã chỉ rõ:

“Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát
nhất, ko thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng
trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hằng ngày.

Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại ko lệ thuộc
vào cảm giác”. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để để phân biệt cái gì là vật chất
và cái gì ko phải là vật chất.
“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại ko
lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất) là
cái có trước (tính thứ nhất), còn “cảm giác” (ý thức) là cái có sau (tính thứ
hai). Vật chất tồn tại ko lệ thuộc vào ý thức.

“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó nói lên “thực tại
khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể, bằng “cảm
giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và “thực tại khách quan” (vật
chất) chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác” (ý thức).

Định nghĩa của Lênin về vật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề
cơ bản của triết học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thế
giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội; đó
là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính trị v.v và tạo cơ
sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt là các nhà vật lý vững tâm
nghiên cứu thế giới vật chất.

Định nghĩa vật chất của Lênin có ý nghĩa:

1. Chống lại tất cả các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật
chất: Khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc
khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc phục quan điểm về vật chất của
chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại về vật chất). Khẳng định ý thức con người có
khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và
hoài nghi luận).

2. Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và
những biến tướng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học
tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng đã giải quyết được sự khủng
hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình.

3. Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động
và phát triển ko ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa
học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, thuộc tính
mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú thêm kho
tàng tri thức của nhân loại.

You might also like